Lễ hội đình đền chùa Cầu Muối

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 70 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.4. Lễ hội đình đền chùa Cầu Muối

Di tích lịch sử văn hóa đình - đền - chùa Cầu Muối xã Tân Thành - huyện Phú Bình được xây dựng từ thời Hậu Lê. Đình thờ Thành hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương tức Dương Tự Minh. Ông là một danh tướng thời Lý có công lao cai quản, bảo vệ miền đất phía bắc của quốc gia đại Việt. Sau khi mất, Dương Tự Minh được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam sắc phong là “Thượng đẳng thần”. Nhân dân làng Cầu Muối, xã Tân Thành - huyện Phú Bình lập đền thờ ông và tôn ông là Thành Hoàng làng. Di tích nằm thế tựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sơn trên dãy núi vòng cung cảnh núi mây bao phủ, gió mát quanh năm cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp bao quanh là rừng xanh tươi tốt, tạo nên một môi trường thanh tịnh cổ kính. Đến nay dân làng Cầu Muối và khách thập phương xa gần đều nhớ ngày 4 tháng Giêng âm lịch hàng năm là ngày khai hội.

* Phần lễ

Lễ dâng hƣơng

Lễ dâng hương với hai loại cỗ chay và cỗ mặn. Cỗ chay bao gồm: bỏng nổ, bánh vôi, chè lam được bày biện trên mâm bồng.

Lễ dâng các mâm có nhiều món ngon nhưng không thể thiếu được lợn quay, xôi ngũ sắc, ba loại giò: giò thủ, giò chả hoa, giò lụa. Phương thức làm giò không chỉ dừng ở những thao tác đơn thuần mà đó được người dân nâng lên thành nghệ thuật, thành những bí quyết nhà nghề chỉ truyền cho những người được tín nhiệm của hàng tổng, hàng xã. Các loại giò ở đây đều làm bằng tay, giã bằng cối đá và chày gỗ chứ không dùng máy để xay thịt. Tám loại giò đều mang những đặc trưng khác nhau, có chất lượng cao đều mang tính nghệ thuật từ bàn tay khối óc sáng tạo của người dân Phú Bình. Thay mặt đoàn rước, chủ tế và hai bồi tế trong trang phục áo thụng khăn xếp truyền thống, tấu cầu quốc thái dân an và năm mới an khang, thịnh vượng cho muôn dân.

Lễ chánh tế

Lễ chánh tế được tiến hành vào ngày mùng 5 tháng giêng. Bài văn tế đọc trong buổi lễ này đó được soạn trước với nội dung ca ngợi Đức Thánh Dương Tự Minh. Người được cử đứng ra đọc văn tế để mở đầu buổi lễ chánh tế phải là một chức sắc trong làng, mặc áo dài khăn đóng chỉnh tề, quỳ trước bàn hương án, hai tay nâng bản văn tế đưa lên dưới ánh nến soi rõ do hai phụ tế đứng hai bên cầm, rồi chậm rãi đọc với một giọng kính cẩn trang nghiêm trong nhạc đệm của dàn nhạc lễ. Việc hòa hợp chăt chẽ từng âm thanh trầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bỗng của nhạc lễ với giọng xướng trang nghiêm của người đọc văn tế là cái hồn văn hóa dân gian, trong đó chuyên chở cả một đức tin thiêng liêng của những người dân biết ơn tiền nhân, của các vị thần.

Ngày nay vì nhiều lý do, lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối không tổ chức lễ chánh tế, nhân dân tập trung vào lễ rước kiệu.

Lễ rƣớc kiệu

Lễ rước kiệu bài vị Thành hoàng làng từ chân đền Công Đồng về đình Cầu Muối. Đi đầu là chủ tế và hai bồi tế trong trang phục áo thụng khăn xếp truyền thống.Tiếp theo là cỗ kiệu do các chàng trai khoẻ mạnh khiêng. Trên kiệu đặt tượng Đức Thánh. Hai bên có hai chàng trai cầm tán, lọng che cho kiệu. Tiếp theo là dân làng với đủ mọi lứa tuổi tham gia rước kiệu. Đám rước thêm đông bởi khách thập phương đổ về, cuồn cuộn đi theo đám rước.

* Phần hội

Bên cạnh phần lễ, những trò chơi dân gian hay các cuộc thi tài là phần không thể thiếu trong không khí ngày hội mùa xuân đình - đền - Cầu Muối. Hoạt động vui hội là sự đúc kết tinh hoa những động tác lao động của con người trong cuộc sống hàng ngày. Toàn bộ sức lực, khả năng, trí thông minh, dũng cảm của con người được bộc lộ qua các hoạt động vui chơi rất tự nhiên, khéo léo và thoải mái. Thông qua các trò hội không chỉ là sự vui chơi giải trí mà tại thời điểm thăng hoa mạnh nhất còn có ý nghĩa tâm linh, cầu vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu… Các trò chơi dân gian tiêu biểu trong lễ hội Cầu Muối như: chọi gà, kéo co, cờ tướng…

Kéo co

Trò chơi kéo co, một sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng khi làng mở hội vui tết đón xuân. Lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối diễn ra trò chơi kéo co nhằm khuyến khích việc rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự khéo léo của người chơi, gắn kết tình làng nghĩa xóm. Nhân dân truyền rằng xưa kia thủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lĩnh cho quân sĩ của mình kéo co vừa để vui, vừa để rèn sức khỏe dẻo dai, ý thức đoàn kết cộng đồng.

Trước khi vào hội, trò kéo co được chuẩn bị khá công phu. Hằng năm, làng cử người đi chọn tre để làm dây kéo trước ngày khai hội cả tháng trời. Để có dây kéo tốt phải chọn hai cây tre to, chắc, không bị đốt kiến, sau đó giao cho người làm dây kéo. Dây kéo được làng treo thờ trước đền.

Đến chiều mồng 4 Tết làm lễ hạ dây kéo để tổ chức hội kéo co. Mỗi đội tham dự gồm 20 nam, 20 nữ với ý nghĩa âm dương hoà hợp. Họ là những chàng trai cô gái chưa lập gia đình, khoẻ mạnh. Hai đội chơi phải đứng dọc theo chiều Đông - Tây. Trước khi thi thường kéo lấy lệ và bao giờ cũng để bên đông thắng. Theo quan niệm của người dân bên Đông là bên mặt trời mọc, bên Đông thắng thì dân làng được mùa, làm ăn thuận lợi. Sau đó, cuộc thi kéo co mới thực sự bắt đầu. Tiếng trống lần thứ nhất vang lên báo hiệu chuẩn bị. Tiếng trống thứ hai vào cuộc. Cuộc thi diễn ra hứng thú và gay cấn ngay từ phút đầu. Tiếng trống thúc giục, tiếng reo hò động viên càng làm họ hăng say trong cuộc đua tranh. Lệ quy định cuộc chơi gồm 3 hiệp, chỉ cần được hai hiệp coi như thắng cuộc. Đội thắng được chủ hội trịnh trọng trao phần thưởng trong tiếng vỗ tay tán thưởng của đông đảo người xem.

Đấu vật

Đấu vật là một trò chơi dân gian không chỉ đấu về sức mạnh, thi tài mà còn có niềm tin về tâm linh. Hình tròn trên sới vật tượng trưng cho trời là dương đặt trên sân tượng cho đất hình vuông là âm, hai hình toàn vẹn là sự kết hợp hài hoà mang lại những điều tốt đẹp: mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Tương truyền, xưa Dương Tự Minh đã tổ chức đấu vật để tuyển nhân tài.

Đấu vật được tổ chức từ ngày 5 đến ngày 10 tháng giêng, tại sân trước đình, thu hút hàng trăm đô vật thanh, thiếu niên đến từ các địa phương trong huyện. Các đô vật thi đấu theo thể thức vòng tròn. Keo vật đầu tiên được lựa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chọn hai đô vật để thực hiện “keo vật thờ”. Hai đô vật này phải là người có tiếng, được đông đảo công chúng công nhận về tài năng, đức độ và có cống hiến cho phong trào vật trong vùng. Người được lựa chọn làm trọng tài cũng phải là người có vai vế trong vùng am hiểu sâu về vật dân tộc và được mọi người kính nể.

Hội vật Cầu Muối ngoài yếu tố tâm linh còn là một hoạt động vui khoẻ, tinh thần thượng võ, khuyến khích việc rèn luyện sức khoẻ, lòng dũng cảm, sự tự tin, mưu trí đối với lớp trẻ.

Chọi gà

Chọi gà là một trò chơi dân gian kỳ thú trong hội đình - đền chùa Cầu Muối, hấp dẫn mọi tầng lớp tham dự. Người mang gà đến hội Cầu Muối chủ yếu là người trong tỉnh Thái Nguyên. Chọi gà được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 10 tháng giêng, tại khu vực sân đền. Để có được chú gà chọi hay, đòi hỏi người chơi phải đầu tư công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tướng gà, nuôi dưỡng, luyện tập... Chọn gà trước tiên phải xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường. Mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền, cổ to, dài, thẳng, lưng rộng, cánh dài. Đùi to, phần đùi dài hơn phần cánh. Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng và khô. Chọn màu lông, cũng phải chọn gà tía ngũ sắc.

Chọi gà trong hội mùa xuân đình - đền - chùa Cầu Muối vừa mang tính giải trí, vừa là hình thức nuôi dưỡng tinh thần thượng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng trong khu vực.

Cờ tƣớng

Trong lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối, trò chơi cờ tướng thu hút đông đảo người dân tham gia. Nhân dân làng Cầu Muối truyền rằng: khi Dương Tự Minh lớn lên thì đất nước rơi vào họa xâm lăng, Dương Tự Minh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngày đêm lo nghĩ việc nước và đi đó đây để tìm người hiền tài cứu nước. Bàn cờ tướng thật sự là một trận địa sinh động, có tầng lớp và thật hoàn hảo đủ các binh chủng trên chiến trường, công có, thủ có, các quân được chia thành ba lớp xen kẽ hài hoà, có sông, có cung cấm. Hình tượng quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có quan ở nhà, quân ra trận… Ca dao có câu đố cờ:

“Hai ông mà chẳng có bà

Sinh con đẻ cháu đến ba mươi người Mười người sinh nở tốt tươi

Bốn người đi học lại đòi làm quan Tám người xa pháo nghênh ngang Tám người voi ngựa rộn ràng hơn xưa”.

Đó cũng là nét phác hoạ thô sơ mà hoàn mĩ về bàn cờ tướng của dân gian ta. Bàn cờ có ý nghĩa biểu tượng cho một cuộc chiến, cho tài trí của người anh hùng dân tộc Dương Tự Minh. Khi xưa, không chỉ có văn nhân, thi sĩ, vua quan mới hâm mộ chơi cờ mà đến dân lao động chân lấm tay bùn cũng thích.

Thi làm bánh

Hội đình - đền - chùa Cầu Muối tổ chức hội thi làm bánh. Nhân dân các làng trong vùng thi làm “bánh chưng”, “bánh dầy”... Nếu chúng ta đến chiêm ngưỡng các loại cỗ trong lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối thật kỹ, một cách nghiêm túc mới có thể thấy hết được giá trị tinh thần, vật chất của những lễ vật trong lễ hội này. Người dân nơi đây rất coi trọng quy trình làm bánh để dâng Thánh. Từ khi trồng lúa đến khi thu hoạch, xay lúa, giã gạo, chọn gạo, gói bánh, luộc bánh đều phải do bàn tay khéo léo của đàn ông nơi đây theo quy đinh của làng phụ nữ không được tham gia, thậm chí kể cả củi đun, lá dong lá chuối cũng có khu vực riêng, nước sử dụng cho việc làm bánh cũng phải dùng từ giếng nước của đền thánh, nơi nào, địa phương nào vi phạm coi như vi phạm luật của làng không được tham gia vào lễ hội dâng Thánh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối năm 2013 còn diễn ra hội báo xuân thu hút đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương.

Qua việc mô tả bốn lễ hội trên ta thấy phần lễ của bốn lễ hội cơ bản giống nhau, lễ dâng hương gồm lễ mặn và lễ chay, cả bốn lễ hội đều tổ chức lễ rước kiệu. Nhưng phần lễ ở lễ hội đền Đuổm là phong phú hơn cả, gồm một hệ thống liên kết, có trật tự cùng hỗ trợ nhau. Phần lễ ở đây gồm: lễ rước nước, lễ mộc dục, lễ rước Kiệu, đại lễ. Ở lễ hội đền Đuổm và lễ hội đền Lục Giáp đều diễn ra lễ rước nước trong không khí trang nghiêm và thành kính. Nó mở đầu ngày hội với mục đích tắm tượng thần và rửa khí tự nhưng đồng thời cũng là một hình thức cầu nước của cư dân làm nông nghiệp. Lễ rước kiệu ở lễ hội đền Đuổm giống với lễ rước kiệu ở đền Lục Giáp, có quy định nghiêm ngặt với những người được vào chân rước kiệu. Rước kiệu ở đây là rước bát hương. Còn rước kiệu ở chùa Phố Hương và đình - đền - chùa Cầu Muối là rước tượng thánh. Trong lễ hội đền Đuổm còn có lễ mộc dục mà lễ hội chùa Phố Hương, lễ hội đền Lục Giáp, lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối không có. Người dân Đuổm quan niệm rằng tiến hành lễ mộc dục mọi người mới có dịp được nhìn thấy Ngài, được Ngài ban phúc, ban tài cho bản thân, gia đình. Tuy phần lễ ở lễ hội chùa Phố Hương, lễ hội đền Lục Giáp, lễ hội đình - đền - chùa Cầu Muối diễn ra giản dị và ngắn gọn hơn phần lễ ở lễ hội Đuổm nhưng nó vẫn không mất đi sự trang nghiêm, thành kính vốn có. Lễ hội đền Đuổm là lễ hội lớn nhất về Dương Tự Minh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Dương Tự Minh là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong tâm thức dân gian của đồng bào các dân tộc Phú Lương nói riêng, của nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung. Dưới thời nhà Lý với sự lãnh đạo của ông, nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương đã có một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Trong các lễ hội dù có những phần lễ giống và khác nhau nhưng hội tụ lại là tình cảm, tấm lòng biết ơn, kính trọng của nhân dân đối với vị thủ lĩnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trò chơi, trò diễn trong các lễ hội đều nhằm mục đích làm sống lại hình tượng người anh hùng trong lịch sử. Phần hội phản ánh đầy đủ đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần cư dân vùng lễ hội.

Lễ hội về Dương tự Minh phong phú, đa dạng, màu sắc tâm linh hòa quyện với sắc thái địa phương. Việc tổ chức lễ hội là một sự thể hiện sinh động của truyền thống “uống nước nhớ nguồn” nhằm tôn vinh DươngTự Minh - vị thủ lĩnh có công với dân với nước.

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)