7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Phản ánh một cách cụ thể thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc
Lịch sử như một tiến trình và văn học là phương tiện chính và hữu hiệu nhất góp phần truyền tải, phản ánh lịch sử, hiện thực cuộc sống. Từ lịch sử hiện thực cuộc sống, văn học dân gian đã xây dựng và nhuận sắc nên hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tượng văn học về Dương Tự Minh. Theo ghi chép của sử thần nhà Lê Ngô Sỹ Liên trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư, thủ lĩnh Dương Tự Minh có 6 lần xuất hiện gắn với 5 sự kiện trong 23 năm của lịch sử vương triều nhà Lý bắt đầu từ cuối thời Lý Nhân Tông qua đời Lý Thần Tông kết thúc giữa thời Lý Anh Tông (từ 1127 đến 1150 của thiên niên kỷ thứ II).[25].
Theo lịch sử, năm Đinh mùi (1127) vua Lý Nhân Tông gả con gái của mình là công chúa Diên Bình cho Dương Tự Minh và phong cho chức châu mục vùng Thượng Nguyên, trấn trị cả phủ Phú Lương rộng lớn, 1 vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ biên cương đất nước.
Tháng 9 năm 1138, vua Lý Thần Tông băng hà lúc 23 tuổi, Hoàng Thái Tử Thiên Tộ nối ngôi báu khi đó mới 3 tuổi nên làm việc gì bất cứ lớn nhỏ đều ở tay Đỗ Anh Vũ quyết đoán cả. Năm Đại Định thứ 5(1144) Đàm Hữu Lượng cướp Châu Quảng Uyên, Dương Tự Minh được phong chức Đô đốc, thống binh cùng hai tướng Nguyễn Như Mai và Lý Nghĩa Vụ chỉ huy 3 vạn binh mã tiến công như vũ bão và giết chết Đàm Hữu Lượng. Sau chiến thắng, vua Lý Anh Tông đã tác thành Dương Tự Minh cùng công chúa Thiều Dung tài sắc vẹn toàn, sau đó ông được điều về kinh thành phò vua giúp nước. Dương Tự Minh là người thông minh, tài năng, đức độ thẳng thắn và trung thực. Là nhân vật lịch sử có công lao với mảnh đất Thái Nguyên nói riêng và triều đình phong kiến nói chung. Công lao, sự nghiệp của võ tướng Dương Tự Minh được ghi vào sử sách, được các triều phong kiến ban sắc.
Trong bộ sách sử nổi tiếng Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn (thế kỷ XIX), ở quyển XX tỉnh Thái Nguyên phần nhân vật đã ghi công danh, sự nghiệp của Dương Tự Minh, ông được đánh giá là nhân vật lịch sử hàng đầu của đất Thái Nguyên. Nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, (từ thời Lê Trung Hưng đến đời vua Khải Định nhà Nguyễn đầu thế kỷ XX) đã ban nhiều sắc phong cho các làng xã thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao Bằng… thờ Dương Tự Minh (Duệ hiệu là Cao Sơn Quý Minh Đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vương, hạng là Thượng đẳng Thần). Tất cả những điều đó cho thấy Dương Tự Minh là nhân vật lịch sử có nhiều công lao to lớn cho nhà Lý. Những trang sử ấy đã đi vào truyền thuyết qua lòng mến yêu thiết tha của nhân dân .
Công lao, sự nghiệp của võ tướng Dương Tự Minh không những được ghi vào sử sách, được các triều phong kiến ban sắc phong mà còn đi vào văn học với những vần thơ giàu hình ảnh:
“Duy Phú sơn anh tộc sắc thần Lý gia sự nghiệp diệc tương quân Tiên bào Kiều thượng song tướng lệnh Đế nữ lầu tần lưỡng giáng tân
Lang trại hữu đao tiêm xú loại Long Thành vô kiếm sát gian thần Đáp thang tự thị quân vương thán Linh tích thiên thu thảo mộc xuân”. Dịch nghĩa:
“Chỉ có núi Phú (Lương) có dòng tộc anh hoa thần thánh. Sự nghiệp nhà Lý cũng nhờ có tướng quân
Áo bào tiên cho trên cầu hai lần làm tướng quốc. Hai con gái của vua được đưa xuống làm vợ chàng Doanh trại Phò Mã lang có đao đâm bọn thối tha
Thành Thăng Long không có kiếm để giết kẻ gian thần
Đất thang mộc (tắm gội) (của Tự Minh) lại chính là điều khiến quân vương phải buồn than.
Dấu tích linh thiêng ngàn thu cây cỏ vẫn tươi tốt như mùa xuân! (Bản thôn thần Hoàng sự tích của đình Phương Độ, huyện Phú Bình)”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Những câu thơ trên giúp ta hiểu rõ hơn về con người, công lao của võ tướng Dương Tự Minh với đất nước, về hoàn cảnh lịch sử mà ông tồn tại. Đó là một thời kỳ có nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, đặc biệt là công cuộc giữ gìn nền độc lập của dân tộc ta. Những trang sử ấy đó đi vào truyền thuyết khiến chúng vừa huyền bí, vừa đẹp kỳ ảo.
Biểu hiện trước tiên của lòng yêu nước tha thiết của con người này là ý thức trách nhiệm của trang nam tử khi đất nước rơi vào nạn xâm lăng.
Trong truyền thuyết Vị thủ lĩnh tài ba “Khi Dương Tự Minh lớn lên thì đất nước rơi vào hoạ xâm lăng. Dương Tự Minh ngày đêm lo nghĩ việc nước và tìm cách đi đó đây để liên kết người hiền tài cứu nước. Một đêm Dương Tự Minh được thần báo mộng được vua giao việc dẹp giặc phương Bắc. Ông trở về dặn dò người thân rồi đến thẳng phủ Phú Bình. Một hôm vua sai Dương Tự Minh luyện rèn binh sỹ chống giặc phương bắc. Nhờ tài thao lược Dương Tự Minh cùng tướng sỹ dẹp tan giặc phương Bắc đô hộ mảnh đất phú Bình
Thái Nguyên...”.[38] Truyền thuyết tái hiện rõ nỗi lòng trăn trở của Dương
Tự Minh khi giặc phương Bắc gây bao tội ác với người dân vô tội. Tiếng nói đầu tiên của cậu bé làng Phù Đổng là tiếng nói yêu nước, đánh giặc ngoại xâm. Khi đất nước bị giặc phương Bắc xâm lược, việc làm đầu tiên của chàng trai Dương Tự Minh là ngày đêm lo nghĩ việc nước và tìm cách đi đó đây để liên kết người hiền tài cứu nước.
Trong Chuyện chiếc áo tàng hình, nhờ có chiếc áo tàng hình mà Dương Tự Minh đã giúp dân lành hoá giải nhiều hoạn nạn như giết thuồng luồng “Cậu còn tìm đến những nhà giàu, mặc áo tàng hình vào kho lấy vàng bạc về phân phát cho bà con. Tuổi hai mươi, Tự Minh là một chàng trai quắc thước, khoẻ mạnh, hào khí như một trượng phu. Chàng tập hợp trai tài, gái sắc trong vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vị tướng không chỉ lấy vàng bạc của người giàu phân phát cho người nghèo mà “Chàng còn nhiều lần đến kinh đô, mặc áo tàng hình vào kho vàng
nhà vua lấy vàng về ban phát cho dân” [13, tr39]. Nhưng rồi do quân lính
canh phòng cẩn mật khắp nơi, Tự Minh trong hình dạng con bướm trắng bị sa lưới, áo gấm tuột ra hiện nguyên hình là một thanh niên cường tráng và đã bị giam tại cung triều chờ ngày trảm xử.
“Nhưng lúc này ở biên cương kẻ thù xâm lăng kéo sang tàn phá đất nước. Thế giặc như chẻ tre chẳng mấy chốc sẽ tràn đến kinh đô. Nhà vua và triều thần vô cùng lo lắng trước hoạ xâm lăng và vận mệnh của đất nước. Nhiều tướng tài được cử đi chặn giặc không thấy trở về. Quên mình là một tử tù, Tự Minh xin gặp vua để xung phong ra chiến trường trừ giặc. Bán tín bán nghi nhưng hào kiệt không còn nên nhà vua đành phải đồng ý. Nhờ có chiếc
áo tàng hình, quân thù nhanh chóng bị tiêu diệt” [13, tr39-40].
Mặc dù đang là tử tù nhưng trước tình cảnh đất nước lâm nguy bởi giặc ngoại xâm, Dương Tự Minh đã xung phong ra trận diệt giặc. Hư cấu thêm chi tiết ông bị giam về tội vào kho nhà vua lấy vàng bạc chia cho dân nghèo, nhân dân muốn hình ảnh người anh hùng đẹp thêm lên bởi lòng nhân ái. Vậy là nhờ có chiếc áo tàng hình mà Dương Tự Minh đã giúp dân dẹp yên giặc ngoại xâm.
Trong truyện Hang sữa[38], Tự Minh đã được thần linh chỉ đường cho biết nơi đây là một địa điểm lợi thế cho việc quân cơ Thuận đường tiến - tiện
đường lui và ông đã lựa chọn hang sữa làm nơi bàn việc quốc kế dân sinh. Từ
đây, nhiều chủ trương lớn của võ tướng tham mưu cho triều đình được toả sáng, làm cho phủ Phú Lương trở thành một vùng cực kỳ phồn thịnh trong hơn 30 năm dưới thời ông cai quản. Hang sữa được muôn dân trăm họ ví như bầu sữa mẹ.
Trong truyền thuyết Chuyện vị tù trưởng [38], Dương Tự Minh được vua giao chức Thượng Đẳng Thần trấn ải biên giới phía Bắc. Trong đó có phủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phú Bình. Đương khi ấy có kẻ yêu thuật người nước Tống trốn sang Châu Tư Lang, tự xưng là Tiên Sinh nói là vâng mệnh đi sứ để dụ dỗ nhân dân làng Cầu Muối, rồi kéo quân tàn phá làng . Thế giặc mạnh, nhà vua và triều thần vô cùng lo lắng trước họa xâm lăng. Tự Minh xin gặp vua bàn chuyện giúp
dân. “Nhà vua giao cho ông binh mã cùng văn thần. Dương Tự Minh ra trận
như một vị tù trưởng oai phong lẫm liệt. Ông chia quân thành hai đạo, trận chiến diễn ra theo thế gọng kìm, quân lý tiến công như vũ bão và giết chết tên tướng giặc. Dương Tự Minh và đoàn binh mã đã ngự ở vùng Tân Thành - phủ Phú Bình một thời gian rồi kéo quân lên Đuổm. Từ đó nhân dân không thấy ngài Dương Tự Minh quay lại nữa. Nhân dân phủ Phú Bình tưởng nhớ lập
đền thờ ông tại làng Cầu Muối”.[38].
Ở tại làng Trang Ôn nay thuộc khu vực Phố Hương (Phường Trung Thành - TP Thái Nguyên) dân trong vùng còn kể nhiều địa danh gắn liền với các chiến công của Dương Tự Minh. Truyền thuyết về Phốc Tắm Ngựa có kể lại rằng:
“Khi Dương Tự Minh được lệnh của nhà vua đi dẹp yên bọn giặc Thân Lợi ẩn náu bên đất Quảng Tây ( Trung Quốc) trở về phá rối, tấn công nhiều châu huyện của phủ Phú Lương thì trên đường lên Phú Lương ông đã triệu tập binh mã và ngày đêm luyện tập. Một lần ông cùng ngựa của mình đi qua vùng đất thuộc địa phận làng Trang Ôn để tiến công lên Phú Lương thì chẳng may ngựa bị xẩy chân và không thể tiếp tục đi nữa. Cuộc hành trình lại hết sức khẩn trương. Cuối cùng ông đành để ngựa ở lại. Con ngựa nhìn theo ông mà cứ hí vang những tiếng nghe não nề, thảm thiết. Nghĩ đến con ngựa đã cùng mình bao phen xông pha nơi chiến trận ông không cầm được nước mắt nhưng sợ quân sĩ nhìn thấy nản lòng ông lại cố gắng đi tiếp và tuốt kiếm thề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Truyền thuyết Phủ Trang Ôn kể rằng:
“Dương Tự Minh rời Quan Triều đi về khu Nam (Phủ Trang Ôn) và dừng chân tại đây. Dương Tự Minh tập trận ròng rã ba tháng mười ngày ở đồi Quần Ngựa. Sau khi tập trận xong ngài đưa ngựa xuống Phốc tắm ngựa rồi trở về yên nghỉ Ngựa. Khi giặc thân Lợi sang xâm lược nước ta, ngài đã kéo quân lên Đuổm – Phú Lương đánh giặc. Sau khi chiến thắng giặc Nguyên Mông ngài quay về Phủ Trang Ôn để tạ trời phật, Ngài có khắc tên mình vào bia đá. Từ đó nhân dân không thấy ngài quay trở lại liền lập đền thờ ngài tại
Phủ Trang Ôn - Chùa Phố Hương ngày nay”.[ 38 ]
Chính nhờ sự đoàn kết, trên dưới một lòng, đã tạo sức mạnh giúp quân ta chiến đấu và chiến thắng bọn giặc Thân Lợi vào năm Đại Định thứ 3 (1142). Con người thời đó đó biết nuốt nước mắt vào trong và biến đau thương thành sức mạnh quật khởi để đánh tan quân xâm lược.
Những phẩm chất của người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong truyền thuyết anh hùng được biểu hiện sáng rõ trong hình tượng nhân vật Dương Tự Minh. Đó là con người có lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc, khí phách hiên ngang, anh dũng, mưu trí trong đánh giặc và cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất. Tất cả những phẩm chất cao đẹp đó đã được hiện rõ trong thời kỳ lịch sử đầy biến động của dân tộc.
2.1.2. Thể hiện tấm lòng kính yêu của ngƣời dân với vị anh hùng dân tộc
Tấm lòng thương dân vô hạn của Dương Tự Minh được hiện lên trong những truyền thuyết hết sức kỳ vĩ, huyền ảo. Đó không chỉ là cái nhìn ngưỡng vọng của nhân dân với vị thủ lĩnh của mình mà còn là cái nhìn gửi gắm ước mơ, khát vọng của người xưa. Khi đất nước bị nguy nan gặp nạn ngoại xâm, nhân dân mong muốn có một lực lượng giúp đỡ họ, bảo vệ họ. Dương Tự Minh xuất hiện đã trở thành mẫu hình lý tưởng cho họ tôn thờ và phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo của dân gian.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Dương Tự Minh không chỉ là vị thủ lĩnh tài ba, trung quân ái quốc mà ông còn là một người con rất có hiếu với cha mẹ. Truyền thuyết Đền cha, đền mẹ thể hiện tấm lòng ngưỡng vọng của nhân dân với vị Đức Thánh của mình.
“Mặc dù rất yêu mến cha mẹ nhưng vì công việc của muôn dân bách tính nên ít khi ông được gần cha mẹ. Cảm phục sự hiếu thảo của ông người dân Yên Đổ đã xây dựng đền cha, đền mẹ bên nguồn nước trong trẻo, nguồn nước này đã đem hình cha mẹ ông về tích tụ phía trước cổng đền Đuổm thành
hồ nước thanh khiết để Tự Minh lúc nào cũng được ngắm nhìn cha mẹ”.[38]
Không chỉ là một người con hiếu thảo, ông còn là một người chồng rất mực thương yêu vợ con. Trong lịch sử dân tộc, Dương Tự Minh là người duy nhất được hai lần phong phò mã. Ông là chồng của hai công chúa Thiều Dung (Đời vua Lý Anh Tông) và công chúa Diên Bình (Đời vua Lý Nhân Tông ). Tuy công việc của Phò mã lang Dương Tự Minh vô cùng bận rộn nhưng ông luôn giành thời gian đến thăm nom hai người vợ và dạy dỗ các con của mình luyện tập binh đao.
Truyền thuyết Tương truyền về Giếng Dội phản ánh cụ thể và sinh động tình cảm gia đình gắn bó giữa Dương Tự Minh và người vợ yêu quý của mình.
“Vào thời nhà Lý, có một viên tướng nọ vì bất mãn với triều đình đã về an trí. Tuy đã để mình cùng cỏ cây hoa lá nhưng những hôm chớp bể mưa nguồn hoặc thoảng gặp lại người quen cảnh cũ tránh sao khỏi ngậm ngùi nhớ những ngày trận mạc xông pha. Những lúc ấy, Thiều Dung bao giờ cũng tìm lời ngọt để an ủi nỗi đau của chồng. Thời gian thấm thoát trôi, viên tướng cũng về già rồi chết. Trước khi chết viên tướng đã thác lại lời cùng công chúa Thiều Dung: Nàng quả như dòng nước mát đã xoa dịu cho ta những phần đời đau khổ. Viên tướng chết, người dân thương nhớ lập đền thờ, đó là đền Đuổm. Còn công chúa sau khi chồng chết chẳng bao lâu thì nàng cũng mất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Và cạnh đền Đuổm nơi xưa kia cằn cỗi bỗng có dòng nước mát chảy ra, ngày nay người dân gọi là Giếng Dội. Tương truyền đó là hồn nàng công chúa hoá
nên”. [13, tr41- 42]
Viên tướng trong câu chuyện chính là thủ lĩnh Dương Tự Minh. Ông thật hạnh phúc vì có người vợ thuỷ chung, tri kỷ như công chúa Thiều Dung. Dương Tự Minh cùng người vợ yêu đã đem lại sự sống cho cả một vùng đất hoang, cằn cỗi. Vì nhân cách ấy, nhân dân đã yêu mến gắn vào cuộc đời họ câu chuyện cảm động này.
Là vị thủ lĩnh, ông luôn coi trọng việc chăm lo đến đời sống của nhân dân, giữ gìn cho bờ cõi được yên ổn. Dương Tự Minh “làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hoà giúp đỡ
trăm họ, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng” [13, tr.9].
Ông đã đi nhiều nơi trong vùng, xem xét địa thế, học hỏi kinh nghiệm truyền thống của các cụ cao tuổi để bố trí lực lượng và xây dựng phương án tác chiến. Trong 30 năm, Dương Tự Minh đã xây dựng tại địa hạt của mình một đội dân binh hùng mạnh, các hoàng nam đều có nghĩa vụ binh địch theo chế độ “ ngụ binh u nông” luân phiên đi lính rồi luôn phiên trở về cày ruộng.