1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên

122 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THỦY HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ VÕ TƢỚNG DƢƠNG TỰ MINH Ở THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thi Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THỦY HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ VÕ TƢỚNG DƢƠNG TỰ MINH Ở THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hằng Phƣơng Thi Nguyên, năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc Thái Nguyên, ngày 2 tháng 4 năm 2013 Tc giả Luận văn Nguyễn Thị Phƣơng thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Hằng Phƣơng đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân, các anh các chị bạn đọc đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013. Tác giả: Nguyễn Thị Phương Thuỷ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 3.1. Mục đích nghiên cứu 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 8 6. Đóng góp của luận văn 8 7. Cấu trúc của luận văn 9 NỘI DUNG 10 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 10 1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa, truyền thống lịch sử ở Thái Nguyên 10 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 10 1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 12 1.1.3. Đời sống văn hóa và truyền thống lịch sử 14 1.2. Truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 17 1.2.1. Truyền thuyết 17 1.2.1.1. Khái niệm truyền thuyết 17 1.2.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh trong hệ thống truyền thuyết ở Thái Nguyên 19 1.2.2. Lễ hội 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.2.2.1. Khái niệm lễ hội. 22 1.2.2.2. Hệ thống lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 23 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ THI PHÁP CỦA TRUYỀN THUYẾT VỀ DƢƠNG TỰ MINH Ở THÁI NGUYÊN 27 2.1. Nội dung truyền thuyết về Dương Tự Minh 27 2.1.1. Phản ánh một cách cụ thể thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc 27 2.1.2. Thể hiện tấm lòng kính yêu của người dân với vị anh hùng dân tộc 33 2.2. Một số yếu tố thi pháp 40 2.2.1. Nghệ thuật kết cấu 40 2.2.2. Hình tượng nhân vật 42 2.2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật 47 Chƣơng 3. LỄ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VỚI LỄ HỘI VỀ DƢƠNG TỰ MINH Ở THÁI NGUYÊN 51 3.1. Lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 51 3.1.1. Lễ hội đền Đuổm 51 3.1.2. Lễ hội chùa Phố Hương 57 3.1.3. Lễ hội đền Lục Giáp 60 3.1.4. Lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối 64 3.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 71 3.2.1. Vài nét về mối quan hệ giữa Folkore và thực tiễn 71 3.2.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh 74 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, là mảnh đất có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời. Nơi đây mảnh đất địa linh đã sinh thành nên biết bao bậc danh tướng. Thế nhưng, để trở thành một hình tượng đi vào đời sống văn học, văn hóa dân gian như võ tướng Dương Tự Minh không phải là trường hợp phổ biến. Điều đó cho thấy, danh nhân Dương Tự Minh là một hiện tượng mang dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn hóa Việt Nam. Dương Tự Minh sinh ra và lớn lên trên quê hương Thái Nguyên. Giặc phương Bắc xâm lược, vốn có lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc, Dương Tự Minh đã góp sức mình cùng dân tộc đánh giặc, lập nên những chiến công vang dậy. Công lao và đức độ của ông được nhân dân ghi nhớ, truyền tụng thể hiện qua việc lập đền thờ tưởng nhớ ông ở các huyện, thành trong tỉnh Thái Nguyên. Hàng năm, nhân dân Thái Nguyên tổ chức lễ hội để ghi nhớ những chiến công cùng đức độ của ông, nhắc nhở các thế hệ con cháu lòng biết ơn, tiếp nối truyền thống của cha ông. Câu chuyện về con người này trong tiềm thức của nhân dân trở thành người anh hùng có công trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ quê hương, đất nước, đem lại cuộc sống yên bình cho nhân dân. Việc lập đền thờ cùng với tổ chức lễ hội khiến cho câu chuyện đã trở thành truyền thuyết phong phú thêm tính địa phương về người anh hùng, những nhân vật lịch sử trong kho tàng văn học dân gian của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam nói chung. Việc đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết về người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên cho ta thấy được vị trí của Người trong tâm thức đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, đưa tâm hồn mỗi con người hướng về dân tộc với tâm niệm “uống nước nhớ nguồn”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, văn hóa phương Tây ngày càng thâm nhập sâu vào trong đời sống văn hóa của con người. Mọi người bị cuốn theo làn sóng đó và ít chú ý đến giá trị văn hóa truyền thống. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách chú trọng tới sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc theo hướng vừa hiện đại, vừa đậm đà bản sắc dân tộc. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII có viết: “Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, ta phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, đấu tranh chống lại sự xâm nhập của nền văn hóa độc hại, những khuynh hướng sùng ngoại, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn”[9, tr.1]. Hưởng ứng chủ trương chính sách đó, mỗi người dân Việt Nam đã và đang tích cực khôi phục, bảo tồn và phát triển vốn văn hóa, văn học dân gian của dân tộc. Do vậy, nghiên cứu truyền thuyết về người anh hùng chống giặc ngoại xâm kết hợp với việc tìm hiểu lễ hội để tưởng niệm họ là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn bản chất của thể loại truyền thuyết trong văn học dân gian Việt Nam. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đưa thêm nhiều tác phẩm dân gian vào giảng dạy ở nhà trường nhằm mục tiêu đổi mới chương trình dạy học, đòi hỏi mỗi chúng ta cần có sự hiểu biết nhất định về văn học, văn hóa dân gian của đất nước. Việc nghiên cứu hệ thống truyền thuyết về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên sẽ đóng góp cho việc giảng dạy một số vấn đề văn học tự chọn có kết quả cao. Tính đến nay số lượng nghiên cứu, sưu tầm truyền thuyết đã có khá nhiều và cũng có những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, mảng truyền thuyết địa phương vẫn còn ít được quan tâm. Trong tình hình chung ấy, truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên cho đến nay vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào có công trình khảo cứu một cách có hệ thống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3. Là người con của mảnh đất Thái Nguyên và xuất phát từ tình yêu văn học dân gian, tôi muốn đi sâu tìm hiểu để có cái nhìn cụ thể, hệ thống về chuỗi truyền thuyết Dương Tự Minh và mối quan hệ giữa nó với lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên. Đề tài được mở rộng về phạm vi và khơi sâu về nội dung thi pháp sẽ cho ta thấy rõ hơn mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, cũng như giá trị văn học dân gian trong đời sống nhân dân Thái Nguyên nói riêng, trong đời sống của con người Việt Nam nói chung. Từ những lý do trên, người viết với đề tài Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên mong muốn được góp sức mình vào việc bảo tồn và lưu giữ bản sắc dân tộc. Tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về người anh hùng Dương Tự Minh giúp chúng ta thêm một lần nữa hiểu sâu về văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng của dân tộc, vừa là một hiện tượng văn học, vừa là một hiện tượng văn hoá. Việc nghiên cứu về truyền thuyết Dương Tự Minh cùng với các lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên là cơ hội để người viết tích lũy kiến thức về kho tàng truyền thuyết, từ đó bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyền thống quý báu của dân tộc, khơi dậy trong các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc. Trên đây là tất cả những lý do khiến người viết chọn đề tài Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên. 2. Lịch sử vấn đề Năm 1971, công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam tập trung những bài nghiên cứu về truyền thuyết đã xuất bản. Các tác giả Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu, Phan Trần, Đinh Gia Khánh và Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp lớn trong đó đáng chú ý là Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến của tác giả Kiều Thu Hoạch. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Ngay từ khi nhà nước phong kiến được hình thành, các trí thức phong kiến đã chú ý đến việc sưu tầm, nghiên cứu truyền thuyết như Trần Thế Pháp trong Lĩnh nam chích quái, Lê Văn Hưu trong Việt điện u linh, Nguyễn Dữ thể hiện trong Truyền kỳ mạn lục Các tác giả đã dày công biên soạn lại nhiều truyền thuyết, khảo sát về các mặt địa lý, kinh tế, văn hóa dân tộc. Song các tác phẩm trên mới bắt đầu là ghi chép truyền thuyết còn văn hóa văn nghệ dân tộc thiểu số của địa phương thì chưa được chú ý. Đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá ra những vấn đề của truyền thuyết và sinh hoạt lễ hội. Họ đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và lý giải nó với nhiều tâm huyết. Khi nghiên cứu văn bản dân tộc học ngôn ngữ, Bronisolap Malinopsoki đã tuyên bố lý thuyết về việc sưu tầm văn bản trong ngữ cảnh. Quan niệm Folklore của ông khiến nhiều người theo trường phái chức năng chấp nhận phương pháp tiếp nhận văn hóa dân gian trong ngữ cảnh, và có ngữ cảnh nào tuyệt vời hơn môi trường của lễ hội. Trong cuốn sách Thông báo văn hóa dân gian của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu văn hóa, các tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với lễ hội và với đời sống hiện đại. Trong các bài viết, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu khá sâu sắc về nguồn ngữ văn dân gian nói chung (các thể loại và vấn đề lý luận), lễ hội phong tục, nghệ thuật và ẩm thực dân gian. Mối quan hệ giữa truyền thuyết với đời sống hiện đại và lễ hội cũng được nói đến trong bài của tác giả Trần Thị An, Nguyễn Quang Khải. [29, tr.6] Tuy các bài viết không đề cập đến truyền thuyết về Dương Tự Minh nhưng chúng giúp cho chúng tôi có cái nhìn hệ thống về truyền thuyết Dương Tự Minh trong thời hiện đại. Khái quát lịch sử nghiên cứu truyền thuyết về Dương Tự Minh và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, chúng tôi thống kê được một số công trình nghiên cứu sau: [...]... ngành vào nghiên cứu: Hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên - Tìm ra mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội nơi đây, từ đó đi đến cái nhìn khái quát về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, giữa hai lĩnh vực văn học và văn hóa Trên cơ sở đó, khẳng định vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn kho tàng truyền thuyết của địa phương nói riêng và. .. cơ sở nghiên cứu đề tài Chương 2: Nội dung và thi pháp của truyền thuyết về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên Chương 3: Lễ hội và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG, CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1 Sơ lƣợc về điều kiện tự nhiên, xã hội, văn hóa, truyền thống. .. và nghệ thuật của truyền thuyết Đồng thời thấy được vị trí của truyền thuyết Dương Tự Minh trong hệ thống truyền thuyết của người dân Thái Nguyên 2.1 Nội dung truyền thuyết về Dƣơng Tự Minh Cuốn tài liệu Núi Đuổm và Dƣơng Tự Minh [13], các tư liệu điền dã cũng như tư liệu tại chỗ là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyền thuyết Dương Tự Minh Nghiên cứu hệ thống truyền thuyết về võ. .. Phạm vi vấn đề nghiên cứu: + Hệ thống truyền thuyết về võ tướng Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, lễ hội Dương Tự Minh ở Thái Nguyên, mối quan hệ giữa chúng + Luận văn tìm hiểu, phân tích, đánh giá các giá trị tư tưởng thẩm mỹ của những truyền thuyết về Dương Tự Minh dưới góc độ khoa học văn học dân gian trên hai phương diện: giá trị tư tưởng qua nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật qua các mô típ cơ... anh hùng dân tộc yêu nước, thương dân, giúp dân vượt qua tai ương, khổ nạn 1.2.1.2 Truyền thuyết về Dương Tự Minh trong hệ thống truyền thuyết ở Thái Nguyên Nghiên cứu về truyền thuyết Dương Tự Minh ở Thái Nguyên không thể bỏ qua mảng truyền thuyết dân gian kể về đất và con người nơi này .Thái Nguyên có những truyền thuyết từ đời này sang đời khác với các nội dung, chủ đề như: Đánh giặc giữ nước, xây... Các truyền thuyết dân gian về võ tướng Dương Tự Minh trên địa bàn huyện Phú Lương, thành Phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên - Do đặc điểm của truyền thuyết về người anh hùng chống xâm lược là thường gắn liền với các mùa và nghi lễ tế thần ở đình, đền, miếu… nên người viết đồng thời khảo tả lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên trong mối quan hệ với các truyền thuyết. .. nói chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài làm nền tảng cho nghiên cứu (cơ sở tự nhiên, văn hóa, xã hội, các khái niệm…) - Trên cơ sở đó tìm hiểu hệ thống các truyền thuyết về võ tướng Dương Tự Minh và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên... Bởi vậy truyền thuyết dân gian về ông mãi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Theo tài liệu chúng tôi thu thập, hệ thống về truyền thuyết Dương Tự Minh khá phổ biến ở nhiều nơi trong tỉnh Thái Nguyên: huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình Cuộc đời cũng như sự nghiệp của Dương Tự Minh được tái hiện sinh động trong truyền thuyết qua trí tưởng tượng kì diệu và. .. trưng thể loại truyền thuyết luận văn khảo tả chi tiết các lễ hội tưởng niệm Dương Tự Minh ở 4 huyện, thành trong tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi tư liệu nghiên cứu: + Tư liệu đã xuất bản đưa vào sử dụng như: Kỷ yếu hội thảo khoa học Dương Tự Minh danh nhân lịch sử (Nxb Thái Nguyên - 2003 ), Núi Đuổm và Dương Tự Minh (Nxb Thái Nguyên - 2001)… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... chính của lễ hội Dương tự Minh ở Thái Nguyên như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lễ hội phản ánh đề tài lịch sử của ông cha ta trong việc bảo vệ quê hương, đất nước Tiêu biểu là lễ hội đền Đuổm (Phú Lương), lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối (Phú Bình) Lễ hội tập trung tái hiện quá trình sản xuất nông nghiệp của ông cha ta Lễ hội Dương tự Minh Thái Nguyên . quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 71 3.2.1. Vài nét về mối quan hệ giữa Folkore và thực tiễn 71 3.2.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh. cơ sở nghiên cứu đề tài. Chương 2: Nội dung và thi pháp của truyền thuyết về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên. Chương 3: Lễ hội và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái. hóa và truyền thống lịch sử 14 1.2. Truyền thuyết và lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên 17 1.2.1. Truyền thuyết 17 1.2.1.1. Khái niệm truyền thuyết 17 1.2.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (2001), “Văn bản hóa truyện dân gian Việt Nam - nhìn từ cuối thế kỉ XX”, Tạp chí văn học số 5, tr.19 - 20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn bản hóa truyện dân gian Việt Nam - nhìn từ cuối thế kỉ XX”
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 2001
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2003
3. Nguyễn Sơn Anh (2000), Truyền thuyết Lam Sơn, Nxb Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết Lam Sơn
Tác giả: Nguyễn Sơn Anh
Nhà XB: Nxb Thanh Hóa
Năm: 2000
4. Phạm Thị Phương Anh (2008), Khảo sát truyền thuyết về Mạc Đăng Dung ở vùng Kiến Thụy - Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát truyền thuyết về Mạc Đăng Dung ở vùng Kiến Thụy - Hải Phòng
Tác giả: Phạm Thị Phương Anh
Năm: 2008
5. Nguyễn Chí Bền (2000), “Biến thiên một truyền thuyết”, Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến thiên một truyền thuyết”, "Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2000
6. Nguyễn Chí Bền (2000), “Tổng quan về lễ hội cổ truyền Việt Nam”, Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về lễ hội cổ truyền Việt Nam”, "Văn hóa dân gian Việt Nam những suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2000
7. Phan Văn Các, Lại Cao Nguyên (1990), Sổ tay từ điển Hán Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay từ điển Hán Việt
Tác giả: Phan Văn Các, Lại Cao Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1990
8. Mai Thị Cúc (2010), Truyền thuyết và lễ hội về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở thành phố Nam Định, Khóa luận tốt nghiệp ngành Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm -Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết và lễ hội về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở thành phố Nam Định
Tác giả: Mai Thị Cúc
Năm: 2010
9. Phạm Thị Chanh (2010), Truyền thuyết và lễ hội Tứ Vị Thánh Mẫu trong đời sống người dân Xã Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình, Khóa luận tốt nghiệp ngành Ngữ Văn, trường ĐHSP - Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết và lễ hội Tứ Vị Thánh Mẫu trong đời sống người dân Xã Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình
Tác giả: Phạm Thị Chanh
Năm: 2010
10. Nguyễn Nghĩa Dân (2001), Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lòng yêu nước trong văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Dân
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
11. Nguyễn Đăng Duy (1998), Việt Nam phong tục và các nghi lễ cổ truyền, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục và các nghi lễ cổ truyền
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1998
12. Nhóm tác giả (1989), Văn hóa dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu
Tác giả: Nhóm tác giả
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 1989
13. Nhóm tác giả (2001), Núi Đuổm và Dương Tự Minh, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Núi Đuổm và Dương Tự Minh
Tác giả: Nhóm tác giả
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2001
14. Nhiều tác giả (2003), Kỷ yếu hội thảo khoa học Dương Tự Minh danh nhân lịch sử, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu hội thảo khoa học Dương Tự Minh danh nhân lịch sử
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2003
15. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu dũng sĩ trong truyện cổ tích việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thạch Sanh và kiểu dũng sĩ trong truyện cổ tích việt Nam và Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Bích Hà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2005), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
17. Nguyễn Thị Hiền (2000), Một số phương pháp nghiên cứu folkore ở phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương pháp nghiên cứu folkore ở phương Tây
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
18. Kiều Thu Hoạch (1976), Truyền thuyết anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian, Nxb văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: Nxb văn hóa dân tộc
Năm: 1976
19. Kiều Thu Hoạch (1999), “Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến”, Văn học dân gian những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến”, "Văn học dân gian những công trình nghiên cứu
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
20. Vi Hồng (1979), Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sli, lượn, dân ca trữ tình Tày - Nùng
Tác giả: Vi Hồng
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1979

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả điều tra mức độ hiểu biết truyền thuyết về Dương Tự Minh   ở đối tƣợng học sinh THPT tại  4  địa bàn - hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên
Bảng k ết quả điều tra mức độ hiểu biết truyền thuyết về Dương Tự Minh ở đối tƣợng học sinh THPT tại 4 địa bàn (Trang 113)
Bảng kết quả điều tra mức độ hiểu biết về truyền thuyết Dương Tự Minh  trên những đối tƣợng trong độ tuổi từ  55 đến 70 tại 4 địa bàn ở - hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên
Bảng k ết quả điều tra mức độ hiểu biết về truyền thuyết Dương Tự Minh trên những đối tƣợng trong độ tuổi từ 55 đến 70 tại 4 địa bàn ở (Trang 116)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w