Những điều kiện hình thành tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Duy Tân về giáo dục của Furukawa Yukichi (Trang 23 - 52)

CHƯƠNG 1: FUKUZAWA YUKICHI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG DUY TÂN VỀ GIÁO DỤC CỦA ÔNG

1.2. Những điều kiện hình thành tư tưởng duy tân về giáo dục của Fukuzawa Yukichi

Có hai thời kỳ vàng son trong lịch sử Nhật Bản là: Trước hết, từ cuối thế kỷ thứ VI đến giữa thế kỷ thứ VII, khi Nhật Bản đó nhận thức rừ được sức ép từ Trung Quốc, sau đó là những năm cuối của Mạc Phủ Tokugawa, thời điểm Nhật Bản bắt đầu chú ý đến thành tựu văn minh phương Tây. Trong cả hai thời kỳ này Nhật Bản đã lần lượt thực hiện thành công các cải cách Taika (645) và Duy tân Minh Trị (1868).

Công cuộc duy tân nửa sau thế kỷ XIX là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản, nó đã mở đường cho việc biến nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, làm cho đất nước thoát khỏi số phận nước thuộc địa. Minh Trị duy tân đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa khiến nền kinh tế Nhật Bản phát triển kỳ diệu trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX và đưa đất nước này trở thành một nước “phú quốc cường binh”.

Cũng như bất kì cuộc cải cách nào trên thế giới, thành công của nó phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện bên trong, những yếu tố tự thân luôn có ý nghĩa quyết định. Điều đặc biệt ở Nhật Bản đó là, họ đã “tạo ra được một môi

trường bên trong thuận lợi để từ đó tận dụng được tới mức tối đa những thuận lợi trong môi trường chính trị và kinh tế quốc tế, đồng thời đối phó được một cách hữu hiệu với những thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài” [34, tr.41]. Có thể khẳng định rằng, những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội văn hóa, tư tưởng giai đoạn này là động lực chủ yếu nảy sinh làm tư tưởng duy tân của Fukuzawa Yukichi nói chung và đặc biệt là tư tưởng duy tân về giáo dục nói riêng.

1.2.1 Điều kiện kinh tế

Sau gần 2 thế kỷ theo đuổi chính sách đóng cửa đất nước, còn gọi là chính sách “Tỏa quốc” (Sakoku), bước sang thế kỷ XIX, lịch sử Nhật Bản lại đứng trước những thách thức mới. Cùng với sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước ngày càng trở nên gay gắt, chính quyền Tokugawa cũng thường xuyên phải đối mặt với những áp lực chính trị của các nước tư bản phương Tây. Là những quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự; nhận thấy vị trí chiến lược và tiềm năng kinh tế của nhiều nước phương Đông, các nước này đều muốn mở rộng ảnh hưởng, giành ưu thế ở đất nước được coi là cửa ngừ của khu vực Bắc Thái Bình Dương. Do đó, từ đầu thế kỷ XVIII, các nước Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ v.v đều cử đại diện của mình cùng nhiều đoàn tàu đến Nhật Bản, đề nghị mở cửa để mở rộng quan hệ giao thương, nhưng Edo vẫn kiên quyết giữ nguyên chính sách cũ của họ. Mượn danh nghĩa của Công ty Đông Ấn Hà Lan, một số tàu Mỹ cũng đã thâm nhập vào hải phận Nhật Bản, đồng thời yêu cầu Mạc Phủ từ bỏ chính sách tỏa quốc. Tham vọng đó của Mỹ thể hiện rừ trong tuyờn bố của Bộ trưởng Ngoại giao John Quicy Adams: “Sứ mệnh của các quốc gia Cơ đốc giáo là mở cửa Nhật Bản và Nhật Bản phải đáp ứng yêu cầu đó. Cơ sở của sứ mệnh đó là ở chỗ, không có một dân tộc nào lại có thể từ chối trách nhiệm của mình vì lợi ích chung của nhân loại

[22, tr.54]. Núp dưới chiêu bài “vì lợi ích chung của nhân loại”, cho đến giữa

thế kỷ XIX, Mỹ đã không ngừng gây áp lực với Nhật Bản. Năm 1853, Edo đứng trước một biến cố đột ngột khi một lực lượng hải quân khổng lồ dưới sự chỉ huy của Matthew C. Perry tiến vào vịnh Tokyo mang theo bức thư của Tổng thống M. Fillmore yêu cầu Nhật Bản mở cửa. Tình thế chính trị đó buộc chính quyền phong kiến phải suy tính kỹ lưỡng các khả năng xảy ra nhằm bảo vệ chủ quyền đất nước. Trong khi Mạc Phủ Edo đang lúng túng đi tìm giải pháp, họ lại bị kẹt vào thế “tiến thoái lưỡng nan” khi lực lượng của Perry trở lại. Nhận thấy nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang đến gần, hơn nữa tiềm lực của đất nước quá yếu, tháng 3 năm 1854 chính quyền Tokugawa quyết định nhượng bộ ký kết “Hiệp ước hòa bình và hữu nghị4” với Mỹ chấm dứt hơn 2 thế kỷ thực thi chính sách tỏa quốc. Từ đây, chính quyền Nhật Bản luôn phải đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, liên tục ký kết các hiệp ước thương mại với các quốc gia trên thế giới.

Như vậy, thay thế cho vị trí Hà Lan, đến giữa thế kỷ XIX, Mỹ đã trở thành trọng tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển quân sự và ngoại giao của Nhật Bản. Việc đồng ý mở cửa, ký kết các hiệp ước thương mại với các nước phương Tõy của chớnh quyền Edo, rừ ràng đó gõy ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với xã hội Nhật Bản. Nhưng bên cạnh những hệ quả tiêu cực ấy, cũng phải thấy rằng, chủ trương mở cửa là giải pháp tình thế giúp cho Nhật Bản tránh phải đương đầu một cuộc xâm lược vũ trang của các nước phương Tây trong thế bị động. “Đó là quyết định có tính chất chiến lược của chính quyền Edo nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, sự thống nhất đất nước, khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong cán cân thương mại” [36, tr.61].

Hơn nữa, nó còn giúp cho Nhật Bản tái hòa nhập với những biến chuyển chung của nền kinh tế thế giới. Chính sách mở cửa cũng giúp cho người Nhật

4 Hay còn gọi là Hiệp ước Kanagawa, hiệp ước này vẫn cấm giao thương nhưng mở cửa ba cảng là Nagasaki, Shimoda, Hakodate cho các tàu săn cá voi của Mỹ cập cảng nhận mua đồ dự trữ, bảo đảm đối xử tốt với các thủy thủ Mỹ bị đắm tàu và cho phép lãnh sự quán Mỹ mở cửa ở Shimoda, một bến cảng ở bán đảo Izu phía

nhận thức rừ hơn về sự lạc hậu của mỡnh với thế giới, từ đú thụi thỳc họ quyết tâm đi tới cải cách, đưa đất nước sang một diện mạo mới.

Có thể khẳng định rằng, đặc trưng căn bản của chế độ kinh tế Nhật Bản thời Edo là cơ chế tự chủ của mỗi lãnh địa. Theo sự phân chia này, Mạc Phủ là lãnh chúa giữ phần đất đai lớn nhất, các lãnh chúa ngoại phiên gồm thân phiên (shimpan), phổ đại (fudai) và ngoại dạng (tozama daimyo). Việc phân chia này giúp cho chính quyền có thể kiểm soát được sức mạnh của các tozama daimyo vốn là những lãnh chúa luôn có khuynh hướng chống lại chính quyền trung ương. Sức mạnh kinh tế của các lãnh chúa này “đóng vai trò then chốt trong suốt tiến trình cải cách và thực tế đã trở thành lực lượng tiên phong trong phong trào cải cách” [36, tr.64].

Là một nước châu Á, cơ sở kinh tế chủ yếu dựa vào sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, chính quyền Edo đã có một số chính sách tích cực khuyến khích ngành kinh tế truyền thống này phát triển. Nhiều diện tích đất khô cằn, đầm lầy được khai hoang; hệ thống tưới tiêu được xây dựng; những tiến bộ trong cải tạo giống và việc gieo trồng một số loại giống mới; công cụ cho thu hoạch sản phẩm nông nghiệp được cải tiến, v.v, Vì vậy, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng “từ 19,7 triệu koku năm 1600 lên 46,8 triệu koku năm 1870” [23, tr.63], nhờ đó đời sống nhân dân cũng được cải thiện. Ngoài lúa là cây lương thực chính, nông dân còn trồng kê, đậu tương, chàm, dâu tằm, v.v Điều đáng chú ý là, nhiều diện tích trồng lúa trước đây đã được chuyển sang chuyên canh trồng một số loại cây công nghiệp, cây đặc sản. Sự phát triển theo xu hướng này không những tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các công xưởng thủ công. Điều này cũng đánh dấu sự phát triển về chất trong kinh tế nông nghiệp Nhật Bản.

Từ đầu thế kỷ XIX, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng có khuynh hướng thương mại hóa. Kết quả là nó đã tạo ra một chu trình mới cho sản

xuất nông nghiệp, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tạo ra sản phẩm hàng hóa, nông thôn Nhật Bản đã mang trong mình một diện mạo mới. Ruộng đất tư hữu ngày một nhiều, hiện tượng mua bán đất, xâm phạm đất công dần dần trở thành hiện tượng phổ biến. Đặc biệt, ở nhiều nơi nông dân không sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang làm hàng thủ công hay chế biến những sản phẩm nổi tiếng của địa phương. Mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế trong bản thân mỗi làng và giữa từng làng với liên làng, giữa các làng nông nghiệp, làng thủ công nghiệp và làng buôn với nhau không ngừng được mở rộng.

Quan hệ đó đã tạo ra một mạng lưới liên kết kinh tế trong nông thôn, từ đó hình thành nên môi trường kinh tế vùng và sự liên kết vừa tương hỗ, vừa phụ thuộc giữa các vùng kinh tế. Chính các vùng kinh tế đó là cơ sở để dẫn tới sự gắn kết chặt chẽ giữa kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị cũng như với mạng lưới kinh tế chung của cả nước. Trên cơ sở những biến chuyển đó, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã tách dần ra khỏi kinh tế nông nghiệp và trở thành hai ngành kinh tế độc lập. Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra năng lực tập trung cho quá trình tích tụ tư bản, từng bước phá vỡ trật tự kinh tế vốn có, làm thay đổi kết cấu xã hội trên cơ sở phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa trong từng ngành nghề. Hệ quả là, một bộ phận không nhỏ cư dân đã thoát khỏi sự ràng buộc của quan hệ truyền thống để tham gia vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế mới.

Những chuyển biến đó đã tác động sâu sắc đến xã hội và đời sống nông thôn. Chế độ lĩnh canh thay đổi, quan hệ trong nông thôn ngày càng phức tạp, nông dân ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các ngành kinh tế phi nông nghiệp. Đặc biệt, những gia đình giàu có cũng có khuynh hướng tách ra khỏi cộng đồng tương trợ kinh tế trước đây để trở thành những đơn vị kinh tế độc lập. Trong khi đó, những hộ nông dân nghèo, bị bần cùng hóa phải cầm cố ruộng đất hoặc phải bán cho địa chủ, thương nhân và trở thành tá điền. Do bị

mất đất hàng loạt, nông dân đành phải bỏ làng quê vào làm thuê trong các xưởng sản xuất thủ công hoặc chuyển sang buôn bán trong các chợ làng hay vào thành thị kiếm sống. Tuy nhiên, thành thị cũng không phải là nơi có thể đưa nông dân thoát ra khỏi cảnh khốn cùng bởi sự áp bức mới và những bất ổn xã hội. Không còn lựa chọn nào khác, họ phải đứng lên chống lại chính quyền. Theo thống kê, “từ năm 1590 đến năm 1867 trong khoảng thời gian 278 năm đã diễn ra 2809 cuộc đấu tranh của nông dân, trong đó có 1192 trận xảy ra trong khoảng 67 năm ngay trước Minh Trị duy tân” [27, tr.36-37]. Mặc dù phần lớn các cuộc khởi nghĩa này đều bị thất bại nhưng chúng đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chính quyền Mạc Phủ và góp phần làm cho chính quyền này bị suy yếu rừ rệt.

Điều đặc biệt dễ nhận thấy trong giai đoạn này là quá trình tập trung nguồn lực của cải lớn trong tay một nhóm thương nhân, chủ xưởng có thế lực là minh chứng rừ rệt nhất cho thấy sự xuất hiện của những nhõn tố kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản. Giới công - thương Nhật Bản, qua quá trình sản xuất, buôn bán đã từng bước tích lũy được nguồn tư bản và từ đó mở rộng lĩnh vực đầu tư sang các lĩnh vực kinh tế khác. Cũng từ đây đã hình thành một đội ngũ thương nhân chuyên nghiệp, góp phần quan trọng tới sự phát triển nền kinh tế. Chính quyền Mạc Phủ đã thi hành nhiều biện phỏp để kiểm soỏt hoạt động của thủ cụng nghiệp, thương nhõn v.v. Rừ ràng, những việc làm đó của chính quyền đã làm gia tăng mâu thuẫn xã hội, mõu thuẫn giai cấp và tỏ rừ sự suy yếu của mỡnh.

Sự xuất hiện của những hình thức kinh doanh mới với đội ngũ thương nhân vừa là hệ quả của những hoạt động kinh tế đa dạng vừa cho thấy sự phát triển mang tính chất nối tiếp từ các giai đoạn lịch sử trước đó, trong đó phải kể đến vai trò của các phường hội buôn bán. Lãnh địa (Han) ra đời nhằm mục đích bảo vệ cho quyền lợi của từng thành viên, bảo vệ địa bàn kinh doanh,

chống lại sự xâm nhập, cạnh tranh giữa các thành viên khác. Cùng với những tác động của chính sách, cơ chế chính trị thì năng lực và sự vận hành của nhiều ngành kinh tế vốn đã từng sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như nhu cầu của một thị trường đã quen dùng các sản phẩm có chất lượng cao là những nhân tố quan trọng giữ cho nhịp độ kinh tế vẫn đạt được mức tăng trưởng ngay cả trong điều kiện đất nước đóng cửa. Đến giữa thế kỷ XIX, khuynh hướng các lãnh địa tham gia trực tiếp vào đời sống kinh tế của đất nước ngày càng phổ biến. Ở nhiều lãnh địa, “Hội đồng thương mại” đã được thành lập để điều phối các hoạt động sản xuất, buôn bán. Những kinh nghiệm và tri thức của lãnh chúa trong quản lý hành chính, điều hành kinh tế với tư cách là những đơn vị độc lập là một trong những di sản quý báu của thời kỳ này. Một số học giả cho rằng sự tự chủ về tài chính của các lãnh địa “là khâu then chốt cho sự thành công của Nhật Bản trong việc nhanh chóng hiện đại hóa khi phải đối đầu với thế giới phương Tây” [23, tr.64].

Sự phát triển thành thị với tư cách là các trung tâm kinh tế là một nhân tố quan trọng khác nữa tạo nên diện mạo mới trong xã hội Nhật Bản. Có thể nói, đến giai đoạn này thành thị ra đời với tốc độ rất mạnh mẽ, tới mức

không có cái gì có thể nghĩ được mà lại không thể thấy ở Miaco và không có gì dù là rất tinh xảo được nhập từ nước ngoài vào mà một số nghệ nhân ở thủ đô này lại không có thể bắt chước làm được” [28, tr.263]. Vào thời Edo, Nhật Bản có tới 200 thành thị và cảng thị. Tuy các thành thị có quy mô dân số, vị trí địa lý và kinh tế khác nhau nhưng đó là nơi tập trung những chuyển biến nổi bật nhất của kinh tế Nhật Bản, đồng thời có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Đây cũng là nơi tập trung những thương nhân giàu có, những người lao động có kỹ thuật, có khả năng sản xuất ra những hàng hóa xuất khẩu như tơ lụa, hàng thủ công, mỹ nghệ v.v.

Việc tập trung một khối lượng hàng hóa vào các đô thị và nhịp độ tăng trưởng trong lưu thông, trao đổi thực sự là môi trường thuận lợi cho thị trường tiền tệ ra đời. Từ đây, các ngân hàng đã được thành lập, các hình thức thanh toán tiện lợi cũng theo đó mà xuất hiện. Sự tham gia của các chủ ngân hàng, thương nhân lớn vào ban điều hành với sự phối hợp quản lý của chính quyền trung ương trong hệ thống ngân hàng đầu tiên quan trọng này đã góp phần giữ cân bằng thị trường tiền tệ, ổn định sản xuất, tạo ra mạch máu lưu thông kinh tế trên toàn quốc. Điều này đã đánh dấu sự phát triển tương đối cao so với các nước khác trong khu vực cùng thời.

Quá trình tập trung một tỷ lệ lớn dân số vào sống trong các thành thị đã kích thích sức mua và nhu cầu tiêu dùng ở Nhật Bản. Sự phát triển của các thành thị mà gắn với nó là quá trình đô thị hóa đã tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế đạt được những tăng trưởng vượt bậc. Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, thành thị đã góp phần trọng yếu trong việc tạo ra diện mạo phát triển mới trong đời sống xã hội Nhật Bản. Mặc dù chưa hội đủ những điều kiện để có thể trở thành những thực thể phát triển độc lập như các thành thị Tây Âu trung đại nhưng nhiều thành thị Nhật Bản với vai trò chủ đạo của kinh tế công- thương nghiệp đã chứa đựng những đặc tính phát triển khác xa các thành thị Châu Á cùng thời.

Trước xu thế mở rộng của hệ thống thương mại quốc tế, với vị trí là một lĩnh vực tiềm năng của châu Á, ngoại thương Nhật Bản thời Edo đã có nhiều phát triển nổi bật. Việc tham gia vào hệ thống thương mại quốc tế đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho Nhật Bản không những trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở các vấn đề chính trị và đặc biệt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền dân tộc. Quyết định mở cửa của Nhật Bản với thế giới một mặt tạo thuận lợi để một số ngành công nghiệp trong nước phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu với khối lượng lớn với những mặt hàng “đặc sản” của Nhật Bản như: trà,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tư tưởng Duy Tân về giáo dục của Furukawa Yukichi (Trang 23 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)