Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học phật giáo của trần nhân tông

43 915 3
Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học phật giáo của trần nhân tông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật giáo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến nay đã gần 2000 năm. Từ đó đến nay, Phật giáo đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hóa, phong tục, tập quán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, Phật giáo được bản địa hóa, mang đậm màu sắc văn hóa Việt Nam và là một bộ phận của nền văn hóa tinh thần, cũng như nếp sống của người Việt.

MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 B. PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 6 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG 6 TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRẦN NHÂN TÔNG 6 1.1. i u ki n kinh t - xã h iĐ ề ệ ế ộ 6 1.2. Ngu n g c t t ngồ ố ư ưở 8 1.3. Ph m ch t c bi t c a Tr n Nhân Tôngẩ ấ đặ ệ ủ ầ 12 CHƯƠNG 2 15 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG 15 2.1. V n th gi i quan trong t t ng tri t h c Phât giáo c a Tr n Nhân Tôngấ đề ế ớ ư ưở ế ọ ̣ ủ ầ 15 2.2 V n nhân sinh quan trong t t ng c a Tr n Nhân Tôngấ đề ư ưở ủ ầ 22 2.3. óng góp và nh h ng c a Tr n Nhân Tông i v i Phât giáo Vi t NamĐ ả ưở ủ ầ đố ớ ̣ ệ 36 C. KẾT LUẬN 40 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 Phật giáo là một tôn giáo lớn của thế giới có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phật giáo đã truyền vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên, đến nay đã gần 2000 năm. Từ đó đến nay, Phật giáo đã để lại cho dân tộc ta nhiều dấu ấn có thể thấy từ tín ngưỡng cho đến văn hóa, phong tục, tập quán, từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ tư tưởng đến tình cảm. Từ khi du nhập vào nước ta, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch sử dân tộc, Phật giáo được bản địa hóa, mang đậm màu sắc văn hóa Việt Nam và là một bộ phận của nền văn hóa tinh thần, cũng như nếp sống của người Việt. Ngay từ thời kỳ đầu dựng nước, thời kỳ khẳng định nền độc lập dân tộc, Phật giáo và dân tộc đã gắn bó mật thiết, khăng khít với nhau. Lý Nam Đế (451- 547) vừa tạo lập ra nước “Vạn Xuân” vừa xây dựng chùa “Khai Quốc”. Hình ảnh nước “Vạn Xuân” và chùa “Khai Quốc” đã quyện chặt vào nhau trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Ở thời Lý, Phật giáo tiếp tục chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. Câu tục ngữ “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” phản ánh trong ý thức người dân vai trò của Phật giáo trong giai đoạn lịch sử này. Dưới triều đại nhà Trần ở thế kỷ XIII, Phật giáo phát triển mạnh và được xem như là quốc giáo. Đặc biệt vào thời đại vua Trần Nhân Tông là thời đại mà Phật giáo phát triển đến cực thịnh. Đời Trần là thời đại mà Phật giáo thật sự hoà nhập vào lòng dân tộc từ hình thức lẫn nội dung, yếu tố đưa đến thành công và những đặc sắc của đạo Phật không tách rời với sự phát triển của dân tộc. Phật giáo đã trở thành cốt tuỷ và hoà nhập với nền văn hóa dân tộc. Nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư nguyện vọng của một dân tộc khao khát hoà bình, yêu thích tự do độc lập. Khi chiến tranh chống ngoại xâm, đạo Phật đã tập hợp những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết một lòng mọi người với ông Bụt từ bi, với Quan Âm cứu khổ và giáo lý thực tiễn không tách rời cuộc sống bằng thân, khẩu, ý. Đặc sắc của Phật giáo đời Trần là tính tích cực nhập thế. Có thể nói rằng các vị vua, các thiền sư đã sử dụng đúng tiềm năng của đạo Phật, khiến cho nó trở thành một tôn giáo không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội Việt Nam. Trong số những vị vua, các nhà thiền sư của nhà Trần, thì Trần Nhân Tông nổi lên không chỉ với tư cách là nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng, là một anh 2 hùng dân tộc đã hai lần lãnh đạo nhân dân nước Đại Việt đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông để giành lấy chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; mà ông còn là nhà văn hóa, nhà tư tưởng nổi tiếng đương thời. Điều đáng chú ý là Trần Nhân Tông còn là vị hòa thượng chân tu, một nhà thiền học có công lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Ông xuất phát từ thực tế Việt Nam để sáng lập ra một tông phái Phật giáo mang bản sắc Việt Nam - thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vậy, nghiên cứu triết học Trần Nhân Tông có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi nghiên cứu tư tưởng triết học Trần Nhân Tông để làm sáng tỏ vị trí, vai trò của Trần Nhân Tông đối với Phật giáo Việt Nam nói chung và đời sống văn hóa tinh thần của con người Việt Nam nói riêng. Đồng thời, nó giúp chúng ta biết đến những di sản tư tưởng văn hóa quý báu của cha ông, để “gạn đục, khơi trong” tiếp nhận, phát huy những gì là tích cực, ngăn chặn, gạt bỏ những gì là tiêu cực trong công cuộc đổi mới, mở cửa hiện nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Ở Việt Nam hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về những tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông. Ở đây có thể nêu lên một số tác phẩm tiêu biểu sau: - Nguyễn Tài Đông, “Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Tông”, Tạp chí Triết học số 12 – 2008 - Nguyễn Đức Sự, “Trần Nhân Tông nhà Thiền học, nhà tư tưởng lỗi lạc thời Trần”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 12 – 2008 - Lê Mạnh Thát, Trần Nhân Tông – Con người và tác phẩm, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1999 - Nguyễn Tài Thư, “Xu hướng nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 11 – 2009 - Hoàng Ngọc Vĩnh, Phật giáo Huế với đời sống văn hóa tinh thần con người Huế, Đề tài cấp Bộ B2007-ĐHH 01-41. - Hoàng Ngọc Vĩnh, Giáo trình tôn giáo học đại cương, Nxb Đại học Huế, Huế 2009. - Hoàng Ngọc Vĩnh, Hồ Chí Minh với một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Đại học Huế, Huế 2009. 3 Các công trình nghiên cứu mới này đã khẳng định: Phật giáo Trúc Lâm là nhập thế; phụng sự cho đời sống; giải thoát tâm linh cũng như giải thoát đời sống xã hội là hai phương diện liên quan đến nhau, bổ túc cho nhau; Phật tại tâm của Trúc Lâm Yên Tử là sự phát triển đến trình độ cao gần như hoàn thiện quan niệm Phật tại tâm của Phật giáo; Trong quá trình thực hiện đề tài “Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông” nhóm tác giả đã có sự tiếp thu kế thừa những thành tựu đã đạt được trong các công trình nêu trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Góp phần làm sáng tỏ vị trí vai trò của Trần Nhân Tông trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng về bản thể luận và nhân sinh quan của Trần Nhân Tông; những đóng góp của ông trong sự phát triển tư tưởng triết học Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ: - Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông. - Làm sáng tỏ một số nội dung triết học Phật giáo cơ bản của Trần Nhân Tông như bản thể luận, nhân sinh quan v.v - Làm rõ những đóng góp của Trần Nhân Tông đối với Phật giáo Việt Nam nói riêng, với đời sống văn hóa Việt Nam nói chung. 4. Cở sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về vấn đề tôn giáo. Phương pháp nghiên cứu - Phép biện chứng duy vật, với những nguyên tắc khách quan, toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể là phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của đề tài. 4 - Bên cạnh đó đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, trừu tượng hóa, khái quát hóa v.v để thực hiện đề tài. 5. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần làm sáng tỏ giá trị tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông, đặc biệt là bản thể luận và nhân sinh quan của ông. - Đề tài là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến nền văn hóa Việt Nam và triết học Việt Nam nói riêng, mà sự quan tâm này là một nhu cầu cấp bách và to lớn trong xã hội hiện nay. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết: Chương 1: Cơ sở hình thành tư tưởng triết học Trần Nhân Tông Chương 2: Những nội dung cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRẦN NHÂN TÔNG 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Trần Nhân Tông không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, bất thường, mà là một hiện tượng có tính tất yếu lịch sử. Nó không những phản ánh những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội lúc bấy giờ, mà còn là kết quả của sự tiến triển nội tại của Phật giáo Việt Nam. Năm 1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Được sự ủng hộ của Trần Thủ Độ và họ hàng, Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế, lập ra triều Trần (1226-1400). Nhà Trần trải qua các triều vua Thái Tông (1226-1258), Thánh Tông (1258 - 1278), Nhân Tông (1279 - 1293)v.v đã tiến hành nhiều biện pháp thúc đẩy xã hội tiến lên một bước đáng kể. Dưới triều Thái Tông, Nhân Tông, đất nước ta trải qua ba cuộc kháng chiến anh hùng chống quân Nguyên Mông xâm lược, nâng cao vị trí nhà Trần trong lịch sử và bồi đắp ý chí quật cường của dân tộc ta. Nếu cuối thời Lý nền kinh tế bị suy thoái thì với triều Trần lực lượng sản xuất bắt đầu được phục hồi và phát triển. Nhà Trần đề ra chủ trương khai khẩn đất hoang, đắp đê quai vạc ngăn úng lụt, nước mặn. Bởi vậy số làng quê tăng lên nhanh chóng. Trong các lộ, tỉnh, nhà Trần đều có người theo dõi đê điều, canh tác đất hoang và quản lý dân số. Năm 1226 nhà Trần giải quyết cho tầng lớp quý tộc cao cấp biến những người nghèo lang thang thành những nô tỳ để khai khẩn những vùng đất hoang miền duyên hải, xây dựng đê đập ngăn nước mặn ở các cửa sông, thành lập nên các điền trang. Những chính sách tích cực của nhà Trần nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đã có tác dụng đáng kể, nhiều năm được mùa lớn, cuộc sống nhân dân ổn định. 6 Kinh tế - xã hội lúc bấy giờ về cơ bản là chế độ sở hữu nhà nước về đất đai thông qua công xã nông thôn. Đó là quyền sở hữu tối cao về ruộng đất thuộc về nhà vua, người đứng đầu nhà nước. Quyền sở hữu này được biểu hiện bằng quyền được hưởng dụng những sản phẩm thặng dư, quyền thu địa tô do thần dân cống nạp. Vào thời kỳ này do nhu cầu xã hội ngày càng tăng lên nên thủ công nghiệp thời kỳ này có điều kiện phát triển nhanh chóng. Các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được tăng cao. Chuông đồng, tượng Phật xuất hiện ở khắp các chùa chiền, các loại gạch trang trí hoa, rồng được sản xuất để phục vụ cho việc xây dựng cung điện chùa chiền. Nhờ thủ công nghiệp và nông nghiệp phát triển, việc buôn bán ngày càng được mở rộng. Các chợ làng, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi. Giao lưu buôn bán các sản phẩm thủ công ngày càng nhộn nhịp. Công nghiệp ở thời Trần tuy có bước phát triển mới, nhưng chủ yếu vẫn là phục vụ nền kinh tế tự cấp tự túc. Ngoại thương do nhà nước độc quyền. Hàng hóa trao đổi chủ yếu vẫn là sản phẩm của nền kinh tế tự nhiên, ít có sản phẩm thủ công. Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến vừa góp phần nâng cao đời sống nhân dân, củng cố nền độc lập dân tộc, vừa đẩy nhanh sự phân hóa xã hội. Giai cấp địa chủ thống trị ngày càng mở rộng ruộng đất tư hữu, nhất là các quý tộc Trần với hệ thống điền trang của mình. Ban đầu, điều này góp phần mở rộng diện tích canh tác, giải quyết ít nhiều tình trạng dân phiêu tán. Những biến đổi to lớn trong cơ sở kinh tế, trong thượng tầng kiến trúc, nhà nước đã tạo nên những yếu tố tích cực thúc đẩy sự phục hồi, phát triển của xã hội Việt Nam ở thế kỷ XIII và cho đất nước một sức mạnh mới đủ sức đánh bại các cuộc xâm lược của quân Nguyên Mông vào những năm 1258, 1285 và 1287 - 1288. Sau kháng chiến chống quân Nguyên - Mông thắng lợi, do nhiều nguyên nhân khác nhau như mất mùa, đói kém làm nhân dân rơi vào tình trạng bần cùng hóa, nên “nhân dân nhiều người phải bán ruộng đất và bán con trai, con gái làm nô tỳ” làm cho xã hội lúc này hình thành một tầng lớp đông đảo những người 7 nông nô và nô tỳ. Trong khi đó, quan lại, quý tộc nhà Trần chiếm hết ruộng đất, ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến cuộc sống của người dân. Nhận thức được những mâu thuẫn đó, tập đoàn quý tộc tôn thất nhà Trần đã cố gắng xoa dịu mâu thuẫn. Tư tưởng của Trần Nhân Tông một mặt phản ánh phản ánh nhu cầu, khát vọng của dân tộc Việt Nam đang xây dựng, bảo vệ một quốc gia độc lập, tự chủ, thống nhất, mặt khác nhằm duy trì và củng cố quyền lực, địa vị thống trị trên toàn xã hội của dòng họ Trần. 1.2. Nguồn gốc tư tưởng Sự hình thành những tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông là sự phát triển nội tại, kế thừa, dung hợp các dòng thiền trước đó (Vinitaruci, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường). Thiền học Việt Nam thực sự trở thành tông phái bắt đầu từ sự gặp gỡ giữa Vinitaruci và Pháp Hiền ở chùa Pháp Vân. Vinitaruci (? - 594) là một đạo sĩ Balamôn, ông chịu ảnh hưởng triết lý Phật giáo đại thừa đang rất thịnh hành thời đó với triết lý trung quán của Long Thọ Bồ Tát và triết lý duy thức của Thế Thân Bồ Tát. Bản chất của sự giác ngộ là quan điểm trọng tâm và xuyên suốt dòng thiền Vinitaruci. Năm 580 Vinitaruci (Tỳ-Ni-Đa- Lưu-Chi ) sang Việt Nam và thành lập nên phái thiền đầu tiên ở nước ta. Trong hơn sáu thế kỷ, thiền phái này với nhiều thế hệ nối tiếp nhau đã có ảnh hưởng sâu sắc, rộng rãi trong lịch sử truyền thừa với các Thiền sư danh tiếng, có công lao với việc phục hưng đất nước như Sùng Phạm (1004-1087), Vạn Hạnh (?-1018), Minh Không (1076-1141). Vinitaruci được coi là sơ tổ của Thiền tông Việt Nam. Phái thiền học này là sự kết hợp giữa Thiền và Mật. Quan điểm trọng tâm và xuyên suốt của dòng Thiền Vinitaruci là vươn tới bản chất của sự giác ngộ. Kinh tượng đầu tịnh xá mà Vinitaruci rất ưa thích, thấu hiểu, ông đã dịch ra để làm căn bản cho sự hành thiền. Quá trình truyền thừa của nó đã kết hợp có chọn lọc Dịch pháp với Phật pháp tạo nên sắc thái mới cho Thiền Tông Việt Nam. Khoảng những năm 820, Vô Ngôn Thông sang Việt Nam truyền giáo và sáng lập ra thiền phái thứ hai ở nước ta mang tên ông. Thiền phái Vô Ngôn Thông 8 chịu ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng, nghi lễ tổ chức và tổ chức tăng viện của thiền Nam phái Trung Quốc. Tư tưởng căn bản của thiền phái này là quan niệm về “tâm địa” và “đốn ngộ”. Theo Vô Ngôn Thông để đạt đến “tâm địa” thì phải bằng sự cởi bỏ, buông xuống những gì che lấp bao phủ làm biến dạng cái tâm địa biến nó thành tâm sai biệt, tâm vọng động. Còn quan niệm về “đốn ngộ” là một ý tưởng đặc sắc của Huệ Năng. Đốn ngộ là sự trực nhận về thực tại tuyệt đối, nó là bước nhảy định mệnh và xuất thần, tức thời như ánh chớp [2;39-40]. Theo thiền phái Vô Ngôn Thông, nếu đốn ngộ là nắm bắt được cái tâm địa trong sáng, tự tại, tiềm tàng là sự khai mở, buông bỏ mọi sự che lấp thì về nguyên tắc, sự đốn ngộ này phải được chính người hành giả thực hiện chứ không thể tiếp nhận của người khác. Quan niệm về đốn ngộ của Vô Ngôn Thông có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của Trần Nhân Tông sau này. Nếu thiền phái Vinitaruci là thiền phái mang đậm màu sắc Phật giáo Ấn Độ, thì thiền phái Vô Ngôn Thông là dòng thiền của Phật giáo Trung Hoa mà nét đặc trưng của nó là sự kết hợp giữa Thiền với Lão. Có sự khác biệt trên là do giữa hai thiền phái này chịu ảnh hưởng của những tông phái Phật giáo khác nhau. Nếu thiền phái Vinitaruci ảnh hưởng Mật giáo thì Vô Ngôn Thông lại ảnh hưởng của Tịnh Độ giáo, đặc biệt phương pháp quán niệm của Tịnh Độ giáo. Quán niệm là chủ trương niệm Phật để đạt đến “nhất tâm bất loạn” và cũng để vãng sinh vào nước cực lạc của Phật A-Di-Đà. Tuy nhiên, ở phái Vô Ngôn Thông thì tụng niệm bằng cả tâm và lời. Đây là điều mà sau này Trần Nhân Tông cùng với thiền phái Trúc Lâm kế thừa và sử dụng phổ biến. Đặc trưng chủ yếu của thiền Vô Ngôn Thông là sự phát triển khái niệm “tâm”, đặt cơ sở lí luận cho khuynh hướng triết lý hướng nội và biện tâm sau này của Trần Thái Tông, mà đặc biệt là quan niệm “Phật tại tâm” của Trần Nhân Tông sau này. Nhà Lý (1009- 1225) cai quản đất nước tương đối lâu dài với sự thống nhất độc lập về lãnh thổ, kinh tế, chính trị, văn hóa. Điều đó quy định đòi hỏi cần có một hệ tư tưởng độc lập cho nhà nước Đại Việt lúc bấy giờ. Hai thiền phái trên đều không thỏa mãn nhu cầu này, bởi lẽ một nghiêng về Ấn Độ, một nghiêng về Trung Hoa. Trước tình hình đó thì Lý Thánh Tông (1054- 1068) đã lập một thiền 9 phái mới – thiền phái Thảo Đường - kết hợp giữa thiền, tịnh và Nho. Thiền phái này mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng nó cũng có ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông với khuynh hướng “tam giáo đồng nguyên” và khuynh hướng trọng tri thức, triết lý thơ ca. Những giáo lý cơ bản của Thiền tông (tâm, Phật, đốn ngộ, sinh tử, giữa chúng có ảnh hưởng đến nhau và đều mang tinh thần nhập thế) đã hòa mình vào cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, càng về sau cả 3 thiền phái này đều không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển lịch sử dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Trần Nhân Tông đứng đầu đã thống nhất 3 phái thiên trên bằng dung hợp nó trên nền tảng ý thức độc lập chủ quyền của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Sự dung hợp này đã được các thiền sư Thường Chiếu (?- 1203), Huyền Quang (?- 1220), Trúc Lâm quốc sư và một vài thiền sư khác ở Yên Tử thực hiện bước đầu. Họ như những người thợ cần cù mải miết pha màu để tạo ra những màu sắc mới, mang phong cách và tinh thần thiền học Việt Nam. Họ là chiếc cầu nối giữa thiền học đời Lý và thiền Trúc Lâm và tạo tiền đề cho Trần Thái Tông - “một ông vua”, “một Phật tử” đầy tài năng và tinh thần sáng tạo, đặt những nét chấm phá mới cho bức tranh thiền học Việt Nam - kết hợp được các luồng tư tưởng trước đó một cách có chọn lựa và nhào nặn chúng thành một triết lý hoàn chỉnh, làm nền tảng cho tư tưởng triết học của ông và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử sau này [3;44]. Khi đề cập đến tư tưởng triết học Trần Nhân Tông không thể không nhắc đến triết học Trần Thái Tông (1218 - 1277) - “tập đại thành đầu tiên của Phật giáo Việt Nam” và tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ - ngọn đèn tổ của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Toàn bộ tư tưởng của Trần Thái Tông được thể hiện trong 2 tác phẩm Thiền tông chỉ nam và Khóa hư lục. Đó là những tác phẩm mà hình như máu chảy ngọn bút, nước mắt thấm trên từng trang giấy. Những tác phẩm này là sau bao khát khao tìm tòi chân lý với nổi đau thái thế nhân tình, để rồi đạt đến sở đắc “chân tâm”. Theo ông để đạt đến được “chân tâm”, vươn tới giá trị đích thực của con người thì không có cách nào khác ngoài con đường duy nhất mà thiền tông gọi là “kiến tính”. Ông cho rằng “kiến” là sự thấy bằng con mắt trực giác yếu tính 10 [...]... NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG 2.1 Vấn đề thế giới quan trong tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông Trước Trần Nhân Tông thì các nhà thiền học như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ đã đề cập đến vấn đề bản thể luận thông qua một loạt các khái niệm như “Phật tâm”, “Phật tính”, “Pháp thân” Quan niệm về bản thể của Trần Thái Tông là quan điểm “Không”... biệt đó thì Trần Nhân Tông là Phật hoàng đã tập đại thành tư tưởng thiền học của các thiền sư trước đó, sáng tạo nên thiền phái Trúc Lâm Tóm lại, tư tưởng triết học Trần Nhân Tông là sản phẩm tổng hòa của những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn hóa dân tộc cùng với phẩm chất của ông để xây dựng tư tưởng triết học có ý nghĩa to lớn đối với tư tưởng triết học Việt Nam 14 CHƯƠNG... các vấn đề đạo đức của trần thế Giải quyết vấn đề đạo đức, vô hình dung nhà Phật đã giải quyết các vấn đề của trần thế Tìm hiểu khuynh hướng nhập thế trong tư tưởng Phật giáo Trần Nhân Tông, phải bắt đầu từ việc tìm hiểu tư tưởng của ông, để thấy rằng tư tưởng đó gần gũi với đời, với cõi trần tục Song, đây không phải là một điều dễ dàng, vì hầu hết những tác phẩm mà Trần Nhân Tông viết được sử sách... mặt tư tưởng là ở chỗ, ông là người tổng hợp, tiếp thu, kế thừa và phát triển những tư tưởng thiền học trước ông như Trần Thái Tông, Tuệ Trung Thượng Sỹ Nếu trước Trần Nhân Tông các hệ tư tưởng đều lấy thiền làm căn bản, làm gốc, làm chính, tuy sắc thái của chúng có khác nhau, thì triết học Trần Nhân Tông cũng lấy thiền làm căn bản, làm gốc nhưng đã phát triển lên một bước mới Chính tư tưởng của Trần. .. đời của Thiền phái Trúc Lâm chính là kết quả của những nỗ lực đưa Phật giáo sát cánh cùng dân tộc, trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đã ghi: “Sự hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là hệ quả, logic tất yếu để tiếp nối và hoàn tất sự nghiệp vang dội ở bến Chương Dương, của Hàm Tử, sông Bạch Đằng…” [10;165] Tư tưởng Phật giáo của Trần Nhân Tông. .. vấn đề nổi bật trong quan niệm nhân sinh quan của Trần Nhân Tông Nó thể hiện tư tưởng “gắn đời với đạo” của ông góp phần đưa Phật giáo tham gia vào đời sống xã hội, vào sự nghiệp của dân tộc “Nhập thế” là thuật ngữ được hình thành từ Nho giáo - một hệ thống triết học mang tính thực tiễn chính trị và luân lý đạo đức rất cao Triết học Nho giáo nhấn mạnh khía cạnh xã hội của con người Đặc biệt nhấn mạnh... khoáng đạt của Tuệ Trung Thượng Sĩ với triết lý vô vi thản nhiên đến lạnh lùng của Trang Tử Tất cả những tư tưởng đó đều ảnh hưởng rất lớn đến ngọn đèn tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông “là ngọn gió lành của nhà Phật, đề xướng những châm ngôn để dẫn dắt lớp người hậu học đi tới vầng sáng trác việt” [3;88] 11 Những tư tưởng của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ về sau được Phật hoàng Trần Nhân Tông kế... tư ng của Trần Nhân Tông Trong vấn đề về nhân sinh quan, Trần Nhân Tông đưa ra quan niệm về nhân quả Đây cũng là vấn đề gai góc và là chỗ rất khó thấu đạt đối với các thiền sư Theo Phật giáo truyền thống, nhân (Nidana) là cái nguyên do, căn cứ của sự vật Quả là sự xuất hiện do nhân sinh ra, nhân quả có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nhân ắt có quả, có quả tất phải có nhân, song sự tác động nhân. .. bạc” và “Tích nhân nghì, tu đạo đức, ai hay này chẳng Thích Ca; Cầm giới hạnh, đoạn ghen tham, chỉn thực ấy là Di Lặc” [6;43] Một trong những tư tưởng không thể không nói đến khi đề cập đến tư tưởng thiền chính là học thuyết vô niệm của Trần Nhân Tông Trần Nhân Tông cũng chủ trương thuyết vô niệm như Thiền tông Nam phái Theo pháp môn tu tập của đốn giáo là “ba không” (tam vô): vô niệm, vô tư ng, vô trụ... ngọc tìm vào núi Yên Tử để tu hành làm cả triều đình lo lắng tìm kiếm Vì thế, nên dù chưa xuất gia nhưng tư tưởng, hành động của Trần Nhân Tông đã thấm nhuần triết lý nhà Phật Sự hình thành của bất cứ học thuyết nào cũng là kết quả của sự tư ng tác giữa yếu tố khách quan và nhân tố chủ quan Đó là sự phản ánh điều kiện sinh hoạt của xã hội đương thời; sự kế thừa, chắt lọc những tinh hoa văn hoá của nhân . TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO CỦA TRẦN NHÂN TÔNG 2.1. Vấn đề thế giới quan trong tư tưởng triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông Trước Trần Nhân Tông thì các nhà thiền học như Trần Thái Tông, . trò của Trần Nhân Tông trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là tư tưởng về bản thể luận và nhân sinh quan của Trần Nhân Tông; những đóng góp của ông trong sự phát triển tư tưởng triết học. Trần Nhân Tông Chương 2: Những nội dung cơ bản trong triết học Phật giáo của Trần Nhân Tông 5 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO TRẦN NHÂN TÔNG 1.1.

Ngày đăng: 03/07/2014, 11:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan