1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC SO SÁNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA

18 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 171,5 KB

Nội dung

SO SÁNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA Lịch sử triết học đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là giai đoạn xã hội Trung Quốc bước vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, thời kỳ tan rã của đế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên.

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Đặt vấn đề 2

2.Đối tượng nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA 1.1Khái quát lịch sử Trung Quốc thời cổ đại 2

1.2Tư Tưởng Triết Học Của Đạo Gia 4

1.2.1Sơ lược sự hình thành và phát triển Triết học Đạo gia 4

1.2.2Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia 5

1.2.2.1Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử 5

a.Lý luận về đạo và đức 4

b.Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử 6

c.Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội 7

-Quan niệm về thuyết vô vi 7

-Quan niệm về đường lối trị nước an dân 8

1.2.2.2Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia 8

1.2.3 Nhận xét về triết học đạo gia 9

1.3 Tư Tưởng Triết Học Của Pháp Gia 9

1.3.1Sơ lược sự hình thành và phát triển triết học Pháp Gia 9

1.3.2Một số tư tưởng triết học cơ bản của Pháp Gia 9

1.3.2.1Những tư tưởng về triết học Pháp Gia trước Hàn Phi 9

1.3.2.2Những tư tưởng về triết học Pháp Gia của Hàn Phi 12

a.Quan niệm về đạo và lý 12

b.Quan niệm về lịch sử xã hội 12

c.Quan niệm về con người 12

d.Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi 13

1.3.3Nhận xét về triết học Pháp Gia 14

CHƯƠNG II SO SÁNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA 15

PHẦN KẾT LUẬN 18

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề.

Trung Quốc là một trong những nước có nền triết học lâu đời và phát triển ở phương Đông bên cạnh Ấn Độ và Ba Tư, có ảnh hưởng rất sâu rộng đến nền văn minh Trung Hoa, và cả Đông Á Nhiều trường phái triết học đã được hình thành trong thời

kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, và được biết với tên gọi Bách gia chư tử Bốn trào lưu có ảnh hưởng nhất là Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia Trong đó, Đạo gia - đại diện tiêu biểu là Lão Tử với cuốn Đạo đức kinh, tư tưởng về “đạo” cũng như phép biện chứng và chủ nghĩa “vô vi” sâu sắc và độc đáo Trình độ tư duy lý luận cao, Lão Tử đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của triết học phương Đông Pháp gia - đại diện Hàn Phi là người đầu tiên sử dụng pháp trị khác với Nho gia (“nhân trị”); Mặc gia (“kiêm ái”, “thượng đồng”) đã đem lại thành công cho nhà Tần trong việc thống nhất Trung Hoa cổ đại Trong bài viết này, người viết mong muốn có thể khái quát những nét đặc trưng của hai trường phái Đạo gia và Pháp gia, đồng thời đưa ra một vài nhận xét về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai trường phái

2 Đối tượng nghiên cứu: Triết học Đạo gia và Pháp gia ở Trung Quốc thời cổ PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ ĐÔI NÉT VỀ ĐẠO GIA VÀ PHÁP GIA

1.1. Khái quát lịch sử Trung Quốc thời cổ đại.

Lịch sử triết học đã chứng kiến sự phát triển rực rỡ của triết học Trung Quốc cổ đại cũng là giai đoạn xã hội Trung Quốc bước vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, thời kỳ tan rã của đế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên

Sự biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thời kỳ này đã tạo tiền

đề cho sự giải phóng tư tưởng con người thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan

thần thoại tôn giáo, thần bí truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của tư tưởng triết học

Trang 3

Thời Xuân Thu bắt đầu từ năm 770 đến năm 475 trước Công nguyên, đánh dấu thời kỳ trị vì của Chu Bình Vương Thời kỳ này chứng kiến những sự thay đổi về kinh

tế, chính trị:

Về kinh tế, chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt, hệ thống thủy lợi phát triển Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật trồng trọt, đã tạo điều kiện tăng năng suất trong

lao động nông nghiệp Thời kỳ này đánh dấu sự tan rã của chế độ “tỉnh điền” và ra đời

của chế độ tư hữu ruộng đất, được pháp luật nhà nước thừa nhập và bảo vệ

Về chính trị, thời Xuân Thu chứng kiến sự ganh đua giữa các nước chư hầu, động

binh để mở rộng thế lực và đất đai, thôn tính các nước nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ thiên hạ Trong khoảng thời gian khoảng 242 năm đã xảy ra 483 cuộc chiến tranh lớn nhỏ Đến cuối thời Xuân Thu chỉ còn hơn một trăm nước (đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nước) Trong đó, có những nước hùng mạnh nhất thay nhau làm bá thiên hạ là

Tề, Tấn, Sở, Tống, Ngô, Việt, Tần

Thời Xuân Thu khép lại, mở ra thời Chiến Quốc (năm 475 đến năm 221 trước

Công nguyên) với sự tranh giành ngôi bá chủ của bảy nước lớn: Tề, Sở, Yên, Tần, Hàn, Triệu, Ngụy

Về kinh tế, nghề luyện sắt đã đạt đến trình độ khá cao Tuy nhiên, chiến tranh tàn khốc trên quy mô lớn và liên tục giữa các nước chư hầu đã làm cho đời sống nhân dân lao động ngày càng cùng cực hơn Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất dần trở

thành quan hệ sở hữu thống trị Đất đai tập trung vào tay lãnh chúa, địa chủ giàu có Nông dân mất hết ruộng đất phải đi cày thuê quốc mướn

Về chính trị, chứng kiến sự lớn mạnh của nước Tần Nhờ vào tư tưởng triết học của

Hàn Phi Tử với Pháp gia, đã giúp nước Tần thành công trong sự nghiệp thống nhất Trung Quốc vào năm 221 trước Công nguyên

Chính trong thời đại lịch sử biến đổi toàn diện và sâu sắc đó đã đặt ra những vấn đề triết học, chính trị xã hội, luân lý đạo đức, kinh tế, pháp luật, quân sự, ngoại giao… kích thích long người, khiến các bậc sĩ tài đương thời quan tâm lý giải, để tìm ra các phương pháp giải quyết “cứu đời, cứu người”, làm nảy sinh một loạt các nhà tư tưởng

Trang 4

nổi tiếng và các trường phái triết học lớn Trong đó có Đạo gia của Lão Tử và Pháp gia của Hàn Phi

1.2. Tư Tưởng Triết Học Của Đạo Gia.

1.2.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển Triết học Đạo gia.

Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) hay Giáo lí về Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của xứ này Nguồn gốc lịch sử được xác nhận của Đạo giáo được xem nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện Các tên gọi khác là Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia (道家)

Lão Đam (còn gọi là Lão Tử, khoảng thế kỷ VI – V tr CN) được lịch sử Trung Hoa coi là ông tổ của Đạo gia Theo sử ký của Tư Mã Thiên, Lão Tử là người sống cùng thời với Khổng Tử Ông là người làng Khúc Nhân, hương Lệ, huyện Khổ, nước

Sở, hiện nay là Lộc Ấp, thuộc tỉnh Hà Nam, trong những năm cuối thời Xuân Thu, tự

là Bá Dương Đời thường gọi ông một cách kính trọng là Lão Đam Ông làm quan sử giữ nhà chứa sách của nhà Chu Ông là người đọc nhiều, hiểu rộng, đi nhiều nơi, song thích sống ẩn dật Toàn bộ tư tưởng của Lão Tử được trình bày ngắn gọn trong tác

phẩm Đạo đức kinh Với cách trình bày cô đọng, hàm súc bằng các hình ảnh, châm

ngôn, ẩn dụ tư tưởng triết học của công vì thế mang tính chất biến ảo, gợi mở mà thâm

trầm sâu sắc, và đạt tới trình độ “tri bất ngôn, ngôn bất tri” (Đạo đức kinh, chương 56)

1.2.2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia.

1.2.2.1. Tư tưởng triết học trong Đạo đức kinh của Lão Tử.

a Lý luận về đạo và đức

Tư tưởng về “Đạo”: Tư tưởng về “đạo” chiếm vai trò quan trọng trong triết học

của Lão Tử Nó là nền tảng của mọi vấn đề khác, chi phối xuyên suốt toàn bộ học thuyết của ông Xét về phương diện bản thể luận, “Đạo” được Lão Tử trình bày theo

hai nội dung: thể (bản chất), dụng (công dụng, chức năng).

Trang 5

Mặt thể (bản chất) của “Đạo”, theo Lão Tử thể hiện ở hai tính chất: tự nhiên,

thuần phác và trống không Thuộc tính thứ nhất của “Đạo” là tính khách quan, tự

nhiên của “Đạo” được hiểu nó vốn như thế, mộc mạc, thuần phác, không bị nhào nặn, gọt giũa bởi con người và nó hoàn toàn độc lập với ý muốn, nguyện vọng của con người Thuộc tính thứ hai của “Đạo” được Lão Tử nói là sự lặng yên, trống không Sự trống rỗng này là cái đầu tiên, uyên nguyên của trời đất Nó vô cùng vô tận, chứa đựng muôn vật vạn loài mà chẳng bao giờ đầy, biến hóa khôn lường mà chẳng bao giờ kiệt

Mặt dụng của “Đạo” chính là công dụng, năng lực của nó Dụng của “đạo” là trạng

thái vận động, biến đổi với năng lực sản sinh và huyền động vạn vật Năng lực của

“đạo” ở chỗ vô vi, trông thì có vẻ “đạo” tĩnh lặng không làm gì cả nhưng thực ra không đâu là “đạo” không tới, không có cái gì không ảnh hưởng của “đạo” Bằng chính năng lực sản sinh và vô vi của “đạo” mà muôn vật vận hành theo những quy luật tất yếu

Tóm lại: theo Đức Lão Tử, vũ trụ là một khoảng không gian hư vô, trong đó có

“Đạo” “Đạo” sinh ra vạn vật Vạn vật cùng tác động qua lại với nhau, tăng trưởng và phồn thịnh với nhau rồi lại trở về gốc cũ Đó là một luật chung của vũ trụ và là định mệnh của vạn vật

Về “Đức”, Lão Tử dạy: Đức không phải là một vật, không có thực thể, không có hình tượng, mà nó chính là tinh tuý của mọi vật “Đức” do “Đạo” sinh ra, dùng để nuôi dưỡng vạn vật Sinh ra vạn vật là “Đạo” nhưng làm cho vạn vật tồn tại là “Đức” Như vậy, “Đạo” là bản chất và “Đức” là thể năng

Ông phân biệt “Đạo” với “Đức”: “Đạo” sinh ra vạn vật, “Đức” chứa đựng chúng, vật chất biến chúng thành hình, hoàn cảnh khiến chúng thành vật Vì thế muôn vật, không vật nào mà không tôn “Đạo” và quý “Đức” “Đạo” được tôn, “Đức” được quý, không phải do cái gì sai khiến mà tự nhiên như vậy Cho nên, “Đạo” sinh ra chúng,

“Đức” nuôi chúng , làm cho chúng sống và lớn lên, làm cho chúng hiện ra hình, làm

Trang 6

cho chúng thành ra chất và che chở chúng Như vậy, “Đức” là năng lực của “Đạo”, là công dụng của “Đạo” “Đức” là biểu hiện cụ thể của “Đạo” trong từng sự vật

Tóm lại: theo Lão Tử, vạn vật được sinh ra, lớn lên, phồn thịnh một thời gian rồi lại trở về gốc ban đầu theo một qui luật tự nhiên không sai chạy Đạo Trời rất công bình và vô tư, không thân ai mà cũng không bỏ ai Đối với con người, thân mình không phải là đáng quý nhất, vi nó thường là đầu mối của mọi sự lo âu Cho nên con người nên sống hồn nhiên, đừng quá tham cầu, không nên tranh giành, không dùng lễ văn trói buộc nhau, không dùng mưu mô trí xảo lừa nhau, nên sống giản dị, hòa hợp,

tự nhiên để hợp với “Đạo”

b Quan niệm biện chứng về thế giới của Lão Tử

Theo Ông toàn bộ thế giới là một cuộc đại chuyển tiếp không ngừng Thuật ngữ

"Đạo trường" trong "Đạo đức kinh" thường đồng nghĩa với Dịch - đó là sự chuyển biến, thay đổi của vạn vật

Theo Lão Tử, toàn bộ vũ trụ bị chi phối bởi hai quy luật cơ bản nhất là: luật quân

bình và luật phản phục Luật quân bình làm cho vạn vật vũ trụ vận động, biến hóa

trong trạng thái cân bằng theo một trật tự đều hòa tự nhiên, không có cái gì thái quá, không có cái gì bất cập

Cùng với luật quân bình, vũ trụ vạn vật còn tuân theo luật phản phục Phản phục có nghĩa là vạn vật biến hóa trao đổi cho nhau theo một vòng tuần hoàn đều đặn, kế tiếp, nhịp nhàng bất tận như bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Theo luật phản phục, cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với nó; sự vật khi phát triển đến cực điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất

tương phản Lão Tử viết: “Ít thì được, nhiều thì mất” (Chương 22) và “trong thiên hạ cái rất mềm thì làm chủ cái rất cứng” (Chương 43)

Mọi sự vật biến động, biến đổi, theo Lão Tử có nguồn gốc từ trong bản thân sự vật Mỗi vật đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập, vừa dung hoà, vừa xung khắc, vừa đối lập lại vừa liên hệ, ràng buộc bao hàm lẫn nhau và không thể thiếu được nhau Lão

Trang 7

Tử viết: "Trong vạn vật, không vật nào mà không cõng âm, bồng dương, nhân chỗ xung nhau mà hoà vào nhau"

Như vậy, tư tưởng về mâu thuẫn biện chứng đã đạt tới trình độ khá sâu sắc và trở thành cốt lõi trong phép biện chứng của Lão Tử Ông đã chỉ ra được bản chất thực sự của mọi sự mâu thuẫn, đó là mối quan hệ biện chứng giữa động và tĩnh giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập Vì mối quan hệ biện chứng của các mặt đối lập chính là nguồn gốc của mọi sự vận động, biến đổi Nhưng các mặt đối lập trong các sự vật, hiện tượng có thể chuyển hoá cho nhau

c Quan niệm nhân sinh và chính trị xã hội

- Quan niệm về thuyết vô vi

Khái niệm “vô vi” trong Đạo gia của Lão tử được hiểu là nghệ thuật số của con người trong sự hòa nhập với tự nhiên Thuận theo bản tính tự nhiên của con người, “vô vi” trong đạo đức kinh có ba ý nghĩa chính:

+ Vạn vật đều có bản tính tự nhiên của mình, chúng tồn tại, vận động, biến hóa theo lẽ

tự nhiên, không cần biết đến ý nghĩa, mục đích của bản thân chúng

+ “Vô vi” còn có nghĩa là tự do “tuyệt đối”, không bị ràng buộc bởi bất cứ ý tưởng,

dục vọng, đam mê, ham muốn nào Theo Lão Tử, kỹ thuật, trí xảo là nguy hại đến bản tính tự nhiên của đạo, ảnh hưởng đến tự do của vạn vật Vì vậy vô vi chống lại tri thức

và tiến bộ xã hội Theo Lão Tử: “Đạo lớn mất mới có nhân nghĩa Trí tuệ sinh thì có

dối trá” (Đạo đức kinh, chương 20).

+ “Vô vi” còn có nghĩa là luôn bảo vệ, giữ kín bản tính tự nhiên của mình, biết ngăn

chặn, bài trừ những gì làm tổn hại đến bản tính tự nhiên của vạn vật mà trước hết là chống lại mọi hành vi của con người trong xã hội

- Quan niệm về đường lối trị nước an dân

Trong quan điểm về chính trị - xã hội, trị nước theo đạo “vô vi”, Lão Tử chủ trương xóa bỏ mọi lễ giáo, pháp luật, văn hóa, kỹ thuật; bỏ tất cả những gì trái với tự nhiên, tổn hại đến bản chất tự nhiên của con người

Trang 8

Theo đạo “vô vi”, Lão Tử mơ ước trở lại đời sống chất phác của thời đại công xã nguyên thủy, không thể chế, không có chế độ tư hữu và trao đổi hàng hóa, sống tự cấp

tự túc Đó là cảnh mộc mạc, “vô danh phi phác”, như đạo vô danh của ông: “Nước

nhỏ, dân ít” (Đạo đức kinh, Chương 80).

Theo ông, chẳng có cái gọi là vinh hay nhục gì khi thắng hay bại trong chiến tranh Cho nên quân giết người nhiều thì phải biết đau xót mà khóc, cuộc chiến thắng phải xử

bằng tang lễ” (Đạo đức kinh, Chương 31).

1.2.2.2. Trang Tử và sự phát triển của Đạo gia.

Trang Tử là người đã tiếp nối phát triển Đạo gia vào thời Chiến Quốc Tư tưởng

của ông và một số nhà triết học khác tóm tắt trong cuốn Nam hoa kinh.

Các tư tưởng nổi bật của Trang Tử được trình bày như sau:

Điểm cốt lõi trong triết lý nhân sinh quan của Trang Tử chính là học thuyết “vô vi”

Quan điểm “vô vi” của ông thể hiện trong các vấn đề nhân sinh quan: Theo Trang Tử

thì, đạo trời chỉ có cái sống thôi Sinh và tử chỉ là những hình thức biến hóa của tạo vật

mà thôi Mọi việc không ngừng biến đổi, sinh ra, mất đi, nhưng đó chỉ là hình thức mà

nó tồn tại, còn cái “sống thật” thì không thay đổi Trang Tử phản đối quan điểm tự do

và bình đẳng thông thường, đó là tự do, bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật, luân

lý, giáo dục… Theo ông, tự do, bình đẳng là mọi vật đều được tự do sống theo chính bản tính tự nhiên của mình, cái vốn từ đạo tự nhiên sinh ra, không phân biệt sang hèn, lớn bé, phải trái… từ đó, con người có được hạnh phúc tuyệt đối Người đạt đến hạnh phúc tối cao là thánh nhân đã thực hiện sự vũ trụ hóa con người mình, đó là người tâm linh hòa đồng với vạn vật, xóa bỏ mọi giới hạn chủ quan và khách quan, ta và vật, phải

và trái, tốt và xấu, sống và chết…

Những vấn đề về chính trị - xã hội: Trang Tử đã tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của con người, xem thường vay trò, sức mạnh cải tạo xã hội của con người, phụ nhận mọi hoạt động thực tiễn xã hội Ông kịch liệt phải đối việc con người dung sức lực áp chế, uốn nắn tự nhiên Cho rằng mọi hình thức nhân tạo như pháp luật, chính trị, đạo đức

đề chỉ san bằng mọi dị biệt, cá tính, xâm phạm bản tính tự nhiên vốn có của mỗi

Trang 9

người, mỗi vật, gò ép chúng vào một khuôn khổ chung qua sự cắt xén, gọt giũa trái với

tự nhiên Trang Tử mong ước một xã hội mẫu mực: không thể thế, không pháp luật, không luân lý đạo đức…

1.2.3. Nhận xét về triết học đạo gia.

- Lý luận về phạm trù “đạo” cho thấy Lão Tử đã đạt đến trình độ tư duy trừu tượng cao, vượt xa những quan điểm duy vật, đồng nhất vật thể với phạm trù vật chất lúc bấy giờ

- Lão Tử đã vạch ra được mối quan hệ biện chứng của các mặt đối lập chính là nguồn gốc của mọi sự vận động, biến đổi Tuy nhiên, ông lại cho rằng sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập không theo khuynh hướng phát triển, xuất hiện cái mới

mà theo vòng tuần hoàn của quy luật “phản phục”

1.3. Tư Tưởng Triết Học Của Pháp Gia.

1.3.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển triết học Pháp Gia

Pháp gia xuất hiện ở thời kỳ Xuân Thu (771 tr CN – 475 tr CN) – Chiến Quốc (475 tr.CN – 221 tr CN) Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ, quyết liệt từ chế độ tông pháp nhà Chu đã suy tàn sang chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên Những nhân vật đại biểu chủ yếu của Pháp gia có thể chia làm bốn phái: phái trọng hực với Quản Trọng (khoảng thế kỷ VI tr CN), Lý Khôi (455 tr CN – 395 tr CN), Ngô Khởi (? – 381 tr CN); phái trọng thế với Thận Đáo (370 – 290 tr CN); phái trọng thuật với Thân Bất Hại (401 – 337 tr CN); pháp và biến pháp với Thương Ưởng (? –

339 tr CN) Hàn Phi (280 – 233 tr CN) là nhà chính trị, nhà lý luận pháp luật, nhà văn kiệt xuất, chủ trương pháp trị của ông là sự tổng hợp giữa “pháp”, “thế”, “thuật” Pháp gia là tiếng nói đại diện cho đại vị và lợi ích của giai cấp quý tộc mới đã tiến hành đấu tranh kien quyết chống lại tàn dư của quan hệ xã hội tông pháp huyết thống

1.3.2. Một số tư tưởng triết học cơ bản của Pháp Gia

1.3.2.1. Những tư tưởng về triết học Pháp Gia trước Hàn Phi

 Quản Trọng là người đầu tiên bàn về pháp như một cách cai trị và cần phải công

bố pháp luật rộng rãi, ông cho rằng trong phép trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình

Trang 10

và chính Luật là để định phận cho mỗi người mà dân không tranh Lệnh là để cho dân biết việc mà làm Hình để trừng trị những kẻ làm trái luật, lệnh đã ban Chính là sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải Theo ông, lập pháp cần phải rõ rang, minh bạch, tùy từng điều kiện, thời thế và ý cầu của dân; phải dạy cho dân biết rõ pháp luật mới thi hành; khi thi hành pháp luật phải luôn giữ được lòng tin với dân chúng

 Tử Sản sinh sau Quản Trọng một trăm năm, cầm quyền nước Trịnh từ -554 đến khi chết -523 Ông là một công tôn của nước Trịnh, tên là Kiều, nên thường gọi là Công tôn Kiều [8] Trong nước ông cương quyết và ngay thẳng, áp dụng Pháp chế, cho đúc "hình thư"(những cái đỉnh để ghi lại hình pháp), khi đặt ra một luật lệ mới, ông để cho dân tự do phê bình Tử Sản chưa phải chủ trương pháp trị, nhưng cũng đã làm cho pháp luật có tính cách khách quan hơn trước, nhà cầm quyền không thể tự ý giải thích theo quyền lợi của mình nữa; vì dân vì quốc gia giàu mạnh

 Lý Khôi làm quan thú đất Thượng Địa rồi làm tướng quốc cho Ngụy Văn hầu, không rõ năm sinh tử, chỉ biết sống ở hậu bán thế kỷ thứ 4 [8] Ông là người theo tư tưởng pháp trị và chính sách hưng nông cường quốc Ông đã đã tham khảo luật pháp các nước đương thời, soạn thành bộ “Pháp Kinh” gồm 6 thiên: Đạo pháp, Tặc pháp,

Tù pháp, Bổ pháp, Tạp pháp và Cụ pháp với nội dung nhằm bảo vệ lợi ích tư hữu cho giai cấp địa chủ Ông được xem là nguời đầu tiên biên soạn sách luật pháp của Pháp gia Sau này, các bộ “Tần luật” đời Tần; “Cửu chưong luật” đời Hán, “Pháp kinh” đời Thanh đều chịu ảnh hưởng từ bộ Pháp Kinh của Lý Khôi Ông cũng là nhà chính trị Pháp gia đầu tiên dùng chính sách hưng nông cường quốc, khai thác tối đa tiềm lực đất đai của quốc gia

 Ngô Khởi sống cùng thời với Lý Khôi, mới đầu là tướng quân nước Sở, sau làm quan thú đất Tây Hà và tướng quốc cho Ngụy Vũ hầu, con Ngụy Văn hầu, sau cũng làm tướng quốc cho Sở Điệu vương [8] Ông chính là một Binh gia, nhưng đồng thời cũng là một Pháp gia về thực hành Ông ban bố luật lệ đều xem xét đến lòng dân, biết dùng thuật để lấy lòng tin của nhân dân nên làm cho nước Sở trở nên giàu mạnh

Ngày đăng: 18/11/2014, 00:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w