1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn

119 3,8K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Chính vì vậy, trong nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn là một công việc hết sức thú vị đồng thời có ý nghĩa rất qua

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

HOÀNG VIỆT HƯƠNG

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI CỦA CÁC DI TÍCH THĂNG LONG TỨ TRẤN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội – 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

HOÀNG VIỆT HƯƠNG

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI CỦA

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

3 Lịch sử vấn đề 4

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Những đóng góp mới của luận văn 7

6 Kết cấu của luận văn 8

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Bối cảnh lịch sử và sự hình thành không gian địa lý – tâm linh Thăng Long tứ trấn 9

1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội 9

1.1.1 Khái niệm “tứ trấn” trong “Thăng Long tứ trấn” 9

1.1.2 “Tứ trấn” ở các địa phương khác 15

1.2 Quá trình xây dựng và tu tạo Thăng Long tứ trấn 18

1.2.1 Đền Quán Thánh 18

1.2.2 Đình Kim Liên 21

1.2.3 Đền Voi Phục 24

1.2.4 Đền Bạch Mã 25

1.3 Kiến trúc của các di tích và không gian địa lý – tâm linh của Thăng Long tứ trấn 26

1.3.1 Đền Quán Thánh và việc trấn giữ phía Bắc kinh thành 26

1.3.2 Đình Kim Liên và việc trấn giữ phía nam kinh thành 27

1.3.3 Đền Voi Phục và việc trấn giữ phía tây kinh thành 29

1.3.4 Đền Bạch Mã và việc trấn giữ phía đông kinh thành 31

Tiểu kết chương 1 32

Chương 2: Ý nghĩa văn hóa tâm linh trong truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn 34

Trang 4

2.1 Các truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn 34

2.1.1 Cốt truyện 34

2.1.1.1 Truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ 34

2.1.1.2 Truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương 37

2.1.1.3 Truyền thuyết về Linh Lang Đại Vương 41

2.1.1.4 Truyền thuyết về thần Tô Lịch - Long Đỗ - Bạch Mã 44

2.1.2 Một số motif cơ bản trong truyền thuyết Thăng Long tứ trấn 48

2.1.2.1 Motif sự ra đời kỳ lạ 48

2.1.2.2 Motif chiến công hiển hách 51

2.1.2.3 Motif hóa thân 56

2.2 Phong tục tín ngưỡng của người Việt qua các truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn 58

2.2.1 Tục thờ các vị thần tự nhiên 58

2.2.2 Tục thờ thành hoàng làng 65

2.2.3 Các ảnh hưởng của Đạo giáo 68

2.3 Mối liên quan giữa truyền thuyết dân gian với lịch sử của một kinh thành 70

Tiểu kết chương 2 72

Chương 3: Lễ hội ở các di tích Thăng Long tứ trấn 74

3.1 Hội đền Quán Thánh 74

3.2 Hội đình Kim Liên 79

3.3 Hội đền Voi Phục 87

3.4 Hội đền Bạch Mã 95

3.2 Ý nghĩa của các lễ hội đối với người dân Hà Nội hôm nay 100

Tiểu kết chương 3 103

KẾT LUẬN 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 113

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến hội tụ trong mình bề dày lịch sử của truyền thống, văn hóa Một trong số những di tích hồn thiêng của mảnh đất văn vật này phải kể đến là Thăng Long tứ trấn Song song trong suốt chiều dài lịch sử mảnh đất kinh kỳ, Thăng Long tứ trấn đã hình thành, được lưu giữ, tồn tại và in dấu trong tâm trí của biết bao người cho đến hôm nay Nhắc đến Thăng Long tứ trấn, người ta không chỉ nghĩ đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, những công trình đền chùa với kiến trúc tinh tế mà Thăng Long

tứ trấn còn hấp dẫn biết bao người bởi những truyền thuyết, huyền tích lịch sử hào hùng, những lễ hội văn hóa, phong tục đầy màu sắc và ý nghĩa thiêng liêng Chính vì vậy, trong nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian, khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn là một công việc hết sức thú

vị đồng thời có ý nghĩa rất quan trọng

Mặc dù mang vai trò lớn lao trong văn hóa Thăng Long – Hà Nội, song, trên thực tế, không phải người dân Hà thành nào cũng có thể nắm rõ và đầy đủ giá trị nội hàm của Thăng Long tứ trấn Từ khi hình thành cho đến nay, tứ trấn Thăng Long đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và có nhiều biến đổi Do đó, ngoài niềm yêu thích tìm hiểu một trong những nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất kinh kỳ, thì mong muốn được đem đến cho một cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về truyền thuyết và lễ hội của các di tích Tứ trấn Thăng Long chính là lý do

mà tôi chọn đề tài này

Một lý do khác nữa thúc đẩy tôi đến với đề tài Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn là bởi vừa qua, năm 2010, Hà Nội và cả

nước đã tưng bừng tổ chức lễ kỉ niệm thủ đô tròn 1000 năm tuổi Nhiều di tích văn hóa vật thể đã được chọn để tu bổ, trong đó có các di tích của Thăng Long

tứ trấn Là một người được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, cá nhân người làm luận văn rất mong muốn tìm hiểu rõ hơn về những đặc sắc văn hóa nơi mình sinh ra

Trang 6

và lớn lên Vì vậy, luận văn này có thể được xem như một công trình được thực hiện để đáp ứng khao khát tìm hiểu kỹ hơn về một trong số những nét văn hóa của mảnh đất quê hương tôi

Với những lý do khách quan và chủ quan đó, tôi đã đi sâu tìm hiểu Tứ trấn Thăng Long và chọn đây là đề tài cho luận văn của mình

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: 4 di tích được xem là 4 trấn của Thăng Long, gồm: đền Quán Thánh (Trấn Vũ) – trấn Bắc, đình Kim Liên – trấn Nam, đền Voi Phục – trấn Tây và đền Bạch Mã – trấn Đông

- Phạm vi nghiên cứu: Truyền thuyết về các vị thần được thờ ở 4 ngôi đình/đền trên và lễ hội tại các ngôi đình/đền (tài liệu truyền thuyết được ghi chép trong thư tịch và do tác giả luận văn sưu tầm)

3 Lịch sử vấn đề

Mảnh đất Thăng Long hội tụ nhiều đặc sắc trong cảm thức tâm linh, tín ngưỡng của người dân Kẻ Chợ và nhiều nét phong phú trong văn hóa dân gian của mảnh đất kinh kỳ Từ trước tới nay, đã có nhiều cuốn sách giới thiệu về 4 vị thần ở 4 di tích gồm đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, đền Voi Phục và đình Kim Liên hoặc kể về những truyền thuyết gắn liền với sự ra đời cùng nghi lễ thờ cúng tại 4 ngôi đền này Ở đây, chúng tôi xin điểm lại một số cuốn cơ bản

Trước năm 1975, các sách viết về 4 vị thần cũng như 4 ngôi đình/đền thiêng của mảnh đất Thăng Long và các truyền thuyết về 4 ngôi đình/đền này hầu như không có, hoặc không đầy đủ Tài liệu thư tịch sớm nhất còn lại đến

ngày nay là Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái Tại hai công trình này, tuy

chưa có các ghi chép về 4 di tích mà đời sau gọi là Thăng Long tứ trấn, nhưng

đã có những ghi chép về các truyền thuyết về các vị thần được thờ ở đất Thăng

Long

+ Việt điện u linh, thư tịch sớm nhất còn lại hiện nay về các anh hùng thời

kỳ Bắc thuộc của soạn giả Lý Tế Xuyên được ra đời từ thế kỷ 14 Trong cuốn

Trang 7

sách này, theo bản A.751 của Thư viện khoa học do Trịnh Đình Rư dịch được NXB Văn hóa Viện Văn học phát hành năm 1961 thì gồm có 2 truyện; trong đó,

truyện Quảng lợi Thánh hựu uy tế phu ứng Đại Vương từ trang 49 đến trang 51

được chú thích rõ là “Đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội” [52, tr.49]

Ngoài ra còn có 1 truyện nữa về thần sông Tô Lịch có tên gọi là Bảo quốc trấn linh định bang Quốc đô Thành hoàng Đại Vương

+ Lĩnh Nam chích quái, tập sách ghi chép những truyền thuyết và truyện cổ

tích của nước ta viết bằng chữ Hán của Trần Thế Pháp (XV), Vũ Quỳnh và Kiều Phú (nhuận sắc, XV), trong đó đã có truyện kể về thần Long Đỗ Trong các bản

in khác nhau của sách được lưu hành sau này, thì có bản in truyện về thần Long

Đỗ được đề tên là Long Đỗ chính khí thần truyện, có bản in lấy tên là Long Đỗ vượng khí truyện

Ngoài ra, cũng phải kể đến bộ sách Đại Nam nhất thống chí gồm 5 cuốn,

bộ sách địa lý học được xem là đầy đủ nhất của nước ta thời kỳ phong kiến

Trong bộ sách này, ở cuốn Tỉnh Hà Nội phần Núi non, sông nước có một đoạn

giới thiệu về sông Tô Lịch cũng như truyền thuyết liên quan đến con sông này

trích từ sách Lĩnh Nam chích quái [53, tr.177]; và phần Đình, đền, chùa có đoạn

giới thiệu về đền Bạch Mã [53, tr.199] và đền Cao Sơn [53, tr.200]

Sau năm 1975, các sách viết về 4 ngôi đình/ đền trên của Thăng Long bắt đầu xuất hiện đa dạng hơn, mô tả chi tiết hơn, và giới thiệu hấp dẫn hơn Một số

cuốn đáng kể là Hà Nội nghìn xưa của Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (NXB

Hà Nội, 1976, 2 tập sau này, năm 1998, tái bản thành 1 cuốn dày 401 trang do NXB Hà Nội phát hành) giới thiệu về đền thần Bạch Mã và huyền tích về thần

Linh Lang và có giới thiệu sơ qua về thần sông Tô Lịch; cuốn Lễ hội Thăng Long của Lê Trung Vũ chủ biên do NXB Hà Nội ấn hành, năm 1998 giới thiệu

về đền Voi Phục và đền Bạch Mã Từ năm 2000 trở đi có nhiều cuốn sách khác

như: cuốn Lễ hội Việt Nam của Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý đồng chủ biên

(NXB Văn hóa thông tin) năm 2005, viết khá sâu về lễ hội của Việt Nam nói

Trang 8

chung và lễ hội tại Thăng Long tứ trấn nói riêng cũng như giới thiệu sơ qua về truyền thuyết về các vị thần ở 4 ngôi đình/ đền này, quá trình xây dựng và tu tạo

4 ngôi đình/đền Một cuốn sách khác cũng có nhiều đóng góp trong việc nghiên

cứu về Thăng Long tứ trấn là cuốn Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân của 2

nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc và Nguyễn Duy Hinh (do NXB Hà Nội phát hành năm 2005) đề cập khá sâu sắc về những thần tích của Hà Nội nói chung, trong đó có những thần tích về Thăng Long tứ trấn và tín ngưỡng của cư dân Kẻ

Chợ từ truyền thống đến nay Ngoài ra, có một số cuốn khác như Bách thần Hà Nội của Nguyễn Minh Ngọc biên soạn (NXB Cà Mau, 2000), Văn hóa Thăng Long – Hà Nội: hội tụ và tỏa sáng do Trần Văn Bính chủ biên (NXB Thời đại,

2000), bộ sách ảnh 4 quyển về Tứ trấn Thăng Long của NXB Trẻ năm 2006,

Truyền thuyết dân gian người Việt do Kiều Thu Hoạch, Trần Thị An, Mai Ngọc

Hồng biên soạn (NXB KHXH, 2009, quyển 2) v.v

Năm 2010, kỷ niệm Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa vùng đất Thăng Long – Hà Nội được xuất bản, trong đó giới thiệu về 4 ngôi đình/đền trên đất Thăng Long được ra đời với nhiều hình ảnh chân thực và các truyền thuyết về 4 trấn được miêu tả kỹ càng

hơn Các công trình đó là: 36 thần tích, huyền tích Thăng Long – Hà Nội, 36 đình đền chùa Hà Nội, các sách về du lịch, lịch lễ hội v.v Đồng thời, các công

trình cũ đã được tiếp tục được tái bản

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết nghiên cứu liên quan đến 4 ngôi đình/đền

trên, trong đó, đáng kể nhất là một số bài viết được đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian như: Về vấn đề giải mã các lễ hội ở Hà Nội của Lê Hồng Lý (Tạp chí Văn hóa dân gian số 2 năm 2010), Lễ nghênh xuân thời Lê – Trịnh của Trần Thị Kim Anh (Tạp chí Văn hóa dân gian số 3 năm 2006), Nhận diện những đặc điểm của lễ hội Thăng Long – Hà Nội của Lê Trung Vũ (Tạp chí Văn hóa dân gian số 1 năm 2007), Mô hình quan liêu trong trật tự bách thần Thăng Long –

Hà Nội của Đỗ Thị Minh Thúy (Tạp chí Văn hóa dân gian số 5 năm 2006),

Trang 9

Thăng Long tứ trấn của Phùng Thành Chủng (Tạp chí Văn hóa dân gian số 5

năm 2006)…

Nhìn chung, các sách và bài viết về 4 vị thần trong 4 ngôi đình/đền thiêng của đất Thăng Long cho đến hôm nay có khá nhiều Tuy nhiên, mỗi công trình chỉ đề cập được một vấn đề như: hoặc về kiến trúc, hoặc về truyền thuyết hình thành, hoặc về phong tục lễ hội, trong đó, các công trình viết về lễ hội tại các ngôi đình/đền của đất Thăng Long miêu tả chưa thật cụ thể, đầy đủ, phần nhiều công trình chỉ mới dừng lại ở tính “giới thiệu” Về 4 ngôi đình/đền và 4 vị thần được thờ của kinh thành Thăng Long, một chuyên khảo về truyền thuyết và lễ hội về Thăng Long tứ trấn vẫn chưa được tiến hành

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi sẽ tiến hành sử dụng cách tiếp cận văn hóa học

và tiếp cận văn bản truyền thuyết (gồm truyền thuyết trong thư tịch và truyền thuyết truyền miệng)

Các phương pháp chúng tôi sử dụng là: điền dã, thống kê và phân tích văn bản

5 Những đóng góp mới của luận văn

Như đã nói ở trên, cho đến nay, dù nhiều cuốn sách viết về 4 ngôi đình/đền trên đất Thăng Long (mà sau này được gọi là Thăng Long tứ trấn) đã ra đời song, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về di tích này được xuất bản Mặt khác, đối với Thăng Long tứ trấn, các cách hiểu cũng chưa thật thống nhất

và thấu đáo

Luận án của chúng tôi sẽ khảo sát tục thờ Thăng Long tứ trấn theo dòng lịch sử bằng cách khảo sát tục thờ này từ nhiều góc độ: các ghi chép trong thư tịch, truyền thuyết dân gian, di tích, lễ hội với mong muốn có một cái nhìn toàn cảnh về tục thờ này Tuy nhiên, đây là một luận án chuyên ngành văn học dân gian cho nên chúng tôi sẽ dành một dung lượng thích đáng cho việc phân tích truyền thuyết dân gian (trong các tập truyền thuyết đã xuất bản và các truyền

Trang 10

thuyết do chúng tôi sưu tầm được) Bên cạnh đó, việc đối chiếu truyền thuyết với di tích và lễ hội là phần không thể thiếu được bởi văn học dân gian luôn tồn tại trong môi trường văn hóa Thông qua việc khảo sát tổng thể văn hóa dân gian này, chúng tôi mong muốn chỉ ra những lớp văn hóa trong tục thờ Tứ trấn của Thăng Long và qua đó, góp phần hiểu thêm truyền thống của thủ đô nghìn năm văn vật

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Bối cảnh lịch sử và sự hình thành không gian địa lí – tâm linh của Thăng Long tứ trấn

Chương 2: Các tầng ý nghĩa văn hóa trong truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn

Chương 3: Lễ hội ở các di tích Thăng Long tứ trấn

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:

BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ HÌNH THÀNH KHÔNG GIAN ĐỊA LÝ

– TÂM LINH CỦA THĂNG LONG TỨ TRẤN

1.1 Bối cảnh lịch sử xã hội

1.1.1 Khái niệm “Tứ trấn” trong “Thăng Long tứ trấn”

“Tứ trấn” là một từ ghép gốc Hán Từ này được giải thích theo các cách sau:

+ nghĩa 1: “tứ trấn” mang nghĩa là 4 ngôi đình/ đền gồm: đền Bạch Mã, đền Quán Thánh, đền Voi Phục, đình Kim Liên

Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (công trình do

Hoàng Phê chủ biên, NXB Từ điển Bách Khoa, 2011) có định nghĩa về từ

“trấn” Theo đó, từ này gồm 3 nghĩa Trong đó, nghĩa thứ nhất là: “ở trụ một nơi nào đó để ngăn giữ bảo vệ Ví dụ: Bộ đội trấn các vùng xung yếu ở biên giới; Đứng trấn ở cửa không cho ai vào [47, tr.1317] Như vậy, “trấn” ở đây có nghĩa là: bảo vệ, gìn giữ, canh phòng… Ý nghĩa này ta có thể thấy xuất hiện trong các

từ ghép khác như: trấn an, trấn áp, trấn yểm, trấn giữ, trấn thủ, trấn nhiệm, trấn ngự v.v

Theo quan niệm Ngũ hành của tư duy vũ trụ luận cổ xưa, trong văn hóa phương Đông, người ta coi không gian vũ trụ gồm 5 phương gồm: vị trí trung tâm và 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc [36, tr.70] Quan niệm Ngũ hành cũng được ứng dụng vào thuật phong thủy Thực tế, thuật phong thủy là một nhánh của Đạo giáo mà Quách Phác đời Tấn (265 – 420) Trung Quốc là người đầu tiên viết thành sách về nó [10, tr.111] Theo bước chân của Đạo giáo du nhập vào nước ta từ rất sớm, thuật phong thủy cũng được người dân tiếp thu và thực hành nhanh chóng

Trong tín ngưỡng dân gian người Việt, khi xây xong nhà cửa, thành ốc, người ta thường trấn yểm để tà ma khỏi xâm phạm Người Việt quan niệm rằng,

Trang 12

khi một vùng đất mới được định hình thì những thế lực dữ hoặc những sức mạnh đen tối ở vùng đất đó sẽ tìm cơ hội để phá hoại vùng đất hoặc căn nhà mới xây

Vì thế, người ta thường tìm đến những thế lực siêu nhiên để mong họ có thể giúp sức bảo vệ vùng đất hoặc căn nhà của mình Những thế lực siêu nhiên này được thờ phụng, coi trọng như những vị thần bảo hộ họ trong suốt quá trình sinh sống, an cư và lạc nghiệp Về nguyên tắc cơ bản, thuật phong thủy quan niệm lấy chỗ đứng làm trung tâm, với bốn phương trời đất hội tụ chầu về, thành ngũ phương ngũ thần [10, tr.117] Trong mỗi gia đình cư trú, ngũ thần gồm có thần cổng, thần sân, thần cửa, thần giếng, thần bếp Vì thế, người Việt thường trừ tà

ma bằng bùa Ngũ sắc (= Ngũ hành) và bằng bức tranh dân gian (Ngũ hổ vẽ 5 con hổ ở 5 phương với 5 màu theo Ngũ hành với ý nghĩa: Hổ tượng trưng cho sức mạnh, trấn trị ở khắp 5 phương, tà ma không còn lối thoát [36, tr.70] Nhà ở, lăng mộ là các công trình xây dựng của người Việt rất chú trọng yếu tố này Chẳng hạn: ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình) có đặt tượng hổ đá phía tây, rồng phía đông, phượng phía nam, rùa phía bắc, mộ Trần Thủ Độ ở giữa theo đúng quy định vật biểu trong Ngũ hành [36, tr.70] Tương tự như vậy, ở kinh đô, nhà vua thờ thần trung quân ở trung tâm, nơi vua ngự, bốn bên là thần Tứ trấn – trời đất trấn giữ Phía Đông gọi là Thanh thiên (phương trời xanh trong sáng, biểu hiện con vật thanh long – rồng xanh), phía Tây gọi là Bạch thiên (phương trời đêm trắng, biểu hiện con vật bạch hổ), phía Nam gọi Chu thiên (phương trời hồng đỏ, biểu hiện chim chu tước), phía Bắc gọi là Huyền Thiên (phương trời màu đen, biểu hiện chim huyền vũ) [10, tr.117]

Trở lại với 4 ngôi đình/đền trên đất Thăng Long, theo các truyền thuyết và tài liệu trong đền kể lại thì trừ đền Bạch Mã do Cao Biền xây dựng vào khoảng năm 860 – 874 do sự sợ hãi với thần sông Tô Lịch, sau này khi thần Long Đỗ có công giúp vua xây thành thì vua Lý Thái Tổ cho sửa lại đền thờ mới phong thần Long Đỗ là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần, trấn phía Đông kinh thành, còn lại 2 ngôi đền: Quán Thánh, Thủ Lệ, và đình Kim Liên, ngay sau khi

Trang 13

xây dựng kinh thành xong, các vị vua Việt đã xây dựng các ngôi đình/đền thờ những vị thần với mục đích trấn yểm cho kinh thành Từ đó, Thăng Long – mảnh đất “rồng cuộn hổ ngồi” nằm ở vị trí trung tâm, xung quanh là 4 vị thần thiêng làm nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ cho nó đảm bảo tồn tại và phát triển bền vững Đó là thần Huyền Thiên Trấn Vũ được thờ ở đền Trấn Vũ (Quán Thánh) nằm ở phía Bắc, thần Cao Sơn Đại Vương được thờ ở đình Kim Liên nằm ở phía Nam, thần Bạch Mã hay còn gọi là thần Long Đỗ, thần sông Tô Lịch được thờ ở đền Bạch Mã nằm ở phía Đông và thần Linh Lang Đại Vương được thờ ở đền Voi Phục nằm ở phía Tây

Một vấn đề nữa cũng cần đề cập là, người lập nên 4 ngôi đình/ đền là các vị vua (chúng tôi xin trình bày ở phần sau), song người gọi 4 ngôi đình/ đền này là

“tứ trấn” lại chính là dân gian Bởi vì 4 ngôi đình/ đền này không phải được khởi tạo cùng một lúc, cùng khoảng thời gian ngay sau khi việc xây thành hoàn tất

mà thực tế, chúng được xây dựng vào những khoảng thời gian khác nhau, do những vị vua khác nhau Do đó, chúng tôi cho rằng, người gọi 4 ngôi đình/đền trên là “tứ trấn” của Thăng Long chính là dân gian sau khi việc xây dựng 4 ngôi đình/đền này hoàn tất “Tứ trấn” trong Thăng Long tứ trấn cũng có thể hiểu là

“tứ trấn thần” được thờ trong 4 ngôi đình/ đền Tuy nhiên, thời điểm xuất hiện cụm từ “Thăng Long tứ trấn” với ý nghĩa này là chính xác từ năm nào thì hiện nay không có thư tịch nào ghi chép hiện nay còn lưu giữ được

Trong một bài viết có tựa đề Thăng Long tứ trấn mục Hỏi đáp Folklore của nhà nghiên cứu Phùng Thành Chủng được đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian

số 5 năm 2006, ông cho rằng, từ năm 1490, từ “tứ trấn” có thêm nghĩa thứ hai - tức là “tứ trấn” ở ngoài thành Thăng Long [7, tr.76] Chúng tôi cho mốc năm

1490 là chưa hoàn toàn chính xác mà đúng ra phải là mốc giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) mới đúng.Việc lý giải vấn đề này, chúng tôi xin trình bày ở phần tiếp theo: nghĩa thứ 2 của từ “tứ trấn”

Trang 14

+ nghĩa 2: tứ trấn nghĩa là 4 trấn của thành Thăng Long gồm: trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương và Sơn Tây

Cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do NXB Từ điển Bách

Khoa ấn hành năm 2011 nghĩa thứ 2 của từ “trấn” được định nghĩa như sau:

“Đơn vị hành chính thời xưa, thường tương đương với một tỉnh” [47, tr.1317]

Cuốn Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam của NXB Văn hóa Thông tin

Hà Nội năm 1998, trang 8 định nghĩa rõ hơn: trấn là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, có từ đời Trần [35, tr.20] Cụ thể: “Năm 1397, (triều đình nhà Trần) đã cho đổi một số lộ ở xa thành trấn: Thanh Hóa đổi thành trấn Thanh Đô, Diễn Châu đổi thành trấn Vọng Giang; cấp xã được thay thế bằng giáp” [35, tr.23]

Để làm rõ hơn điều này, chúng tôi đã khảo sát 2 cuốn sách là Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn (2 tập) – một trong số những bộ quốc sử lớn nhất và quan trọng nhất của nước ta và Đại Nam nhất thống chí thì được biết như sau: Vào năm Quang Thái thứ 10 đời Trần ở

nước ta đã có các trấn như: Vọng An trấn, Lâm An trấn… [34, tr.1042] Năm

1428, Lê Lợi chia cả nước thành 5 đạo (Đông, Tây, Nam, Bắc, Hải Tây), mỗi đạo gồm các lộ hoặc trấn, tiếp đến lần lượt là phủ, huyện, châu, xã Xã lại có 3 loại: đại, trung, tiểu Năm 1466, Lê Thánh Tông chia cả nước làm 12 đạo: 2 huyện Quảng Đức và Thọ Xương được lập thành phủ Trung Đô do triều đình quản lý Lộ đổi thành phủ, trấn đổi thành châu, hoán vị huyện và châu cho nhau Đến năm Kỷ Sửu thứ 10 (1469), một sự kiện trọng đại xảy ra ở nước ta, đó là vua Lê Thánh Tông cho định lại bản đồ cả nước, quy định rõ khu vực hành

chính thuộc 12 đạo thừa tuyên [Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1,

quyển thứ 21, tr.1035 - 1052] Việc lập bản đồ quốc gia với từng khu vực cụ thể đánh dấu một bước tiến lớn lao trong sự phát triển của cơ cấu đơn vị hành chính lãnh thổ nước ta theo hướng thống nhất, khoa học, chính xác và tiện lợi Năm

1471, sau khi mở rộng bờ cõi về phía Nam, Lê Thánh Tông cho lập thêm xứ thừa tuyên Quảng Nam Như vậy cả nước ta được chia thành 13 xứ thừa tuyên,

Trang 15

13 xứ thừa tuyên này đến giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) thì được vua Lê Tương Dực đổi là trấn, bao gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Nam Sách (sau đổi là Hải Dương), Thiên Trường (sau đổi là Sơn Nam), Quốc Oai (sau đổi

là Sơn Tây), Bắc Giang (sau đổi là Kinh Bắc), An Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Thái Nguyên (sau đổi là Ninh Sóc) và Quảng Nam Trong đó,

có 4 trấn nội kinh (nằm gần kinh thành) và 9 trấn ngoại kinh (là các trấn nằm xa hơn) Tứ trấn nội kinh (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long, có nhiệm vụ che chắn, bảo vệ kinh thành ngay từ vòng ngoài khi kinh thành trực tiếp bị đe doạ Ngoài ra, vì ở gần kinh thành nên bốn kinh trấn còn là

những lực lượng có nhiệm vụ “cứu giá” và dẹp yên nội loạn khi kinh thành có

biến Tứ trấn nội kinh được quy định gồm: Trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải

Dương và Sơn Tây [Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, quyển

thứ 33, tr.317] Cụ thể:

1) Trấn Kinh Bắc

Gồm 4 phủ (20 huyện) bao gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Phúc Yên sau này Cụ thể, đó là các huyện: Đông Ngàn, Yên Phong, Tiên Du, Võ Giàng, Quế Dương (5 huyện - thuộc phủ Từ Sơn) Gia Lâm, Siêu Loại, Văn Giang, Gia Định, Lang Tài (5 huyện - thuộc phủ Thuận An) Kim Hoa, Hiệp Hoà, Yên Việt, Tân Phúc (4 huyện - thuộc phủ Bắc Hà), và cuối cùng là: Phượng Nhãn, Hữu Lũng, Yên Dũng, Bảo Lộc, Yên Thế, Lục Ngạn (6 huyện - thuộc phủ Lạng Giang) Vì trấn lỵ ở Đáp Cầu, huyện Võ Giàng (phía Bắc kinh thành), nên Kinh Bắc cũng được gọi là trấn Bắc hay trấn Khảm

2) Trấn Sơn Nam

Gồm 11 phủ (42 huyện), tương đương với các tỉnh: Hà Đông, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hưng Yên sau này Cụ thể, đó là các huyện: Thanh Đàm, Thượng Phúc, Phú Xuyên (3 huyện - thuộc phủ Thường Tín) Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An (4 huyện - thuộc phủ Ứng Thiên) Nam Xang, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục (5 huyện -

Trang 16

thuộc phủ Lý Nhân) Đông An, Kim Động, Tiên Lữ, Thiên Thi, Phù Dung (5 huyện - thuộc phủ Khoái Châu) Nam Chân, Giao Thuỷ, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên (4 huyện - thuộc phủ Thiên Trường) Đại An, Vọng Doanh, Thiên Bản,

Ý Yên (4 huyện - thuộc phủ Nghĩa Hưng) Thuỵ Anh, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Đông Quan (4 huyện - thuộc phủ Thái Bình) Ngự Thiên, Duyên Hà, Thần Khê, Thanh Lan (4 huyện - thuộc phủ Tân Hưng) Thư Trì, Vũ Tiên, Chân Định (3 huyện - thuộc phủ Kiến Xương) Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khang (3 huyện thuộc phủ Trường An) và cuối cùng là: Phụng Hoá, An Hoá, Lạc Thổ (3 huyện - thuộc phủ Thiên Quan) Vì trấn lị ở phía Nam kinh thành, nên Sơn Nam cũng được gọi

là trấn Nam hay trấn Ly

3) Trấn Hải Dương

Gồm 4 phủ (18 huyện), bao gồm các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng và Kiến

An sau này Cụ thể, đó là các huyện: Đường Hào, Đường An, Cẩm Giàng (3 huyện - thuộc phủ Thượng Hồng) Gia Phúc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Vĩnh Lại (4 huyện - thuộc phủ Hạ Hồng) Thanh Hà, Thanh Lâm, Tiên Minh, Chí Linh ( 4 huyện - thuộc phủ Nam Sách) và cuối cùng là: Giáp Sơn, Đông Triều, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, Thuỷ Đường, An Dương (7 huyện - thuộc phủ Kinh Môn) Vì trấn lị ở phía Đông kinh thành, nên Hải Dương cũng được gọi là trấn Đông hay trấn Chấn

4) Trấn Sơn Tây

Gồm 6 phủ (24 huyện), tương đương với các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, và Sơn Tây sau này Cụ thể, đó là các huyện: Từ Liêm, Phúc Lộc, Yên Sơn, Thạch Thất, Đan Phượng (5 huyện - thuộc phủ Quốc Oai) An Lãng, An Lạc, Bạch Hạc, Tiên Phong, Lập Thạch, Phù Khang (6 huyện - thuộc phủ Tam Đái) Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khê, Hạ Hoà (4 huyện - thuộc phủ Lâm Thao) Đông Lan, Tây Lan, Sơn Dương, Đương Đạo, Tam Dương (5 huyện - thuộc phủ Đoan Hùng) Tam Nông, Bất Bạt (2 huyện - thuộc phủ Đà Dương) và cuối cùng là: Mỹ Lương, Minh Nghĩa (2 huyện - thuộc phủ Quảng Oai) Vì trấn lị ở phía Tây kinh

Trang 17

thành, nên Sơn Tây cũng được gọi là trấn Tây hay trấn Đoài [Khâm định Việt

sử thông giám cương mục, tập 1, quyển thứ 21, tr.1035 - 1052]

Kể từ đó (giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) đến sau này, bất kỳ chiếu nào của nhà vua có liên quan đến tứ trấn như: đặt hiệu quân ở tứ trấn, kén vệ binh ở tứ trấn, định ngạch lính ở tứ trấn, tuyển thêm quân lính ở tứ trấn… thì “tứ trấn” đều được hiểu là 4 trấn trên Cũng kể từ đó, khi nói đến “tứ trấn”, người dân sẽ hiểu là 4 trấn Kinh Bắc, Sơn Nam, Sơn Đông và Hải Dương

Cũng theo cuốn Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm Minh

Mệnh thứ 12 (1831) thì ở nước ta đổi các “trấn” thành “tỉnh” Kể từ đó đến nay, trong quy hoạch, khái niệm “trấn” không còn được dùng với ý nghĩa là một đơn

vị hành chính của nhà nước như trước đây nữa

Tóm lại, từ “Thăng Long tứ trấn” gồm có 2 nghĩa: a) 4 ngôi đình/đền của đất Thăng Long (Quán Thánh, Trấn Vũ, Kim Liên, Bạch Mã) – đây là một cách gọi lưu truyền trong dân gian và không được ghi chép trong các thư tịch; b) 4 trấn ngoài kinh thành Thăng Long (Hải Dương, Sơn Đông, Sơn Nam, Kinh Bắc) – cách gọi này có từ giữa năm Hồng Thuận (1510-1516) cho đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) Từ năm Minh Mệnh thứ 12 (1381) đến nay, nghĩa 4 trấn mất đi theo sự thay thế tên gọi và phân chia đơn vị hành chính của nước ta, chỉ còn lại nghĩa 4 ngôi đình/đền thiêng trên đất Thăng Long

Ở đây, trong luận văn, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu Thăng Long tứ trấn

theo cách hiểu thứ nhất là tứ trấn thuộc kinh thành Thăng Long nghĩa là 4 ngôi đình/ đền thiêng ở Hà Nội mà không nghiên cứu tứ trấn ở phía ngoài kinh thành Thăng Long

1.1.2 “Tứ trấn” ở các địa phương khác

Rất thú vị là “tứ trấn” không chỉ có ở vùng đất Thăng Long mà ở một số địa phương khác, ta cũng thấy xuất hiện “tứ trấn” Điểm lý thú này đã tạo nên nhiều nét song trùng trong văn hóa tín ngưỡng ở các vùng miền của Tổ quốc,

Trang 18

song, khi đi sâu nghiên cứu, ta vẫn thấy ở mỗi vùng có một nét độc đáo, khác biệt riêng

Hoa Lư (Ninh Bình) trước kia cũng là vùng đất đẹp được chọn là kinh đô của vua chúa Vì thế, việc trấn trạch là điều không thể thiếu trong xây dựng Vua Đinh Tiên Hoàng là người sùng đạo phật, nên ông cho xây dựng ở trong kinh đô Hoa Lư rất nhiều chùa tháp Kinh đô Hoa Lư xưa có 3 vòng thành: thành ngoài, thành trong và thành nam với diện tích mỗi thành khoảng 1,4km2 Riêng thành

nam (còn gọi là Tràng An) có thêm phần núi non hiểm hóc bao bọc Theo Địa chí Ninh Bình, không gian văn hóa Hoa Lư tứ trấn chỉ vùng văn hóa kinh đô

Hoa Lư được bởi giới hạn trong tầm ảnh hưởng của 4 ngôi đền thiêng thờ các vị thần, thánh trấn giữ 4 hướng chính vào kinh thành xưa – nay là cố đô Không gian này nằm trong phạm vi 5 km từ trung tâm cố đô Hoa Lư 4 Ngôi đền chính của Hoa Lư tứ trấn: đông – tây – nam – bắc lần lượt là: đền Thiên Tôn, đền Cao Sơn, đền Quý Minh và đền Thánh Nguyễn Bốn vị thần “bảo hộ”, trấn giữ các hướng đông tây nam bắc của cố đô Hoa Lư gồm: Thần Thiên Tôn, Thần Cao Sơn, Thần Quý Minh và Đức Thánh Nguyễn Ngoài bốn ngôi đền chính, các vị thần này được thờ ở rất nhiều ngôi đền xung quanh quần thể di tích Cố đô, có vai trò bổ sung tạo nên một không gian văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của vùng đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần và được gọi là không gian văn hóa Hoa Lư

tứ trấn [62]

Trấn Đông Hoa Lư là đền thờ thần Thiên Tôn Vị thiên thần trấn phía mặt trời mọc này được thờ ở nhiều nơi, trong đó lớn nhất là động Thiên Tôn Xưa, nơi đây là tiền đồn để trình báo khi vào kinh đô Hoa Lư từ phía Đông Trước lúc đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân, nhà vua đã sửa lễ vật vào cầu đảo trong động

để mong được thần giúp đỡ Ngoài động Thiên Tôn ra, còn 7 ngôi đền khác thờ thần, đó là các ngôi đền ở quanh chân núi Cánh Diều, chùa Phong Phú, các làng Bích Đào, Đại Phong, Yên Cư, Lực Giá và Phú Gia

Trang 19

Trấn Tây Hoa Lư là đền thờ thần Cao Sơn Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một vị thần ở Phụng Hóa (Ninh Bình) có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được dân làng Kim Liên rước về thờ ở trấn phía Nam kinh thành, một trong Thăng Long tứ trấn Thần đã dạy bảo và giúp

đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy

đã được Vua Đinh cho phép dân lập đền thờ để bảo vệ kinh đô từ hướng tây trên núi Đính Ngoài ngôi đền này ở vùng núi Tam Điệp Ninh Bình còn khoảng 25 ngôi đền khác thờ thần Cao Sơn

Trấn Nam Hoa Lư là đền thờ thần Quý Minh Ngôi đền chính hiện ở xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình Theo truyền thuyết, thần Quý Minh là người đánh dẹp các thế lực ở vùng thấp, có thể giúp thần Cao Sơn khi các thế lực bỏ chay qua đây Thần cai quản và kết hôn cùng bà quận chúa ở chốn này Ngoài

ra, vị thổ thần, thủy thần trấn cửa Nam này cũng được thờ ở nhiều đền nằm rải rác ở vùng sông núi Tràng An như đền Dưỡng Khê, đền Đô, đền Hiềm, các di tích ở làng Thiện Trạo, xã Ninh Sơn và làng Phúc Trì, thành phố Ninh Bình, đền Miếu Sơn (Ninh Vân, Hoa Lư) đình Bình Khang (Liên Sơn, Gia Viễn)

Trấn Bắc Hoa Lư là đền thờ Đức Thánh Nguyễn Ngôi đền này không được xây dựng từ thời Đinh như 3 đền kia mà sau đó 2 thế kỷ Đền thờ thánh Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An, Ninh Bình Ông là một thiền sư giỏi về Phật pháp, giỏi cả pháp thuật, có công chữa bệnh cho vua Lý, là ông tổ của nghề đúc đồng Cũng bởi có nhiều công lao trong việc chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo sau này là những nhân vật lịch sử có thật được người Việt tôn sùng là lên bậc thánh (đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần) Bên cạnh đền Thánh Nguyễn - một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lớn của Hoa Lư thì xung quanh đền còn khá nhiều nơi thờ thiền sư Minh Không như: đền thờ Nguyễn Minh Không ở chùa Bái Đính; chùa Địch Lộng ở huyện Gia Viễn; khu di tích động Hoa Lư.v.v Điểm trùng hợp đặc biệt hết sức lý thú khi nghiên cứu hai tổ hợp không gian văn

Trang 20

hóa của Hoa Lư tứ trấn và Thăng Long tứ trấn, đó chính là ở các đối tượng được thờ ở những ngôi đền thiêng này Cả 2 nơi đều thờ 3 thần và 1 thánh Thần là tượng trưng cho sức mạnh thiên nhiên, thánh là nhân vật lịch sử có thật với công lao phi thường được nhân dân phong thánh Cả 2 nơi đều thờ thần Cao Sơn có nguồn gốc phát tích ở Phụng Hóa (Nho Quan – Ninh Bình) Thần Thiên Tôn và Thần Trấn Vũ là những thiên thần xuất xứ xa xưa từ phương Bắc đến, thần Long

Đỗ là thổ thần và thần Quý Minh là sơn thần

1.2 Quá trình xây dựng và tu tạo Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn là một trong những nét đẹp, mang đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật và đời sống tâm linh của người dân Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng Từ khi được xây dựng cho đến nay, cùng với thời gian, bốn ngôi đình/đền của thành Thăng Long đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và được

tu sửa nhiều lần Trong luận văn này, chúng tôi chỉ xin nêu lại một số mốc chính dựa trên các tài liệu mà chúng tôi có được

1.2.1 Đền Trấn Vũ (Quán Thánh)

Ngôi đền thờ thần bảo hộ phương Bắc của kinh thành này có bản ghi là được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (1010), lại có thuyết khác cho rằng được xây dựng vào năm 1102 trong hoàng thành, thờ "Huyền Thiên Trấn Vũ chân quán" hoặc Huyền Thiên Chân Vũ Đại đế" hoặc nữa "Trấn Thiên Chân Vũ Đại đế", trước nằm ở phía Nam sông Tô Lịch Năm 1474, do mở rộng hoàng thành (nội kinh) đền được di ra ngoài và xây ở bờ nam Tây Hồ, tức địa điểm hiện nay [20, tr 59 - 60]

Trong tấm biển ghi lại về lịch sử đền Quán Thánh (hiện nay vẫn đang treo tại đền), quá trình xây dựng và tu sửa đền được chép như sau: “Đền được dựng vào năm 1010 dưới triều Lý Thái Tổ sau khi dời đô về Thăng Long để trấn phương Bắc Đền này được liệt vào Thăng Long tứ trấn (4 vị thần trấn thành Thăng Long: thần Huyền Thiên trấn phương Bắc, thần Bạch Mã trấn phương Đông, thần Linh Lang trấn phía Tây (tức là đền Voi Phục), thần Cao Vương trấn

Trang 21

phía Nam (tức là đình Kim Liên) Trải qua thời Trần có sửa chữa nhiều lần Năm Vĩnh Trị thứ 2 dưới triều Lê Hy Tôn (1677), Trịnh Tạc sai thị thần là Nguyễn Đình Luân trông coi việc tu sửa đền: bỏ tượng gỗ, đúc tượng đồng và 1 quả chuông (nay hãy còn) Năm Lê Cảnh Hưng đời thứ 29 (1768) Trịnh Sâm ra lệnh cho chữa đền Những tấm bia định khắc về việc trùng tu thì khi Minh Mệnh

ra Bắc, thấy bia của Trịnh Sâm cho là kẻ thoán nghịch nên ghét, sai bỏ đi nên bia bỏ đấy mà không được trông coi Năm Thiên trị thứ nhất (1841) được vua ban tấm biển đồng chữ bạc để ở giữa nhà Đại Bái và 13 đồng kim tiền hạng trung (do các hoàng tử cung tiến)

Năm 1856 thời Tự Đức, bố chính sơn tây Phạm Xuân Quế, bố chính Hà Nội Tôn Thất Giáo và huyện doãn hai huyện Thọ Vĩnh Phan Duy Khiêm đứng lên quyên tiền trùng tu sửa chữa lại nhà chính diện; đình thiêu hương, nhà đại bái, gác chuông, xây thêm hai tòa tả hữu hành lang và đắp lại bốn pho tượng Đại nguyên súy và một pho tượng đương niên hành khiển (vị thần coi việc năm ấy, những pho tượng này nay không còn) Những đồng tiền ban vào thời Thiệu Trị đem đúc lại thành chuỗi vòng vàng đeo ở tay thần tượng (nay không còn) Về phía sau đền dựng ngôi chùa nhỏ gọi là chùa Vũ đương sơn đề câu thơ:

Huyền đế luyện đan nghi thử địa; Tiên ông mạ trử thị hà niên

(Huyền đế luyện đan ngờ chốn ấy; Tiên ông mài sắt nhớ năm nào (nay không còn)

Đến năm Thành Thái thứ 5 (1893) lại có cuộc trùng tu, các đồ tự khí, câu đối đều được sửa lại, trang hoàng như ngày nay.”

Trong chuyến đi điền dã ngày 22/8/2011, chúng tôi đã gặp và hỏi chuyện ông Bùi Hồng Sơn, nhân viên Ban quản lý di tích đền Quán Thánh Theo ông Sơn cho biết: “Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã cho lấp hồ, mở rộng phố xá, đền cũng bị thu hẹp Năm Bảo Đại thứ 5 (1930) đền được mở rộng như hiện nay, phần lớn các hạng mục được xây dựng lại Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, đền cũng bị tàn phá nặng nề Pho tượng Thần bằng gỗ trầm bị

Trang 22

cháy Năm 1948 nhân dân trong thôn cùng khách thập phương quyên góp, đền được xây dựng như hiện nay.”

Nhìn vào tấm ảnh tư liệu trong đền Quán Thánh chụp đền hồi đầu thế kỷ 19 chúng tôi thấy đền trước kia và hiện nay không khác nhau nhiều Điểm khác biệt lớn nhất là hồ Tây hiện nay không nằm ngay trước cửa đền (như trong ảnh) mà được xây kè lùi lại, đẩy ra xa hơn so với cửa đền, lấy khoảng giữa làm đường đi Đặc biệt, dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, đền đã được thành phố tiến hành tu bổ lớn cho xứng với tầm vóc một danh lam thắng cảnh quốc gia Theo đó, từ tháng 6-2009 đến tháng 7-2010, quận Ba Đình, thành phố

Hà Nội đã tiến hành tu bổ, tôn tạo di tích với tổng kinh phí đầu tư gần 14 tỷ đồng Các hạng mục chính được tôn tạo gồm: hạ giải toàn bộ mái đền chính, lợp lại bằng ngói mũi hài phục chế, đắp lại các con giống, hoa văn trên mái; thay mới hệ thống cửa đi, cửa hồi; tu bổ lại mái, đắp chữ, câu đối của nghi môn; cải tạo lại cảnh quan sân vườn [54]

Trong chuyến điền dã tại đền Quán Thánh ngày 22/8/2011, chúng tôi được

bà Trần Lệ Thúy, nhân viên Ban quản lý Di tích đền Quán Thánh, cho biết:

“Ngôi đền này có từ 1000 năm nay Trong quá trình làm việc, Ban quản lý Di tích chúng tôi đã rất coi trọng việc bảo tồn, tu tạo đền nhưng giữ nguyên giá trị

cổ ngày xưa Đền đã được nhiều lần sửa chữa, nhưng những bức hoành phi câu đối chạm trổ tinh xảo bằng gỗ và có các bài thơ của các vị vua chúa ngày xưa thì đều được giữ lại, nếu bức nào bị hỏng nét thì mới sơn son thếp bạc lại thôi Còn những giá trị về nghệ thuật đúc đồng của ông cha ta ngày xưa thì vẫn được giữ

nguyên và trưng bày trong đền như hiện nay.”

Nhân dịp này, thành phố cũng đã quyết định gắn biển “Công trình 1000 năm Thăng Long-Hà Nội” cho đền Quán Thánh để tôn vinh biểu tượng của Thủ

đô nghìn năm văn hiến

Trang 23

1.2.2 Đình Kim Liên

Nằm ở phía Nam kinh thành, ngôi đình Kim Liên đến nay đã có tuổi thọ

gần 1000 năm tuổi Về tên gọi, trong Lý lịch khu di tích lịch sử - nghệ thuật đình chùa Kim Liên có viết: “Đình còn được gọi là đền Kim Liên, đền Cao Sơn Văn

bản cổ nhất trong di tích hiện còn niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1510) ghi tên di tích là “Cao Sơn đại vương thần từ” (Đền thần Cao Sơn Đại Vương)… Di tích trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, sau Cách mạng Tháng Tám thuộc làng Kim Liên, xã Phương Liệt, quận 7 Hà Nội Ngày nay, di tích thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”

Hiện nay, đối với di tích này, tồn tại hai cách gọi là đình và đền Trong quá trình thực hiện luận văn, khi đi điều tra, điền dã, chúng tôi thấy, phần lớn người dân xung quanh đây thường gọi di tích này là “đình Kim Liên”, một số ít gọi là

“đền Kim Liên” Còn các tài liệu, sách báo, có nơi gọi là đình (Địa chí tôn giáo

lễ hội Việt Nam của Mai Thanh Hải, Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân của Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Vinh Phúc…), có nơi gọi là đền (Đền Kim Liên của Nguyễn Hạnh, Trần Thị Thanh Nguyên, Nguyễn Duy Linh, Lễ hội Thăng Long

và Lễ hội Việt Nam của Lê Trung Vũ, trang web kỷ niệm 1000 năm Thăng Long

– Hà Nội của UBND thành phố Hà Nội và nhiều tờ báo hiện nay), có chỗ vừa

gọi là đình vừa gọi là đền (hồ sơ Lý lịch khu di tích lịch sử - nghệ thuật đình chùa Kim Liên, 36 đình đền chùa Hà Nội của Quốc Văn,…) Xung quanh vấn đề

định danh cho di tích này, chúng tôi cho rằng, có thể, trước đây, đây là một ngôi đình thờ thành hoàng làng, kiến trúc ban đầu của nó là một ngôi đình (chúng tôi

xin trình bày chi tiết ở phần Kiến trúc của các di tích và không gian địa lý – tâm linh của đền Kim Liên trang 28, 29), nhưng trải qua thời gian, do những biến

động lịch sử xã hội, di tích này thờ thêm một số thần ở các nơi khác đưa về đây như Thủy Tinh đệ tam – Tôn nữ Đông Hồ Trưng Vương (con gái vua Lê), Huệ Minh Công Chúa, chủ tịch Hồ Chí Minh… nên di tích này được gọi là đền

Trang 24

Trong luận văn này, để nhất quán với kiến trúc và mục đích thờ tự ban đầu, chúng tôi gọi là đình Kim Liên

Về thời gian xây dựng đình, tấm biển treo trước cửa đình ghi lại thời như sau: “đình Kim Liên là một trong Thăng Long tứ trấn “Trấn Nam phương” đã có

từ thời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long Ngay

từ khi dựng đô, vua Lý Thái Tổ đã tìm thấy niềm tin vào kinh thành bền vững, thấy các hướng đều có vị phúc thần che chở, bảo vệ Qua các tư liệu, thư tịch, văn bia, sắc phong, đều khẳng định, đình Kim Liên là nơi thờ thần Cao Sơn, một nhân vật quan trọng trong Điện thần Việt cổ”

Với tuổi thọ lâu đời và giá trị sâu sắc của mình, ngôi đình đã trải qua các triều đại và được gìn giữ, trùng tu một số lần Rất tiếc, hiện nay, trong đình không giữ lại được một tài liệu nào nói về việc tu sửa từ năm 1975 về trước (một

số người dân nơi đây phỏng đoán, có thể các tài liệu này đã bị mất trong thời kỳ chiến tranh) Theo một số người dân làng Kim Liên mà chúng tôi có dịp được trò chuyện thì, sau chiến tranh, kiến trúc đình Kim Liên xưa chỉ còn lại một toà hậu cung, là một dãy nhà dọc ba gian xây gạch trần, mái lợp ngói ta.Ngoài ra, chúng tôi cũng thu thập được thêm những mốc thời gian trong quá trình xây dựng và tu sửa đình từ năm 2000 trở đi Ông Nguyễn Văn Sĩ, nhân viên Ban quản lý Di tích đình Kim Liên cho biết: Năm 2000, chào mừng 990 năm Thăng Long - Hà Nội, đình được phục hồi nhà tiền đình, nhà đại bái, hậu cung đã được

tu bổ theo kết cấu chữ đinh Nhà đại bái gồm năm gian mới với kiểu dáng kiến trúc truyền thống Sau đó, năm 2006, đình tiếp tục được sửa chữa phương đình, sơn thếp toàn bộ phần khu nhà trong nội tự đại bái và hậu cung được tiến hành tôn tạo Tuy nhiên, lần trùng tu lớn nhất và gần đây nhất là dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long Với giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt, đình được coi là một “điểm nhấn” chào đón 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Do đó, tháng 10/2008, đình đã được khởi công trùng tu, tái tạo trên quy mô lớn với tổng mức đầu tư hơn 36,6 tỉ

đồng do UBND quận Đống Đa làm chủ (Nhật ký điền dã, ngày 15/8/2011)

Trang 25

Đình được sửa chữa lại tả vu, hữu vu, sân và cổng, sửa chữa lại giếng đình

và phục hồi lại hồ bán nguyệt, toàn bộ nghi môn ngoại và bình phong của di tích đình Kim Liên cũng bị phá bỏ để xây một cổng tam quan mới gồm 4 trụ và 5 lối

đi cùng việc xây một bình phong mới

Sau khi được tu sửa, đình đã có một dáng vẻ khang trang, quang đãng và rộng rãi hơn xưa Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng việc tu sửa đình thái quá đã làm mất đi “nét đẹp xưa” và việc phá bỏ, làm mới hoàn toàn nhiều hạng mục di tích, kèm theo “chắp vá, sao chép” những chi tiết không phù hợp là một việc làm thật đáng tiếc Nói về việc này, cũng trong chuyến điền dã ngày 15/8/2011, chúng tôi được nghe tâm sự của ông Trần Cường, một người dân của làng Kim Liên, đã từng công tác tại viện Mỹ thuật Hà Nội: Gia đình ông đã ở đây gần 5 đời Trước kia cổng đình Kim Liên có 2 trụ biểu ở giữa và 2 cổng bên

Tả, Hữu, rất phù hợp với vai trò Nghi môn ngoại (bên trong tiếp theo là Nghi môn nội) Nghi môn (cổng đình) của đình Kim Liên được xây dựng cuối thế kỷ

19, đầu thế kỷ 20, cột cổng được coi như mạch nguồn của ước vọng nông nghiệp Đỉnh cột đắp lân, trong thế nhìn xuống như sự kiểm soát tâm hồn kẻ hành hương Cây cột như mạch nối nguồn sinh lực thiêng liêng giữa trời và đất, như một trục vũ trụ Nhưng trong quá trình trùng tu, cổng đình cũ được phá đi

và xây mới theo kiến trúc tam quan Chùa Láng, dạng tứ trụ có mái, bên cạnh đó vẫn có 2 cổng phụ và tổng thể trở thành Ngũ môn nên đã làm mất đi nét đẹp riêng từ xa xưa

Tư liệu do đình Kim Liên cung cấp còn cho biết thêm: Sau thời gian tu sửa gần 2 năm, đến tháng 8.2010, công trình trùng tu đình Kim Liên đã hoàn thành Được biết, trong đó giá trị xây lắp là 12,15 tỉ, chi phí thiết bị 775 triệu, giải phóng mặt bằng là 20,5 tỉ Ngày 15/9/2010, UBND TP Hà Nội và quận Đống

Đa tổ chức lễ gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long cho công trình tu bổ đình Kim Liên

Trang 26

1.2.3 Đền Voi Phục

Đền Voi Phục thờ Linh Lang Đại Vương nằm trong quần thể Công viên Thủ Lệ Hà Nội Dưới những hàng cây sum suê, rậm rạp lâu năm, ngôi đền mang một dáng vẻ vừa uy nghi cổ kính lại vừa huyền bí thiêng liêng Theo tài liệu ghi lại trong đền thì ngôi đền này được xây dựng vào đời vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072)

Ngày 4/ 9/ 2011, chúng tôi có một chuyến đi điền dã tại đền Voi Phục Tiếp chúng tôi, ông Đào Trùy, Trưởng ban Di tích đền Voi Phục giới thiệu: Đây là một ngôi đền cổ, đã chứng kiến và trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử Qua các cuộc chiến tranh, và nhiều lần trùng tu, đến nay đền đã không còn hình dáng cũ Năm 1947, quân Pháp đánh lên Sơn Tây, đền bị tàn phá mạnh nhất Đền đã bị giặc đốt trụi chỉ còn lại nghi môn nội và tam quan Năm 1952, thủ biến Bắc Việt là Nguyễn Văn Tâm và Nguyễn Hữu Tríđã về khởi công, trùng tu lại công trình Từ năm 1953 đến nay, đã có nhiều lần xây dựng và trùng tu lại đền Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn cho đến nay, ngôi đền vẫn được người dân làng Thủ Lệ cùng nhau gìn giữ, đồng thời cùng khách thập phương chung lòng thờ phụng Đức Linh Lang Đại Vương.”

Trong quá trình điền dã, chúng tôi cũng thu thập được thêm một số mốc quan trọng trong quá trình phát triển của đền Voi Phục từ những tài liệu do Ban quản lý Di tích đền Voi Phục cung cấp Theo đó, đầu năm 1994, nhân dân làng Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hai hàng chữ Hán đúc nổi “Tây trấn thượng đẳng” nay còn lưu lại trong đền Năm 1997, 1998, công việc trùng tu đền Voi Phục nằm trong công trình kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội Đền đã được tu sửa lại hậu cung, từ cột xi măng thành cột gỗ Năm 2007, đền được làm lại nhà tả vu và nghi môn ngoại

Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, đền Voi Phục cũng là một trong những ngôi đền được nhà nước và UBND thành phố xếp vào hạng di

Trang 27

tích cần được trùng tu, tôn tạo và trang hoàng đặc biệt chào đón Đại lễ quốc gia

Tư liệu từ đền Voi Phục cung cấp cho biết: ngày 4/7/2009, Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội đã khởi công trùng tu, tôn tạo di tích đền Công trình có tổng kinh phí đầu tư hơn 18 tỷ đồng bao gồm 13 hạng mục như quy hoạch tổng thể hạ tầng sân vườn, tường rào cây xanh, tôn tạo điện Mẫu, nhà quản tượng, am hóa vàng, giếng ngọc, miếu Tả, miếu Hữu, cải tạo tổng thể hệ thống điện, nước, chống mối mọt, phòng cháy chữa cháy Công trình được thi công trong vòng

270 ngày, hoàn thành đúng dịp Đại lễ và đã được nhà nước gắn biển kỷ niệm nhân dịp trọng đại này

1.2.4 Đền Bạch Mã

Trong bốn ngôi đền của Thăng Long tứ trấn, tương truyền, đền Bạch Mã được ra đời sớm hơn cả Theo các tư liệu lưu lại trong đền, đền được xây dựng năm 864 - 866 do Cao Biền (một viên tướng phương Bắc sang đắp thành Đại La) dựng nên để thờ thần Long Đỗ Từ đó đến nay, cũng giống như ba ngôi đền kia, đền Bạch Mã đã được sửa chữa nhiều lần

Ngày 22/10/2011, chúng tôi đã đi điền dã tại đền Bạch Mã Tại đây, rất may mắn, chúng tôi được vị thủ từ đã cao tuổi trông coi đền tên là Bùi Văn Dâm cho xem một số văn bia, tư liệu của đền Văn bia hiện còn ở đền cho biết, đền Bạch Mã được tu bổ lớn vào đời Lê Chính Hòa (1680-1705) Cuối thế kỷ 17, đền được tôn thêm nền cũ và mở rộng thêm Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác) Năm

1829, đền lại được sửa chữa cho tráng lệ hơn nữa Đến năm Minh Mệnh thứ 20 (1839) đền được tu bổ thêm Ngoài việc được sửa sang lại, đền được dựng riêng văn chỉ ở phía bên trái, xây phương đình tám mái để làm nơi cúng lễ, qui mô ngày càng rộng rãi, cảnh quan tôn nghiêm, nổi tiếng ở chốn đất thiêng

Ngày 22/10/2011, chúng tôi gặp và hỏi chuyện cụ bà Nguyễn Thị Ngà, một người dân sống ở phố Hàng Buồm lâu năm và được bà cho biết: Trong cuộc

Trang 28

kháng chiến chống Mỹ, bom B52 rải thảm ở miền Bắc, mọi thứ xung quanh đền đều bị tàn phá, riêng ngôi đền vẫn còn đó Hiện ngôi đền vẫn giữ nguyên kiến trúc nhưng được sắp xếp lại theo cấu trúc Tam nguyên đồng hóa - tức là thêm điện thờ Phật và Mẫu

Cũng trong chuyến điền dã trên, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Dâm, thủ

từ của đền Bạch Mã cho biết thêm: Vào đợt kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, thành phố đã cho sửa sang, trang hoàng lại ngôi đền Gần đây nhất, để hướng tới Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhà nước đã cho tu bổ, tôn tạo

di tích lịch sử văn hoá đền Bạch Mã, bao gồm: thực hiện tu bổ, tôn tạo nhà Hội đồng, nhà bếp và nhà vệ sinh, sân vườn, giếng nước, lối đi, sơn son thiếp vàng

Di tích này là một trong những danh lam thắng cảnh của “Thăng Long tứ trấn”

1.3 Kiến trúc của các di tích và không gian địa lý – tâm linh của Thăng Long Tứ trấn

1.3.1 Đền Quán Thánh và việc trấn giữ phía Bắc kinh thành

Trong 4 ngôi đình/đền nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội, có thể nói, Quán Thánh là ngôi đền có vị thế đẹp nhất Trước đây, vào đầu thế kỷ XX, đền nằm soi bóng xuống hồ Tây xanh biếc Ngày nay, mặt trước đền là một vườn hoa nhỏ mà về văn hoá lại như cái cầu chuyển tiếp từ đền xuống mặt hồ không

bị hẫng hụt Khuôn viên đền khá rộng, trong sân đền nhiều cây muỗm cổ thụ, tạo một không gian xanh sạch đẹp và rất thanh bình Khi bước chân vào sân đền, ngoài vườn cây cổ thụ, du khách còn bị thu hút bởi những chậu cây cảnh và hòn non bộ tuyệt đẹp

Kiến trúc chính của đền gồm hai toà bái đường và chính điện song hành, bên trong gắn với nhau thành một không gian nội thất thống nhất nhưng phân ra các khu vực để thờ cúng các đối tượng khác nhau Những toà nhà này được dựng nửa sau thế kỷ XIX, bộ khung thanh thoát, gờ soi chỉ chạy với mộng mẹo sít sao, dành phần hiên rộng làm sảnh với nhiều hình chạm điêu luyện phủ khắp các vách gỗ mặt tiền làm cho kiến trúc trở nên nhẹ nhàng và vui tươi Cổng

Trang 29

ngoài của đền Quán Thánh có bốn cột trụ với tượng bốn con phượng hoàng đấu lưng với nhau và con nghê trên đỉnh Ở hai bên là hai bức bình phong đắp nổi hình mãnh hổ hạ sơn Phía trên là tượng đắp nổi hình cá hóa rồng

Sau cổng ngoài là tam quan có cấu tạo như một phương đình Điều đặc biệt, giống như cổng của đền Bạch Mã, phía trên cổng giữa của tam quan đắp nổi tượng thần Rahu – vị thần trong thần thoại Ấn Độ đã nuốt mặt trăng và mặt trời gây nên nhật thực và nguyệt thực Tam quan có 3 cổng và 2 tầng Trên gác tam quan có quả chuông đồng cao 1,5m, nặng 1 tấn do ông trùm Trọng đúc nên Đây chính là quả chuông mà tiếng của nó đã in dấu trong ca dao “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”

Ban chính điện thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ là một pho tượng bằng đồng đen cao 3,07m, nặng 4 tấn – một công trình thể hiện nghệ thuật đúc đồng đặc sắc của nhân dân ta vào thế kỷ 17 Hiện nay trong đền vẫn còn tấm bảng ghi rõ tiểu sử và lai lịch của pho tượng quý giá này Phía bên phải điện thờ ông trùm Trọng bằng đá – người trông coi việc đúc tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ Ngoài ra, trong đền còn có nhà bia có lưu văn bia do Tiến sĩ Lê Hy Vinh (nguyên Học chính tỉnh Thanh Hóa) soạn, Nguyễn Văn Ninh (lệ mục huyện Thọ Xương) trông coi việc khắc bia về thời điểm trùng tu đền Phía sau nhà bia, nằm sát đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ

Di vật trong đền, ngoài bia đá, chuông và pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ còn có một chiếc khánh đồng đúc vào thời chúa Trịnh (TK 17 – 18) chiều ngang 1,25m, cao 1,1m Ngoài ra, còn có nhiều đồ thờ tạo một không khí thâm nghiêm

mà người người vào thăm cũng đều kính cẩn

1.3.2 Đình Kim Liên và việc trấn giữ phía nam kinh thành

Từ trung tâm Hà Nội (Hồ Gươm) tới Cửa Nam, rẽ trái theo đường Lê Duẩn (đường Nam Bộ cũ), đi thẳng tới ngã tư Kim Liên thì rẽ phải khoảng gần 1km thì thấy hai trụ cột đình Kim Liên ngay bên đường

Trang 30

Theo những tài liệu mà chúng tôi được xem trong quá trình điền dã ngày 16/8/2011, đình Kim Liên được mô tả như sau: “Đình được xây dựng trên một

gò đất cao trông ra đầm Kim Liên (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1), quay mặt về hướng Nam Kiến trúc của đình là kết cấu chữ

“Đinh” gồm bái đường và hậu cung” Kết cấu đình bao gồm hai phần tương đối rõ: phần phía trước gò có một cổng trụ biểu, hai dãy dải vũ hai bên sân gạch rộng và phần kiến trúc chính của di tích nằm trên gò đất cao Đi hết khoảng sân trên thì qua chín bậc gạch cao được xây bằng những viên gạch vồ có kích thước lớn thời Lê Trung Hưng nối hai bộ phận kiến trúc trên

Nghi môn là một nếp nhà ba gian, xây kiểu tường hồi bít đốc Bốn bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng, cột trốn Trên các bộ phận kiến trúc các họa tiết trang trí được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn Nhà đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo trong dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội, với kiểu dáng kiến trúc truyền thống Phần khung, cột được sơn son thếp vàng, có nhiều bức chạm với kỹ thuật tinh xảo, với nhiều đề tài phong phú Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói ta, trong nhà xây vòm cuốn

Đình có năm gian và bốn lớp Lớp mái có cấu tạo như nơi chuẩn bị mũ áo

tế lễ vào đình Lớp thứ hai là tiền đình – nơi để cử hành nghi thức lễ bái Lớp thứ ba là trung đình (ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tam phủ) Lớp thứ tư là hậu cung – nơi thờ Cao Sơn Đại Vương, hai bên cạnh Thần có hai nữ thần thờ phối hưởng đó là Thủy Tinh đệ tam – Tôn nữ Đông Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa Cạnh chính điện là khu vực thờ Mẫu, thờ Tam tòa Thánh Mẫu Phía trên ban thờ là tượng ba vị Thánh Mẫu (Thiên, Địa, Thủy) Ở giữa là vua cha và Ngọc hoàng thượng đế, phía dưới có ban thờ Quan Âm Dinh hình con linh miêu Bên hông có bàn thờ cô cậu Ngoài

ra còn có ban thờ Động Sơn Lâm Sơn Trang Ban đầu đền thờ Mẫu ở phía hồ

Trang 31

Bảy Mẫu, đến năm 1960 được rước thờ ở đây Trong khu vực này còn có ban thờ Thần Triều Đại Vương (Đức thánh Trần Hưng Đạo)

Góc phải của đình hiện nay vẫn còn giữ một di sản rất quý, đó là tấm bia lớn mang tên Cao Sơn Đại Vương Thần Từ Bi Minh, cao 2,43m, rộng 1,57m, dày 0,22m Tấm bia ghi về thần tích và bài minh ca ngợi thần, do Sử thần Lê Trung soạn năm Canh Ngọ - Hồng Thuận thứ 3 (1510) và được dựng ngày 1 tháng Trung thu năm Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 33 (1722) Bia được phần rễ cây cổ thụ ôm lấy như để giữ gìn, bảo vệ và chở che Bên cạnh đó, đình cũng còn lưu giữ được 39 sắc phong về thần Cao Sơn Đại Vương

1.3.3 Đền Voi Phục và việc trấn giữ phía tây kinh thành

Nằm dưới những vòm lá xanh mát của công viên Thủ Lệ là đền Voi Phục Đúng như tên gọi, ngay phía ngoài cổng chính của đền (từ đường Kim Mã đi lên) là cặp tượng voi phục hiền từ, thân thiện được đặt thờ riêng trong hai ngôi đền nhỏ Tương truyền đây là cặp voi đã cùng Linh Lang Đại Vương dẹp giặc giúp dân Đi sâu vào một chút là tam quan, được dựng gần như phương đình với

ba gian: gian giữa lớn tương ứng với cánh cổng lớn, hai bên tương ứng với hai cánh cửa nhỏ Nóc tam quan có lưỡng long tranh châu, hai cột ngoài có hình con nghê đúc bằng xi măng đầu lân

Ngoài ra, cũng có thể vào đền theo cổng phụ, đi từ công viên phía đường Bưởi vào Nếu đi theo cổng này thì ta sẽ thấy đường lên sân có ba lối, chính giữa

có 12 bậc đá rộng, nơi chỉ để rước kiệu trong ngày lễ, bình thường đi hai lối bên Trước mặt lối giữa là một giếng vuông mang ý nghĩa tụ thuỷ tụ phúc, nơi xưa kia lấy nước cúng (có lẽ giếng đã được sửa thành vuông trong thời gian gần đây) Ý nghĩa cầu nước và cầu no đủ còn được thể hiện ở đôi rồng mây “chạm tròn” bằng đá, một sản phẩm khoảng giữa thế kỷ XIX và đôi hổ phù gắn hai bên tường cửa chính được chạm nổi, mang nét chuẩn mực

Kiến trúc của đền Voi Phục có dạng chữ Công Tiền tế 5 gian, kết cấu vì chồng rường, mái lợp ngói mũi hài cổ Chái bên trái đền là một cái đền nhỏ, thờ

Trang 32

hai con ngựa: một đỏ, một trắng được thắng cương và đeo yếm rất đẹp, tương ứng với hai pho tượng đồng của nhị vị đại vương ở trong đền chính Chái bên phải đền có ban thờ Quản Tiền, Quản Hậu với tượng quản tượng ngồi trên lưng voi ở tư thế xông trận Trên bàn thờ có tượng hai con voi nhỏ đứng chầu hai bên

Ở hai góc ngoài của bàn thờ có tượng hai con nghê gỗ ôm lấy trái cầu như để bảo vệ bình an cho đất nước Trung đường 1 gian chạy dọc vào phía trong nối với hậu cung Tại tòa này được đặt ngai lớn chạm khắc hình rồng, hoa lá tỉ mỉ, các nét chạm mang nghệ thuật thế kỷ XIX Dưới ngai thờ thần là tượng 2 vị tuỳ tướng quỳ chầu Gian giữa của bái đường là nơi đặt bàn thờ, hương án, cũng là nơi chuẩn bị nghi thức tế lễ Hai bên của bái đường có trống hội và bàn tiếp khách

Hậu cung cũng 5 gian, gian chính giữa được sơn son thếp vàng và chạm trổ công phu, ở vị trí sâu và cao nhất là pho tượng đức Linh Lang Đại vương với nét mặt thanh tú, cao sang Hai bên có đôi hạc đồng ngậm cành hoa sen như nói lên

sự cao quý và trường tồn của thần Phía trước pho tượng Ngài là một hòn đá lớn được đặt trong hộp kính Hòn đá có vết lõm, tương truyền thần đã từng gối đầu trên hòn đá này Hai bên hòn đá là tượng 2 vị phụ tá đứng chầu Ngoài ra trong hậu cung còn có bàn thờ Ban Quan Tả và Ban Quan Hữu

Ban thờ công đồng nhị vị Đức ông được đặt trang trọng trong chính điện Bài vị được đặt trên ngai và có buông rèm hai bên Phía trước là giá để hai cây kiếm có bao được chạm khắc tinh vi

Phía cuối đền là điện Mẫu gồm chính điện thờ Tam vị Thánh Mẫu (Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thoải Phủ), Thánh Mẫu Hạo Nương (mẹ của Linh Lang Đại Vương) và 2 vị thân phụ của Thánh Mẫu Trong điện còn có khu vực thờ Công Đồng và hai bên Tả Hữu

Trong đền, ngoài các pho tượng còn có hoành phi, câu đối, nhang án, long ngai, cửa võng bát bửu cùng các đồ tế khí đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy

Trang 33

1.3.4 Đền Bạch Mã và việc trấn giữ phía đông kinh thành

Giữa những con phố cổ đông vui, nhộn nhịp và buôn bán sầm uất, đền Bạch Mã nằm yên bình mà linh thiêng như một điểm nhấn khiến bất cứ ai đã từng một lần đến Hà Nội đều không thể không tới thăm Nói về kiến trúc của ngôi đền thì hiện nay ngôi đền có qui mô kiến trúc lớn, quay theo hướng Nam gồm có nghi môn, phương đình, đại bái, thiêu hương, cung cấm và nhà hội đồng

ở phía sau Các mục hạng này được bố trí theo chiều dọc, trong một không gian khép kín Kiến trúc đền còn lưu lại hiện nay chủ yếu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ 19) Nổi bật trong kết cấu kiến trúc của đền là toàn bộ khung nhà gỗ với hệ thống cột gỗ lim lớn, các bộ vì đỡ mái được làm kiểu "giá chiêng chồng rường con nhị", đặc biệt là "hệ củng 3 phương" tại nhà phương đình vừa có tác dụng chịu lực, vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu "vòm vỏ cua" đỡ mái hiên nhà thiêu hương Trên các cốn gỗ, xà lách, xà ngang, các vì chồng rường đều có nhiều mảng trang trí với các đề tài phong phú và nét trạm chắc, khỏe

Từ ngoài vào, trên nóc cổng đền có tượng lưỡng long chầu nguyệt với mặt trăng có vân mây cùng ngọn lửa bốc lên và thần Rahu của Ấn Độ ở phía dưới

Đi qua cổng là phương đình Bên trái phương đình có miếu thờ Mẫu – Nam Hải Thánh Nương Bên phải phương đình là bức tranh tường cá hóa rồng đề cao sự

cố gắng vượt khó trong cuộc sống để có kết quả vinh quang

Đi qua cửa chính, phía bên tay trái là ban thờ Phật, có ba pho tượng chính biểu trưng cho 3 phạm trù: quá khứ, hiện tại và tương lai Ban thờ Tam tòa Thánh Mẫu đặt trong đền, tượng 3 vị thánh mẫu được biểu trưng cho sức mạnh của trời, nước và đất Phía bên tay phải là kiệu cáng thần Long Đỗ Kiệu này được biết có từ thế kỷ thứ 17, chỉ được dùng trong đám rước với một số nghi thức nhất định Chính diện là tượng thần Bạch Mã Hai bên tượng thần Bạch Mã

có hai con hạc đứng trên lưng rùa, biểu thị sự trường tồn và uy vũ Ngoài ra còn

Trang 34

có hai cái lọng che để tỏ sự tôn trọng sắc thần vua ban Tiếp đến là ban Ngài Bạch Mã

Ban thờ Long Đỗ Đại vương được đặt trong cùng, nơi chính diện, uy thiêng nhất Trước khi đến ban thờ Long Đỗ Đại Vương phải đi qua 2 tượng lính hầu to gần giống như người thật, được làm bằng đất sét, bụng phình to, có từ thế kỷ 13 (nhà Trần) Qua khuôn mặt, người ta xác định được đây là tượng lính của vương quốc Chăm-pa xưa Sau ban là phòng có tượng thần Long Đỗ bằng gỗ sơn son thếp vàng và những vật thánh như: nón và giầy của thần Long Đỗ Tuy nhiên phòng này thường không ai được vào

Ngoài ra, đáng kể nhất là những hiện vật rất có giá trị mà hiện nay đền còn lưu giữ được Trong đền có hơn 13 hoành phi, văn bia nói về thần Long Đỗ và Bạch Mã (nội dung các văn bia đề cập sự tích của Đền, Thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo Trong đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm Hiện nay, đền được sắp xếp lại theo kiểu "Tam nguyên đồng hóa" (Thờ Phật, Mẫu và Thần)

*** Tiểu kết chương 1:

Đền Quán Thánh, đình Kim Liên, đền Voi Phục, đền Bạch Mã – bốn ngôi đình/đền ấy đã làm nên “tứ trấn” của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến Trong tâm trí của những người dân Hà Thành nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung, những ngôi đình/đền nổi tiếng đất Thăng Long đã không chỉ che chắn, bảo vệ cho kinh thành như gìn giữ cho chính linh hồn mình luôn được trong sạch mà bốn ngôi đình/đền này còn tạo nên những dấu ấn đặc sắc riêng của Hà Nội Với độ tuổi gần 1000 năm, trải qua bao thời gian, biến cố thăng trầm của lịch sử, bốn ngôi đình/đền thiêng của tứ trấn Thăng Long vẫn tồn tại bền bỉ và đang được con cháu phụng thờ, gìn giữ Lịch sử tồn tại lâu đời của những ngôi đình/đền ấy được truyền lại cho đến muôn đời con cháu hôm nay Những nét

Trang 35

đẹp nghệ thuật kiến trúc đặc sắc, những di vật thiêng liêng còn lại trong đình/đền và không gian địa lý – tâm linh phong phú của tứ trấn Thăng Long đã phản ánh phần nào đời sống tâm hồn của mảnh đất và con người đất Tràng An

Để có thể hiểu rõ hơn về lịch sử của những ngôi đình/đền và những vị thần cai quản cũng như đời sống tâm linh, văn hóa lễ hội đa dạng, phong phú của người Việt trên đất kinh kỳ, chúng tôi xin được phân tích kỹ hơn trong hai chương sau của tác phẩm

Trang 36

Chương 2:

Ý NGHĨA VĂN HÓA TÂM LINH TRONG TRUYỀN THUYẾT VỀ

THĂNG LONG TỨ TRẤN

2.1 Truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn

Truyền thuyết giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam Truyền thuyết do dân gian sáng tạo ra, thể hiện cách nhìn nhận, lý giải của dân gian trước một sự kiện hoặc một nhân vật, đồng thời qua truyền thuyết ta cũng có thể thấy bóng dáng lịch sử của một giai đoạn, một cộng đồng dân cư hay của cả một dân tộc

Tìm hiểu những truyền thuyết về Thăng Long tứ trấn, có thể thấy rằng, bốn ngôi đình/đền thiêng của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến đã được dân gian yêu mến thêu dệt nên biết bao câu chuyện ly kỳ mà đầy thi vị, hào hùng về những vị thần được thờ phụng trong đó Những truyền thuyết ấy vẫn được người đời truyền tụng cho đến hôm nay

2.1.1 Cốt truyện:

2.1.1.1 Truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ

Khi khảo sát những truyền thuyết về bốn ngôi đình/đền nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, đền Quán Thánh ở Hồ Tây là ngôi đền có khá nhiều truyền thuyết phong phú Các truyền thuyết nói về Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần được tôn thờ trong ngôi đền này rất đa dạng

Thần Huyền Thiên hiện nay được thờ ở nhiều nơi, riêng Hà Nội đã có đền Trấn Vũ (Quán Thánh) ở đường Thanh Niên (Ba Đình), đền Trấn Vũ ở Thạch Bàn (Gia Lâm), Huyền Thiên Đại quán ở Thuỵ Lâm (Đông Anh) và Huyên Thiên Cổ quán ở phường Đồng Xuân

Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần của Đạo giáo, được du nhập từ

Trung Hoa sang nước ta [36, tr.278] Cuốn Truyền thuyết về thời Bắc thuộc Ngô – Đinh – Tiền Lê, quyển 2 của NXB Khoa học xã hội, 2009 do Viện Nghiên cứu

văn hóa biên soạn ghi về lai lịch của thần như sau: “Tương truyền, Tây Hà Quốc

Trang 37

Vương (bên Bắc Quốc) lập đàn cầu tự Bấy giờ, đạo sĩ Diệu Lạc Thiên Tôn đem

3 hồn 7 phách Địch Đại Vương đưa vào bụng hoàng hậu, rồi cúng lễ trong vòng một tháng thì hoàng hậu có thai Thai nằm trong bụng những 3 năm 60 ngày, rồi sinh ra thái tử đặt tên là Huyền Quang Năm 15 tuổi, ngài lên ngôi trị vì trong 15 năm thì ngài bỏ ngôi rồng đi tu ở núi Linh Giá Sơn” [19, tr 275]

Sách Trung Quốc danh nhân đại từ điển có viết về vị thần này: Thái tử

vương quốc Tĩnh Lạc sinh ra đã có phép lạ Đến lúc lớn lên có chí diệt trừ tà ma Ông tới bờ biển Đông đất Việt, gặp thiên thần cho gươm báu bèn tới núi Vũ Dương tu luyện Ông tu luyện hơn 40 năm thì thành công rồi bay về trời Ông được thượng đế cử trấn giữ trời phương Bắc, đặt tên là Huyền Vũ [10, tr.193]

Về những công lao của thần Huyền Thiên, trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền rất nhiều câu chuyện Theo truyền thuyết dân gian và các bản sự tích chép bằng chữ Hán, (do Tổng đốc Hà Nội – Hưng Yên là Nguyễn Đinh và Dumoutier, nguyên là thanh tra học chính Bắc Kỳ sưu tầm và biên soạn năm 1888), thì Huyền Thiên Trấn Vũ có rất nhiều công lao với dân vùng Giao Chỉ trước đây và Thăng Long nên được coi là Thành hoàng phía Bắc của thành Thần đã đánh đuổi giặc ngoại xâm 3 lần “Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6, quân giặc từ vùng biển tràn vào đánh phá, không tướng nào chống cự lại được Thần đã hóa thân vào trong cái gậy đá của một gia đình ông bà già ở Tiên Lạt, xứ Việt Thương, rồi biến thành một cậu bé 7 tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, khi nghe vua cầu người tài giỏi đánh giặc, đã một mình đánh tan giặc và sau đó đến ngọn núi Phượng Hoàng (huyện Kim Anh ngày nay) thì hóa Lần thứ hai vào đời vua Hùng Vương thứ 7, giặc Hán sang xâm lược nước ta do tướng là Thạch Linh dẫn, đến đóng ở bờ sông Thương Danh tướng nước ta là Lý Công Đạt đem quân đến núi Tam Tùng để chống giữ nhưng bị thua, phải chạy về đến thành Long Đỗ (Thăng Long) Vua cho người tài giỏi giúp nước Huyền Thiên Trấn Vũ đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Nghĩa Vĩ, tổng Vũ Ninh thành một cậu bé, bỗng chốc lớn lên nhanh chóng, nói với sứ giả rèn cho một con ngựa sắt

Trang 38

nặng nghìn cân và một roi sắt nặng trăm cân rồi cùng ba tướng dẫn ba vạn quân giết sạch quân thù rồi đến núi Vệ Linh hóa đá Vua Hùng phong tước gọi là Thiên Vương và cho lập đền thờ thần, dân làng nhớ ơn khắc vào bia đá 7 chữ

“Đổng Thiên Vương Thánh Mẫu cô trạch” [20, tr 60, 61] Truyền thuyết này chứa đựng nhiều sự lắp ghép khá lộn xộn, chẳng hạn, trong bản ghi là đời Hùng Vương thứ 7 nhưng lại có giặc Hán (trong thực tế giặc Hán sang xâm lược nước

ta ở thế kỷ 2 trước Công nguyên) Ta có thể thấy rất rõ rằng ở đây thần đã được nhân dân đồng nhất với Thánh Gióng – vị thần có công đánh giặc Ân Điều này cho thấy đây là một truyền thuyết ra đời khá muộn, và có sự lắp ghép với nhiều

tư liệu truyền thuyết khác nhau

Theo giáo sư Bùi Văn Nguyên trong Sự tích các vị thần Thăng Long Hà Nội (NXB Văn hóa thông tin, H, 2008) thì thần Huyền Thiên Trấn Vũ còn được

đồng nhất với kỳ tích của Lạc Long Quân giết con cáo chín đuôi (Cửu Vĩ Hồ Tinh) ở Hồ Tây và kỳ tích của thánh Khổng Minh Không, ông tổ đúc đồng người Đại Việt Lại một thuyết khác cho rằng Huyền Thiên Trấn Vũ cũng là vị thần ở núi Sái, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh có công giúp An Dương Vương trừ ma quỷ quấy rối khi xây thành Cổ Loa Vì vậy, lễ hội làng Thụy Lôi vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm vẫn có tục rước vua giả đến đền Sái để tạ ơn vị thần [28, tr.62]

Ngoài ra, còn rất nhiều truyền thuyết khác về những chiến công hiển hách của thần lưu truyền trong dân gian như:

- Thời nhà Chu, thần đã tiêu diệt trong nháy mắt các loại quỷ dữ và giúp dân nhà Chu khỏi bệnh dịch hạch mà chúng tạo ra [46, tr.149]

- Khi trở lại nước Nam, đến thành Long Đỗ (Hà Nội ngày nay) thần vứt ruột xuống sông Hồng (có bản ghi là sông Nhĩ, sông Nhị Hà…) các thứ đó biến thành rùa, rắn, gây tai họa cho dân, thần lại ra tay diệt trừ chúng rồi bay về trời [46, tr.149]

Trang 39

- Đời Đường Đức Tông, thần diệt trừ con quỷ gieo rắc bệnh tật cho trẻ em bên Trung Quốc và giúp các em khỏi bệnh [46, tr.148]

- Đời Hùng Vương thứ 14, thần giúp dân giết con Rùa tinh ở làng Bồ Đề cạnh sông Hồng [46, tr.147]

- Đời vua Đinh, thần biến thành pháp sư diệt trừ lũ quỷ răng vàng làm tổ ở cây ngô đồng nghìn năm chuyên đi làm hại dân lành [46, tr.148]

- Đời vua Lê Đại Hành, thần hóa thành nguyên soái Thiên Bồng hạ giới xuống làng Lỗ Lâm (nay là xã Định Công) gần thành Long Đỗ để diệt trừ quỷ

dữ [46, tr.148]

- Đời Lý Thánh Tông, trên sông Hồng, thần hóa thành một trận giông tố diệt trừ ba con vật là Hổ Tinh, Quy tinh và Xà tinh chuyên phá vỡ đê sông Hồng [46, tr.149]

- Đời Trần, nhiều quỷ dữ xuất hiện ở châu Yên Phú (Bắc Giang), thần đã xuống đánh đuổi chúng rồi bay lên trời, vết chân thần đi nay còn ở các làng Châu Hồ và Nội Trù [46, tr.149]

- Cuối đời Trần, thần giúp dân tiêu diệt con quỷ cái là “Mẹ ranh cành sát”

và một con hổ đế phá hại dân lành rồi lại bay về trời [46, tr.149]

2.1.1.2 Truyền thuyết về Cao Sơn Đại Vương

Các tư liệu thư tịch, văn bia, câu đối, sắc phong trong di tích đình Kim Liên và liên quan tới di tích đều khẳng định: đình Kim Liên là nơi thờ Cao Sơn, một nhân vật quan trọng trong điện thần của người Việt trước đây Phối hưởng trong di tích hiện nay còn có bài vị của “Thủy tinh đệ tam tôn nữ đông hồ trưng vương mẫu thủy tinh công chúa thần vị” và “Huệ minh hựu dưu phu nhân” (hai bài vị này được đưa từ nơi khác đến)

Thần Cao Sơn là một vị thần núi, được thờ ở rất nhiều nơi trong khu vực

tụ cư của người Việt cổ trước đây Nằm trong hệ thống thần thoại về thời dựng nước và giữ nước đầu tiên, truyền thuyết về thần Cao Sơn Đại vương rất phong

Trang 40

phú và ngày càng được lịch sử hóa nên trong nhiều miền quê của đất nước đã tồn tại những văn bản khác nhau về nhân vật huyền thoại này

Cuốn Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân của 2 nhà nghiên cứu

Nguyễn Vinh Phúc và Nguyễn Duy Hinh cho biết, trong hệ thống các vị thần Hà Nội, có 3 nhân vật cùng tên là Cao Sơn Cụ thể: Vị thần thứ nhất: “Theo thần tích làng Đông Xã nay thuộc phường Bưởi thì 3 vị Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh được thờ ở đây là 3 anh em con chú bác ruột: Tản Viên tên thật là Nguyễn Tuấn, Cao Sơn tên thật là Nguyễn Hiển và Quý Minh tên thật là Nguyễn Sùng Hiền và Sùng là con chú ruột của Tuấn Họ quê động Lăng Xương (nay thuộc huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) sau được tiên trao cho phép tắc giúp vua Hùng Vương thứ 18 nhiều phen đánh thắng Thục Phán Đó chính là một Cao Sơn còn được coi là ngự ở ngọn núi bên trái của ba ngọn Ba Vì (giữa là Tản Viên, trái là Cao Sơn, phải là Quý Minh).” [33, tr 59] Vị thứ hai: “Theo thần tích làng Kim Liên thì lại là một trong 50 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ Đền thờ chính ở huyện Phụng Hóa nay là Nho Quan, Ninh Bình.” [33, tr 59- 60] Vị thứ

3 có nguồn gốc từ Trung Quốc: “Thần tích đình Đại (Bạch Mai) kể rằng: thần họ Cao tên Hiển, tự là Văn Trường, cha là Cao Khánh người Tàu ở vùng Bảo Đài Sơn Nam, ngụ ở Trường Yên, lấy vợ người làng Quang Liệt là bà Trần Thị Tố Ông bà nhận hậu, sinh được một người con trai ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Tỵ, đặt tên Hiển Năm cậu 17 tuổi thì mẹ mất Làm tang xong, cha đem con về Tàu Cậu học thầy Chu Đường, năm 27 tuổi thi đỗ Tiến sĩ, bổ châu mục Ích Châu Lúc đó

ở ta Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, vua Tàu sai Hiển Công sang trừ nhà Hồ Công đóng đồn ở Hồng Mai (tức Bạch Mai) nay là chỗ đình Đại và dẹp trừ được

họ Hồ Sau đó ông lại về Bắc, được vua Tàu phong Cao Sơn Đại Vương, ông tu

ở núi Bảo Đài, thọ 103 tuổi.” [33, tr 60] Ngoài ra, trong cả nước còn có thêm 2

vị Cao Sơn nữa Đó là: “ông Dương Tự Minh đời Lý được thờ ở đền Đuổm (Thái Nguyên) cũng được phong là Cao Sơn Đại vương Lại có cả ông Đột Ngột Cao Sơn thờ ở đền Hùng, Phú Thọ Một ông Cao Sơn nữa được thờ ở làng

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w