Truyền thuyết về DươngTự Minh trong hệ thống truyền thuyết ở

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 25 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2.Truyền thuyết về DươngTự Minh trong hệ thống truyền thuyết ở

loại hình tự sự dân gian phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì”.

Sách giáo khoa Ngữ Văn 6 (tập 1) định nghĩa “Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh

giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể”. [34, tr.7]

Trên cơ sở tìm hiểu các định nghĩa về truyền thuyết nói trên, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều chung một nhận xét về đặc điểm của truyền thuyết là gắn với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Nằm trong thể loại truyền thuyết nói chung, truyền thuyết Dương Tự Minh không chỉ góp phần làm giàu, phong phú thêm kho tàng văn học dân gian (nói riêng), nền văn học dân tộc (nói chung) mà còn giúp cho người dân có cái nhìn bổ sung và toàn diện về một thời kì lịch sử của dân tộc, về hình tượng người anh hùng dân tộc yêu nước, thương dân, giúp dân vượt qua tai ương, khổ nạn.

1.2.1.2. Truyền thuyết về Dương Tự Minh trong hệ thống truyền thuyết ở Thái Nguyên Thái Nguyên

Nghiên cứu về truyền thuyết Dương Tự Minh ở Thái Nguyên không thể bỏ qua mảng truyền thuyết dân gian kể về đất và con người nơi này.Thái Nguyên có những truyền thuyết từ đời này sang đời khác với các nội dung, chủ đề như: Đánh giặc giữ nước, xây dựng địa vực cư trú, làm ăn, có công khai sơn phá thạch tạo dựng đời sống văn hóa cho cộng đồng. Tựu chung có thể kể về mấy nhóm truyền thuyết sau: Nhóm truyền thuyết về nhân vật Dương Tự Minh và lễ hội đền Đuổm, nhóm truyền thuyết về nàng Công, chàng Cốc, nhóm truyền thuyết của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay…Những truyền thuyết được thêu dệt thành vô số các huyền thoại gắn liền với các huyền tích và dường như đã trở thành tài sản chung của toàn dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cuốn Núi Đuổm và Dương Tự Minh [13], các tư liệu điền dã và tư liệu tại chỗ là cơ sở quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu truyền thuyết về Dương Tự Minh. Hình ảnh ông lung linh sáng ngời trong truyền thuyết dân gian. Đó là cách bày tỏ sự yêu mến, kính phục người anh hùng của nhân dân. Nhân dân Thái Nguyên rất tự hào vì họ có người con ưu tú như Dương Tự Minh. Bởi vậy truyền thuyết dân gian về ông mãi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo tài liệu chúng tôi thu thập, hệ thống về truyền thuyết Dương Tự Minh khá phổ biến ở nhiều nơi trong tỉnh Thái Nguyên: huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình. Cuộc đời cũng như sự nghiệp của Dương Tự Minh được tái hiện sinh động trong truyền thuyết qua trí tưởng tượng kì diệu và lòng yêu quý thiết tha của nhân dân.

Tổng số truyền thuyết về Dương Tự Minh mà chúng tôi thu thập được là 22 truyện. Những truyền thuyết này được lưu truyền ở khu vực huyện Phú Lương, thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình. Trong số đó, chỉ có bốn truyền thuyết đã được văn bản hoá:

- Chuyện chiếc áo tàng hình -Tương truyền về Giếng Dội -Thánh Đuổm trị tà thần

-Tại sao gọi là sông Giang Tiên

Trong quá trình đi sưu tầm truyền thuyết chúng tôi tiếp cận với những người làm công tác văn hoá ở địa phương, người cao tuổi. Qua những đối tượng trên mà chúng tôi có được 18 truyền thuyết sau:

- Sự tích núi Trang Ôn - Chuyện cậu bé Tự Minh - Vị thủ lĩnh tài ba

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Sự tích đình Cầu Muối - Tự mình sáng lên

- Sự tích chùa Phố Hương - Truyện đình Cầu Muối - Đền thờ Đức Thánh Đuổm - Chuyện Núi cắm cờ Phố Hương. - Sự tích đền Lục Giáp

- Con ngựa của Võ Tướng - Đức Thánh Dương Tự Minh

- Tài chiêu binh của Võ Tướng

- Truyện Quan Triều

- Sự tích đền Thượng núi Đuổm - Đền cha, đền mẹ

- Phốc Tắm Ngựa - Hang sữa

So với các truyền thuyết được văn bản hóa, các truyền thuyết truyền miệng về Dương Tự Minh có số lượng phong phú. Điều ấy chứng tỏ trong tâm thức của người dân Thái Nguyên, mức độ ảnh hưởng của Dương Tự Minh là vô cùng sâu sắc. Họ yêu quý ông không kém gì các ông vua hiền, các thủ lĩnh trong các triều đại phong kiến Việt Nam trước. Quá trình sưu tầm những truyền thuyết này có một điều đặc biệt chú ý, có thể có những truyền thuyết do người hiện đại ngày nay hư cấu, sáng tạo nên. Do vậy ngôn ngữ kể có khả năng biểu đạt cao. Đây là trường hợp thường gặp vì văn học dân gian luôn có xu hướng“hiện đại hoá tác phẩm”[3, tr.45]. Hơn nữa “kể có nghĩa là viết cho người đọc nghe”, “Trong bối cảnh hiện đại, văn học dân gian có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tầm những bản kể ấy rất cần thiết bởi vì một phần nào đó nó phản ánh sức sống của truyền thuyết trong thời hiện đại.

Một phần của tài liệu hệ thống truyền thuyết và lễ hội về võ tướng dương tự minh ở thái nguyên (Trang 25 - 28)