Hệ thống lễ hội về DươngTự Min hở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 29 - 122)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2.2.Hệ thống lễ hội về DươngTự Min hở Thái Nguyên

Các lễ hội về Dương Tự Minh ở Thái Nguyên tuy có quy mô khác nhau nhưng mang đậm bản sắc văn hóa, tiêu biểu cho từng vùng miền, địa phương. Các lễ hội được tổ chức chủ yếu vào mùa xuân từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hàng năm. Mùa xuân là mùa hồi sinh, giao hòa âm dương, trời đất, mùa của hội hè, lễ tết…Ngày hội là dịp người dân tụ họp đông vui

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất, để gặp gỡ vui chơi và tiến hành các hoạt động tín ngưỡng, phong tục…Theo nhịp trống, bước chân du khách như hành hương tìm về với cội nguồn văn hóa dân tộc, như tìm đến căn nguyên của cái đẹp, cái thiện trong không khí:

“Làng ta mở hội tưng bừng

Chiêng khua, trống gióng vang lừng bốn bên”

Ở mỗi huyện, thành trong tỉnh đều có các lễ hội tiêu biểu truyền thống.

Lễ hội đền Đuổm

Lễ hội diễn ra vào ngày 6 tháng giêng tạixãĐộng Đạt, huyện Phú lương.

Lễ hội tưởng niệm, tôn vinh danh nhân lịch sử Dương Tự Minh thủ lĩnh phủ Phú Lương, người có công xây dựng vùng đất Phú Lương phồn thịnh, chống giặc Tống giữ yên vùng đất phía Bắc Đại việt ở thế kỷ XII. Lễ hội có rước kiệu, tế thần, hát chầu văn, ném còn, chọi gà, hát ví, hát lượn...Hội xuân Đền Đuổm là hội lớn nhất tỉnh Thái Nguyên kéo dài từ 5,6,7,8 tháng giêng thu hút hàng triệu người đi hội.

Lễ hội chùa Phố Hƣơng

Chùa Phố Hương là nơi thờ tự người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh. Nhân dân lấy ngày 13, 14, 15 tháng giêng là ngày hội chính.

Phần lễ: lễ dâng hương, lễ rước kiệu Phần hội: kéo co, vật cù, chơi đu…

Lễ hội đình Phƣơng Độ

Lễ hội diễn ra hàng năm bắt đầu từ ngày 12 đến ngày 15 tháng giêng,

tại xã xuân Phương, huyện Phú Bình.

Phần lễ có rước kiệu , tế Thánh mừng dân, cầu phúc, cầu tài. Phần hội diễn ra các trò chơi: đánh cờ, đấu vật, chọi gà..

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lễ hội đền Lục Giáp

Lễ hội đền Lục Giáp xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng 3 (âm lịch), tưởng niệm các danh nhân: Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú, Đỗ Cận gắn với ngôi đền qua các thời kỳ lịch sử. Lễ hội có dâng hương, rước kiệu, đấu cờ, đấu vật, ...

Lễ hội đình – đền – chùa cầu Muối

Di tích lịch sử văn hóa đình - đền - chùa Cầu Muối xã Tân Thành - huyện Phú Bình được xây dựng từ thời Hậu Lê. Đình thờ Thành hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương tức Dương Tự Minh

Lễ hội diễn ra vào ngày 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Phần lễ: lễ dâng hương, lễ chánh tế, lễ rước kiệu. Phần hội: kéo co, đấu vật, cờ tướng…

Lễ hội đình Xuân La

Lễ hội đình Xuân La, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình diễn ra hàng

năm vào Mùng 10 tháng 10 (âm lịch).Đình thờ thành hoàng Dương Tự Minh.

Lễ hội có rước kiệu, rước bánh dầy, ăn mừng cơm mới sau vụ gặt.

Thái Nguyên là nơi có 72 đình, 22 đền thờ Dương Tự Minh, chiếm số lượng nhiều nhất trong cả nước. Cùng với đó là sự tồn tại của những lễ hội tín ngưỡng tôn vinh nhân vật Dương Tự Minh. Điều đó chứng tỏ võ tướng Dương Tự Minh có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc trên mảnh đất Thái nguyên.

Căn cứ vào truyền thuyết liên quan đến lễ hội, các nghi lễ thờ tự, các trò chơi, trò diễn văn nghệ dân gian, ta có thể xác định được đặc điểm chính của lễ hội Dương tự Minh ở Thái Nguyên như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lễ hội phản ánh đề tài lịch sử của ông cha ta trong việc bảo vệ quê hương, đất nước. Tiêu biểu là lễ hội đền Đuổm (Phú Lương), lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối (Phú Bình). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lễ hội tập trung tái hiện quá trình sản xuất nông nghiệp của ông cha ta. Lễ hội Dương tự Minh Thái Nguyên chứa đựng giá trị tinh thần, lịch sử và văn hóa xã hội cùng vốn tri thức văn hóa dân gian, là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa. Trong quá trình cộng cư, một số cộng đồng người Việt đã bị Tày hóa.

Tiểu kết

Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa và truyền thống lich sử ở Thái Nguyên là những điều kiện rất thuận lợi để làm nảy sinh, tồn tại và phát triển một vùng đất giàu bản sắc văn hóa với những giá trị phi vật thể độc đáo và hấp dẫn. Những giá trị ấy được gửi vào những hình sông, dáng núi, trong những phong tục, tập quán, trong những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng…Đặc biệt qua những truyền thuyết, những lễ hội truyền thống, với vị trí đặc biệt quan trọng trong kho tàng văn học dân gian nói chung và trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân nói riêng sẽ là nền tảng giúp chúng ta khám phá ra những nét độc đáo, hấp dẫn của vùng văn hóa Thái Nguyên phong phú nhiều màu sắc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ THI PHÁP CỦA TRUYỀN THUYẾT VỀ DƢƠNG TỰ MINH Ở THÁI NGUYÊN

Văn học nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của quá trình tư duy, tưởng tượng và sáng tạo. Sản phẩm tinh thần ấy đã từng bước thấm sâu vào tâm thức của người dân giúp cho họ tiếp tục khám phá và sáng tạo thế giới. Là một bộ phận của văn học nghệ thuật, truyền thuyết trở thành nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng tinh thần bao thế hệ. Truyền thuyết về võ tướng Dương Tự Minh cũng như các truyền thuyết khác của người Việt nhằm phản ánh, lý giải các nhân vật, các sự kiện lịch sử có liên quan tới đời sống con người. Chương hai này sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về những truyền thuyết xoay quanh vị võ tướng của vương triều Lý, về những đặc sắc trong giá trị nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết. Đồng thời thấy được vị trí của truyền thuyết Dương Tự Minh trong hệ thống truyền thuyết của người dân Thái Nguyên

2.1. Nội dung truyền thuyết về Dƣơng Tự Minh

Cuốn tài liệu Núi Đuổm và Dƣơng Tự Minh [13], các tư liệu điền dã cũng như tư liệu tại chỗ là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyền thuyết Dương Tự Minh. Nghiên cứu hệ thống truyền thuyết về võ tướng Dương Tự Minh, chúng tôi nhận thấy một số nội dung sau: Truyền thuyết về ông phản ánh thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc, thể hiện tấm lòng kính yêu của người dân với vị anh hùng dân tộc.

2.1.1. Phản ánh một cách cụ thể thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc

Lịch sử như một tiến trình và văn học là phương tiện chính và hữu hiệu nhất góp phần truyền tải, phản ánh lịch sử, hiện thực cuộc sống. Từ lịch sử hiện thực cuộc sống, văn học dân gian đã xây dựng và nhuận sắc nên hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tượng văn học về Dương Tự Minh. Theo ghi chép của sử thần nhà Lê Ngô Sỹ Liên trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, thủ lĩnh Dương Tự Minh có 6 lần xuất hiện gắn với 5 sự kiện trong 23 năm của lịch sử vương triều nhà Lý bắt đầu từ cuối thời Lý Nhân Tông qua đời Lý Thần Tông kết thúc giữa thời Lý Anh Tông (từ 1127 đến 1150 của thiên niên kỷ thứ II).[25].

Theo lịch sử, năm Đinh mùi (1127) vua Lý Nhân Tông gả con gái của mình là công chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh và phong cho chức châu mục vùng Thượng Nguyên, trấn trị cả phủ Phú Lương rộng lớn, 1 vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên cương đất nước.

Tháng 9 năm 1138, vua Lý Thần Tông băng hà lúc 23 tuổi, Hoàng Thái Tử Thiên Tộ nối ngôi báu khi đó mới 3 tuổi nên làm việc gì bất cứ lớn nhỏ đều ở tay Đỗ Anh Vũ quyết đoán cả. Năm Đại Định thứ 5(1144) Đàm Hữu Lượng cướp Châu Quảng Uyên, Dương Tự Minh được phong chức Đô đốc, thống binh cùng hai tướng Nguyễn Như Mai và Lý Nghĩa Vụ chỉ huy 3 vạn binh mã tiến công như vũ bão và giết chết Đàm Hữu Lượng. Sau chiến thắng, vua Lý Anh Tông đã tác thành Dương Tự Minh cùng công chúa Thiều Dung tài sắc vẹn toàn, sau đó ông được điều về kinh thành phò vua giúp nước. Dương Tự Minh là người thông minh, tài năng, đức độ thẳng thắn và trung thực. Là nhân vật lịch sử có công lao với mảnh đất Thái Nguyên nói riêng và triều đình phong kiến nói chung. Công lao, sự nghiệp của võ tướng Dương Tự Minh được ghi vào sử sách, được các triều phong kiến ban sắc.

Trong bộ sách sử nổi tiếng Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (thế kỷ XIX), ở quyển XX tỉnh Thái Nguyên phần nhân vật đã ghi công danh, sự nghiệp của Dương Tự Minh, ông được đánh giá là nhân vật lịch sử hàng đầu của đất Thái Nguyên. Nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, (từ thời Lê Trung Hưng đến đời vua Khải Định nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX) đã ban nhiều sắc phong cho các làng xã thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng… thờ Dương Tự Minh (Duệ hiệu là Cao Sơn Quý Minh Đại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vương, hạng là Thượng đẳng Thần). Tất cả những điều đó cho thấy Dương Tự Minh là nhân vật lịch sử có nhiều công lao to lớn cho nhà Lý. Những trang sử ấy đã đi vào truyền thuyết qua lòng mến yêu thiết tha của nhân dân .

Công lao, sự nghiệp của võ tướng Dương Tự Minh không những được ghi vào sử sách, được các triều phong kiến ban sắc phong mà còn đi vào văn học với những vần thơ giàu hình ảnh:

“Duy Phú sơn anh tộc sắc thần Lý gia sự nghiệp diệc tương quân Tiên bào Kiều thượng song tướng lệnh Đế nữ lầu tần lưỡng giáng tân

Lang trại hữu đao tiêm xú loại Long Thành vô kiếm sát gian thần Đáp thang tự thị quân vương thán Linh tích thiên thu thảo mộc xuân”. Dịch nghĩa:

“Chỉ có núi Phú (Lương) có dòng tộc anh hoa thần thánh. Sự nghiệp nhà Lý cũng nhờ có tướng quân

Áo bào tiên cho trên cầu hai lần làm tướng quốc. Hai con gái của vua được đưa xuống làm vợ chàng Doanh trại Phò Mã lang có đao đâm bọn thối tha

Thành Thăng Long không có kiếm để giết kẻ gian thần

Đất thang mộc (tắm gội) (của Tự Minh) lại chính là điều khiến quân vương phải buồn than.

Dấu tích linh thiêng ngàn thu cây cỏ vẫn tươi tốt như mùa xuân! (Bản thôn thần Hoàng sự tích của đình Phương Độ, huyện Phú Bình)”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những câu thơ trên giúp ta hiểu rõ hơn về con người, công lao của võ tướng Dương Tự Minh với đất nước, về hoàn cảnh lịch sử mà ông tồn tại. Đó là một thời kỳ có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, đặc biệt là công cuộc giữ gìn nền độc lập của dân tộc ta. Những trang sử ấy đó đi vào truyền thuyết khiến chúng vừa huyền bí, vừa đẹp kỳ ảo.

Biểu hiện trước tiên của lòng yêu nước tha thiết của con người này là ý thức trách nhiệm của trang nam tử khi đất nước rơi vào nạn xâm lăng.

Trong truyền thuyết Vị thủ lĩnh tài ba Khi Dương Tự Minh lớn lên thì đất nước rơi vào hoạ xâm lăng. Dương Tự Minh ngày đêm lo nghĩ việc nước và tìm cách đi đó đây để liên kết người hiền tài cứu nước. Một đêm Dương Tự Minh được thần báo mộng được vua giao việc dẹp giặc phương Bắc. Ông trở về dặn dò người thân rồi đến thẳng phủ Phú Bình. Một hôm vua sai Dương Tự Minh luyện rèn binh sỹ chống giặc phương bắc. Nhờ tài thao lược Dương Tự Minh cùng tướng sỹ dẹp tan giặc phương Bắc đô hộ mảnh đất phú Bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thái Nguyên...”.[38] Truyền thuyết tái hiện rõ nỗi lòng trăn trở của Dương

Tự Minh khi giặc phương Bắc gây bao tội ác với người dân vô tội. Tiếng nói đầu tiên của cậu bé làng Phù Đổng là tiếng nói yêu nước, đánh giặc ngoại xâm. Khi đất nước bị giặc phương Bắc xâm lược, việc làm đầu tiên của chàng trai Dương Tự Minh là ngày đêm lo nghĩ việc nước và tìm cách đi đó đây để liên kết người hiền tài cứu nước.

Trong Chuyện chiếc áo tàng hình, nhờ có chiếc áo tàng hình mà Dương Tự Minh đã giúp dân lành hoá giải nhiều hoạn nạn như giết thuồng luồng “Cậu còn tìm đến những nhà giàu, mặc áo tàng hình vào kho lấy vàng bạc về phân phát cho bà con. Tuổi hai mươi, Tự Minh là một chàng trai quắc thước, khoẻ mạnh, hào khí như một trượng phu. Chàng tập hợp trai tài, gái sắc trong vùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Vị tướng không chỉ lấy vàng bạc của người giàu phân phát cho người nghèo mà “Chàng còn nhiều lần đến kinh đô, mặc áo tàng hình vào kho vàng

nhà vua lấy vàng về ban phát cho dân” [13, tr39]. Nhưng rồi do quân lính

canh phòng cẩn mật khắp nơi, Tự Minh trong hình dạng con bướm trắng bị sa lưới, áo gấm tuột ra hiện nguyên hình là một thanh niên cường tráng và đã bị giam tại cung triều chờ ngày trảm xử.

“Nhưng lúc này ở biên cương kẻ thù xâm lăng kéo sang tàn phá đất nước. Thế giặc như chẻ tre chẳng mấy chốc sẽ tràn đến kinh đô. Nhà vua và triều thần vô cùng lo lắng trước hoạ xâm lăng và vận mệnh của đất nước. Nhiều tướng tài được cử đi chặn giặc không thấy trở về. Quên mình là một tử tù, Tự Minh xin gặp vua để xung phong ra chiến trường trừ giặc. Bán tín bán nghi nhưng hào kiệt không còn nên nhà vua đành phải đồng ý. Nhờ có chiếc

áo tàng hình, quân thù nhanh chóng bị tiêu diệt” [13, tr39-40].

Mặc dù đang là tử tù nhưng trước tình cảnh đất nước lâm nguy bởi giặc ngoại xâm, Dương Tự Minh đã xung phong ra trận diệt giặc. Hư cấu thêm chi tiết ông bị giam về tội vào kho nhà vua lấy vàng bạc chia cho dân nghèo, nhân dân muốn hình ảnh người anh hùng đẹp thêm lên bởi lòng nhân ái. Vậy là nhờ có chiếc áo tàng hình mà Dương Tự Minh đã giúp dân dẹp yên giặc ngoại xâm.

Trong truyện Hang sữa[38], Tự Minh đã được thần linh chỉ đường cho biết nơi đây là một địa điểm lợi thế cho việc quân cơ Thuận đường tiến - tiện

đường lui và ông đã lựa chọn hang sữa làm nơi bàn việc quốc kế dân sinh. Từ

đây, nhiều chủ trương lớn của võ tướng tham mưu cho triều đình được toả sáng, làm cho phủ Phú Lương trở thành một vùng cực kỳ phồn thịnh trong hơn 30 năm dưới thời ông cai quản. Hang sữa được muôn dân trăm họ ví như bầu sữa mẹ.

Trong truyền thuyết Chuyện vị tù trưởng [38], Dương Tự Minh được vua giao chức Thượng Đẳng Thần trấn ải biên giới phía Bắc. Trong đó có phủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phú Bình. Đương khi ấy có kẻ yêu thuật người nước Tống trốn sang Châu Tư Lang, tự xưng là Tiên Sinh nói là vâng mệnh đi sứ để dụ dỗ nhân dân làng Cầu Muối, rồi kéo quân tàn phá làng . Thế giặc mạnh, nhà vua và triều thần vô cùng lo lắng trước họa xâm lăng. Tự Minh xin gặp vua bàn chuyện giúp

dân. “Nhà vua giao cho ông binh mã cùng văn thần. Dương Tự Minh ra trận

như một vị tù trưởng oai phong lẫm liệt. Ông chia quân thành hai đạo, trận chiến diễn ra theo thế gọng kìm, quân lý tiến công như vũ bão và giết chết tên tướng giặc. Dương Tự Minh và đoàn binh mã đã ngự ở vùng Tân Thành - phủ Phú Bình một thời gian rồi kéo quân lên Đuổm. Từ đó nhân dân không thấy ngài Dương Tự Minh quay lại nữa. Nhân dân phủ Phú Bình tưởng nhớ lập

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 29 - 122)