BẢNG NIÊN ĐẠI CỦA FUKUZAWA YUKICH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Duy Tân về giáo dục của Furukawa Yukichi (Trang 111)

1835: Fukuzawa Yukichi sinh ngày 10 tháng 01 tại Osaka. Cha là Hyakusuke Fukuzawa và mẹ là Ojun Fukuzawa.

1836: Trong cơn đột quỵ ngày 31.07.1836 Hyakusuke mất, đến tháng 9 năm đó Fukuzawa Yukichi và gia đình trở về Nakatsu.

1837 – 1853: Gia đình Fukuzawa sống trong một ngôi nhà bị bỏ hoang gần 15 năm ở Rusuicho. Tại đây anh em Fukuzawa Yukichi luôn phải chịu đựng cuộc sống như những người xa lạ vì lời nói cũng như cung cách ứng xử. Cho đến năm Fukuzawa Yukichi 15 tuổi ông mới được học về văn học Trung Quốc.

1854: Lúc này Fukuzawa Yukichi mới 19 tuổi, ông đã may mắn có cơ hội đến Nagasaki – hải cảng duy nhất mở cửa với phương Tây trong khi cả nước Nhật đóng cửa với bên ngoài từ năm 1630, vào Tekijuku, Osaka

1856: Trở về Nakatsu với Sannosuke. Sau khi Sannosuke mất, Fukuzawa Yukichi trở thành chủ gia đình và quay trở lại Tekijuku.

1858: Fukuzawa Yukichi đứng đầu học sinh tại Tekijuku, nhận trách nhiệm đứng đầu trường Hà Lan học của lãnh địa Nakatsu ở Edo.

1859: Fukuzawa Yukichi kết bạn với Hoshu Katsuragawa, được Takichiro Moriyama dạy tiếng anh.

1860: Lần đầu tiên đến San Francisco trên con tàu Kanrinmaru, được chính quyền Mạc phủ tuyển dụng làm biên dịch viên. Xuất bản quyển “Đại từ điển Trung-Anh”. Ngày 23 tháng 06 Fukuzawa Yukichi trở về Uraga

1861: Fukuzawa Yukichi kết hôn với Okin Toki – con của gia đình võ sĩ cấp cao ở Nakatsu.

1862: Lần thứ hai Fukuzawa Yukichi sang phương Tây với tư cách là một thành viên của phái đoàn đại biểu của chính quyền Mạc phủ đến châu Âu và mua nhiều sách tại London. Đây là nguồn tài liệu chính yếu để hiểu biết sâu sắc hơn về phương Tây của ông.

1863: Con trai Ichitaro chào đời

1864: Fukuzawa Yukichi đến thăm Nakatsu

1865: Tham gia dịch báo tiếng anh. Con trai thứ của Fukuzawa Yukichi tên là Sutejiro chào đời

1866: Sau khi trở về từ chuyến đi sang châu Âu, ông đã bắt đầu viết cuốn “Conditions in the West” (Những điều kiện sống ở phương Tây). Cuốn sách này đã gây sự chú ý của đông đảo nhân dân Nhật Bản và ngay lập tức trở thành cuốn sách bán chạy nhất thời điểm lúc đó.

1867: Lần thứ ba là thành viên trong đoàn đại biểu của chính quyền Mạc phủ sang Mỹ và mua nhiều sách giáo khoa bằng tiếng anh ở Washington và New York. Mâu thuẫn với Tomogoro Ono về việc mua sách. Xuất bản quyển “Conditions in the West” tập 1.

1868: Fukuzawa Yukichi dời khỏi nhà của lãnh địa Nakatsu ở Edo đến Shinsenza. Cao đẳng Keio ở Shinsenza. Cũng trong năm này, chính quyền cải cách mới hai lần đề nghị ông làm việc trong văn phòng ngoại giao của chính phủ, Fukuzawa Yukichi đều từ chối. Ông thành lập công ty xuất bản của chính mình tại trường Cao đẳng Keio.

1869: Công ty Maruzen thành lập chi nhánh tại Tokyo. Tham gia hiệp hội xuất bản Tokyo. Xuất bản cuốn “All about the world”.

1870: Thành lập chi nhánh cao đẳng Keio ở Tokyo. Ông bị mắc bệnh thương hàn trong vài tháng sau, về thăm Nakatsu và đưa mẹ lên Tokyo. Xuất bản cuốn “Conditions in the West” quyển 2.

1871: Trở lại Tokyo. Dời đến Mita với Cao đẳng Keio

1872: Thăm Nakatsu, qua Osaka để đưa ra lời đóng góp với công ty Maruzen. Thành lập phòng xuất bản Cao đẳng Keio, phòng thời trang và xuất bản cuốn “Khuyến học” tập 1.

1873: Thành lập chi nhánh Cao đẳng Keio ở Osaka. Xuất bản cuốn “Đổi lịch”, “Khuyến học” tập 2,3, “Kế toán” bản mới của quyển “Conditions in the West”. Cùng với một số trí thức Tây học như Mori Arinori (1847-1889), Nishimura Shigeki (1828-1902), Katô Hiroyuki (1836-1916), v.v lập ra Hội Meirokusha (Minh lục xã) tức việc thành lập Hội được thảo luận vào năm thứ 6 thời Minh Trị. Tôn chỉ của Hội là “Nhằm xúc tiến giáo dục trong nước, nhóm hữu chí chúng tôi thương nghị về các biện pháp, hội họp các người đồng chí để trao đổi ý kiến, mở mang kiến thức”.

1874: Thành lập chi nhánh Cao đẳng Keio ở Kyoto. Thành lập hiệp hội tranh luận ở Mita. Cử Hikojiro Nakamigawa và Nobukichi Koizumin sang London. Xuất bản “Khuyến học” tập 4-13.

1875: Làm chứng cuộc hôn nhân của Arinori Mori. Phòng tranh luận Mita hoạt động sôi nổi. Xuất bản “Khuyến học” tập 14, “Khái lược về văn minh”. 1876 – 1881: Fukuzawa Yukichi ở Tokyo

1876: Gặp Toshimichi Okubo. Viếng thăm Osaka. Xuất bản “Khuyến học”

tập 15-17.

1877: Xuất bản cuốn “Phân chia quyền lợi”, “Kinh tế học cho mọi người”.

1878: Đệ trình về Ngân hàng tiền đồng lên Shigenobu Okuma. Đề nghị sự giúp đỡ tài chính cho trường cao đẳng Keio nhưng vô vọng. Xuất bản cuốn “Lý thuyết tiền tệ, Quyền con người, Quyền quốc gia”.

1879: Được bầu làm chủ tịch Viện Hàn lâm Tokyo. Được bầu làm phó chủ tịch Hội đồng thành phố Tokyo, hai tuần sau đó đề nghị về Kojunsha, nơi “đàm đạo” tích cực trong việc thành lập Ngân hàng tiền đồng Yokohama, tích cực giải quyết vấn đề mỏ than Takashima. Xuất bản cuốn “Nghị viện”.

1880: Kojunsha - quỹ hỗ trợ thương thảo về vấn đề mỏ than Takashima. Được Hirobumi Ito, Kaoru Inoue và Shigenobu Okuma đề nghị làm biên tập viên cho tờ báo của chính phủ.

1881: Phòng Minh Trị. Nhận lời đề nghị làm biên tập viên của tờ báo chính phủ. Vấn đề mỏ than Takashima được giải quyết. Kế hoạch tờ báo chính phủ bị thất bại. Xuất bản cuốn Chuyện đương thời.

1882: Thời sự tân báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1883: Gửi Ichitaro và Sutejiro sang Mỹ. Được Kim Ok-kyun viếng thăm. 1884: Chiến dịch chống Triều Tiên trên tờ Thời sự tân báo.

1885: Chiến dịch chống Triều Tiên và Trung Quốc trên tờ Thời sự tân báo. Bài xã luận “Thoát Á luận” được đăng trên tờ Thời sự tân báo

1886: Viếng thăm Osaka-Kyoto. Viếng thăm Mito.

1887: Nakamigawa làm chủ tịch công ty Đường sắt Sanyo. Chuyển quyền sở hữu tài sản ở Mita cho trường Cao đẳng Keio.

1888: Ichitaro và Stejiro từ Mỹ trở về.

1889: Ichitaro tham gia tờ Thời sự tân báo, Stejiro tham gia công ty Đường sắt Sanyo. Chiến dịch gây quỹ cho Đại học Keio. Đến thăm Kobe, Osaka, Nara, Kyoto, Nagoya và Shizuoka. Ba giáo sư người Mỹ đến Nhật cùng với Arthur Knapp.

1890: Trường Đại học Keio được thành lập. Đây là trường đại học tư thục đầu tiên ở Nhật Bản. Ngày lễ Hakone

1893: Bài xã luận “Luận về nhà kinh doanh thực thụ” đăng trên tờ Thời sự tân báo

1894: Đến thăm Nakatsu. Chiến dịch chống Trung Quốc trên tờ Thời sự tân báo. Mở đầu chiến dịch gây quỹ cho chi phí chiến tranh trong cuộc chiến Trung – Nhật.

1895: Chiến dịch chống Trung Quốc trên tờ Thời sự tân báo

1896: Thăm Ise. Thăm Nagano.

1897: Thăm Nagoya, Kyoto, Osaka, Nara, Hiroshima và Okayama.

1898: Xuất bản cuốn Tuyển tập Fukuzawa Yukichi 5 tập. Ông bị đột quỵ lần 1 ngày 26.09.1898.

1899: Xuất bản cuốn Tự truyện của Fukuzawa Yukichi.

1901: Fukuzawa Yukichi bị đột quỵ lần 2 ngày 25.01.1901 và đến ngày 03.02.1901 mất tại nhà riêng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Duy Tân về giáo dục của Furukawa Yukichi (Trang 111)