Vài nét về mối quan hệ giữa Folkore và thực tiễn

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 77 - 122)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.Vài nét về mối quan hệ giữa Folkore và thực tiễn

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới dùng thuật ngữ Folklore. Trong tiếng Anh Folk là nhân dân, lore là sự hiểu biết, khoa học. Thuật ngữ này được nhà nhân chủng học người Anh là Uyliam Giôn Tôm đưa ra lần đầu tiên trong bài báo Folklore (1846) dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh thần của nhân dân, có liên quan với phong tục, đạo đức, lễ hội… tuy nhiên, đến nay thì giới khoa học các nước hiểu nó theo hai khuynh hướng:

Thứ nhất, muốn hiểu Folklore là tất cả các hiện tượng của nền văn hóa vật chất và tinh thần.

Thứ hai, muốn giới hạn thuật ngữ đó lại coi Folklore là những sáng tác ngôn từ truyền miệng (sáng tác văn học dân gian) của nhân dân…

Văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn học của dân tộc. Bộ phận văn học này là đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và những thành tựu đạt được về lĩnh vực nghiên cứu này rất đáng ghi nhận.

“Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tiến trình phát triển của nền văn học dân gian trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời của các thể loại văn học dân gian: tiến hành việc phân loại và nhận diện các thể loại, xem xét đặc trưng và tính chất, nội dung và hình thức của chúng, tìm hiểu mối quan hệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ảnh hưởng giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn nghệ dân

gian và văn hóa dân gian, văn học và văn hóa học”.[23, tr.62]

Nhìn chung, Khoa học nghiên cứu văn học dân gian và khoa học nghiên cứu Folklore, những vấn đề trên đã được đặt ra song chưa được tiến hành đồng bộ và chuyên sâu.

Folkore học Việt Nam đã hình thành và phát triển từ việc nghiên cứu văn học dân gian. Đây cũng là lý do hầu như toàn bộ các phương pháp nghiên cứu Folkore học được đem áp dụng vào nghiên cứu văn học dân gian.“Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội, hoạt động có ý thức tập phát sinh trong quá trình hoạt động có ý thức tập thể. Vì thế giữa văn học dân gian và

thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau” [14, tr.22]

Mối quan hệ giữa Folkore với hoạt động thực tiễn của con người nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì nó là mối quan hệ trực tiếp giữa văn học dân gian và quá trình lao động của con người. Còn theo nghĩa rộng, văn học dân gian gắn liền với mọi mặt của nhân dân lao động và tham gia vào sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của những sinh hoạt đó.

Mảnh đất nảy sinh nghệ thuật không chuyên môn là sinh hoạt nhân dân. Nguồn nuôi dưỡng nó là những nhu cầu của đời sống sinh hoạt con người. Nhân tố chủ yếu kích thích sự phát triển nghệ thuật này là mối quan hệ bản thể của nó với những hoạt động, phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân. Vì thế, văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Trong những thập niên gần đây đã diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ trong nghiên cứu văn học dân gian nước ta, do có sự mở rộng trong quan niệm về văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hoá dân gian, với Folkore. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã không chỉ đơn thuần tập trung nhìn nhận yếu tố ngôn ngữ của tác phẩm dân gian mà chú ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tới các yếu tố phi ngôn từ khác, các điều kiện tồn tại, diễn xướng trong đời sống văn hoá của nó. Hướng tiếp cận của tác phẩm văn hoá dân gian theo Folkore bao gồm các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Cách tiếp cận này mang tính tổng thể của văn hoá học.

Thực tế Folklore vô cùng phức tạp và sinh động trong từng môi trường khác nhau. Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian, lễ hội là một bộ phận của văn hóa dân gian. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Và lý thuyết này có thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài này. Trong phạm vi luận văn, chúng ta có thể thấy, trước hết truyền thuyết và lễ hội Dương Tự Minh có liên hệ với nhau trước hết theo vùng địa lý.

Văn học nghệ thuật dân gian, những truyện dân gian, nguồn gốc về các vùng ngôn ngữ nhân dân đều là nguồn tư liệu quan trọng góp phần vẽ lại bộ mặt xã hội. Vì thế, ta có thể thấy được giá trị sử liệu của truyền thuyết. Nhất là với lễ hội, giá trị sử liệu có vai trò vô cùng to lớn. Nó vẽ lên bộ mặt của lễ hội, tạo nên quy trình lễ hội. Sức sống của truyền thuyết nằm ngay trong trò diễn dân gian.Thông qua các trò diễn dân gian, chúng ta thấy truyền thuyết đi vào lễ hội, trở thành phương tiện đưa văn học dân gian vào đời sống một cách có giá trị nhất. sáng tác nghệ thuật vốn là sự hòa hợp hữu cơ giữa hoạt động và chủ đích hoạt động trò chơi.

“Trong quá trình tìm hiểu văn hóa dân gian ở một vùng, miền, địa phương thì việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt hiện thời của con người là một việc làm thiết thực trong việc lưu giữ các

sáng tác dân gian” [8, tr63].

Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Dương Tự Minh trên địa bàn Thái Nguyên giúp chúng ta không chỉ dừng ở việc miêu tả các lễ hội mà đi đến lý giải, giải thích được các lễ hội ấy, gắn nó với văn học dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gian đồng thời làm thức tỉnh tiếng nói của người xưa gửi gắm trong những câu chuyện truyền thuyết.

3.2.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Tự Minh

Cùng với thần thoại, sử thi, niềm tin trong truyền thuyết là vấn đề được các nhà nghiên cứu Folkore người Mỹ nói rằng: “Các nhà nghiên cứu đều nhất trí truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian được lưu truyền bằng

miệng, nó rất khó tin nhưng lại được tôn trọng…”.Trong quá trình điền dã

đến các địa phương tổ chức lễ hội về Dương Tự Minh, các cụ trong nơi cư trú kể rất say sưa về truyền thuyết Dương Tự Minh với niềm tin kỳ lạ. Đây chính là mảnh đất để niềm tin tín ngưỡng ăn sâu bám rễ và từ đó nảy sinh ra các loại hình sinh hoạt lễ hội.

Truyền thuyết là một thể loại thuộc văn học dân gian còn lễ hội là một hình thức của tín ngưỡng và diễn xướng dân gian nhưng giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau, dựa trên tính nguyên hợp của văn hoá dân gian. Nếu truyền thuyết là cái cớ, là cơ sở quan trọng để lễ hội diễn ra thì lễ hội lại là nơi tái tạo, làm sống lại truyền thuyết một cách sinh động nhất, hấp dẫn nhất. Vì thế, Nguyễn Khắc Xương khẳng định:“Diễn xướng tín ngưỡng hội làng còn là một phương tiện bảo lưu thần thoại, truyền thuyết có hiệu lực. Do đó, người nghiên cứu văn học dân gian cần chú ý hơn nữa tới

các hội hè cổ truyền”. [49, tr. 66]

Lễ hội và truyền thuyết cùng phản ánh một nhân vật (Anh hùng chống giặc ngoại xâm, anh hùng văn hóa). Bàn về mối quan hệ này tác giả Lê Văn Kỳ cho rằng:

“Truyền thuyết về người anh hùng là một nguyên cớ để dân làng dễ

dàng mở hội”.[24, tr102] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Văn học nghệ thuật dân gian, những truyện dân gian, nguồn gốc về các vùng ngôn ngữ nhân dân đều là nguồn tư liệu quan trọng góp phần vẽ lại bộ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mặt xã hội. Vì thế, ta có thể thấy được giá trị sử liệu của truyền thuyết. Nhất là với lễ hội, giá trị sử liệu có vai trò vô cùng to lớn. Nó vẽ lên bộ mặt của lễ hội, tạo nên quy trình lễ hội. Sức sống của truyền thuyết nằm ngay trong trò diễn dân gian. Thông qua các trò diễn dân gian, chúng ta thấy truyền thuyết đi vào lễ hội, trở thành phương tiện đưa văn học dân gian vào đời sống một cách có giá trị nhất. Sáng tác nghệ thuật vốn là sự hoà hợp hữu cơ giữa hoạt động và chủ đích hoạt động trò chơi. Lý thuyết này góp phần giúp chúng ta tìm ra được mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội. Như vậy truyền thuyết là cái có trước, lễ hội chính là phương tiện đưa truyền thuyết vào cuộc sống của con người.

“Trong quá trình tìm hiểu văn hoá dân gian ở một vùng, miền, địa phương thì việc tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian với đời sống sinh hoạt hiện thời của con người là một việc làm thiết thực trong việc lưu giữ các

sáng tác dân gian” [7, tr.63].

Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Dương Tự Minh trên địa bàn Thái Nguyên giúp chúng ta không chỉ dừng ở việc miêu tả các lễ hội mà đi đến lý giải, giải thích được các lễ hội ấy, gắn nó với văn học dân gian đồng thời làm thức tỉnh tiếng nói của người xưa gửi gắm trong những câu chuyện truyền thuyết. Nó là môi trường tái hiện truyền thuyết về Dương Tự Minh. Trong các lễ hội trên, hình tượng vị anh hùng dân tộc Tày Dương Tự Minh được tái hiện, được thần thánh hoá qua các nghi lễ, tín ngưỡng của ngày hội.

Qua các lễ vật dâng cúng của các lễ hội Dương Tự Minh, cách chế biến lương thực để nuôi quân của vị thủ lĩnh cũng được bộc lộ. Các loại bánh trong cỗ chay như bánh dày, bánh mật, bánh bìa, bánh rán…được chế biến từ gạo nếp và những vật phẩm khác của nhà nông. Đây là lễ vật dâng cúng của lễ hội nhưng đồng thời cũng phản ánh cách chế biến lương thực nuôi quân của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dương Tự Minh. Hơn nữa những thứ bánh này rất tiêu biểu của đồng bào Tày nên nó tạo cho quân sĩ cảm giác gần gũi, thân quen, từ đó khơi dậy trong họ tình yêu quê hương, đất nước. Việc tạo lương khô từ lúa gạo thể hiện tài năng và trí tuệ hơn người của vị chỉ huy tài giỏi. Nhân dân luôn ấp ủ niềm tin Đức Thánh Dương Tự Minh sẽ mang lại yên bình cho người dân nên trong lễ hội đền Đuổm, lễ hôi chùa Phố Hương, lễ hội đền Lục Giáp, lễ hội đình - đền - chùa cầu Muối, không thể thiếu được lễ dâng cỗ chay và mặn lên vị Thánh Dương Tự Minh.Truyền thuyết Thánh Đuổm trị tà thần kể rằng:

“Ngày hai mươi tư tháng tư hàng năm, dân làng vùng Đuổm nô nức mở hội hạ điền, nghĩa là hội xuống đồng canh tác. Nhà nhà thi nhau chuẩn bị hương hoa, xôi thịt từ ngày hôm trước. Một năm, không ai nhớ rõ là năm nào từng đoàn người gánh lá dong, gạo nếp ra suối để rửa thì lạ thay tất cả sông suối, ngòi lạch, ao hồ nước đục ngầu, màu bùn đỏ quạch không thể nào tìm

được một ống nước trong. Dân làng thấy sự lạ bèn kéo nhau lên đền Đuổm

thắp hương xin âm dương vấn Thánh…” [13, tr46 – 47].

Lễ rước kiệu của lễ hội đền Đuổm, lễ hội chùa Phố Hương, lễ hội đền Lục Giáp, lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối cũng góp phần tái hiện truyền thuyết về Dương Tự Minh. Sự huy động đông đảo lực lượng quần chúng tham gia đám rước vừa tạo nên không khí sôi động của ngày hội lại vừa có ý nghĩa biểu dương sức mạnh của đội quân do Dương Tự Minh chỉ huy năm xưa. Tiếng trống vang rền, cờ bay phấp phới cùng với hàng loạt vũ khí tượng trưng khác gợi nhớ tới buổi xuất quân hào hùng, đầy khí thế của đội quân ngày ấy. Chiếc kiệu sơn son thiếp vàng “minh chứng cho những trận thắng oanh liệt, quân tướng nô nức xa giá trở về”. [13, tr44]. Thanh gươm gợi nhớ tới một thời tung hoành ngang dọc giữa trại giặc như chốn không người của vị tướng tài ba Dương Tự Minh.

Lễ hội rước nước thể hiện sự tưởng nhớ và niềm thành kính sâu sắc của nhân dân với vị thủ lĩnh tài ba. Lễ rước nước ở ngày hội Đuổm, ngày hội đền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lục Giáp còn biểu trưng cho lòng cầu mong nước trong tín ngưỡng của người nông dân làm ruộng. Nước là yếu tố cần thiết hàng đầu làm cho đất đai phì nhiêu, cây cối sinh trưởng mạnh, giúp cây lúa trổ bông đem lại hạt gạo cho người nông dân. Dương Tự Minh từ nhỏ đã thường xuyên đi câu cá giúp mẹ, lớn lên giúp dân cấy lúa, trồng khoai, thả cá.

Trong truyền thuyết Chuyện chiếc áo tàng hình [13], lên bảy tuổi Tự Minh đã làm đỡ mẹ được nhiều việc. “Tự Minh thường ra bờ sông Cầu câu cá. Một hôm ngồi đến tối không thấy cá cắn câu, Tự Minh buồn bã nằm ngả mình bên sông nhẩm đếm sao trời. Nhìn lên núi Cái thấy lửa sáng trên đỉnh vốn tính gan dạ Tự Minh thu cần câu rồi leo lên núi xem. Do mách tiên già gỡ được nước cờ thua nên chàng được Tiên ông thưởng cho áo gấm. Đó là chiếc

áo tàng hình”. [13, tr37-38]

Trong tâm thức của người dân Thái Nguyên, Dương Tự Minh không chỉ là một vị tướng tài ba, với cư dân trồng trọt ông như một người bạn thân thiết. Trong truyền thuyết Sự tíchđền Lục Giáp kể rằng những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc, nghĩa quân do Dương Tự Minh cầm đầu thu được nhiều khí giới của giặc. Khi ấy, nhà vua còn ít quân, lương thực lại cạn kiệt phải ẩn nấp ở một làng nhỏ bên bờ Sông Công. Thời gian sau, nghĩa quân đã phá tan vòng vây của giặc, nhân dân yên bình, Dương Tự Minh được vua ban thưởng“Ông cùng nghĩa quân ở lại làng Lục Giáp, xã Đắc Sơn tập luyện võ nghệ để kéo quân lên Đuổm. Tự Minh cùng nhân dân khai khẩn đất đai, đào mương, xẻ núi, cấy lúa, trồng ngô khoai, thả cá, chăn nuôi gia cầm. Vùng đất hoang đã trở thành cánh đồng màu mỡ, bốn mùa xanh tươi, trù phú. Lương thực không những đủ nuôi quân mà tích trữ được rất

nhiều”.[38]

Truyền thuyết Đền cha đền mẹ kể rằng Dương Tự Minh một người con có hiếu với cha mẹ “Cảm phục sự hiếu thảo của ông, người dân Yên Đổ đã xây dựng đền cha đền mẹ bên nguồn nước trong trẻo, nguồn nước này đã đem

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình cha mẹ ông về tích tụ phía cổng đền Đuổm thành hồ nước thanh khiết để

Tự Minh lúc nào cũng được ngắm nhìn cha mẹ”.[38].

Trò chơi đấu vật là hoạt động vui khoẻ, thi tài của lễ hội đền Đuổm, lễ hội đền cầu Muối, lễ hội đền Lục Giáp. Nhân dân cần có một sức khoẻ và một ý thức rèn luyện cơ bắp để sẵn sàng đối phó với kẻ thù phương Bắc. Xưa Dương Tự Minh cũng đã dùng cách ấy để tuyển nhân tài. Truyền thuyết Tài chiêu binh của Võ Tướng kể :

“Ở xóm Dương, xã Đắc Sơn, huyện Phổ Yên có một dãy núi bốn mùa cây cối xanh tươi. Tương truyền rằng ngày xưa có một vị tướng quân tên là Dương Tự Minh được lệnh của nhà vua, ông trở về Phổ Yên và yên nghỉ ở dãy núi này để chiêu binh. Ông thường bày trò chơi đấu vật để chọn nhân tài. Sau đó là việc luyện quân sĩ, tích luỹ lương thảo, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Khi huấn luyện quân, vị tướng thường mặc chiếc áo khâu của địa phương nơi đây.

Quân sĩ đều nhận ra vị tướng quân của mình nhờ tấm áo đó”.[38]

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 77 - 122)