1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN TRIẾT học tìm hiểu lý luận nhận thức trong hệ thống triết học hêraclít, tác ĐỘNG ẢNH HƯỞNG của nó đến các NHÀ TRIẾT học HY lạp cổ đại và NHỮNG CỐNG HIẾN, hạn CHẾ của nó

28 238 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 42,39 KB

Nội dung

Hêraclít là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, Ông sinh ra khoảng 544483 tr.CN, xuất thân từ tầng lớp chủ nô, quý tộc ở vùng Êphedơ nhưng bản thân sống rất nghèo khổ và đơn độc. Ông được coi là nhà triết học yếm thế, nhà tư tưởng huyền bí, có những quan điểm khác lạ, thập chí lập dị so với thời đại, nhưng đời sau nhắc đến ông như nhà duy vật chất phác và nhà biện chứng. Là nhà duy vật, ông xem lửa là bản nguyên của thế giới. Hêraclít cho rằng lửa là bản chất của vạn vật, đặc biệt ông đã nêu ra những tư tưởng duy vật biện chứng, nhấn mạnh tính vận động của vật chất thông qua sự đấu tranh giữa 2 mặt đối lập, mọi sự vật đều vận động, mọi sự vật đều biến đổi, ông đã nêu tư tưởng biện chứng bằng câu nói rất nổi tiếng: “Người ta không bao giờ có thế tắm hai lần trong một dòng sông

Trang 1

Tìm hiểu lý luận nhận thức trong hệ thống triết học hêraclít, tác động ảnh hưởng đến các nhà triết học hy lạp cổ đại và những cống hiện - hạn chế của nó

MỞ ĐẦUHêraclít là nhà biện chứng nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, Ông sinh ra khoảng 544-

483 tr.CN, xuất thân từ tầng lớp chủ nô, quý tộc ở vùng Êphedơ nhưng bản thânsống rất nghèo khổ và đơn độc Ông được coi là nhà triết học yếm thế, nhà tư tưởnghuyền bí, có những quan điểm khác lạ, thập chí lập dị so với thời đại, nhưng đờisau nhắc đến ông như nhà duy vật chất phác và nhà biện chứng Là nhà duy vật,ông xem lửa là bản nguyên của thế giới Hêraclít cho rằng lửa là bản chất của vạnvật, đặc biệt ông đã nêu ra những tư tưởng duy vật biện chứng, nhấn mạnh tính vậnđộng của vật chất thông qua sự đấu tranh giữa 2 mặt đối lập, mọi sự vật đều vậnđộng, mọi sự vật đều biến đổi, ông đã nêu tư tưởng biện chứng bằng câu nói rất nổi

tiếng: “Người ta không bao giờ có thế tắm hai lần trong một dòng sông” Ông đưa

quan niệm về logos khách quan và về linh hồn với tư cách cái logos chủ quan đượcxây dựng trên cơ sở của quan niệm về bản nguyên vật chất đầu tiên của vũ trụ đó làlửa do chính ông nêu ra, ông còn đưa ra quan niệm sâu sắc và độc đáo về lý luậnnhận thức

1 Sơ lược lịch sử vấn đề về nhà triết học Hêraclít thời cổ đại

Thời Hy Lạp cổ đại người ta quan niệm triết học nghĩa là yêu mến sự thôngthái và nhà triết học là nhà thông thái biết nhiều, Hêraclít coi phương châm nghiêncứu của mình không dừng lại ở sự thông thái, biết nhiều, mà quan trọng là phải biếtđược “logos” (tức là bản chất, quy luật) của sự vật

Hêraclít khác với nhiều nhà triết học Hy Lạp cổ đại, sinh thời ông không cónhiều học trò, cũng không có trường phái triết học riêng Khi lý giải điều này cónhiều quan niệm khác nhau: người thì cho rằng vì ông là con người “khó hiểu”, là

Trang 2

theo học; bên cạnh đó có người lại cho rằng ông sống đơn độc, vào những năm cuốiđời ông chuyên sống trong túp lều trên núi, nên chẳng có ai tiếp xúc với ông để họchỏi và phát triển tư tưởng của ông để thành trường phái Có người thì cho rằng, dobản tính trầm lặng, trung thực, ghét thói giả dối xu nịnh, nhưng lại phải chứng kiếnnhiều cảnh giả dối, bất công, lừa lọc, mưu cầu vinh hoa, phú quý của xã hội đươngthời, nên ông không muốn mở trường dạy học, do đó ông không có học trò theo học;cũng có người suy luận rằng do ông tự cho mình là người thông minh nhất, là ngườiduy nhất hiểu được cái logos-quy luật của thế giới bí ẩn và huyền diệu, nên ông nhìnđời bằng con mắt coi thường, do vậy không ai dám kết bạn với ông để đàm đạo vềtriết học, cũng chính vì vậy mà không có ai theo trường phái của ông nên triết họccủa ông không có trường phái Song, không vì thế mà cái chất “triết học vận động”của ông đứng im một chỗ, không phải vì thế mà kiểu tư duy biện chứng đặc thù củaông bị lu mờ Mà những giá trị tinh hoa tư tưởng biện chứng trong nhận thức củaông về logos khách quan và logos chủ quan của ông vẫn toả sáng trên quan điểm suyvật Qua sự tìm tòi và nghiên cứu các thế hệ đời sau đang khám phá làm rõ tư tưởngbiện chứng trong lý luận nhận thức của Hêraclít.

Khác với nhiều nhà triết học thuộc trường phái Milê, họ chỉ chủ yếu quan tâmtới vấn đề bản thể luận, đi tìm cái bản nguyên đầu tiên của vũ trụ, còn vấn đề nhậnthức luận họ có đề cập nhưng rất mờ nhạt như: Talét đã tiếp cận thô sơ nhất, khigiải thích nhận thức của con người và cho rằng “nhận thức bản thân mình” là khókhăn nhất, Anaximanđrô cũng đã phê phán quan điểm trực quan của thần thoại.Hêraclít không chỉ đầu tư trí tuệ của mình cho việc đi tìm cái bản nguyên và lý giảicái bản nguyên vật chất ấy là “lửa”, mà ông còn giành nhiều công sức để luậnchứng cho sự nhận thức cái bản nguyên vật chất từ lửa Lý giải nguồn gốc và bảnchất của nó, nhận thức thế giới và những sự vật, hiện tượng cũng được sinh ra từlửa trong thế giới, đó chính là vấn đề nhận thức luận trong hệ thống triết học củaÔng, nó là di sản quý giá mà người sau cần nghiên cứu làm rõ

Trang 3

Theo Hêraclít lửa là cơ sở của thực tại, là cái mà từ đó, mọi thứ sinh ra và trở

về Mọi thứ kể cả linh hồn, đều là biến thái của lửa, đó chính là vấn đề nhận thứcluận trong hệ thống triết học của Ông Trong số “130 đoạn còn lưu giữ được” từ disản lý luận của Hêraclít, có khoảng gần 1/3 là những đoạn liên quan tới các vấn đềnhận thức luận Tập hợp tất cả những đoạn đó, có thể nói Hêraclít đã xây dựng nênmột học thuyết về nhận thức trong hệ thống triết học của ông, có nghĩa là đã phầnnào nâng lên tầm khái quát những quan điểm độc đáo của ông về nhận thức, chúng

ta cũng yêu mến và quý trọng ông, đề cao nhưng cống hiến của ông về lĩnh vực nàytrong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại Bởi vì, những bộ phận cấu thànhtrong hệ thống triết học của Hêraclít gộp lại thành một chỉnh thể thống nhất, nhưng

hệ thống này chưa được hoàn chỉnh Theo nghĩa là trình bày các quan điểm về mộtvấn đề nhất định, một cách có quan hệ mật thiết và nhất quán Việc chúng ta khôngthể quả quyết và nhất quán khẳng định rằng trong những bộ phận cấu thành hệthống triết học của nhà triết học Hy lạp cổ đại này có một học thuyết về nhận thức,bởi lẽ một phần là do tác phẩm của ông các đời sau thu thập được dưới những đoạnvăn ngắt quảng, không liên tục, thiếu trọng vẹn, mặt khác những đoạn văn của ônggiàu hình ảnh, chứa nhiều ẩn dụ đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu, công phu, tỉ

mỹ và có tính lịch sử lôgic

Từ các lý do trên bản thân tôi chỉ đi làm rõ vấn đề lý luận nhận thức củaHêraclít, nhằm góp phần tìm hiểu tính độc đáo và sâu sắc vấn đề đó trong hệ thốngtriết học của Ông Đồng thời nêu lên sự tác động của nó đến vấn đề nhận thức trongtriết học Hy Lạp cổ đại, rút ra những cống hiến và hạn chế của Hêraclít về lý luậnnhận thức trong phạm vi bài tiểu luận này

2 Những nội dung cơ bản về lý luận nhận thức trong hệ thống triết học của Hêraclít.

2.1 Tính độc đáo và sâu sắc những vấn đề về nhận thức trong hệ thống triết học của Hêraclít.

Trang 4

Tính độc đáo và sâu sắc những vấn đề về nhận thức trong hệ thống triết học củaÔng: kiểu tư duy suy luận đặc thù, phương pháp nhận thức, sự thống nhất giữa cácgiai đoạn của quá trình nhận thức cho đến tính tương đối của cả quá trình nhận thức.Trong thế giới quan của Hêraclít, cái thể hiện rõ hơn cả là kiểu tư duy, lối triết

lý kết hợp một cách chặt chẽ những hình ảnh, hình tượng giàu chất nghệ thuật vớinhững khái niệm khoa học giàu tính xác định, trực giác thẩm mỹ với nhận thức triếthọc về thế giới Chính sự kết hợp độc đáo đó đã tạo nên ở Ông một kiểu tư duy, suyluận đặc thù hay trực giác trí tuệ, đây là nét đặc trưng trong thế giới quan triết họccủa Hêraclít; đó là thế giới quan không hoàn toàn dựa trên cơ sở những dự liệukhoa học phong phú, những kinh nghiệm và thử nghiệm khoa học Chính nét đặctrưng này đã làm nên tính độc đáo trong học thuyết về nhận thức của Hêraclít.Trong số các nhà triết học đầu tiên của Hy lạp cổ đại, Hêraclít được coi là nhà triếthọc có tư duy trừu tượng nhất Ông quan tâm đến các hiện tượng tự nhiên, nhưng

đó chỉ là sự quan tâm về phương diện triết học, coi các hiện tượng đó chỉ là nhữngyếu tố cấu thành những bức tranh thế giới chung và hài hoà, trong đó mọi yếu tốcấu thành đều phải tuân theo các chỉnh thể duy nhất là logos vũ trụ Hay hiểu cáchkhác, mọi hiện tượng vật lý diễn ra trong vũ trụ chỉ được Hêraclít xem xét trênbình diện các vấn đề triết học và coi chúng như những yếu tố cấu thành “siêu hìnhhọc” học thuyết về cái đang tồn tại

Khi cố gắn lý giải và nắm bắt bản chất của mọi cái đang tồn tại bằng phươngpháp xem xét tổng thể ông đạt đến đỉnh cao so với các nhà triết học đương thời, đãnhận thấy cái chỉnh thể trước cái bộ phận Năng lực nhận thức cái chỉnh thể trướccái bộ phận ở Hêraclít được giải thích không chỉ bởi tư duy lý luận trừu tượng, màcòn bởi sức mạnh tưởng tượng của nghệ thuật Với tư cách một nhà triết học vừa có

tư duy lý luận trừu tượng, vừa có năng khiếu thẩm mỹ và trí tưởng tượng sáng tạo,khi nhìn sự “trôi đi”, “chảy đi” diễn ra hàng ngày và hết sức thông thường của dòngsông, một sản phẩm sáng tạo của tạo hoá, Hêraclít đã đi đến nhận thức triết học về

Trang 5

tính phổ biến, tính vĩnh hằng của vận động “mọi vật đều trôi đi, chảy đi, không có

cái gì đứng nguyên tại chỗ”, ông muốn khẳng định mọi sự vật, hiện tượng luôn

luôn vận động biến đổi không có cái gì đứng im tại chỗ Tư tưởng của ông giảiquyết về mối quan hệ giữa vận động và biến đổi, giữa sinh thành và diệt vong, về

sự thay thế lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn nhau của mọi sự vật và hiện tượng, “mọi

sự vật tồn tại, vừa không tồn tại, vừa là nó vừa là cái khác” Hay nhìn sức căng của

những sợi dây đàn, sức căng của cây cung-một sản phẩm nghệ thuật sáng tạo củacon người thời cổ đại lúc căng ra tạo ra lực đẩy và âm thanh, lúc dùng xuống thì vềnguyên vị trí ban đầu Hêraclít đã đi đến nhận thức triết học về sự hài hoà và đấutranh của hai mặt đối lập đó, về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập, vềtính thống nhất của vũ trụ Triết học của ông về sau các nhà duy vật biện chứngthời cận đại và hiện đại chứng minh sự đấu tranh của các mặt đối lập chính lànguồn gốc động lực của sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xãhội cũng như của tư duy, đây là quan điểm nhận thức hết sức duy vật và khoa học.Với quan niệm “cây cung tên gọi của nó là sống, nhưng tác dụng của nó là chết”,

“đối lập tạo ra sự hài hoà, giống như cây cung và chiếc đàn sáu dây”; thân cây cungthì cứng, sợi dây cung thì mền, nhưng những vật xung khắc lẫn nhau ấy lại hợpthành một; một sợi dây đàn của chiếc đàn phát ra âm thanh riêng, song những âmthanh khác nhau lại hợp thành một âm điệu êm đẹp nhất đưa con người bay bổngtheo làn điệu âm thanh đó Năng lực tư duy trừu tượng và khả năng sáng tạo nghệthuật đã đem lại cho Hêraclít sự nhận thức đúng đắn về cái phổ biến và cái đặc thù,cũng như sự chuyển hoá lẫn nhau của chúng “Bước xuống cùng một dòng sông”(cái phổ biến), “ mỗi lần xuống đó đều tiếp nhận dòng nước mới” (cái đặc thù).Hay khi Ông quan sát hiện tượng bùng cháy và lụi tàn của ngọn lửa, Hêraclít đã sửdụng ngọn lửa sống động để giải thích sự vận động, biến đổi phổ biến của các sựvật, hiện tượng nhờ bản chất thường xuyên vận động của cái khởi nguyên vật chất

ấy “tất cả đều được trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả như vàng thành

Trang 6

hàng hoá và hàng hoá thành vàng” 1 Theo ông các dạng vật chất đều phát sinh từ

lửa Dưới tác động của lửa, đất trở thành nước, nước trở thành không khí và ngượclại Tuỳ theo độ lửa mà mọi vật có thể chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng tháikhác vũ trụ không phải lực lượng siêu nhiên thần bí nào sáng tạo ra, mà nó “mãimãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang khong ngừng bùng cháy và tàn lụi”

Lửa không chỉ là cơ sở của mọi vật mà là khởi nguyên sinh ra chúng “Cái chết

của lửa là sự ra đời của không khí, và cái chết của không khí là sự ra đời của nước, từ cái chết của nước sinh ra không khí từ cái chết của không khí-lửa, và

đúng đắn về khả năng vận động, tính tích cực và sự sống của tất cả những cái hiệnhữu Hay ông đã nâng cái cá biệt, cái đặc thù-cuộc đấu tranh về sự sống của nhữngngười Hy Lạp cổ, của dân tộc Hy Lạp mà ông từng chứng kiến khái quát lên thànhcái chung, cái phổ biến-mọi người sinh ra, mọi dân tộc đang tồn tại trên thế giớiđều luôn đấu tranh về sự sống Hơn nữa ông đã khái quát sự chuyển hoá lẫn nhaugiữa cái cá biệt, cái đặc thù, cái chung thành một phạm trù triết học, đó là nguyên

lý về tính phổ biến và tính tất yếu của sự đấu tranh của các mặt đối lập: “Tất cả mọi

sự vật đều ra đời trong đấu tranh” Có thể nói, hầu hết các kết quả nhận thức màHêraclít đã rút ra từ quan sát giới tự nhiên xung quanh và chiêm nghiệm đời sống

xã hội của con người đều được hình thành trên cơ sở kết hợp tư duy lý luận trừutượng và khả năng sáng tạo nghệ thuật vốn có ở nơi Ông Đó cũng là nét độc đáocủa Hêraclít so với các nhà triết học đương thời và cả sau này Bởi vì, nhận thứcnghệ thuật khác với nhận thức khoa học nói chung, nhận thức triết học nói riêng ởviệc xây dựng hệ thống các khái niệm Tuy nhiên đó chỉ là những phương thứckhác nhau, chứ không phải là phương thức loại trừ nhau trong quá trình nhận thứchiện thực khách quan Song các nhà triết học Hy Lạp cổ đại lại quá nhấn mạnh sựkhác biệt giữa nhận thức triết học và nhận thức nghệ thuật Vì họ đã không thấy

Trang 7

được bản chất của vấn đề đó chính là mối quan hệ giữa triết học và nghệ thuật, triếthọc và thi ca Chính vì không hiểu mối quan hệ này, vì quá đề cao vai trò nhận thứccủa nghệ thuật và thi ca mà sau này, cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa nhận thứctriết học và nhận thức nghệ thuật đã trở thành cuộc tranh luận về thái độ của triếthọc đối với nghệ thuật và thi ca, khoa học với nghệ thuật, còn trong bản thân triếthọc là sự đối lập giữa nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính.

Nhưng ở Hêraclít, tư duy triết học trừu tượng và năng lực sáng tạo nghệthuật, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính gắn kết với nhau thành một sự hàihoà bí ẩn, thành năng lực tư duy “thống nhất trong sự bất đồng” Nhờ kết hợp tưduy lý luận với trực giác thẩm mỹ, lồng tư duy lý luận vào trực giác thẩm mỹ vàtrực giác thẩm mỹ vào tư duy lý luận theo kiểu cái này bao hàm cái kia và ngượclại, kết hợp nhận thức triết học với sáng tạo nghệ thuật Hêraclít đã tạo ra sự gắnkết hài hoà giữa khái niệm khoa học (triết học) và hình tượng nghệ thuật tronghọc thuyết về nhận thức của Ông Do vậy, khi nhận thức bản chất của mỗi yếu tốcấu thành sự vật, cũng như sự vật đó với tư cách một chỉnh thể, Hêraclít luônnhận thấy ở nó có tính đa dạng, phong phú lẫn tính chỉnh thể và nhìn nhận sự vật

đó cả trong tính đa dạng lẫn trong tính chỉnh thể của nó, coi nó là cái duy nhấtđồng thời cũng là cái bội đa, là cái thống nhất của một và đa, sự hài hoà đượctạo bởi ra cái chỉnh thể và cái chưa chỉnh thể (cái bộ phận), cái phù hợp với nhau

và cái không phù hợp với nhau, cái tích tụ và cái phân tán Từ cái chỉnh thể (đốilập) sinh ra cái một và từ cái một sinh ra cái chỉnh thể Có thể nói trong lĩnh vựcnhận thức, tư duy lý luận và trực giác thẩm mỹ là những cái đem lại cho Hêraclítkhả năng nhận biết cái chung trong mỗi sự vật đơn nhất gắn kết cái đặc thù vớicái phổ biến, cái cá biện với cái chung, nhận thấy cái cá biệt trong cái phổ biến,cái chung và ngược lại từ mỗi cái chung, cái phổ biến tìm ra những cái cá biệtthể hiện rõ nét nhất bản chất của cái chung Cái phổ biến, khi tìm ra những biểuhiện đa dạng, cụ thể của nó ở các sự vật, hiện tượng đơn nhất, cá biệt bằng cách

Trang 8

so sánh, đối chiếu các sự vật, hiện tượng đơn nhất, cái cá biệt này với cái chung,cái phổ biến Sự vật đặt trong sự tương quan khác nhau “biểu lộ” ra một cáchkhác nhau trước chủ thể Hêraclít đưa ra hàng loạt các dẫn chứng để làm sáng tỏluận điểm này, chẳng hạn “mật ngọt đối với người bình thương, nhưng đắng đốivới người bệnh”; “nước biểu đối với một số sinh thể là môi trường sống, nhưngđối với một số khác lại tỏ ra độc hại”; “vàng là của quý đối với người, nhưng vôgiá đối với loài vật”; cũng như “ một con khỉ dù đẹp đến đâu nhưng vẫn là xấuđem so sánh với con người, những người toàn năng nhất cũng không thể so sánhvới thần”

Nhiều nhà triết học có tên tuổi, trong đó có cả các nhà sáng lập ra chủ nghĩaMác, khi nghiên cứu học thuyết về nhận thức trong triết học của Hêraclít đã coi

phương pháp nhận thức này của ông là phương pháp “đằng sau cây nhận thấy

rừng”, đằng sau hiện tượng nhận thấy bản chất, còn đằng sau bản chất nhận thấy

hiện tượng cá biệt Hêraclít đã diễn đạt phương pháp nhận thức của ông thànhmột luận điểm dưới dạng một câu châm ngôn nổi tiếng: biết nhiều thứ chưa làmcho người ta thông minh, người thông minh phải là người nắm được bản chất vàtính tất yếu của sự vật, hiểu được cái logos của vũ trụ Giải thích vì sao mộtngười biết nhiều thứ (đa tri thức), song do không hiểu được cái logos của vũ trụthì nhiều lắm cũng chỉ được coi là con người có thể hiểu, chứ chưa phải là nhàthông thái, người thông minh; Hêraclít cho rằng, người có đa tri thức thuần tuýchẳng qua chỉ là những sản phẩm của mách bảo nhận thức, mà mách bảo nhậnthức thì ai sinh ra cũng có, người ta ai cũng có năng lực bẩm sinh về nhận thức,

tư tưởng là cái mà mọi người đều có “Mọi người đều có đặc điểm là nhận thứcmình và tư duy”, trên quan điểm duy vật ông đã thừa nhận tư duy là cái vốn cócủa mọi người, không phân biệt giai cấp, dân tộc và thời đại Người có năng lựcbẩm sinh về nhận thức, năng lực bẩm sinh về tư tưởng; nhưng nếu không hiểucái logos (quy luật) của vũ trụ thì cùng lắm anh ta cũng chỉ có thể sử dụng lời

Trang 9

nói hoặc sự thực để phân biệt từng sự vật hoặc chỉ ra thực chất của nó, còn khiphải thể hiện, diễn đạt cái thực chất này của sự vật, thì anh ta lại tỏ ra không cómột chút hiểu biết nào cả; anh ta không hiểu được nên nghe như thế nào, cũngkhông hiểu được nên nói như thế nào Giải thích điều này, Hêraclít còn cho rằng,

sự kém phát triển của trí tưởng tượng nghệ thuật và lý luận ở nhiều người đã làmmất đi ở họ khả năng nắm bắt được trong các sự vật mà họ đang quan sát, chiêmnghiệm mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, cái chung và cáiriêng, tính phổ biến của cái cá biệt và tính cá biệt của cái phổ biến với tư cách sựthể hiện đặc thù của nó ở cái cá thể, cái đơn nhất, “cái duy nhất” (theo cách gọicủa Hêraclít) Do vậy, họ không thể nắm bắt được cái logos của vũ trụ, họ khôngtrở thành nhà thông thái Chính sự kém phát triển của cảm giác thẩm mỹ, củanăng lực sáng tạo nghệ thuật, cũng như của tư duy lý luận trừu tượng đã khiếncho nhiều người trở thành nô lệ cho những cái vốn đã lạc hậu và quen thuộc đốivới họ trở thành những kẻ hời hợt trong lĩnh vực cảm xúc và tư duy Với nhữngngười như thế, dù có biết nhiều thứ (đa tri thức) thì cũng không thể trở thànhngười thông minh, nhà thông thái được Bởi vì, họ không có khả năng sử dụngmột cách sáng tạo những tri thức mà họ đã có được để rút ra những tri thức mới,

họ chỉ biết sao chép, bắt chước một cách máy móc, chỉ biết liệt kê các sự kiện,hay mô tả chúng mà không biết phân tích tổng hợp, không hiểu được bản chấtcủa sự vật, hiện tượng, cũng như mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng đối vớicác sự vật hiện tượng khác Rõ ràng với những người mà cả linh hồn và trí tuệmới đạt đến trình độ này thì họ “chỉ biết tin vào những người hát rong trênđường, chỉ biết lấy số đông tạp nham làm thầy mà không biết rằng số đông làkém cỏi, chỉ có một số ít người mới là những người thầy thật sự thông thái”.Đánh giá về điều này, đã có người cho rằng ở Hêraclít coi chân lý là cái khôngthuộc về số đông

Trang 10

Để nắm bắt được mối quan hệ biện chứng giữa các sự vật, hiện tượng, nắm bắtđược quy luật phổ biến (logos vũ trụ); thì theo Hêraclít chủ thể nhận thức trước hếtphải có năng lực quan sát và sự sáng suốt của trí tuệ Năng lực quan sát và sự sángsuốt đó của trí tuệ không phải là một cái gì thần bí, chúng cũng chẳng qua là sảnphẩm suy luận có lôgíc của trực giác trí tuệ, của cái logos vốn trong mỗi con người

mà trí tưởng tượng nghệ thuật và lý luận là một yếu tố cấu thành Hêraclít khẳngđịnh trí tuệ dẫu có “là cái khác rất xa với hết thảy mọi cái”, song về thực chất, trítuệ chẳng qua cũng chỉ là sự nhận thức tư tưởng, sự nhận thức mà với nó người ta

có thể chế ngự được hết thảy mọi thứ Do vậy, theo ông người có trí tuệ là ngườihiểu được cái logos của vũ trụ và thừa nhận hết thảy là một sự sáng suốt của trí tuệ.Theo Hêraclít, không phải là đa tri thức, không phải là biết nhiều thứ, mặc dù để cóđược nó, những người yêu thích trí tuệ, các nhà thông thái cần phải biết rất nhiềuthứ Sự sáng suốt của trí tuệ là năng lực nhận thức độc lập của con người về bảnchất của các sự vật, hiện tượng mà họ đang quan sát, chiêm nghiệm; là năng lựcnhận thức mà người ta có được, nhờ biết khai thác một cách có phán xét sự sángsuốt của người khác Coi năng lực nhận thức của con người như “dòng chảy” vĩnhhằng của những con sông lớn, nơi mà ở đó “luôn có những dòng nước mới” thườngxuyên được bổ sung liên tục Hêraclít cho rằng, để có được “những dòng nướcmới”, sự sáng suốt mới cho năng lực nhận thức đó của mình, con người cần phảitrang bị cho mình cái mà mọi người đều có, giống như một toà thành vĩ đại lấypháp luật để vũ trang, vũ trang làm sao cho vững mạnh hơn nữa Đồng thời cầnphải biết tôn trọng những cái mà mọi người đều có, đó chính là logos là cái mà mọingười đều có Hêraclít nhận xét, thật đáng tiếc nhiều người sống lại không đếm xỉađến nó, không biết nó là cái gì mà vẫn cho mình là người có trí tuệ đặc biệt Vớinhận xét đó, ông đòi hỏi chủ thể nhận thức, phải có tư duy sáng tạo để nhận thứcđộc lập, tìm kiếm con đường, lựa chọn phương pháp nhận thức, để nhằm tránhđược đưa ra kết luận quá sớm về một cái gì đó khi vẫn còn chưa nhận thức đầy đủ

Trang 11

được cái logos của nó Bởi vì, theo ông những cái chưa diễn ra là những cái rất khónắm bắt, khó có thể nhận thức được bản chất của chúng.

Hêraclít còn cho rằng, điều kiện cơ bản nhất để chủ thể nhận thức-nhà thôngthái có được sự nhận thức đúng đắn là sự sáng suốt của trí tuệ Đó là sự sáng suốt

có khả năng nhận thức được tính thống nhất của các mặt đối lập mà ông gọi làlogos vũ trụ Giải thích cái logos vũ trụ này, Hêraclít đã sử dụng rất nhiều tên gọikhác nhau “thần ngôn”, “quy luật”, “sự hài hoà bí ẩn”, “ngọn lửa sống vĩnhhằng”, “trí tuệ”, “tính tất yếu”, “cái phổ biến”, “thượng đế”, “đấng sáng chế”, “sốphận”, “linh hồn” Song không một tên gọi nào trong số đó làm ông thoã mãn.Trong tất cả những tên gọi đó, Hêraclít giành một sự ưu tiên nhất định cho cái gọi

là “thần ngôn” Bởi theo ông, mọi tên gọi cụ thể khác đều dễ khiến người ta đi tớichỗ đồng nhất bản chất đích thực của vũ trụ (cái logos) với một biểu hiện cụ thểnào đó của nó, cái mà ông coi chỉ là đối tượng của nhận thức cảm tính Với quanniệm đó, Hêraclít coi sự sáng suốt của trí tuệ (cái logos chủ quan trong conngười), sự thông thái và cả bản thân trí tuệ của con người cũng là đối tượng củanhận thức và đó là đối tượng của nhận thức lý tính Theo Hêraclít sự sáng suốt ấycủa trí tuệ, cái logos chủ quan ấy trong con người dẫu có rất khác xa so với mọicái trong vũ trụ, thì ở nó vẫn có những đặc trưng mà con người hoàn toàn có thểnhận thức được Những đặc trưng đó là tính khách quan, tính vĩnh hằng, là quyluật bất biến, là cái mà “linh hồn vốn có” tự nó phát triển chứ không phải do lựclượng siêu nhiên nào mách bảo Do tính khách quan đặc thù đó (tính khách quantrong cái chủ quan), do là cái phổ biến tức là cái mà mọi người đều có, nên nókhông phải là cái không thể nhận thức được và một khi nhận thức được nó, conngười sẽ trở nên thông thái

Khi nghiên cứu học thuyết về nhận thức trong triết học Hêraclít, đã có nhữngnhà triết học cho rằng: cái duy nhất làm nên tính độc đáo trong học thuyết của ông

về nhận thức là quan niệm coi sự sáng suốt của trí tuệ (cái logos chủ quan trong

Trang 12

con người) cũng là đối tượng của nhận thức con người Đấy là đánh giá vội vàng

và chưa thật sự khách quan khoa học Mà cái làm nên tính độc đáo trong họcthuyết về nhận thức của Hêraclít so với các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đươngthời là ở chỗ, ông luôn coi tự nhiên mới là đối tượng chủ yếu của nhận thức conngười, coi việc nhận thức được cái logos khách quan của vũ trụ mới đem lại chocon người sự thông thái Với ông logos vũ trụ mới là chân lý, là tri thức kháchquan về vạn vật trong quá trình biến hoá thường xuyên, liên lục “trôi đi, chảy đi”theo dòng chảy của chúng, đó chính là thước đo nhận thức của con người Do vậy,con người phải nắm bắt, hiểu biết các logos của vũ trụ để tìm ra chân lý, để hànhđộng theo tiếng gọi của vũ trụ, của tự nhiên Song, không phải ai cũng có thể nhận

thức cái logos khách quan ấy của tự nhiên Bởi “tự nhiên ưu thích sự ẩn náu”3 vàche dấu mình Vì thế, chỉ có những người mà có trí tuệ sáng sủa khô ráo nhất, linhhồn trí tuệ nhất, ưu tú nhất, thì mới có thể nhận thức được cái logos khách quancủa tự nhiên Để có sự nhận thức đúng đắn này, thì nhận thức của con người, kể

cả nhận thức của những người có trí tuệ anh minh nhất, phải bắt đầu từ nhận thứccảm tính Hêraclít cho rằng, nhận thức bắt đầu từ cảm giác, không có cảm thìkhông có bất cứ nhận thức nào Ông nói: “mắt và tai là người thầy tốt nhất, nhưngmắt là nhân chứng chính xác hơn tai” Song do “ mắt và tai là những kẻ làmchứng tồi đối với con người, nếu người đó có linh hồn ẩm ướt”, nên nhận thức củacon người phải cần đến sự sáng sủa khô ráo của trí tuệ Hêraclít coi trọng nhậnthức cảm tính, nhưng không tuyệt đối hoá giai đoạn này Ông viết: “thị giácthường bị lừa, bởi vì tự nhiên thích giấu mình” và ông cho rằng nhiệm vụ củanhận thức là phải đạt tới sự nhận thức “logos” của sự vật, nghĩa là phải chỉ rađược cái bản chất, các quy luật sự vật Như vậy, để có thể nhận thức được cáilogos khách quan của tự nhiên, của vũ trụ, thì cái logos của chủ quan trong conngười phải đi từ trực quan cảm tính đến trực quan trí tuệ (lý tính) tuân theo quyluật từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính

Trang 13

Với quan niệm trên, Hêraclít đã đưa vào học thuyết về nhận thức của ôngnguyên lý về sự thống nhất giữa logos khách quan của vũ trụ và logos chủ quantrong con người Logos chủ quan theo Hêraclít đó là ngôn từ, là lời nói, tưtưởng, học thuyết; logos chủ quan được ông hiểu như là chuẩn mực trong hoạtđộng nhận thức của con người Con người càng tiếp cận được cái logos này,càng có khả năng nắm bắt logos khách quan của vạn vật Bởi ai cũng có nănglực bẩm sinh nhận thức về mình, coi năng lực nhận thức, tư duy là cái vốn cótrong con người Hêraclít đã cho rằng, cái logos chủ quan đó trong con ngườihoàn toàn có khả năng đồng nhất với cái logos khách quan vốn có của vũ trụ,mặc dù khả năng này không phải lúc nào cũng diễn ra ở tất cả mọi người.Logos vũ trụ tuy là cái tồn tại khác quan vĩnh hằng, thế nhưng nhiều ngườitrước khi nghe người khác nói về nó hoặc là lần đầu tiên khi nghe người khácnói về nó đã không hiểu nó là gì Logos chủ quan cái mà mọi người đều có,song nhiều người do không nhận thức được cái khả năng vốn có đó của mình,hoặc “không đếm xỉa đến nó”, nhưng vẫn tự cho mình là người có “trí tuệ đặcbiệt” nên họ đã không thể nhận thức được cái logos khách quan của vũ trụ và

“ngay cả khi đã có được một bài học cũng vẫn không hiểu”, không nhận thứcđược nó là cái gì Tuy vậy, không phải vì thế mà giữa logos khách quan của vũtrụ với logos chủ quan của con người không có sự đồng nhất, thống nhất Cáilogos chủ quan ở những nhà thông thái, những người mà trong linh hồn họ cóyếu tố lửa (sáng sủa, khô ráo) chiếm ưu thế so với yếu tố (ẩm ướt), thì chỉ làlogos chủ quan của những người đó mới không có sự khác biệt về chất so vớicái logos khách quan của vũ trụ Do vậy, chỉ có những nhà thông thái, chỉ cónhững người có linh hồn trí tuệ nhất, có cái logos tự nó phát triển mới có thểnhận thức được cái logos khách quan của vũ trụ Logos khách quan của vũ trụ

là vô hạn thì logos chủ quan trong con người cũng là vô hạn, vì logos chủ quanphản ánh logos khách quan cho nên con người không thể tìm thấy giới hạn của

Trang 14

linh hồn, thậm chí cả khi “chúng ta tìm ra con đường đưa tới giới hạn đó,chúng ta vẫn không thể tìm thấy cái logos của nó, bởi cái logos của nó là vôcùng sâu xa” Do đó theo Hêraclít cái logos chủ quan này trong con người cóthể tìm thấy sự đồng nhất, thống nhất của nó với cái logos khách quan của vũtrụ bằng cách tự nhận thức Khi con người tự nhận thức được chính mình thìcái logos chủ quan vô cùng, sâu xa trong linh hồn con người sẽ đồng nhất,thống nhất với logos vô tận của vũ trụ Chính sự tự nhận thức này, theoHêraclít đã đưa con người đi từ lĩnh vực nhận thức thế giới nội tâm, đến lĩnhvực nhận thức thế giới bên ngoài và trên con đường đó, thế giới nội tâm củacon người ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, sâu sắc được mở rộng vàphát triển, con người khi nhận thức chính mình ngày càng thu được nhiều trithức hơn.

Hêraclít cho rằng “mọi người đều có khả năng nhận thức bản thân và suy xét”

và logos thế giới con người (chủ quan) có khả năng phù hợp với logos thế giới(khách quan) Từ đó ông suy ra rằng khả năng nhận thức logos của thế giới bênngoài của con người có thể được Con đường đạt tới khả năng ấy bằng nổ lực bảnthân và quan hệ với logos thế giới sự vật bên ngoài

Bằng con đường tự nhận thức, mà trước hết là tự nhận thức về chính mình,hướng cái logos chủ quan, vốn có của mình theo cái logos khách quan vốn có của

vũ trụ, nói lên được chân lý và hành động tuân theo tự nhiên, nghe theo tiếng gọicủa tự nhiên, làm cho trí tuệ của mình tiếp cận sự bí ẩn, sâu xa của tự nhiên TheoHêraclít con người hoàn toàn có thể nhận thức được cái logos khách quan là quyluật vốn có của tự nhiên

Cái làm nên độc đáo trong học thuyết về nhận thức của Hêraclít còn được thểhiện ở chỗ, ông là người đầu tiên trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã nhậnthấy vai trò quan trọng của nhận thức cảm tính và khẳng định tính tương đối củanhận thức Mặc dù rất đề cao vai trò của lý tính trong nhận thức, coi lý tính mới là

Ngày đăng: 18/08/2018, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w