1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu tư tưởng Duy Tân về giáo dục của Furukawa Yukichi

119 1,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

Nhờ có nền giáo dục tốt mà Nhật Bản đã có được những con người có khả năng đáp ứng được đòi hỏi của thời đại, biết khéo léo học hỏi kinh nghiệm, tri thức, thành tựu khoa học công nghệ v.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

MÃ SỐ: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Hồng Thái

Hà Nội - 2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Error! Bookmark not defined

2 Tình hình nghiên cứu đề tài Error! Bookmark not defined

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Error! Bookmark not defined

7 Kết cấu của luận văn Error! Bookmark not defined PHẦN NỘI DUNG Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1: FUKUZAWA YUKICHI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CỦA ÔNG Error! Bookmark not defined

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi Error! Bookmark not defined

1.2 Những điều kiện hình thành tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi Error! Bookmark not defined

1.2.1.Điều kiện kinh tế Error! Bookmark not defined 1.2.2.Điều kiện xã hội Error! Bookmark not defined 1.2.3.Tiền đề văn hóa và tư tưởng Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 2: NHỮNG TƯ TƯỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA FUKUZAWA YUKICHI Error! Bookmark not defined 2.1 Mục đích của giáo dục Error! Bookmark not defined 2.2 Nguyên tắc tiến hành giáo dục Error! Bookmark not defined

2.2.1.Tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây trên cơ sở đề cao chủ nghĩa quốc gia

Error! Bookmark not defined

2.2.2 Thiếp lập một nền giáo dục thực dụng Error! Bookmark not defined

2.3 Nội dung và phương pháp giáo dục Error! Bookmark not defined

2.3.1 Nội dung giáo dục Error! Bookmark not defined 2.3.2 Phương pháp giáo dục Error! Bookmark not defined

2.4 Ảnh hưởng của tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi đối với xã hội Nhật Bản Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa Việt Nam

và Nhật Bản đã đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp Việc nghiên cứu, tìm hiểu lẫn nhau giữa hai quốc gia cũng ngày càng được chú trọng Đặc biệt, sự đi lên

kỳ diệu của Nhật Bản bằng bản lĩnh dân tộc để trở thành một siêu cường kinh

tế, tiếp thu văn minh phương Tây để hiện đại hóa đất nước mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút sự quan tâm đối với các nhà nghiên cứu của Việt Nam

Thực tiễn lịch sử cho thấy, giáo dục là lĩnh vực chiếm vị trí quan trọng

và trở thành một trong những động lực căn bản tạo nên những nhảy vọt mà Nhật Bản đã đạt được trong tiến trình phát triển đất nước kể từ công cuộc Minh Trị Duy tân và thời kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai Nhờ có nền giáo dục tốt mà Nhật Bản đã có được những con người có khả năng đáp ứng được đòi hỏi của thời đại, biết khéo léo học hỏi kinh nghiệm, tri thức, thành tựu khoa học công nghệ v.v từ bên ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây và vận dụng thành tựu ấy một cách có hiệu quả để viết lên những trang sử “thần kỳ” đầu tiên của thời cận đại Nhiều người đặt câu hỏi: Người Nhật đã làm thế nào để tiếp thu và làm chủ khối lượng tri thức khổng lồ và những kinh nghiệm giáo dục của thời đại chỉ trong khoảng thời gian ngắn như vậy? Như một tất yếu, để trả lời câu hỏi này cần tìm hiểu những tư tưởng giáo dục đã làm nền tảng cho sự nghiệp hiện đại hóa đất nước

Khi nói đến những người đặt nền móng cho một nền giáo dục mới của chính quyền Minh Trị, một chính quyền đưa Nhật Bản từ một nước lạc hậu của Châu Á trở thành một cường quốc sánh vai với các cường quốc Châu Âu

Trang 5

trong một thời gian chưa đầy nửa thế kỷ, không thể không kể đến Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) là nhà tư tưởng cấp tiến trong xã hội Nhật Bản cuối thế kỷ XIX, người mở đầu cho sự nghiệp hiện đại hóa giáo dục, làm nền tảng cho những bước nhảy vọt của đất nước nhằm bắt kịp các nước phương Tây với tốc độ thần kỳ Với nhãn quan tinh tế, nhạy cảm với thực trạng đất nước, lại được chứng kiến những biến chuyển sâu sắc trong giai đoạn giao thời từ chế độ phong kiến tiến lên xây dựng đất nước hiện đại đã làm nảy sinh ở Fukuzawa Yukichi những tư tưởng cải cách sâu sắc, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống xã hội v.v Những tư tưởng duy tân của ông, nhất là những tư tưởng duy tân về giáo dục được thể hiện trong hàng loạt các tác phẩm mà ông đã viết và cho công bố trong suốt

thời kỳ từ năm 1866 đến năm 1899 mà điển hình là : “Tây dương sự tình” (1866 - 1870), “Khuyến học” (1872 - 1876), “Thoát Á luận” (1885), “Phúc

ông tự truyện” (1899) v.v Với những công lao đóng góp cho nước nhà, người

Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, người đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy tân của chính phủ Minh Trị

Vào lúc Fukuzawa Yukichi tạ thế, tờ báo Japan Time đã nhận định về ông: “Nước Nhật đã mất đi một trong những người xuất sắc nhất trong thế kỷ

vừa qua Thật không quá đáng khi nói rằng, chưa ai đã từng ảnh hưởng cuộc sống và tư tưởng của nước Nhật hiện đại sâu sắc bằng Nhà hiền triết ở Mita như cách mà vô số người ngưỡng mộ vẫn gọi ông… Rõ ràng thành công trong vai trò là một nhà giáo theo nghĩa hẹp, Fukuzawa Yukichi đã thành công trong vai trò này theo nghĩa rộng… Dẫu là đối với một nhà văn, một nhà giáo, một nhà luân lý hay chỉ là một con người, thì Fukuzawa Yukichi cũng để lại một khoảng trống trong nhiều năm tới” [44, tr.281]

Trang 6

Phong cho Fukuzawa Yukichi danh hiệu Nhà hiền triết ở Mita, tờ báo

Japan Times muốn nhấn mạnh đến những tư tưởng quan trọng của ông về

giáo dục và văn minh, đến vai trò của một nhà truyền bá những tư tưởng phương Tây Tìm hiểu về Nhật Bản thời kỳ Minh Trị, đặc biệt là những tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi, từ đó thấy được sức mạnh tiềm ẩn của những yếu tố truyền thống trong xã hội hiện đại Thêm vào đó, sự khác biệt về điều kiện bên trong, những nhân tố nội lực luôn là yếu tố có tính chất quyết định đối với sự thắng lợi của công cuộc duy tân ở Nhật Bản trong khi ở Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam đều thất bại

Để đổi mới và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình cải cách giáo dục sâu rộng ở các cấp học Việc tìm hiểu, học hỏi những bài học kinh nghiệm cả về lý thuyết lẫn thực tiễn nền giáo dục các nước là rất cần thiết Sự nghiệp và tư tưởng của các nhà giáo dục xuất sắc trên thế giới chính là một trong những nguồn tư liệu quý giá cho các nhà hoạch định chính sách giáo dục và chính những cá nhân đang theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu giáo dục của chúng ta

Với những lý do đó, cùng với sự đam mê của một người nghiên cứu

lịch sử triết học, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Tìm hiểu tư tưởng duy tân về giáo

dục của Fukuzawa Yukichi” cho đề tài luận văn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Lịch sử tư tưởng Nhật Bản từ lâu đã là đối tượng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Nhật Bản đã được thực hiện với những ghi chép về các sự kiện liên quan đến hai nước trong thư tịch cổ, những công trình nghiên cứu và dịch thuật giới thiệu

về lịch sử, văn hóa Nhật Bản

Trang 7

Đề cập tới vấn đề tư tưởng duy tân về giáo dục của Nhật Bản, nhất là tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, có hai công trình tiêu biểu Trước hết phải kể

đến chuyên khảo “Nhật Bản tư tưởng sử” 2 tập của Ishida Kazuyoshi Công

trình này nghiên cứu rất căn bản những dòng tư tưởng của Nhật Bản từ khởi nguyên đến thời kỳ hiện đại, trong đó có đề cập đến tư tưởng của Phúc Trạch

Dụ Cát Công trình “Japanese thought in the Tokugawa period 1600 - 1868

Methods and Metaphors” (Tư tưởng Nhật Bản thời kỳ Tokugawa 1600 –

1868 Phương pháp và Ẩn dụ) của hai nhà nghiên cứu người Mỹ là Tetsuo Majita và Irwin Scheiner cũng luận giải sự phát triển tư tưởng Nhật Bản cùng những ảnh hưởng của nó tới xã hội thời đó Tuy nhiên, cả hai công trình trên đều chưa đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nội dung tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

Ở nước ta, do nhiều nguyên nhân, việc đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực này còn hạn chế, chủ yếu là những chuyên khảo trình bày hết sức khái quát, chưa mang tính hệ thống

Công cuộc duy tân Minh Trị diễn ra đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của đất nước Nhật Bản Những thành tựu to lớn mà đất nước này đạt được đã thu hút sự say mê nghiên cứu của đông đảo giới nghiên cứu trong và ngoài nước về hầu hết các lĩnh vực của cuộc cải cách Trong đó, liên quan tới đề tài luận văn có một số công trình nghiên cứu: Luận án Tiến sĩ của Đặng Xuân

Kháng “Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển

kinh tế - xã hội Nhật Bản” Luận án nghiên cứu một trong những lĩnh vực cải

cách quan trọng của chính phủ Minh Trị - cải cách giáo dục - về phương pháp, nội dung Vì thế, những tư tưởng giáo dục của Fukuzawa Yukichi chỉ được nghiên cứu ở mức độ nhất định mà chưa tập trung luận giải kỹ lưỡng Công

trình “Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX - đầu thế

kỷ XX” do Vũ Dương Ninh chủ biên, có đề cập đến hai nội dung: Cải cách

Trang 8

Minh Trị ở Nhật Bản 1868 – 1912 và Cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời kỳ Minh Trị duy tân Thậm chí, sự vận dụng những bài học từ công cuộc cải

cách của Nhật Bản cũng được giới nghiên cứu quan tâm như công trình “Giáo

dục Pháp - Việt ở Việt Nam giai đoạn 1906 - 1945 và cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị” Các công trình trên đã đề cập đến nội dung của

công cuộc cải cách giáo dục, chỉ ra sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với xã hội Nhật Bản

Cuốn sách có nhan đề “Nhật Bản trên đường cải cách” của Dương Phú

Hiệp và Phạm Hồng Thái đem đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về cuộc cải cách trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại và an ninh ở Nhật Bản Tuy nhiên công trình này chủ yếu nghiên cứu cải cách trong thời kỳ hiện đại (từ năm 1945 đến nay)

Đáng chú ý là cuốn sách nổi tiếng “Society and Education in Japan”

(Xã hội và giáo dục ở Nhật Bản) xuất bản năm 1982 của tác giả Herbert Passin Công trình này đã nghiên cứu và chỉ ra vai trò quan trọng của giáo dục giúp nước Nhật từ một nước kém phát triển vươn lên trở thành một quốc gia hùng mạnh Giáo dục là chìa khóa để đưa đất nước Nhật Bản đạt được những thành tựu vĩ đại Tác giả trên cơ sở so sánh hai giai đoạn trước và sau Minh Trị duy tân để làm rõ vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục Hơn thế, công trình này còn trích dẫn được nguồn tư liệu quý giá, mặc dù ngắn gọn, về các tác phẩm nổi tiếng của các học giả từ thời kỳ Tokugawa đến thời hiện đại (sau thế chiến thứ 2)

Bên cạnh đó, cũng có một số tác phẩm viết về giáo dục Nhật Bản đã

được dịch sang tiếng Việt Đáng kể là cuốn “Giáo dục Nhật Bản” (2001) và

“Hiện đại hóa giáo dục Nhật Bản” (2002) của Hội Thông tin Giáo dục Quốc

tế Hai công trình này đã nêu lên được những vấn đề căn bản về lịch sử giáo dục, của việc cải cách nền giáo dục Nhật Bản, trước hết là cải cách về mặt tư

Trang 9

tưởng và hệ thống, sau đó mới đem vận dụng vào thực tiễn; nghiên cứu vai trò của trường tư thục trong việc đào tạo năng lực toàn diện cho các thế hệ học sinh Do vậy, hai cuốn sách này cũng chỉ để cập đến Fukuzawa Yukichi ở một chừng mực nhất định

Đặc biệt, trong cuốn “Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu

biểu trên thế giới” do công ty sách Alpha dịch, Fukuzawa Yukichi đã được

UNESCO đánh giá là một trong 12 nhà giáo dục tiêu biểu trên thế giới Ở công trình này, Fukuzawa Yukichi được nhắc đến khái quát về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng giáo dục của ông Tuy nhiên, cuốn sách này cũng chưa tìm hiểu, đi sâu và làm rõ được nội dung tư tưởng giáo dục khá đồ sộ, tư tưởng,

có thể khẳng định là quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi

Liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu là bài tham luận tại Hội thảo

khoa học quốc tế “Tư tưởng giáo dục khai sáng của Fukuzawa Yukichi trong

tác phẩm “Khuyến học” của tác giả Nguyễn Việt Phương Tác giả đã làm rõ

được một số nội dung quan trọng trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về

giáo dục trong tác phẩm “Khuyến học” như chủ trương xây dựng nền thực học

trên nền tảng khoa học hiện đại phương Tây, giáo dục tinh thần khoa học phương Tây để khơi dậy tính cách độc lập, sáng tạo của quốc dân Nhật Bản v.v Tuy nhiên, bài tham luận cũng chỉ nêu được khái quát một số tư tưởng chủ yếu được thể hiện trong phạm vi tác phẩm Rõ ràng, tư tưởng giáo dục

của Fukuzawa Yukichi thể hiện trong tác phẩm “Khuyến học” là chủ yếu song

bên cạnh đó nó còn được thể hiện trong một số tác phẩm khác của ông

Từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy vấn đề

tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi đã được các nhà nghiên cứu quan tâm Cũng cần phải nói thêm rằng, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi nói chung và nhất là tư tưởng duy tân về giáo dục của ông một cách sâu sắc, toàn diện Hệ thống tư tưởng

Trang 10

duy tân của Fukuzawa Yukichi được thể hiện trong hàng loạt các công trình

đã công bố của ông như chúng tôi trình bày trong chương 1 Tuy nhiên, khi

nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào các tác phẩm như: “Khuyến

học”, “Phúc ông tự truyện”, “Thoát Á luận” vì chúng thể hiện tập trung và rõ

nét nhất tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xác định mục tiêu là: Làm

rõ nội dung tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi về giáo dục

Để thực hiện được mục tiêu trên, luận văn có nhiệm vụ:

+ Tìm hiểu điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề văn hóa, tư tưởng làm nảy sinh tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi

+ Trình bày nội dung tư tưởng duy tân chủ yếu về giáo dục của Fukuzawa Yukichi được thể hiện trong một số tác phẩm của ông

+ Nhận xét, đánh giá về những tiến bộ và hạn chế trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi về giáo dục, thấy được sự ảnh hưởng của những tư tưởng

đó trong xã hội Nhật Bản đương thời

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là: Tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi về giáo dục

Phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu là: Chủ yếu là các tác phẩm

“Khuyến học”, “Thoát Á luận”, “Phúc ông tự truyện” và một số tác phẩm

khác của Fukuzawa Yukichi

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên

lý, quy luật của chủ nghĩa Mác - Lênin; nguyên tắc cơ bản của việc nghiên

cứu triết học, lịch sử văn học, lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam

Trang 11

Chúng tôi sử dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích – tổng hợp, lịch sử - logic, hệ thống – cấu trúc, đối chiếu so sánh

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Những kết quả đạt được của luận văn góp phần nhỏ vào việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi và rộng ra là

tư tưởng giáo dục của Nhật Bản, đặc biệt dưới góc độ của lịch sử tư tưởng

Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu lịch sử triết học Nhật Bản nói riêng và lịch sử triết học phương Đông nói chung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Trang 12

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: FUKUZAWA YUKICHI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CỦA ÔNG

1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Fukuzawa Yukichi

Fukuzawa Yukichi (福澤 諭吉/1835 - 1901), phiên âm Hán Việt là

Phúc Trạch Dụ Cát, là một nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong xã hội Nhật Bản thời kỳ cận đại Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh của ông được in trên tờ tiền có mệnh giá cao nhất, tờ 10.000 Yên của Nhật Bản Nhà cải cách chính trị xã hội, nhà giáo dục tiên phong, nhà tư tưởng tiêu biểu ấy

đã xây dựng bản đề án kết thúc một cách rực rỡ thời kỳ phong kiến, đưa lịch

sử Nhật Bản sang thời kỳ vàng son

Fukuzawa Yukichi sinh ra ở Osaka, lớn lên tại Nakatsu và trưởng thành trong suốt những năm suy thoái của chế độ phong kiến cuối cùng của Nhật Bản, thời kỳ của dòng họ Tokogawa Ông là con út trong gia đình có năm anh chị em Cha ông là Fukuzawa Hyakusuke (Phúc-Trạch-Bách-Trợ), một võ sĩ cấp thấp của lãnh địa Nakatsu, thuộc quyền quản hạt của lãnh chúa dòng họ Okudaira ở Buzen; mẹ là Ojun (Ư-Thuận), là con gái cả của gia đình võ sĩ Hashimoto Hamaemon (Kiều-Bản-Tả-Vệ-Môn) cùng lãnh địa Fukuzawa Hyakusuke là một người thuần Nho, một trí thức say mê sự nghiệp đèn sách

và coi việc tính toán của người buôn bán là việc làm dơ bẩn Fukuzawa

Yukichi kể lại “Hồi đó, tôi vẫn còn nhỏ, chưa thể nói đến chuyện học chữ

nghĩa gì được, nhưng anh trai mười tuổi và chị gái lên bảy, lên tám của tôi thì

đã có thầy chuyên dạy viết chữ đến nhà kèm cặp Cả trẻ con hàng phố cũng

Trang 13

đến học cùng Thầy dạy chữ I, ro, ha, ni, ho, he, to thì được, nhưng vì là Osaka nên thầy dạy luôn cả phép tính nhân như 2 nhân 2 bằng 4, 2 nhân 3 bằng 6 Đó là chuyện đương nhiên, nhưng thấy thế cha tôi bảo: “Thầy dạy những điều không ra sao cả! Lại dạy trẻ cả thói tính toán con buôn thì tôi không thể tưởng tượng được! Tôi xin cho các con thôi học” [61, tr.35-36]

Ông luôn dạy dỗ các con mình theo những quan niệm của Nho học; “sống

phải thành tâm thành ý, giữ mình ở cả những nơi không ai để mắt tới, không làm gì để phải xấu hổ” [61, tr.36] Có thể khẳng định rằng, Fukuzawa Yukichi

được thừa hưởng một nền giáo dục Nho giáo rất nghiêm khắc Tuy nhiên, chế

độ phong kiến với những bó buộc lề lối đã là kẻ thù kìm hãm cha ông trong việc thực hiện ý nguyện của mình

Cha của Fukuzawa Yukichi mất sớm, khi ông mới lên một tuổi Sau đó,

cả gia đình chuyển về Nakatsu Cái chết của Fukuzawa Hyakusuke và việc trở

về quê hương là điều khó khăn cho cả gia đình Fukuzawa Yukichi Cuộc sống ngột ngạt với những lễ nghi phong kiến, sự khác biệt về lời ăn tiếng nói, về cung cách ăn mặc khiến cho mấy anh em khó hòa nhập được với phong tục ở

đó Sự tách biệt với bên ngoài vô hình chung lại tạo nên sự gắn kết gần gũi giữa các thành viên trong gia đình Nói khác đi, gia đình Fukuzawa hoàn toàn trở thành những người xa lạ ngay chính trên quê hương của mình

Có thể khẳng định rằng, điều quan trọng đầu tiên có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển sự nghiệp tương lai của Fukuzawa Yukichi chính là việc ông bắt đầu học hỏi về văn học Trung Hoa ở tuổi 15, một độ tuổi khá muộn so với những năm của thập niên 1840, 1850 Kỳ lạ thay, ông lại có năng khiếu thiên bẩm khi học những cuốn kinh điển của Nho gia Mới chỉ nghiên cứu Nho giáo trong khoảng thời gian 5 năm nhưng ông đã đọc được “Tứ thư”, “Ngũ kinh”,

“Lão Tử”, “Trang Tử”, “Sử ký”, “Tiền hậu Hán thư”, “Tấn thư”, “Ngũ đại sử” v.v; thậm chí, ông đã đọc 10 lần cuốn “Tả truyện” Không chỉ dừng lại ở

Trang 14

đọc chữ, Fukuzawa Yukichi còn hiểu được ngữ nghĩa và có thể tranh luận với người thầy của mình Chính điều này là nguyên nhân sớm hình thành trong Fukuzawa Yukichi tư tưởng nhìn nhận lại những giá trị cũ, những nếp nghĩ cổ

hủ, cứng nhắc của các nhà Nho

Là một người nhạy cảm với thời cuộc, không chịu gò bó mình với cuộc sống tù túng nơi ấy, ông đã lên đường đi Nagasaki (năm 1854) không một chút luyến tiếc, khi mới 19 tuổi Nagasaki là hải cảng thuộc quần đảo Kyushu, hòn đảo phía Nam Nhật Bản Đây là nơi đầu tiên có điều kiện được tiếp xúc

với những tư tưởng phương Tây, “là “điểm yếu” của đất nước Nhật Bản bế

quan tỏa cảng dưới thời Tokugawa” [44, tr.31] Mục đích ban đầu khi

Fukuzawa Yukichi quyết định rời Nakatsu là vì ông quá chán không khí buồn

tẻ nơi đó Cảm giác khi bước chân đi, như ông so sánh, “như viên đạn ra khỏi

nòng súng, một đi là không còn muốn quay trở lại nữa” [61, tr.59] May mắn

thay cho Fukuzawa Yukichi nói riêng và Nhật Bản nói chung, Okudaira đã

chọn chàng thanh niên Yukichi Fukuzawa đi cùng với ông đến Nagasaki “Sự

ngẫu nhiên lạ lùng này đã đưa Fukuzawa đeo đuổi một con đường sự nghiệp khác, đem lại lợi ích cho cả Fukuzawa và Nhật Bản” [44, tr.32]

Cuộc sống thành thị với những điều mới mẻ thực sự đã thu hút ông Lần đầu tiên Fukuzawa Yukichi được nhìn thấy chữ viết ngang1 Việc tiếp xúc với Hà Lan học, với những thành tựu khoa học kỹ thuật của người châu

Âu đã làm nảy sinh mối quan tâm của ông đối với nền học thuật phương Tây Tại Nagasaki, Fukuzawa Yukichi ở trong ngôi chùa Koeiji (Quang-Vĩnh-Tự), sau đó dời đến ở nhà Yamamoto - là người tiên phong trong việc học chế tạo pháo ở Nhật Bản Ông không nề hà việc gì, từ việc dạy Hán văn cho con trai của ông là Okudaira Iki, thương thuyết về việc gia hạn nợ nần, cho đến việc chăm sóc vật nuôi, thậm chí làm cả những công việc của người hầu Với tính

1

Trang 15

cách và tinh thần làm việc như vậy nên Fukuzawa Yukichi được gia đình, đặc biệt là thầy Yamamoto rất quý mến Là người quản lý bộ sách phương Tây, Yamamoto thường được những võ sĩ từ các lãnh địa khác đến xin sao chép về việc chế tạo súng và pháo Tuy nhiên, mắt thầy kém nên mọi thủ tục cho mượn hay sao chép đều do Fukuzawa Yukichi đảm đương Như một lẽ tất nhiên, Fukuzawa Yukichi đã có cơ hội tiếp xúc trước hết với tiếng Hà Lan và sau nữa là vốn tri thức hết sức mới lạ về các ngành khoa học phương Tây Điều này lại là nguyên nhân làm nảy sinh mối ganh tị giữa Okudaira Iki với ông Chính vị “chủ cao niên đáng kính” này đã lập ra âm mưu rằng mẹ của Fukuzawa Yukichi đang bị bệnh nặng ở Nakatsu nhằm chuyển ông ra khỏi thư viện của gia đình mình Điều này đã làm tăng thêm thái độ tiêu cực của Fukuzawa Yukichi đối với chế độ phong kiến Ông đứng trước hai lựa chọn, một mặt, Fukuzawa Yukichi vẫn phải giả vờ như không biết gì bởi nếu bị lộ, gia đình Yamamoto rất mất mặt; mặt khác, nếu ông bằng lòng ra đi cũng có thể có nghĩa là ông đã mất đi cơ hội học tập bên ngoài lãnh địa Nakatsu Fukuzawa Yukichi thay vì trở về Nakatsu ông đã lên đường lên Edo và khôn khéo viết lá thư, nhờ một người bạn gửi đến gia đình Okukaira Trên thực tế,

lá thư này là lời đe dọa tiềm ẩn với đối phương, nhưng may mắn thay ông lại không bị bất cứ hình phạt nào Sự thách thức của Fukuzawa Yukichi phản ánh thái độ kháng cự của mình với tầng lớp trên, với chế độ phong kiến Điều này

chứng minh một thực tế rõ ràng rằng “những lề luật, nguyên tắc cổ hủ vốn chế

ngự nước Nhật phong kiến lỗi thời đã không còn tác dụng nữa” [44, tr.29]

Tháng 3 năm 1855, Fukuzawa Yukichi nghe theo lời anh Sannosuke lên Edo xin học ở một trường tư thục là Tekijuku về Hà Lan học do Thầy Koan Ogata2 sáng lập Trước đó, ông đã có khoảng thời gian tự học ở

2

Koan Ogata là một trong những học giả lỗi lạc vào giữa thế kỷ XIX ở Nhật Bản Ông là dịch giả tiếng Hà Lan, một nhà giáo dục học và là một bác sĩ được đào tạo theo những ngành khoa học Hà Lan Ogata sáng lập trường Tekijuku vào năm 1838, ngôi trường tiếp nhận học sinh từ khắp mọi miền đất nước

Trang 16

Nagasaki Tuy nhiên, chỉ khi đến đây, vào trường của thầy Ogata thì việc học

Hà Lan học mới thực sự bắt đầu, được dạy đọc sách một cách chính quy Cuộc sống ở Osaka rất thoải mái nhưng không may là cả hai anh em đều mắc bệnh Không lâu sau, anh Sannokuke mất vì biến chứng do căn bệnh thấp khớp, Fukuzawa Yukichi phải về Nakatsu chịu tang Lần đầu tiên trong đời,

cứ hai ba ngày trong tuần, ông phải đứng canh tại lâu đài Nakatsu như một trong các bổn phận của võ sĩ Fukuzawa Yukichi tiết lộ dự định quay trở lại Osaka thì gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của những người xung quanh Không còn cách nào khác ngoài việc thuyết phục người mẹ của mình Như lời

ông ghi lại trong hồi ký “Mẹ ạ, con đã phải vất vả lặn lội đi Nagasaki rồi

Osaka học, nhưng vẫn còn dở dang Theo con nghĩ nếu học hành thấu đáo sẽ

có thể làm nên một điều gì đó Cứ ở trong lãnh địa này thì không bao giờ có thể ngẩng cao đầu lên được, chắc chắn sẽ bị vùi dập thôi! Dù có thế nào con cũng không bao giờ nghĩ là ở lại Nakatsu để bị người ta vùi dập như thế Mẹ

ở nhà chắc sẽ buồn đấy, nhưng thôi, cứ cho con đi đi Lúc con sinh ra, cha đã bảo sẽ cho con vào chùa làm sư Bây giờ, mẹ cứ coi như là con đi tu rồi, đừng mong gì nữa” [61, tr.84] Mẹ Fukuzawa Yukichi đã đồng ý cho ông quay trở

lại Osaka Tháng 12 năm 1856, Fukuzawa Yukichi rời Nakatsu đến Osaka và đây là lần cuối cùng ông rời khỏi Nakatsu

Có thể thấy rằng, thầy Ogata là người có ảnh hưởng nhiều nhất đối với Fukuzawa Yukichi Đây cũng là khoảng thời gian định hình nhân cách và tư tưởng của ông Chính vì thế, khoảng thời gian sống ở Osaka được ông dành dung lượng lớn trong cuốn tự truyện để mô tả về cuộc sống hết sức sinh động nơi đây Trường Tekijuku là một trong những trường đầu tiên dạy tiếng nước ngoài và những ngành khoa học phương Tây đầu tiên sắp theo dạng một chương trình học cho học viên của trường Trường học được chia thành tám cấp học khác nhau Do thiếu đội ngũ giáo viên nên người đứng đầu một cấp

Trang 17

trong suốt ba tháng sẽ được lên cấp trên Học viên của cấp cao hơn dạy cấp thấp hơn, cấp cao nhất sẽ do thầy Ogata trực tiếp giảng dạy Hoạt động chủ yếu của việc học tiếng Hà Lan chỉ là sao chép những trang sách giáo khoa tiếng Hà Lan Đây cũng là một cách để các học viên lĩnh hội tri thức của phương Tây, song trên thực tế, họ không làm gì khác ngoài việc sao chép, đọc

và dịch mười cuốn sách tiếng Hà Lan Như một tất yếu, việc học tập đó sẽ làm nảy sinh tâm lý chán chường, thụ động

Mùa hè năm 1858, theo lệnh của lãnh chúa Elgin, Fukuzawa Yukichi dời Osaka lên dạy tiếng Hà Lan ở Edo Cũng trong năm này, nhân dịp chuyến

đi thăm cảng Yokohama, Fukuzawa Yukichi hết sức ngạc nhiên vì trên khắp đường phố chỉ có chữ tiếng Anh, ông không thể giao tiếp được vì bất đồng ngôn ngữ Sự kiện này giúp Fukuzawa Yukichi nhận ra Hà Lan học đã trở nên

lỗi thời Ông nhận định sáng suốt “Đất nước chúng ta đang ký điều ước và

định mở cửa, như thế sau này chắc chắn sẽ cần tiếng Anh Với tư cách là một nhà Tây phương học mà không biết tiếng Anh thì dù biện minh thế nào cũng không thể chấp nhận được” [61, tr.153] Sự chuyển biến trong nhận thức đã

nảy sinh trong Fukuzawa Yukichi ý định học tiếng Anh với vị trí là ngôn ngữ quốc tế Xuất phát từ nhận định đó, ông tìm mọi cách để có thể học được, từ việc nhờ Moriyama – một viên chức trong chính quyền Mạc Phủ dạy, tự học trong từ điển, tìm bạn học cùng v.v Trong bối cảnh việc học tập và nghiên cứu Hà Lan học vẫn đang thịnh hành ở Nhật Bản thì cách nhìn nhận này thể hiện tư tưởng vượt bậc so với đương thời Đây chính là xuất phát điểm để ông

có được những quyết định táo bạo và quan trọng hơn là trong việc hình thành những tư tưởng cải cách vĩ đại sau này

Một năm sau khi lên Edo, năm 1859, “một quyết định hiếm hoi” của Mạc Phủ kể từ khi khai sinh ra nước Nhật cho tới nay là cho một quân hạm sang Mỹ Không chờ lời chiêu tập, ông đã tìm đến gặp thuyền trưởng để xin

Trang 18

đi Việc ra đi lúc ấy, như chính ông bộc bạch “có thể phải đánh đổi cả tính

mạng” [61, tr.164] là quyết định táo bạo, thể hiện tầm nhìn chiến lược của

ông Trên con tàu Kanrinmaru, ngày 17 tháng 3 năm 1860, Fukuzawa

Yukichi đã cùng đoàn cập bến tới San Francisco và được sự tiếp đón nhiệt tình, chu đáo của người Mỹ Fukuzawa Yukichi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác Ông so sánh, mọi người lóng ngóng giống như nàng dâu mới về nhà chồng chỉ biết ngồi yên một cách lễ phép Điều đầu tiên gây ấn tượng với ông là phong tục trọng nữ khinh nam Nếu như ở Nhật Bản là nước chịu ảnh hưởng khá đậm nét của văn hóa Trung Hoa mà nền tảng là Nho giáo với những quy định khắt khe, nghiêm khặt về tôn ti trật tự trong gia đình thì ở Mỹ

lại hoàn toàn trái ngược Ông hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến “Trong khi

những đồ ăn đã thịnh soạn thì có một điều lạ là bà vợ ông từ trong bước ra, ngồi yên trên ghế và tiếp khách, còn ông chủ lại tất bật chạy đi chạy lại Thật

là buồn cười” [61, tr.174] Không chỉ có vậy, Fukuzawa Yukichi còn bất ngờ

với giá cả sinh hoạt đắt hơn rất nhiều ở Nhật Bản, thói quen tặng hoa khi muốn bày tỏ lòng cảm ơn, uống rượu champagne v.v Trong chuyến đi này, ông đã mua được hai cuốn từ điển phục vụ cho mục đích học tập và nâng cao

khả năng tiếng Anh của ông Quan trọng hơn, nó còn là “thứ vũ khí tri thức

giúp Fukuzawa tìm hiểu nền văn minh hiện đại” [56, tr.19] Không lâu sau khi

trở về nước, Fukuzawa Yukichi được chính quyền Mạc Phủ mời làm dịch thuật các văn bản ngoại giao Ông đồng ý và nhận thấy đây là một cơ hội tốt

để rèn luyện việc học tập tiếng Anh Như vậy, có thể khẳng định rằng “Cuộc

phiêu lưu trên tàu Kanrinmaru là một dấu mốc cho Fukuzawa nhận thấy tiếng

Hà Lan thật vô dụng so với tiếng Anh” [44, tr.86]

Nếu như lần thứ nhất được đi Mỹ là sự vận động của bản thân thì lần thứ hai này Mạc Phủ cử một phái đoàn sứ giả sang các nước châu Âu, Fukuzawa Yukichi tham gia với tư cách là thành viên của chính quyền Ngày

Trang 19

22 tháng 1 năm 1862, trên tàu Odin, dưới sự chỉ huy của thiếu tướng hải quân John Hay, phái đoàn của Nhật bước vào một chuyến đi dài nhất của chính quyền Mạc phủ cả về khoảng cách địa lý lẫn thời gian Cũng thời điểm này, Fukuzawa Yukichi bắt đầu viết những dòng đầu tiên vào cuốn nhật ký mà sau

này xuất bản thành cuốn sách “Seiko Ki” (Tây Dương sự tình)3 Con tàu ghé qua Hong Kong, Singapore, vào vùng biển Hồng Hải, sau đó cả đoàn lên bờ

từ Suez, đi tàu hỏa chạy bằng hơi đốt đến Cairo, Hy Lạp, rồi lại ra biển Địa Trung Hải, lên tàu sang cảng Marseille của Pháp, lên tàu hỏa đi Lyon, đến Paris rồi sang Anh Từ Anh lại đi Hà Lan, đến thủ đô Berlin, St Petersburg Sau đó, trở về Paris, từ Pháp lên tàu đi Bồ Đào Nha, vào vùng biển Địa Trung Hải và theo đường cũ trở về, cho đến cuối năm 1862 mới đến Nhật Bản Mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm thực tế, mỗi địa danh lại mang đến cho

Fukuzawa Yukichi những cảm nhận khác nhau Ông chia sẻ “Tôi đã rất may

mắn khi có thể tham gia chuyến đi này sang phương Tây và chuyến đi này sẽ không xảy ra lần nữa Vì vậy, tôi đã quyết tâm nghiên cứu bằng cách chú ý thật kỹ đến điều kiện và phong tục của các nước châu Âu Tôi đã kết bạn ở các nước Anh và nước Pháp cũng như nêu lên những thắc mắc về các trường học, bệnh viện, hệ thống quân sự, thuế,v.v tại đất nước họ … Nếu chúng ta

áp dụng những phương pháp của người phương Tây, tốt nhất là nên quan sát

họ trong thực tế nhưng để thực hiện điều này một mình là điều không thể xảy ra” [44, tr.95-96] Cuộc hành trình này đã mang lại cho Fukuzawa Yukichi

những kiến thức căn bản về các ngành khoa học, công nghiệp, chính trị, thương mại v.v của châu Âu Cũng từ đây, nhìn nhận và so sánh với đất nước Nhật Bản, ông nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới, phải hiện đại hóa mọi mặt

3

Đây là tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất vào thập niên 1860 và đầu thời Minh Trị Tác phẩm là sự ghi nhận những điều “mắt thấy tai nghe” của Fukuzawa Yukichi qua những lần ông được ra nước ngoài về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự, phong tục tập quán v.v Ngoài các nước phương Tây, ông còn đề cập đến tình trạng đen tối ở các nước thuộc địa châu Á, châu Phi Tác phẩm này được người Nhật Bản coi là “cẩm nang” của chính phủ Minh Trị trong việc xây dựng xã hội Nhật Bản theo mô hình phương Tây

Trang 20

đất nước Điều quan trọng nhất mà Fukuzawa Yukichi rút ra được trong

chuyến đi này là ông nhận ra vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục “là điều

cần thiết cho “fukoku kyohei” tức “làm giàu đất nước và đẩy mạnh quân sự”

[44, tr.96], nói khác đi đó chính là khẩu hiệu “phú quốc cường binh”

Tuy nhiên, chuyến đi có ý nghĩa nhất với Fukuzawa Yukichi là đến châu Âu để đàm phán về việc hoãn mở thêm cảng biển và điều chỉnh tỷ giá hối đoái Cả hai cuộc đàm phán này đều thất bại Trong vai trò là người biên dịch, ông đã quan sát được nhiều điều mới mẻ về các thể chế tổ chức như bệnh viện, kho vũ khí, hầm mỏ, trường học v.v Fukuzawa Yukichi nhận thấy

sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có vai trò rất quan trọng mang lại sự thịnh vượng cho phương Tây; những thay đổi mang tính cách mạng trong suy nghĩ

và kiến thức của con người là yêu cầu cơ bản nhất đối với quá trình hiện đại hóa Nhật Bản Nhận thức này đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, góp phần hình thành tư tưởng duy tân về giáo dục nói riêng và tư tưởng duy tân của ông nói chung

Fukuzawa Yukichi là người may mắn được ba lần ra nước ngoài Lần

đi Mỹ thứ hai vào ngày 23 tháng 1 năm 1867, đến thăm 2 thành phố là New York và Washington, Fukuzawa Yukichi cũng không quên nhiệm vụ mua bộ sưu tập sách tiếng Anh Đây là một đột phá đáng chú ý giúp ông có thể cải

thiện được chương trình học tại trường ông dạy Bằng cách này, “Fukuzawa

Yukichi đã tạo dựng nền tảng qua đó nền giáo dục hiện đại được bắt đầu tại Nhật Bản”[44, tr.110] Với bản thân Fukuzawa Yukichi, kết quả trực tiếp và

có ý nghĩa nhất từ chuyến đi này là kiến thức vững vàng về cách thức thực hiện kinh doanh của người phương Tây Điều này sau đó được ông vận dụng linh hoạt và đem lại thành quả rõ rệt trong lĩnh vực kinh doanh của ông Nhưng xét trên nhiều khía cạnh, chuyến đi là một cuộc tìm kiếm vô vọng, đắt tiền, nó cho thấy sự thờ ơ của chính quyền Mạc Phủ

Trang 21

Cuộc đời ông với ba thời điểm đáng nhớ: hai lần đi Mỹ, một lần đi châu

Âu, Fukuzawa Yukichi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác Hết sức bàng hoàng với cung cách cư xử, với lối sống, phong tục tập quán của người phương Tây, ông đã có những nhận thức hoàn toàn mới mẻ, ý thức rõ hơn vai trò của Nhật Bản trên trường quốc tế Thêm vào đó, cho đến những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu XX, dưới sức ép của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã giúp ông nói riêng và giới trí thức Nhật Bản nói chung nhận ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới, kiện toàn lại đất nước Những sự kiện có tính bước ngoặt này đã mang lại cho Fukuzawa Yukichi những tư tưởng có tính quyết định lịch sử Nhật Bản trong thời buổi rối ren để đưa đất nước bước sang thời đại mới - thời đại Minh Trị

Nhận thức ấy cũng đánh dấu thời kỳ Fukuzawa Yukichi chuyển sang hoạt động viết và dịch sách Sau khi chế độ Tokugawa ở Edo sụp đổ, chính quyền mới mời Fukuzawa Yukichi tham gia vào bộ máy chính quyền nhưng ông nhất quyết từ chối Có một điều khá đặc sắc trong cuộc đời ông là: ông đã khéo léo chọn con đường trung lập, chỉ đàm luận và viết về chính trị chứ không làm chính trị Như ông từng so sánh, công việc ấy giống như vai trò của một “bác sỹ khám, chỉ bắt bệnh mà không nghĩ đến việc chữa bệnh” [59, tr.414] Sự lựa chọn này giúp cho Fukuzawa Yukichi không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những quan điểm chính trị

Năm 1868, Fukuzawa Yukichi đã thành lập trường Keio Gijiuku (Khánh Ứng Nghĩa thục) - tiền thân của trường Đại học Keio ngày nay tại Tokyo Năm 1873, cùng với một số trí thức Tây học, lập ra hội Meirokusha

(Minh lục xã), tổ chức viết sách, dịch sách, tổ chức các buổi diễn thuyết và tranh luận về nhiều vấn đề nổi cộm của đất nước như: chính trị, giáo dục, pháp luật, kinh tế v.v Năm 1900, ông được nhận giải thưởng từ Hoàng gia Nhật Bản vì công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục

Trang 22

Ngày 03 tháng 02 năm 1901 Fukuzawa Yukichi qua đời do chứng xuất huyết não, tại nhà riêng ở Mita, trong khu vực của trường Đại học Keio

Như tờ báo Japan Daily Advertizer ra ngày 04/02/1901 viết “Chúng ta

không thể tìm thấy người kế thừa nhà hiền triết ở Mita đã qua đời…hiện thân của nền văn minh Nhật hiện đại, nguồn của những tư tưởng khai sáng và tiến

bộ, một thầy dạy vĩ đại của thế hệ trẻ Nhật Bản và là trụ cột của nền dân chủ”[44, tr.282]

Các tác phẩm tiêu biểu của Fukuzawa Yukichi là:

“Sự tình phương Tây”, 10 tập 1866 - 1870

“Khái lược về văn minh” 1875

“Khuyến học” 1872 - 1876

“Bàn về dân quyền, Bàn về quốc hội, Đổi mới lòng dân” 1879

“Bàn về kinh tế tư nhân” 1880

“Bàn về thời sự thế giới, Bàn về quân sự” 1882

“Bàn về nghĩa vụ quân sự, Bàn về ngoại giao” 1884

“Bàn về phụ nữ Nhật Bản, Bàn về phẩm hạnh” 1885

“Bàn về cách nhân sĩ xử thế, Bàn về giao tiếp nam nữ” 1886

“Bàn về nam giới Nhật Bản, Bàn về Hoàng gia Nhật Bản” 1888

“Bàn về thuế đất, Bàn về tiền đồ và trị an quốc hội” 1892

“Bàn về thực nghiệm” 19893

“Fukuzawa Yukichi tuyển tập” 1897-1899

“Bàn về đại học nữ, đại học nữ mới” 1899

“Fukuzawa Yukichi Tự truyện” 1899

Có thể thấy rằng, các tác phẩm của ông đã đề cập đến hầu hết các vấn

đề từ chính trị, giáo dục, pháp luật, ngoại giao, quân sự v.v đến các chủ đề nhỏ hơn về nam giới, nữ giới, về giao tiếp ứng xử Điều này cho thấy sự vĩ đại về tư tưởng và nhân cách của Fukuzawa Yukichi

Trang 23

Ảnh hưởng của Fukuzawa Yukichi không chỉ giới hạn ở Nhật Bản mà còn đến các trào lưu tư tưởng của các nước phương Đông cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Ở nước ta, sự áp bức bóc lột nặng nề của thực dân đã đặt ra cho giới trí thức, các nhà nho yêu nước tiến bộ tìm ra con đường cứu nước mới Trong số đó phải kể đến Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh v.v Trong quá trình ấy, những tư tưởng vĩ đại của Nhật Bản thời Minh Trị duy tân, đặc biệt là của Fukuzawa Yukichi đã tác động mạnh mẽ đến họ không chỉ ở tư tưởng, đường lối hoạt động duy tân mà còn được thể hiện trong nhiều tác phẩm của họ

1.2 Những điều kiện hình thành tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

Có hai thời kỳ vàng son trong lịch sử Nhật Bản là: Trước hết, từ cuối thế kỷ thứ VI đến giữa thế kỷ thứ VII, khi Nhật Bản đã nhận thức rõ được sức

ép từ Trung Quốc, sau đó là những năm cuối của Mạc Phủ Tokugawa, thời điểm Nhật Bản bắt đầu chú ý đến thành tựu văn minh phương Tây Trong cả hai thời kỳ này Nhật Bản đã lần lượt thực hiện thành công các cải cách Taika (645) và Duy tân Minh Trị (1868)

Công cuộc duy tân nửa sau thế kỷ XIX là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản, nó đã mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, làm cho đất nước thoát khỏi số phận nước thuộc địa Minh Trị duy tân đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển kỳ diệu trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX và đưa đất nước này trở thành một nước “phú quốc cường binh”

Cũng như bất kì cuộc cải cách nào trên thế giới, thành công của nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện bên trong, những yếu tố tự thân luôn có ý nghĩa

quyết định Điều đặc biệt ở Nhật Bản đó là, họ đã “tạo ra được một môi

Trang 24

trường bên trong thuận lợi để từ đó tận dụng được tới mức tối đa những thuận lợi trong môi trường chính trị và kinh tế quốc tế, đồng thời đối phó được một cách hữu hiệu với những thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài” [34, tr.41] Có thể khẳng định rằng, những chuyển biến về kinh tế,

chính trị, xã hội văn hóa, tư tưởng giai đoạn này là động lực chủ yếu nảy sinh làm tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi nói chung và đặc biệt là tư tưởng duy tân về giáo dục nói riêng

1.2.1 Điều kiện kinh tế

Sau gần 2 thế kỷ theo đuổi chính sách đóng cửa đất nước, còn gọi là chính sách “Tỏa quốc” (Sakoku), bước sang thế kỷ XIX, lịch sử Nhật Bản lại đứng trước những thách thức mới Cùng với sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước ngày càng trở nên gay gắt, chính quyền Tokugawa cũng thường xuyên phải đối mặt với những áp lực chính trị của các nước tư bản phương Tây Là những quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự; nhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của nhiều nước phương Đông, các nước này đều muốn mở rộng ảnh hưởng, giành ưu thế ở đất nước được coi là cửa ngõ của khu vực Bắc Thái Bình Dương Do đó, từ đầu thế kỷ XVIII, các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ v.v đều cử đại diện của mình cùng nhiều đoàn tàu đến Nhật Bản, đề nghị mở cửa để mở rộng quan hệ giao thương, nhưng Edo vẫn kiên quyết giữ nguyên chính sách cũ của họ Mượn danh nghĩa của Công ty Đông

Ấn Hà Lan, một số tàu Mỹ cũng đã thâm nhập vào hải phận Nhật Bản, đồng thời yêu cầu Mạc Phủ từ bỏ chính sách tỏa quốc Tham vọng đó của Mỹ thể

hiện rõ trong tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao John Quicy Adams: “Sứ

mệnh của các quốc gia Cơ đốc giáo là mở cửa Nhật Bản và Nhật Bản phải đáp ứng yêu cầu đó Cơ sở của sứ mệnh đó là ở chỗ, không có một dân tộc nào lại có thể từ chối trách nhiệm của mình vì lợi ích chung của nhân loại”

[22, tr.54] Núp dưới chiêu bài “vì lợi ích chung của nhân loại”, cho đến giữa

Trang 25

thế kỷ XIX, Mỹ đã không ngừng gây áp lực với Nhật Bản Năm 1853, Edo đứng trước một biến cố đột ngột khi một lực lượng hải quân khổng lồ dưới sự chỉ huy của Matthew C Perry tiến vào vịnh Tokyo mang theo bức thư của Tổng thống M Fillmore yêu cầu Nhật Bản mở cửa Tình thế chính trị đó buộc chính quyền phong kiến phải suy tính kỹ lưỡng các khả năng xảy ra nhằm bảo

vệ chủ quyền đất nước Trong khi Mạc Phủ Edo đang lúng túng đi tìm giải

pháp, họ lại bị kẹt vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi lực lượng của Perry trở

lại Nhận thấy nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang đến gần, hơn nữa tiềm lực của đất nước quá yếu, tháng 3 năm 1854 chính quyền Tokugawa quyết

định nhượng bộ ký kết “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị 4” với Mỹ chấm dứt hơn 2 thế kỷ thực thi chính sách tỏa quốc Từ đây, chính quyền Nhật Bản luôn phải đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, liên tục ký kết các hiệp ước

thương mại với các quốc gia trên thế giới

Như vậy, thay thế cho vị trí Hà Lan, đến giữa thế kỷ XIX, Mỹ đã trở thành trọng tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển quân sự và ngoại giao của Nhật Bản Việc đồng ý mở cửa, ký kết các hiệp ước thương mại với các nước phương Tây của chính quyền Edo, rõ ràng đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với xã hội Nhật Bản Nhưng bên cạnh những hệ quả tiêu cực ấy, cũng phải thấy rằng, chủ trương mở cửa là giải pháp tình thế giúp cho Nhật Bản tránh phải đương đầu một cuộc xâm lược vũ trang của các nước phương

Tây trong thế bị động “Đó là quyết định có tính chất chiến lược của chính

quyền Edo nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, sự thống nhất đất nước, khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân thương mại” [36, tr.61]

Hơn nữa, nó còn giúp cho Nhật Bản tái hòa nhập với những biến chuyển chung của nền kinh tế thế giới Chính sách mở cửa cũng giúp cho người Nhật

4

Hay còn gọi là Hiệp ước Kanagawa, hiệp ước này vẫn cấm giao thương nhưng mở cửa ba cảng là Nagasaki, Shimoda, Hakodate cho các tàu săn cá voi của Mỹ cập cảng nhận mua đồ dự trữ, bảo đảm đối xử tốt với các thủy thủ Mỹ bị đắm tàu và cho phép lãnh sự quán Mỹ mở cửa ở Shimoda, một bến cảng ở bán đảo Izu phía

Trang 26

nhận thức rõ hơn về sự lạc hậu của mình với thế giới, từ đó thôi thúc họ quyết

tâm đi tới cải cách, đưa đất nước sang một diện mạo mới

Có thể khẳng định rằng, đặc trưng căn bản của chế độ kinh tế Nhật Bản thời Edo là cơ chế tự chủ của mỗi lãnh địa Theo sự phân chia này, Mạc Phủ

là lãnh chúa giữ phần đất đai lớn nhất, các lãnh chúa ngoại phiên gồm thân

phiên (shimpan), phổ đại (fudai) và ngoại dạng (tozama daimyo) Việc phân

chia này giúp cho chính quyền có thể kiểm soát được sức mạnh của các tozama daimyo vốn là những lãnh chúa luôn có khuynh hướng chống lại

chính quyền trung ương Sức mạnh kinh tế của các lãnh chúa này “đóng vai

trò then chốt trong suốt tiến trình cải cách và thực tế đã trở thành lực lượng tiên phong trong phong trào cải cách” [36, tr.64]

Là một nước châu Á, cơ sở kinh tế chủ yếu dựa vào sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, chính quyền Edo đã có một số chính sách tích cực khuyến khích ngành kinh tế truyền thống này phát triển Nhiều diện tích đất khô cằn, đầm lầy được khai hoang; hệ thống tưới tiêu được xây dựng; những tiến bộ trong cải tạo giống và việc gieo trồng một số loại giống mới; công cụ cho thu hoạch sản phẩm nông nghiệp được cải tiến, v.v, Vì vậy, năng suất lao động

tăng lên nhanh chóng “từ 19,7 triệu koku năm 1600 lên 46,8 triệu koku năm

1870” [23, tr.63], nhờ đó đời sống nhân dân cũng được cải thiện Ngoài lúa là

cây lương thực chính, nông dân còn trồng kê, đậu tương, chàm, dâu tằm, v.v Điều đáng chú ý là, nhiều diện tích trồng lúa trước đây đã được chuyển sang chuyên canh trồng một số loại cây công nghiệp, cây đặc sản Sự phát triển theo xu hướng này không những tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các công xưởng thủ công Điều này cũng đánh dấu sự phát triển về chất trong kinh tế nông nghiệp Nhật Bản

Từ đầu thế kỷ XIX, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng có khuynh hướng thương mại hóa Kết quả là nó đã tạo ra một chu trình mới cho sản

Trang 27

xuất nông nghiệp, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa, nông thôn Nhật Bản đã mang trong mình một diện mạo mới Ruộng đất tư hữu ngày một nhiều, hiện tượng mua bán đất, xâm phạm đất công dần dần trở thành hiện tượng phổ biến Đặc biệt, ở nhiều nơi nông dân không sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang làm hàng thủ công hay chế biến những sản phẩm nổi tiếng của địa phương Mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế trong bản thân mỗi làng và giữa từng làng với liên làng, giữa các làng nông nghiệp, làng thủ công nghiệp và làng buôn với nhau không ngừng được mở rộng Quan hệ đó đã tạo ra một mạng lưới liên kết kinh tế trong nông thôn, từ đó hình thành nên môi trường kinh tế vùng và sự liên kết vừa tương hỗ, vừa phụ thuộc giữa các vùng kinh tế Chính các vùng kinh tế đó là cơ sở để dẫn tới sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị cũng như với mạng lưới kinh tế chung của cả nước Trên cơ sở những biến chuyển đó, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã tách dần ra khỏi kinh tế nông nghiệp và trở thành hai ngành kinh tế độc lập Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra năng lực tập trung cho quá trình tích tụ tư bản, từng bước phá vỡ trật tự kinh tế vốn có, làm thay đổi kết cấu xã hội trên cơ sở phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa trong từng ngành nghề Hệ quả là, một bộ phận không nhỏ cư dân đã thoát khỏi sự ràng buộc của quan hệ truyền thống để tham gia vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế mới

Những chuyển biến đó đã tác động sâu sắc đến xã hội và đời sống nông thôn Chế độ lĩnh canh thay đổi, quan hệ trong nông thôn ngày càng phức tạp, nông dân ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các ngành kinh tế phi nông nghiệp Đặc biệt, những gia đình giàu có cũng có khuynh hướng tách ra khỏi cộng đồng tương trợ kinh tế trước đây để trở thành những đơn vị kinh tế độc lập Trong khi đó, những hộ nông dân nghèo, bị bần cùng hóa phải cầm cố ruộng đất hoặc phải bán cho địa chủ, thương nhân và trở thành tá điền Do bị

Trang 28

mất đất hàng loạt, nông dân đành phải bỏ làng quê vào làm thuê trong các xưởng sản xuất thủ công hoặc chuyển sang buôn bán trong các chợ làng hay vào thành thị kiếm sống Tuy nhiên, thành thị cũng không phải là nơi có thể đưa nông dân thoát ra khỏi cảnh khốn cùng bởi sự áp bức mới và những bất

ổn xã hội Không còn lựa chọn nào khác, họ phải đứng lên chống lại chính

quyền Theo thống kê, “từ năm 1590 đến năm 1867 trong khoảng thời gian

278 năm đã diễn ra 2809 cuộc đấu tranh của nông dân, trong đó có 1192 trận xảy ra trong khoảng 67 năm ngay trước Minh Trị duy tân” [27, tr.36-37] Mặc

dù phần lớn các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại nhưng chúng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền Mạc Phủ và góp phần làm cho chính quyền này bị suy yếu rõ rệt

Điều đặc biệt dễ nhận thấy trong giai đoạn này là quá trình tập trung nguồn lực của cải lớn trong tay một nhóm thương nhân, chủ xưởng có thế lực

là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy sự xuất hiện của những nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản Giới công - thương Nhật Bản, qua quá trình sản xuất, buôn bán đã từng bước tích lũy được nguồn

tư bản và từ đó mở rộng lĩnh vực đầu tư sang các lĩnh vực kinh tế khác Cũng

từ đây đã hình thành một đội ngũ thương nhân chuyên nghiệp, góp phần quan trọng tới sự phát triển nền kinh tế Chính quyền Mạc Phủ đã thi hành nhiều biện pháp để kiểm soát hoạt động của thủ công nghiệp, thương nhân v.v Rõ ràng, những việc làm đó của chính quyền đã làm gia tăng mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn giai cấp và tỏ rõ sự suy yếu của mình

Sự xuất hiện của những hình thức kinh doanh mới với đội ngũ thương nhân vừa là hệ quả của những hoạt động kinh tế đa dạng vừa cho thấy sự phát triển mang tính chất nối tiếp từ các giai đoạn lịch sử trước đó, trong đó phải

kể đến vai trò của các phường hội buôn bán Lãnh địa (Han) ra đời nhằm mục đích bảo vệ cho quyền lợi của từng thành viên, bảo vệ địa bàn kinh doanh,

Trang 29

chống lại sự xâm nhập, cạnh tranh giữa các thành viên khác Cùng với những tác động của chính sách, cơ chế chính trị thì năng lực và sự vận hành của nhiều ngành kinh tế vốn đã từng sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như nhu cầu của một thị trường đã quen dùng các sản phẩm có chất lượng cao là những nhân tố quan trọng giữ cho nhịp độ kinh tế vẫn đạt được mức tăng trưởng ngay cả trong điều kiện đất nước đóng cửa Đến giữa thế kỷ XIX, khuynh hướng các lãnh địa tham gia trực tiếp vào đời sống kinh tế của đất nước ngày càng phổ biến Ở nhiều lãnh địa, “Hội đồng thương mại” đã được thành lập để điều phối các hoạt động sản xuất, buôn bán Những kinh nghiệm

và tri thức của lãnh chúa trong quản lý hành chính, điều hành kinh tế với tư cách là những đơn vị độc lập là một trong những di sản quý báu của thời kỳ

này Một số học giả cho rằng sự tự chủ về tài chính của các lãnh địa “là khâu

then chốt cho sự thành công của Nhật Bản trong việc nhanh chóng hiện đại hóa khi phải đối đầu với thế giới phương Tây” [23, tr.64]

Sự phát triển thành thị với tư cách là các trung tâm kinh tế là một nhân

tố quan trọng khác nữa tạo nên diện mạo mới trong xã hội Nhật Bản Có thể nói, đến giai đoạn này thành thị ra đời với tốc độ rất mạnh mẽ, tới mức

“không có cái gì có thể nghĩ được mà lại không thể thấy ở Miaco và không có

gì dù là rất tinh xảo được nhập từ nước ngoài vào mà một số nghệ nhân ở thủ

đô này lại không có thể bắt chước làm được” [28, tr.263] Vào thời Edo, Nhật

Bản có tới 200 thành thị và cảng thị Tuy các thành thị có quy mô dân số, vị trí địa lý và kinh tế khác nhau nhưng đó là nơi tập trung những chuyển biến nổi bật nhất của kinh tế Nhật Bản, đồng thời có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Đây cũng là nơi tập trung những thương nhân giàu có, những người lao động có kỹ thuật, có khả năng sản xuất ra những hàng hóa xuất khẩu như tơ lụa, hàng thủ công, mỹ nghệ v.v

Trang 30

Việc tập trung một khối lượng hàng hóa vào các đô thị và nhịp độ tăng trưởng trong lưu thông, trao đổi thực sự là môi trường thuận lợi cho thị trường tiền tệ ra đời Từ đây, các ngân hàng đã được thành lập, các hình thức thanh toán tiện lợi cũng theo đó mà xuất hiện Sự tham gia của các chủ ngân hàng, thương nhân lớn vào ban điều hành với sự phối hợp quản lý của chính quyền trung ương trong hệ thống ngân hàng đầu tiên quan trọng này đã góp phần giữ cân bằng thị trường tiền tệ, ổn định sản xuất, tạo ra mạch máu lưu thông kinh

tế trên toàn quốc Điều này đã đánh dấu sự phát triển tương đối cao so với các nước khác trong khu vực cùng thời

Quá trình tập trung một tỷ lệ lớn dân số vào sống trong các thành thị đã kích thích sức mua và nhu cầu tiêu dùng ở Nhật Bản Sự phát triển của các thành thị mà gắn với nó là quá trình đô thị hóa đã tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế đạt được những tăng trưởng vượt bậc Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, thành thị đã góp phần trọng yếu trong việc tạo ra diện mạo phát triển mới trong đời sống xã hội Nhật Bản Mặc dù chưa hội đủ những điều kiện để có thể trở thành những thực thể phát triển độc lập như các thành thị Tây Âu trung đại nhưng nhiều thành thị Nhật Bản với vai trò chủ đạo của kinh tế công- thương nghiệp đã chứa đựng những đặc tính phát triển khác xa các thành thị Châu Á cùng thời

Trước xu thế mở rộng của hệ thống thương mại quốc tế, với vị trí là một lĩnh vực tiềm năng của châu Á, ngoại thương Nhật Bản thời Edo đã có nhiều phát triển nổi bật Việc tham gia vào hệ thống thương mại quốc tế đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Nhật Bản không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở các vấn đề chính trị và đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc Quyết định mở cửa của Nhật Bản với thế giới một mặt tạo thuận lợi để một số ngành công nghiệp trong nước phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu với khối lượng lớn với những mặt hàng “đặc sản” của Nhật Bản như: trà,

Trang 31

tơ lụa,v.v nhưng mặt khác, Nhật Bản đã phải đương đầu với những thách thức lớn cả về kinh tế lẫn chính trị; quyền lợi của quốc gia bị xâm phạm thông qua hàng loạt Hiệp ước bất bình đẳng mà Nhật Bản phải ký với các nước khác Hơn nữa, giai đoạn này Nhật Bản cũng chứng kiến sự lạm phát kinh tế ở mức cao chưa từng thấy; khuynh hướng tách biệt, chống đối của các Han với chính quyền trung ương và chế độ chính trị hiện thời phát triển Nhưng cũng chính thời kỳ này, nền kinh tế Nhật Bản đang chuẩn bị cho một bước tiến căn bản

Nền kinh tế lúa gạo ngày càng mất đi vai trò độc tôn và không đơn thuần

mang tính “thuần nông” như trước Sự phát triển của nông nghiệp mang tính

thương mại đã tạo ra một chu trình mới cho sự tăng trưởng nông nghiệp và

phục vụ cho sản xuất kinh tế hàng hóa Chuyển biến này đã tạo ra một khối lượng sản phẩm phong phú, đồng thời nó còn kích thích nhu cầu tiêu dùng và

mở rộng thị trường Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra năng lực tập trung cho quá trình tích tụ tập trung tư bản Điểm đặc biệt của thời kỳ này là, các thành

tố kinh tế mang đặc trưng tư bản chủ nghĩa đã từng bước phá vỡ và cuối cùng

làm tan rã trật tự kinh tế vốn có Như vậy, “Bước phát triển đó được coi là

một trong những “lực lượng vật chất” cốt yếu quyết định sự thành công của cách mạng Minh Trị” [23, tr.64]

Cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, sự thâm nhập của kinh tế tiền tệ và xu hướng thương mại hóa kinh tế đã làm lung lay tận gốc cơ sở kinh tế của tầng lớp quý tộc phong kiến Quy mô và khối lượng sản phẩm của các công trường thủ công, các công xưởng sản xuất, quá trình tập trung tư bản vào trong tay một số ít người, sức mạnh của kinh tế tiền tệ, thương mại hóa ngày càng cao

v.v là “bệ đỡ” cho sự thành công của những chuyển biến về chính trị ở Nhật

Bản những năm sau đó

Khuynh hướng thương mại hóa trong kinh tế nông nghiệp ngày càng có những biến chuyển sâu sắc khi bước sang thế kỷ XIX Ruộng đất tư hữu ngày

Trang 32

một nhiều, hiện tượng mua bán ruộng đất, lấn chiếm tài sản nhà nước không phải là chuyện hiếm thấy ở nông thôn Thu nhập từ nông nghiệp của nông dân,

võ sĩ, lãnh chúa cho chính quyền trung ương không còn đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn Chính vì vậy, nhiều biện pháp kinh tế đã được đưa ra nhằm kích thích sản xuất, tăng nguồn thu Phần lớn các hộ nông dân Nhật Bản thời kỳ này đều làm thêm nghề phụ hoặc buôn bán nhỏ Ở một số vùng, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp cao hơn cả thu nhập từ nông nghiệp từ 2 đến 7 lần Điều đó đã thôi thúc nông dân bỏ đất chuyển sang kinh doanh hay vào làm thuê trong các công xưởng ở thành thị để có thu nhập cao hơn Đặc biệt, nhiều ngành sản xuất mới ra đời và cạnh tranh với nhau khiến cho giá thuê nhân công không ngừng tăng lên Lúc này, ở Nhật Bản lao động làm thuê

đã từng bước thay thế cho truyền thống lao động phục vụ Phần lớn các hợp đồng, các thỏa thuận thuê nhân công được tính theo từng năm, từng tháng thậm chí từng ngày Thị trường nhân công thực sự đã hình thành cả về mặt số lượng và chất lượng, chuẩn bị nguồn lao động có kỷ luật, trình độ tay nghề cho các ngành công nghiệp hiện đại Có thể thấy rằng, đặc điểm quan trọng nhất ở thời kỳ này là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại ở Nhật Bản đã góp phần đưa đến sự tăng trưởng kinh tế, từng bước thay đổi diện mạo đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một nền kinh tế hiện đại ở giai đoạn sau này

Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, người Nhật sau 200 năm đóng cửa để tự vệ, dần dần nhận thấy mình quá lạc hậu so với phương Tây Khi chứng kiến Trung Quốc khổng lồ bị thua trận trong cuộc chiến tranh Nha phiến (1842) trước một hạm đội pháo thuyền của nước Anh, thì họ nhận thức được rằng nhất thiết phải duy tân, mà để có thể duy tân thì không thể tự cô lập Người Nhật thấy rằng học tập khoa học kỹ thuật phương Tây phải là một nội dung quan trọng, là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp duy tân Đặc biệt từ năm

Trang 33

1720, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây du nhập vào đã tạo nên

sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ Nhật Bản Nhu cầu rút ngắn, xóa bỏ khoảng cách so với bên ngoài trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu đưa tới công cuộc duy tân Từ đây người Nhật đã có thể đúc được những khẩu đại bác đầu tiên hay những con tàu chạy bằng hơi nước Những thành tựu về kỹ thuật quân sự, công nghiệp đó là sự chuẩn bị hết sức quan trọng cho công cuộc hiện đại hóa của Nhật Bản về sau

1.2.2 Điều kiện xã hội

Đầu thế kỷ XVIII trở đi, kinh tế thương mại và thủ công nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế quốc dân Thành thị trở thành những trung tâm sản xuất, thương mại, tài chính của cả nước Thương nhân, thị dân xuất hiện ngày một nhiều, nắm giữ những nguồn lực kinh tế trọng yếu Lẽ tất nhiên, họ là lực lượng có sức ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ

hệ thống nền kinh tế Nhật Bản Điều đặc biệt là, việc tập trung một số lượng lớn giới thống trị quan liêu ở thành thị cùng với quá trình phát triển sản xuất, tích tụ tư bản vào tay một số ít người trong các trung tâm kinh tế đã mở đường cho quá trình đô thị hóa diễn ra sớm, với tốc độ nhanh chóng hơn Bất chấp mệnh lệnh của chính quyền Edo và các lãnh chúa, nông dân bỏ làng quê

ra thành thị kiếm việc làm Luồng di cư này gây ra không ít những hậu quả xã hội phức tạp Tuy nhiên, xét ở phương diện khác, lực lượng này đã góp phần

làm nên sự phong phú của cái gọi là “văn hóa đô thị” Rõ ràng là, thành thị đã

trở thành nhân tố quan trọng trong đời sống Nhật Bản, trong vấn đề chính quyền và kinh tế, trong sự hình thành nền văn hóa đại chúng và các trào lưu tri thức

Từ cuối thế kỷ XVI, trước những biến chuyển của đất nước, Hideyoshi

đã chủ trương chia xã hội ra thành 4 đẳng cấp: sĩ, nông, công, thương Sang thời kỳ Edo, địa vị xã hội của các đẳng cấp đã được xác định Thị dân (chonin)

Trang 34

là tên gọi của 2 đẳng cấp là thợ thủ công và thương nhân, có địa vị xã hội khác biệt so với các đẳng cấp trên, đặc biệt là võ sĩ, những người được coi là

có nguồn gốc cao quý, nắm giữ vai trò thống trị xã hội Việc phân chia xã hội thành đẳng cấp như vậy nhằm mục đích ổn định chính trị, khẳng định địa vị của từng đẳng cấp khác nhau Tuy nhiên, do tác động mạnh mẽ của nền kinh

tế - xã hội đã dẫn tới sự phân hóa giữa các đẳng cấp, làm đảo lộn trật tự xã hội, gia tăng mâu thuẫn

Sự phát triển của một nền kinh tế thương mại tất yếu kéo theo sự thay

đổi của các tầng lớp xã hội mà lớn nhất có lẽ là tầng lớp võ sĩ (samurai) Tầng

lớp này hình thành từ hàng ngũ quân nhân đã có vai trò to lớn thời trung cổ,

khi chiến tranh phong kiến thường xuyên diễn ra giữa các lãnh chúa (daimyo)

Từ chỗ là những võ sĩ kiêm địa chủ nông thôn, đến thời kỳ này họ đã thành thị dân Kinh tế tiền tệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vì thế, lúa gạo không còn là tiêu chí phân biệt giàu nghèo, thay vào

đó là sức mạnh của đồng tiền Mặc dù, nhiều lãnh chúa vẫn có nguồn thu nhập lớn từ sản phẩm nông nghiệp song nó không đủ trang trải cho nhu cầu sống ngày một tăng của họ Không ít lãnh chúa, kể cả những lãnh chúa có thế lực cũng phải nhờ cậy đến nguồn tài chính của các thương nhân giàu có và mặc nhiên họ ngày càng phụ thuộc vào các thương nhân đó

Để xây dựng một chính quyền phong kiến tập trung và đủ sức mạnh đảm đương những công việc phức tạp nảy sinh trong điều kiện xã hội mới, một bộ phận võ sĩ đã trở thành những viên chức hành chính chuyên nghiệp Tuy nhiên, họ vẫn trưng diện hai thanh gươm và các lễ nghi truyền thống của mình Sự trung thành trong xã hội truyền thống Nhật Bản tồn tại theo kiểu phả hệ: các võ sĩ cấp dưới trung thành với võ sĩ cấp trên, võ sĩ cấp trên trung thành với lãnh chúa, lãnh chúa trung thành với tướng quân còn tướng quân

trung thành với Thiên hoàng Họ tuyệt đối coi trọng lòng trung thành, nó

Trang 35

được đặt trên cả tình bạn và các mối quan hệ gia đình Kiểu quan hệ thứ bậc này được hình thành qua nhiều thế hệ, thấm sâu vào nếp nghĩ của họ Ngoài đạo đức, mối quan hệ này còn được ràng buộc bằng luật pháp, kinh tế và hàng loạt các nghi thức, quy định chặt chẽ khác Đây là một phẩm chất có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến tính cách của người Nhật Bản cho đến ngày nay

Mặc dù đều được gọi chung là võ sĩ nhưng sự phân tầng giữa các bộ phận trong đẳng cấp này là rất sâu sắc Sự khác biệt đó không chỉ được thể hiện ở sự giàu có, ảnh hưởng chính trị, cơ hội học tập mà ở cả khả năng thăng tiến và sự kính trọng trong xã hội Đầu thời đại này, sự sung túc của quốc gia chủ yếu dựa vào nông nghiệp mà phần lớn là thuế khóa rất nặng nề của nông dân đóng góp cho tướng quân và lãnh chúa và qua họ tới các võ sĩ Tuy nhiên, khi nền kinh tế thương nghiệp phát triển, tầng lớp võ sĩ do vẫn dựa vào nông nghiệp theo cung cách phong kiến nên ngày càng chỉ nhận được một phần nhỏ thu nhập của quốc gia Đến cuối thời kỳ này, nhiều võ sĩ phải thường xuyên sống trong cảnh thiếu thốn, nợ nần Do nghèo túng, họ đã nhận con của các gia đình thương nhân làm con nuôi để đổi lấy một khoản tiền hoặc được vay nợ Ngược lại các thị dân, thương nhân giàu có cũng sẵn sàng chấp nhận mua bán nhằm mong cho con cái hoặc gia đình mình được dễ bề làm ăn hay

có cơ hội tiến thân Để hạn chế tình trạng bần cùng hóa của tầng lớp võ sĩ, Mạc Phủ đã phải ban hành nhiều chính sách cải cách kinh tế như: cải cách chế

độ thuế, phát triển nông nghiệp, tiết kiệm v.v nhưng hầu như không đem lại kết quả Đến cuối thời kỳ Tokugawa, nguồn lực tài chính của nhà nước trở nên suy yếu rõ rệt, không còn đủ khả năng quản lý đất nước một cách hữu hiệu Đại bộ phận giới thống trị phong kiến, nhất là những người lớp dưới đều rơi vào cảnh nghèo túng Chế độ Mạc Phủ tồn tại trên cơ sở thực hiện quyền phân cấp về ruộng đất và kinh tế nông nghiệp đã mất dần đi chỗ dựa căn bản nhất của mình, do vậy không còn đủ sức kiểm soát các lãnh chúa và duy trì

Trang 36

trật tự xã hội Điều tự nhiên là, các đẳng cấp bình dân bắt đầu thay thế đẳng cấp võ sĩ trong việc nắm giữ sức mạnh kinh tế đất nước Và sau này chính họ, cùng với võ sĩ cấp tiến là một trong những lực lượng tiên phong lật đổ chế độ phong kiến ở Nhật Bản

Như một lẽ tất yếu, đời sống của nhân dân cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ Trước tiên là sự thay đổi của đơn vị hành chính cơ bản trong nông thôn khiến cho tầng lớp võ sĩ bỏ ruộng đất kéo lên Edo và các thủ phủ phiên cùng với việc hình thành ranh giới rõ ràng giữa tầng lớp nông dân và võ sĩ do thống nhất đất nước, đã cho phép các làng nông dân có vị thế tự chủ hơn so với trước kia Các cơ quan hành chính phong kiến thực hiện luật lệ của mình thông qua người lý trưởng Hội đồng ở làng bao gồm đại diện của các gia đình có ruộng và đôi khi là tá điền là cơ quan ra quyết định chủ yếu ở làng Mỗi làng đều có những quy định, tập tục riêng được thực hiện thông qua các hình phạt khác nhau Các làng phải đóng thuế cho Mạc phủ và các phiên với mức 40 hoặc 50% Số thuế này không chỉ để phục vụ cho chính phủ mà còn phục vụ cho toàn bộ tầng lớp võ sĩ tới 7% dân số Hình thức tổ chức như thế

đã tạo ra một xã hội ổn định và trật tự ở vùng nông thôn; tạo ra những người nông dân kinh doanh tài giỏi; tạo ra một giai cấp nông dân mạnh mẽ, có giáo dục để rồi sau đó bộ phận này trở thành xương sống của giới lãnh đạo cấp trung gian và tầng lớp trung lưu ngày càng quan trọng ở Nhật Bản hiện đại Không những thế, nó còn giúp cho nước Nhật sau thời kỳ phong kiến không còn những thái ấp thuộc sở hữu của tầng lớp quý tộc phong kiến cũ nữa Tuy nhiên, mặt trái của nó lại tạo ra một tầng lớp tá điền ngày càng đông đảo, trở thành một vấn đề nghiêm trọng của thời hiện đại

Đến giữa thế kỷ XIX, xã hội Nhật Bản ngày càng chuyển động mạnh

mẽ Tầng lớp xã hội bên dưới gồm nông dân, thợ thủ công và những người lao động đơn giản đều hoàn toàn tự do thay đổi nghề nghiệp và nơi cư trú

Trang 37

Thương nhân và chủ xưởng giàu có dần dần cũng được coi trọng như võ sĩ Những hình thức phân biệt giàu nghèo chưa mất hết, quyền tư hữu gắn liền với hệ thống sản xuất tư bản trở thành trụ cột của nhà nước dân tộc mới và là một yếu tố của trong việc chia sẻ quyền lực giữa quan chức công quyền và thành phần ưu tú khác Sự phân chia truyền thống giữa võ sĩ, người làm ruộng, thợ thủ công và thương nhân dần dần ít nhiều bị xóa nhòa, việc phân chia tầng lớp theo kiểu thừa kế cha truyền con nối thì bị xóa bỏ vĩnh viễn Đặc biệt là, người phụ nữ đã bước những bước đầu tiên trên con đường tiến tới hoàn toàn

được giải phóng Giai cấp tư sản manh nha dần từ thương nhân và chủ xưởng

thủ công Họ muốn cải cách xã hội nhưng không có tính chiến đấu, không phải là giai cấp cách mạng mà dựa vào tầng lớp võ sĩ Tầng lớp võ sĩ, trong khi vẫn giữ vững lý tưởng võ sĩ đạo của họ lại tư sản hóa hay ít nhiều có ảnh hưởng trong các tầng lớp tư sản Đây là nét đặc thù ở Nhật Bản, khác với xã

hội phương Tây, Trung Quốc và Việt Nam “Tầng lớp samurai đã tư sản hóa

là động lực chủ yếu thúc đẩy công cuộc duy tân thời Minh Trị” [19, tr.40]

Như vậy, trải qua thời kỳ Edo đã dần hình thành nên những yếu tố của

xã hội tư bản trong lòng xã hội phong kiến Những yếu tố ấy có một số giống với xã hội phương Tây trước cách mạng tư sản: đó là sự phát triển bước đầu của công, thương nghiệp, đó là sự manh nha của thị trường dân tộc, là sự xuất hiện của các tầng lớp tư sản ở các thành thị Tuy nhiên, trong số những yếu tố

đó lại có một số điểm khác Đó là sự yếu ớt, ý chí chiến đấu kém của giai cấp

tư sản vừa manh nha Đó là vai trò ngày càng lớn của các tầng lớp võ sĩ đang

tư sản hóa mà vẫn trung thành với võ sĩ đạo Nếu giai cấp tư sản có vai trò là nền tảng không nhỏ thì các tầng lớp võ sĩ đang tư sản hóa lại là động lực chủ yếu của công cuộc duy tân Minh Trị

Sự lạc hậu của ý thức hệ phong kiến, sự tồn vong của dân tộc trước hiểm họa phương Tây đã thúc đẩy toàn bộ các đẳng cấp xã hội tham gia vào

Trang 38

trào lưu cải cách, lật đổ chế độ Mạc Phủ Trong khi nông dân và thợ thủ công còn chưa đủ sức và lực lượng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo, giới thương nhân, đặc biệt là thương nhân tài chính có quyền lợi gắn chặt với chế độ còn

do dự thì “các samurai với ý thức dân tộc và tinh thần hiệp sĩ đã đóng vai trò

quan trọng nhất” [29, tr.32], vùng lên chôn vùi chế độ phong kiến, lập nên

nhà nước tư sản đầu tiên ở châu Á

1.2.3.Tiền đề văn hóa và tư tưởng

Có thể khẳng định rằng, tiền đề văn hóa và tư tưởng là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng giúp hình thành tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi về giáo dục nói riêng và tư tưởng duy tân của ông nói chung

Thời đại Tokugawa được coi là thời kỳ phát triển, đan xen của đồng thời nhiều khuynh hướng văn hóa Sự phát triển kinh tế và quá trình tập trung dân cư vào các thành thị đã tạo nên một môi trường xã hội mới cho sự phát triển đa dạng về văn hóa với những đặc điểm, chuẩn mực, thang bậc giá trị riêng Mặc dù nông dân là tầng lớp chiếm số lượng lớn và tầng lớp võ sĩ là tầng lớp có địa vị chính trị cao nhất nhưng tầng lớp thương nhân mới là người

đi tiên phong trong nền văn hóa Cũng chính tại đây đã xuất hiện tầng lớp geisha, đó là những người phụ nữ chuyên sống bằng nghề mua vui Điều này

đã làm phá vỡ khuôn mẫu khắt khe, giam cầm người phụ nữ gia giáo trong bốn bức tường

Sự phát triển của một số ngành kinh tế và quá trình tập trung dân cư vào các thành thị, thị trấn đã tạo nên một môi trường xã hội mới cho sự phát triển đa dạng về văn hóa Không bị ràng buộc bởi những lễ giáo đạo đức phong kiến, cộng đồng thị dân với vị thế kinh tế - xã hội của mình đã tự xây dựng một lối sống mới theo những tiêu chí riêng: năng động, phóng đạt, tạo nên dòng văn hóa thị dân đầy sức sống ở Nhật Bản

Trang 39

Trên cơ sở kế thừa những thành tựu từ giai đoạn trước, hội họa thời kỳ này cũng xuất hiện nhiều trường phái Các tác phẩm là những bức tranh về cuộc sống sinh động của người dân Bên cạnh đó, nghệ thuật và văn học thời

kỳ này cũng đạt được một số thành tựu đáng kể Các nghệ sĩ thích vẽ về đường phố hoặc mỹ nữ nổi tiếng Nhờ kỹ thuật ấn loát rất phát triển trong thời đại Tokugawa mà các tác phẩm văn học đã đến tay nhiều người dân thành phố

Có thể nói, những đóng góp của các nghệ sĩ đã làm phong phú thêm đời sống tinh thần, hình thành nét văn hóa đặc thù của Nhật Bản Thông qua các cuộc tranh luận giữa những dòng tư tưởng, trước yêu cầu của lịch sử dân tộc Nhật Bản đã quyết tâm thực hiện thành công chủ trương cải cách và sớm trở thành quốc gia hùng mạnh trong khu vực cũng như trên thế giới

Bên cạnh những nét văn hóa đặc sắc, chế độ giáo dục ở Nhật Bản thời

kỳ Tokugawa chịu ảnh hưởng nhiều mặt và hết sức sâu rộng của nền văn minh Trung Hoa Có thế thấy rõ một đặc điểm nổi bật của giáo dục thời kỳ

này là sự phân biệt đẳng cấp rất rõ rệt Thông qua giáo dục, chính quyền

Tokugawa muốn khẳng định địa vị của từng giai tầng, cá nhân trong trật tự xã

hội Chủ trương đó được thể hiện trong chế độ giáo dục ưu đãi dành riêng

cho tầng lớp võ sĩ, những người được coi là bộ phận tinh túy, nắm vai trò

thống trị xã hội Sự khác biệt đẳng cấp không những chỉ được thể hiện qua chương trình đào tạo mà còn được phân cấp về số lượng và thời gian học Thông qua giáo dục, chính quyền Tokugawa muốn khẳng định địa vị của từng giai tầng, cá nhân trong trật tự xã hội Vì vậy, các trường học được tổ chức cho từng đẳng cấp khác nhau Chế độ giáo dục cho tầng lớp võ sĩ vì thế cũng khác biệt về tổ chức, mục tiêu, tính chất, chương trình Mục tiêu căn bản của chế độ giáo dục này là đào luyện phẩm chất cho những con người “thượng đẳng” nên ngay từ thuở ấu thơ, trong các gia đình võ sĩ, trẻ em đã được tiếp nhận một nền giáo dục hết sức nghiêm khắc Việc học tập được đặt ngang

Trang 40

hàng với luyện tập quân sự Vì lẽ đó, có nhà nghiên cứu đã coi chế độ giáo

dục của tầng lớp võ sĩ thời kỳ này là “biểu tượng lạc lõng của một giai tầng

mới gồm có các nhà hành chính, quan liêu thế lực, những người đã từ bỏ chiến trường để theo đuổi bút nghiên” [73, tr.8] Điểm khác biệt cơ bản nhất

giữa Nhật Bản và Trung Quốc là, ở Nhật Bản không có cơ chế trọng dụng

nhân tài qua khoa cử Khi cần bổ khuyết một cương vị nào đó trong chính

quyền, Nhật Bản thường chỉ áp dụng cơ chế tiến cử, tức là chọn ra một người nào đó trong gia đình Hoàng tộc hoặc có nguồn gốc xuất thân từ tầng lớp võ

sĩ Cho tới thế kỷ XVIII, trước những vấn đề phức tạp trong việc quản lý quốc gia có những biến chuyển to lớn, nhân tài mới được chú ý tới, song cũng chỉ giới hạn ở một chừng mực nhất định Cơ chế giáo dục đó, một mặt vừa góp phần đảm bảo cho sự phát triển ổn định, mặt khác nó cũng làm sâu sắc thêm tính chất đẳng cấp của cơ chế chính trị lấy sự trung thành làm chuẩn mực đã ngày càng trở nên xơ cứng, lạc hậu và cuối cùng trở thành lực lượng cản trở

sự phát triển của xã hội

Nhìn chung, cho đến thời kỳ Tokugawa, Nhật Bản đã duy trì một chế

độ giáo dục “khép kín” Cơ hội giáo dục chủ yếu chỉ dành cho con em của các

gia đình “thế gia vọng tộc” Giáo dục đã góp phần duy trì địa vị của Hoàng tộc và các lãnh chúa phong kiến, đồng thời nó cũng cản trở, nếu không muốn nói là căn bản triệt tiêu khả năng của những tầng lớp “thấp hèn” bằng con đường học vấn, ngõ hầu có thể tiến thân thay đổi địa vị của mình

Tuy nhiên, năm 1740 đã đánh dấu một sự chuyển biến quan trọng trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, trong sự nhận thức của chính quyền khi Tokugawa Yoshimune (1677 -1751) chính thức cho phép giảng dạy một số môn học về khoa học và kỹ thuật phương Tây Người Nhật sau một thời gian dài đóng cửa đất nước để tự vệ dần dần nhận thấy sự lạc hậu so với thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây Như một lẽ tất yếu, để duy tân thì không thể tự cô lập Đây

Ngày đăng: 24/03/2015, 08:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aiichi Aoki (chủ biên) (2006), Nhật Bản đất nước và con người, (Người dịch: Nguyễn Kiên Trường), NXB Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản đất nước và con người
Tác giả: Aiichi Aoki (chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 2006
2. Barnes, GinaL (2004), Tìm hiểu các nước trên thế giới. Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản đỉnh cao văn minh Đông Á, (Người dịch: Huỳnh Văn Thanh), NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các nước trên thế giới. Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản đỉnh cao văn minh Đông Á
Tác giả: Barnes, GinaL
Nhà XB: NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2004
3. Bowring, Richard (1995), Bách khoa thư Nhật Bản, (Người dịch: Phạm Xuân Mai), NXB Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa thư Nhật Bản
Tác giả: Bowring, Richard
Nhà XB: NXB Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản
Năm: 1995
5. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Thuận hoá và Trung tâm văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận hoá và Trung tâm văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2000
6. Phan Bội Châu (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Thuận hoá và Trung tâm văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Phan Bội Châu
Nhà XB: Nxb Thuận hoá và Trung tâm văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây
Năm: 2000
7. Nhật Chiêu (2007), Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản trong chiếc gương soi
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
8. Lữ Đạt, Chu Mãn Sinh (chủ biên, 2010), Cải cách giáo dục ở các nước phát triển. Cải cách giáo dục ở Nhật Bản – Oxtrâylia, (Người dịch: Nguyễn Như Diệm), Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách giáo dục ở các nước phát triển. Cải cách giáo dục ở Nhật Bản – Oxtrâylia
Nhà XB: Nxb. Giáo dục Việt Nam
9. Dương Phú Hiệp, Phạm Hồng Thái (2004), Nhật Bản trên đường cải cách, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản trên đường cải cách
Tác giả: Dương Phú Hiệp, Phạm Hồng Thái
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
10. Mitani Hiroshi (1996), “Cuộc cách mạng Minh Trị: Sự thay đổi cơ cấu, những tổn thất và vai trò của chủ nghĩa dân tộc”, (Người dịch: Phương Dung), Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 2, tr. 32-36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc cách mạng Minh Trị: Sự thay đổi cơ cấu, những tổn thất và vai trò của chủ nghĩa dân tộc”, (Người dịch: Phương Dung), "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản
Tác giả: Mitani Hiroshi
Năm: 1996
11. Trần Phương Hoa (2006), “Giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam giai đoạn 1906 – 1945 và cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4, tr. 41 – 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam giai đoạn 1906 – 1945 và cải cách giáo dục ở Nhật Bản thời Minh Trị”, "Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Trần Phương Hoa
Năm: 2006
12. Nguyễn Hải Hoành (2004), “Tinh thần Võ sĩ đạo nguồn gốc văn hóa sâu xa làm nên sự thần kỳ Nhật Bản”, Tạp chí Tia sáng, số 8, tr. 57-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tinh thần Võ sĩ đạo nguồn gốc văn hóa sâu xa làm nên sự thần kỳ Nhật Bản”, "Tạp chí Tia sáng
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Năm: 2004
13. Hội thông tin giáo dục quốc tế (1991), Nhật Bản ngày nay, (Người dịch: Phạm Hồng Tung, Nguyễn Văn Kim), NXB Thông tin lý luận, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản ngày nay
Tác giả: Hội thông tin giáo dục quốc tế
Nhà XB: NXB Thông tin lý luận
Năm: 1991
14. Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) (2005), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên)
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2005
15. Isuneo Inako (1993), Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản, (Người dịch: Hoàng Giang), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản
Tác giả: Isuneo Inako
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1993
16. Ishida Kazuyoshi (1972), Nhật Bản tư tưởng sử, tập 2, NXB Tủ sách Kim văn, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản tư tưởng sử
Tác giả: Ishida Kazuyoshi
Nhà XB: NXB Tủ sách Kim văn
Năm: 1972
17. Đặng Xuân Kháng (2003), “Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản”, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải cách giáo dục và những tác động chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản
Tác giả: Đặng Xuân Kháng
Năm: 2003
18. Đặng Xuân Kháng (2008), “Vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước hiện đại ở Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9+10, tr. 80-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xây dựng bộ máy nhà nước hiện đại ở Nhật Bản”, "Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử
Tác giả: Đặng Xuân Kháng
Năm: 2008
19. Đinh Gia Khánh (1996), “Thời kỳ Edo và những tiền đề của công cuộc Minh Trị duy tân”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, số 2, tr. 37-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời kỳ Edo và những tiền đề của công cuộc Minh Trị duy tân”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Năm: 1996
20. Nguyễn Văn Kim (2000), Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. Nguyên nhân và hệ quả, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa. Nguyên nhân và hệ quả
Tác giả: Nguyễn Văn Kim
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2000
21. Nguyễn Văn Kim (2003), Nhật Bản với Châu Á: Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản với Châu Á: Những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế - xã hội
Tác giả: Nguyễn Văn Kim
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w