Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)Truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở Hải Phòng (LV thạc sĩ)
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế
Thái Nguyên – 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Hải Thành
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn - Xã hội, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên và các Thầy,
Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Huế vì sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình dành cho tác giả trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của ông Chủ tịch hội khoa học lịch sử Hải Phòng Ngô Đăng Lợi cùng các trí thức, người dân địa phương đã giúp tác giả trong vấn đề cung cấp nguồn tài liệu quý báu về lịch sử, về văn học dân gian và lễ hội ở Hải Phòng Cuối cùng, xin gửi lời cảm
ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Lê Thị Hải Thành
Trang 4MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
TRONG LUẬN VĂN
PGS.TS Phó giáo sư –tiến sĩ
[X] X là số thứ tự của tài liệu tham khảo
trong mục tài liệu tham khảo [X,Y] X là số thứ tự của tài liệu tham khảo
trong mục tài liệu tham khảo, Y là số trang chứa phần trích dẫn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY TRONG LUẬN VĂN iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
1.1.Lí do khoa học 1
1.2.Lý do cá nhân 2
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng 3
2.1 Một số công trình nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần Việt Nam và Hải Phòng trước nay 3
2.2 Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài - vấn đề liên quan đến truyền thuyết 4
3 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Mục tiêu nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 6
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4.2 Phương pháp nghiên cứu 6
5 Phạm vi nghiên cứu 7
6 Cấu trúc của luận văn 7
7 Đóng góp của luận văn 7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KỆN ĐỊA LÝ NHÂN VĂN HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
1.1 Khái quát điều kiện địa lý - nhân văn: 9
1.1.1.Đặc điểm địa lý tự nhiên 9
1.1.2.Lịch sử Hải Phòng 10
1.1.3 Môi trường xã hội nhân văn 12
Trang 61.2 Tình hình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội về các vị nữ thần ở
Hải Phòng 13
1.2.1 Tình hình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết ở Hải Phòng và truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng 13
1.2.2 Tình hình giới thiệu và nghiên cứu về lễ hội ở Hải Phòng 15
CHƯƠNG 2KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI TRUYỀN THUYẾTVỀ NỮ THẦN Ở HẢI PHÒNG 18
2.1 Khảo sát hệ thống truyền thuyết dân gian về nữ thần ở Hải Phòng 18
2.1.1 Nguồn tư liệu 18
2.1.2 Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng 20
2.1.3 Phân tích bảng thống kê 33
2.2 Phân loại hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng 38
2.2.1 Truyền thuyết về Nữ thần – nhân vật lịch sử, anh hùng chống xâm lăng ở Hải Phòng 40
2.2.2.Truyền thuyết về Nữ thần liên quan đến biển ở Hải Phòng 56
CHƯƠNG 3TRUYỀN THUYẾT VỀ NỮ THẦN Ở HẢI PHÒNGTRONG MỐI QUAN HỆ VỚI LỄ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN 64
3.1 Lễ hội và tín ngưỡng dân gian 64
3.1.1.Khái niệm lễ hội 64
3.1.2 Khái niệm tín ngưỡng 65
3.2 Mối quan hệ giữa truyền thuyết, lễ hội và tín ngưỡng dân gian 66
3.3 Truyền thuyết Thánh Chân công chúa (Nữ tướng Lê Chân) và lễ hội Đền Nghè 70
3.3.1 Truyền thuyết về Thánh Chân công chúa 71
3.3.2 Lễ hội đền Nghè – lễ hội kỷ niệm về Nữ tướng Lê Chân 75
3.4 Truyền thuyết Bà chúa Mõ (Công chúa Quỳnh Trân) và lễ hội đền Mõ ở Kiến Thụy 79
3.4.1.Truyền thuyết về bà chúa Mõ 79
Trang 73.4.2 Lễ hội đền Mõ 85
3.5 Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương và lễ hội đền Vạn Chài 89
3.5.1 Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương 90
3.5.2 Quy trình lễ hội đền Vạn Chài 94
3.6 Giá trị, ý nghĩa lễ hội thờ nữ thần trong truyền thuyết dân gian Hải Phòng 97
3.6.1 Lễ hội là nơi duy trì, liên kết cộng đồng qua tín ngưỡng thờ thần và Thành hoàng 97
3.6.2.Lễ hội là nơi duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống 98
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 111
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng 20Bảng 2: Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần – nhân vật lịch sử anh hùng chống xâm lăng ở Hải Phòng 41Bảng 2.3 Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần liên quan đến biển 56
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Lí do khoa học
Truyền thuyết, trong nền văn học dân gian Việt Nam, cùng với thần thoại
và truyện cổ tích, được coi là những thể loại độc đáo của loại hình tự sự dân gian Trong đó, truyền thuyết ra đời gắn liền với công cuộc đấu tranh dựng nước
và giữ nước của dân tộc Truyền thuyết dân gian theo nhận định của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thì “thường có một cái cốt lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình Chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người ưa thích” Vì vậy nghiên cứu truyền thuyết là một công việc nghiên cứu về một đối tượng khoa học mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, về văn hóa, văn học
Nhân vật và nhân vật nữ trong truyền thuyết thường là những nhân vật lịch
sử, những người có công trạng ảnh hưởng rộng lớn tới đời sống nhân dân Đó là những anh hùng có công dựng nước và giữ nước, những anh hùng văn hóa, anh hùng nông dân Trong những người anh hùng ấy không thể không kể đến những người phụ nữ đã có nhiều đóng góp, hy sinh to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước Vai trò to lớn của người phụ nữ trong đời sống thực tại đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tiềm thức của nhân dân, được nhân dân tôn vinh đưa vào các thần điện, bất tử hóa trong thế giới thần linh, được lưu truyền trong những truyện kể, những bài ca dân gian để đời đời được ngợi ca, ngưỡng mộ và thờ phụng Trong kho tàng truyền thuyết các dân tộc Việt Nam, sự xuất hiện của các nhân vật nữ thần chiếm một vị trí và số lượng đáng kể Đặc biệt gần gũi và thiết thực hơn cả là các vị nữ thần vốn là các anh hùng liệt nữ, các danh tướng ngoài trận mạc, là những người có tài góp sức xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc
Trang 101.2 Lý do cá nhân
Hải Phòng là vùng đất ven biển, vùng đất đầu sóng ngọn gió, “phên dậu” phía Đông Bắc của đất nước Hải Phòng có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiến trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Vì vậy, vùng đất Hải Phòng đã lưu truyền và tồn tại khá dồi dào một số lượng truyền thuyết dân gian phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của mảnh đất nơi đây, trong đó có một
bộ phận là những truyền thuyết kể về các nhân vật nữ với rất nhiều dấu tích, đền thờ, lễ hội Đây là một hiện tượng văn hóa – văn học thú vị cần được nghiên cứu, song chưa được các trí thức địa phương cũng như trung ương quan tâm, giới thiệu Bởi vậy, vệc tìm hiểu văn học dân gian của quê hương giúp tôi có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về truyền thống quê hương, góp một tiếng nói trong công cuộc gìn giữ và phát triển văn học dân gian của tỉnh nhà trong công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
Do vậy, với tất cả những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu, tìm hiểu
về đề tài: “Truyền thuyết và lễ hội về các vị nữ thần ở Hải Phòng” làm đề tài
luận văn thạc sĩ Chọn đề tài luận văn nghiên cứu về quê hương là việc cần thiết
để chúng tôi hiểu sâu diện mạo văn học dân gian địa phương Hải Phòng, cũng như thấy được sự đóng góp của sắc thái văn học dân gian Hải Phòng vào nền văn học dân gian Việt Nam nói chung
Trong phạm vi một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi cố gắng đưa ra những đánh giá, hệ thống các nữ thần trong thuyết dân gian ở Hải Phòng Đồng thời xem xét các mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội, tín ngưỡng dân gian để từ
đó khẳng định ý nghĩa, giá trị to lớn của nhóm nhân vật nữ thần trong truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng
Trang 112 Tổng quan vấn đề nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
2.1 Một số công trình nghiên cứu truyền thuyết về nữ thần Việt Nam và Hải Phòng từ xưa đến nay
Trên phạm vi cả nước thì công trình sưu tập, giới thiệu đầu tiên về các nhân vật nữ trong huyền thoại, truyền thuyết và thần tích có thể kể tới công trình
Các nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo và Mai Ngọc Chúc, (NXB Phụ nữ, H,
1984) Các tác giả đã giới thiệu sơ lược về huyền thoại, truyền thuyết và thần tích, trong đó gồm 75 vị nữ thần tiêu biểu của nước ta Sau đó là các công trình
khác như Nữ thần và Thánh mẫu Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh (chủ biên), Mai Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà (NXB Thanh niên, H, 2004), Thần nữ Việt Nam của
Mai Ngọc Chúc (NXB Văn hóa thông tin, H, 2005) Các công trình nêu trên
đã giúp người đọc có cái nhìn hệ thống, khái quát về các huyền thoại, truyền thuyết, thần tích kể về nguồn gốc, sự tích các vị nữ thần được thờ phụng ở Việt Nam Hầu hết các nữ thần trong các truyện kể nói trên đều là những con người
có thật, những vị nữ anh hùng có công giết giặc chống ngoại xâm hoặc những bà chúa, các vị tổ của làng nghề truyền thống
Đối với Hải Phòng, hệ thống truyện kể về các nữ thần lưu truyền trong dân gian được biết đến không nhiều Bởi đến nay vẫn chưa có một công trình sưu tập, thống kê nào về những truyền thuyết cũng như các nữ thần trong các truyền thuyết đó của Hải Phòng Tuy nhiên, cũng đã có một số bài viết, một số
sưu tập về các nữ thần trong truyền thuyết ở Hải Phòng như Nữ thần và tục thờ
nữ thần ở Hải Phòng của nhà sử học Ngô Đăng Lợi và lác đác có những câu chuyện kể về một số nữ thần được sưu tầm trong cuốn Kể chuyện lịch sử - địa lí Hải Phòng , nhóm tác giả Mai Đắc Lượng (chủ biên) – Ngô Đăng Lợi – Hoàng
Ngọc Kỳ, NXB Hải Phòng, 2016
Các công trình nghiên cứu và các sưu tập nói trên, đặc biệt là cuốn Nữ thần và Thánh mẫu Việt Nam của nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh – Mai Ngọc Chúc – Phạm Hồng Hà và công trình nghiên cứu Nữ thần và tục thờ nữ thần ở
Trang 12Hải Phòng của nhà sử học Ngô Đăng Lợi là cơ sở tham khảo chính cho chúng tôi trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài “Truyền thuyết và lễ hội về các vị
nữ thần ở Hải Phòng”
2.2 Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài - vấn đề liên quan đến truyền thuyết
Việc tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về nữ thần trong truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng đòi hỏi một cơ sở lí thuyết về thể loại, cụ thể ở đây là lý thuyết
về thể loại truyền thuyết
Việc xác định bản chất thể loại của truyền thuyết dân gian trong giới nghiên cứu văn học dân gian nước ta không phải lúc nào cũng thống nhất, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách hiểu, những định nghĩa khác nhau về truyền thuyết:
Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Viện Văn học, NXB Giáo dục, H, 2000), Tầm Vu trong Tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết (Sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB KHXH, H, 1971) hai tác giả trên đều đặt truyền thuyết trong mối quan hệ với
thần thoại và cổ tích để xác định bản chất thể loại của truyền thuyết, giúp người đọc có ý niệm ban đầu về truyền thuyết
Các tác giả như Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) định
nghĩa: “Truyền thuyết là một thể loại truyện dân gian mà chức năng chủ yếu là phản ánh và lý giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời kỳ, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương.” [15]
Viết khá công phu về truyền thuyết là tác giả Kiều Thu Hoạch Bài viết
Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến (Sách Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1971) là
một đóng góp quan trọng Trong chuyên luận này, tác giả đã đề cập khá toàn diện về một thể loại văn học dân gian – đó là truyền thuyết Ông đã nêu ra định
nghĩa về truyền thuyết và sự phân loại dễ được chấp nhận: “Truyền thuyết là một
Trang 13thể tài truyện kể bằng miệng trong loại hình tự sự dân gian Nội dung cốt truyện
kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các nhân vật địa phương theo quan điểm của nhân dân Biện pháp nghệ thuật chủ yếu là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại Nó khác cổ tích là ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân mà phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc rộng lớn Nó khác với thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở lịch sử chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”
Tác giả Kiều Thu Hoạch chia truyền thuyết thành: truyền thuyết nhân vật
và truyền thuyết phong vật Riêng truyền thuyết nhân vật được ông chia như sau:
Truyền thuyết anh hùng (những truyền thuyết nói về anh hùng lịch sử chống xâm lược và anh hùng văn hóa), truyền thuyết phản diện (truyền thuyết nói về bọn xâm lược và bọn bán nước ) Trong các công trình nghên cứu sau đó, tác giả Kiều Thu Hoạch đã phân tích khá rõ ràng và sâu sắc những đặc trưng về mặt
nghệ thuật và nội dung của thể loại truyền thuyết trong phần Khải luận viết cho tập 4, tập 5 Truyền thuyết dân gian người Việt (trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH) Tác giả đã đặt ra vấn đề Phân loại truyền thuyết, trong đó có bổ sung điều chỉnh cách phân loại hợp lí hơn: 1 Truyền thuyết các nhân vật, 2 Truyền thuyết địa danh; 3 Truyền thuyết phong vật Chúng tôi quan tâm đặc biệt tới tiểu loại truyền thuyết nhân vật Theo quan điểm này, tác giả Kiều Thu Hoạch đã chia thành các loại nhỏ sau: 1 Truyền thuyết về anh hùng chống xâm lược; 2 Truyền thuyết về anh hùng văn hóa; 3 Truyền thuyết về anh hùng nông dân
Chúng tôi thống nhất quan điểm với tác giả và bước đầu lấy đó làm cơ sở
lí thuyết cho việc nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
Trang 143 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
- Một số lễ hội tiêu biểu về nữ thần ở Hải Phòng
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát diện mạo truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
- Nhận diện hình tượng nhân vật nữ thần, đánh giá vai trò, ảnh hưởng của
họ trên phương diện lịch sử, văn hóa, đời sống tinh thần của nhân dân
- Tìm hiểu về lễ hội, di tích, đền miếu gắn với các nhân vật nữ thần ở Hải Phòng
4 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở các truyền thuyết được tập hợp, thống kê, tiến hành phân loại các nhóm truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
- Phân tích các hình tượng nhân vật nữ thần trong các truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
- Tiếp cận, khảo sát, mô tả, trình bày về các lễ hội về Nữ thần tiêu biểu của Hải Phòng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã: Chúng tôi sử dụng phương pháp này khi đến các
địa danh có đền thờ và truyền thuyết về các nữ thần được lưu truyền ở Hải Phòng để sưu tầm và tìm hiểu truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội
- Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
trong quá trình khảo sát các truyền thuyết sưu tầm được qua việc sưu tầm, điền
dã trên địa bàn thực địa Hải Phòng và tiến hành phân loại các truyền thuyết theo nhóm nội dung và nhóm các nhân vật nữ
Trang 15- Phương pháp phân tích, mô tả: Là phương pháp giúp chúng tôi tiếp cận,
mô tả một số lễ hội tiêu biểu gắn bó chặt chẽ với các nhân vật nữ trong truyền thuyết, để từ đó thấy rõ mối quan hệ khăng khít giữa truyền thuyết với lễ hội và tín ngưỡng dân gian ở địa phương
- Ngoài ra là các phương pháp liên ngành, phương pháp nghiên cứu trường hợp: Do văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng có tính nguyên
hợp, tính chất sinh hoạt thực hành, nên khi tiến hành đề tài, chúng tôi sẽ vận dụng những phương pháp và kiến thức liên ngành như: Dân tộc học, sử học, văn hóa học, xã hội học, v.v để có thể lý giải một số vấn đề liên quan đến đề tài
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có
cấu trúc 3 chương
Chương 1: Khái quát điều kiện địa lý nhân văn Hải Phòng và một số vấn
đề liên quan đến đề tài
Chương 2: Truyền thuyết về các vị nữ thần ở Hải Phòng
Chương 3: Một số lễ hội tiêu biểu về nữ thần ở Hải Phòng
7 Đóng góp của luận văn
- Luận văn lần đầu tiên tập hợp và đưa ra được một hệ thống về truyền thuyết về các nữ thần ở Hải Phòng
Trang 16- Qua hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng, luận văn xem xét các hình tượng nhân vật nữ thần, thấy được vai trò, vị trí, sự đóng góp của họ ở
cả phương diện lịch sử và văn hóa, chỉ ra được sự ảnh hưởng to lớn của họ đối với đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống tâm linh của người dân Hải Phòng nói riêng và cả nước nói chung
- Đồng thời luận văn lần đầu tiên giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng gắn với các nhân vật nữ thần trong truyền thuyết
Trang 17Chương 1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KỆN ĐỊA LÝ NHÂN VĂN HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát điều kiện địa lý - nhân văn
1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên
Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 km, có tổng diện tích tự nhiên là 1520.7 km 2 (số liệu thống
kê năm 2006) bao gồm: phần đồng bằng ven biển và phần biển – hải đảo Ranh giới hành chính: phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình; phía Đông giáp biển Đông
Vùng đất ven biển Hải Phòng gồm 8 quận huyện: Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Cát Hải, Hải An và Đồ Sơn và các quận huyện khác
Các quận huyện này đều có địa hình thay đổi rất đa dạng phản ánh một quá trình lịch sử địa chất lâu dài và phức tạp Phần phía Bắc của vùng đất ven biển có dáng dấp của một vùng trung du với những đồng bằng xen đồi Phần phía nam thành phố có địa hình thấp và khá bằng phẳng của một vùng đồng bằng nghiêng ra biển Hầu hết các cánh đồng đều do phù sa của 5 dòng sông lớn bồi tụ, tạo ra những vùng đất ven biển với đầy đủ những đặc trưng điển hình của văn hóa cận duyên
Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6 – 0,8
km trên 1 km2 Sông ngòi Hải Phòng đều là những chi lưu của sông Thái Bình
đổ ra vịnh Bắc Bộ Nếu ngược dòng ta sẽ thấy như sau: Sông Cầu bắt nguồn từ vùng núi Văn Ôn ở độ cao trên 1.170m thuộc Bắc Kạn, về đến Phả Lại thì hợp lưu với sông Thương và sông Lục Nam, là nguồn của sông Thái Bình chảy vào đồng bằng trước khi đổ ra biển với độ dài 97km và chuyển hướng chảy theo Tây Bắc - Đông Nam Từ nơi hợp lưu đó, các dòng sông chảy trên độ dốc ngày càng
Trang 18nhỏ, và sông Thái Bình tạo ra mạng lưới chi lưu các cấp như Văn Úc, Lạch Tray, sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Đa Độ đổ ra biển bằng 5 cửa sông chính
Bờ biển Hải Phòng có hướng một đường cong lõm của bờ vịnh Bắc Bộ, thấp v à khá bằng phẳng, cấu tạo chủ yếu là cát bùn do 5 cửa sông chính đổ ra Trên địa hình giáp biển, mũi Đồ Sơn nhô ra như một bán đảo Đây là điểm nút của dải đồi núi chạy ra từ trong đất liền Ưu thế về cấu trúc tự nhiên này đã tạo cho Đồ Sơn một vị trí chiến lược quan trọng trên mặt biển, đồng thời cũng là một thắng cảnh nổi tiếng Dưới chân những đồi đá cát có bãi tắm, có nơi nghỉ mát và khu an dưỡng có giá trị Ngoài khơi thuộc địa Hải Phòng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa nhất là đảo Bạch Long Vĩ Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải Đây cũng là thế mạnh tiềm năng của nền kinh tế địa phương
Phần diện tích tính từ bờ biển vào sâu lục địa khoảng 20 km thì mới được coi là ven biển, trong khi đó diện tích tự nhiên của Hải Phòng ăn sâu vào lục địa tới 50km, có chỗ lên đến 68km thuộc về đất huyện An Lão
Quá trình nghiên cứu thực địa về truyền thuyết và lễ hội các nhân vật nữ ở Hải Phòng, tác giả tập trung nghiên cứu các nhân vật nữ gắn liền với đặc trưng vùng địa lí ven biển và cửa sông vùng ven biển
1.1.2 Lịch sử Hải Phòng
Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn kiền với các chứng tích của người tiền sử ở di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc văn hóa Hạ Long cách đây khoảng từ 4000 năm đến 6000 năm Với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng thuộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của con người ở đi chỉ khảo cổ học Tràng Kênh (Thủy Nguyên), núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ
2000 đến 3000 năm Không những thế, Hải Phòng còn gắn liền với các truyền thuyết về tên tuổi nữ tướng Lê Chân, người lập trang An Biên vào hồi đầu công nguyên - cái nôi hình thành nên đô thị Hải Phòng ngày nay Cho nên từ 4000 đến 6000 năm trước đây, vùng đất này đã có sự xuất hiện của con người Cư dân
Trang 19tập trung sinh sống chủ yếu ở vùng cửa sông Cấm, sông Tam Bạc, họ lập thành
các làng chài ven biển Theo tác giả Đinh Văn Nhật trong bài viết “Đất Hải Phòng với các huyện Câu Lậu, Kê Từ, An Định từ thế kỉ II đến thế kỉ VI” (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử Hải Phòng, số 2/1986), thì phần đất cổ Hải Phòng vạch
theo một đường kể từ mũi Đồ Sơn về Phủ Lý; phía Bắc giáp đường ranh giới là đất cổ còn nhiều vết tích các đền thờ các vị tướng của Hai Bà Trưng (năm 40 -
44 đầu Công nguyên) Phía nam đường ranh giới là đất bãi biển mới hình thành sau thế kỉ I của Công Nguyên
Hải Phòng là một vùng đất cổ nổi tiếng trong lịch sử do nữ tướng Lê Chân khai phá lập nên những trang ấp mới tại đây, theo truyền thuyết vì nhớ quê hương cũ Lê Chân đã lấy tên quê hương là An Biên (Đông Triều) để đặt tên cho vùng đất này là An Biên (Hải Phòng ngày nay) Hai ngàn năm trước vùng đất Hải Phòng đã được hai Bà Trưng chọn làm tuyến phòng thủ bờ biển chống lại sựu đô hộ của phương Bắc Theo truyền thuyết và các thư tịch cổ để lại, quá trình hình thành và phát triển của làng An Biên xưa gắn liền với sự nghiệp xây dựng và đánh giặc giữ nước của nữ tướng Lê Chân Cái tên làng An Biên – hay còn gọi là Vẻn cũng có cả một hệ thống truyền thuyết quanh nó Khu vực hồ An Biên bây giờ chính là trung tâm của làng An Biên xưa nơi người chủ thần của vùng đất đầu sóng ngọn gió là Lê Chân và dân chúng sống làm nghề chài lưới
Thời kì độc lập tự chủ của các triều đại phong kiến Việt Nam, vùng đất này đã từng nổi tiếng với nhiều chiến công oanh liệt như: trận Bạch Đằng – năm
938 của Ngô Quyền, trận Bạch Đằng – năm 981 của Lê Hoàn, trận Bạch Đằng - năm 1288 của Trần Hưng Đạo Đến triều đại Hậu Lê (Giai đoạn Lê Sơ), vùng này nằm trong xứ Hải Dương Ở thời nhà Mạc, Hải Phòng là quê hương của các
vị vua Mạc nên vùng này được chú ý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh Sau đó từ nhà Lê Trung Hưng đến nhà Ngyễn, vùng này đều thuộc trấn Hải Dương và sau này là tỉnh Hải Dương (1831)
Trang 20Trong quá trình nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về các nhân vật nữ của Hải Phòng, tác giả luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các truyền thuyết ở những địa danh gắn liền với lịch sử đấu tranh bảo vệ dân tộc và các địa danh ven biển với phong tục thờ nữ thần biển của người dân vùng biển
1.1.3 Môi trường xã hội nhân văn
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu ngành khảo cổ học và truyền thuyết dâm gian, miền đất Hải Phòng ngày nay từ đất liền đến hải đảo, đã có người cổ sinh sống làm ăn từ lâu Họ là chủ nhân của nền văn hóa Hạ Long nổi tiếng Thời các vua Hùng dựng nước, theo truyền thuyết 100 trứng nở ra 100 con, trong đó 50 con theo cha là Lạc Long Quân về biển Vùng Phong Châu có đường sông thuận tiện xuôi xuống vùng biển Hải Phòng Nhiều hiện vật khảo cổ đồ đá, đồng thau, nhiều mộ táng bằng quan tài gỗ cây hình thuyền đã được phát hiện ở Thủy Nguyên, với cả một công xưởng chế tác đồ trang sức Tràng Kênh gần chỗ hợp lưu sông Giá với Bạch Đằng (Sông Dầng) Mật độ đền miếu thờ nhân vật đời vua Hùng khá cao ở đây, với những huyền tích làm say đắm lòng người
Thực tế, về nhân vật là người Hải Phòng xưa trong các bộ chính sử ghi chép không nhiều, song dấu tích của họ trên đất Hải Phòng rất đậm nét Tiền Ngô vương dựng nên sự nghiệp ở địa bàn Hải Phòng đến nay còn lưu lại nhiều dấu tích, nhiều hơn cả ở Đường Lâm là nơi ngài sinh ra và Cổ Loa là nơi ngài đóng đô Hai lần kiểm kê của ngành Văn hóa Hải Phòng cho kết quả có đến 30 đình, đền miếu thờ Ngô Quyền, thờ Ngô Xương Ngập và bộ tướng đời Ngô Các
cuốn tộc phả, gia phả cũng có nhiều thông tin Sách Đồng Khánh Địa Chí Dư Lược, căn cứ vào tục chọi trâu, cho rằng dân Đồ Sơn thuộc chủng Đãn Nãi, một
giống người Man phương Nam (Mã Lai) chuyên về chài lưới Hiện chỉ nắm chắc nguồn gốc một số họ mà chính sử có ghi Họ Ngô có Ngô Lý Tín, quê gốc ở Khoái Châu, Sơn Nam đến định cư ở làng Gắm (Cẩm Khê – Tiên Lãng) làm quan Thái Úy, Phụ chính đại thần, giúp Lý Cao Tông, được thờ ở đền Gắm Họ Trần ở làng Cổ Am (Vĩnh Bảo) quê gốc ở Nam Xương nay thuộc Phủ Lý – Hà
Trang 21Nam, dòng dõi vua Trần, là phó tướng của Hồ Nguyên Trừng, chỉ huy chiến dịch Hàm Tử chống Minh bị thương, được tì tướng đem về Cổ Am đổi họ dấu tên, tộc phả còn, tên tuổi lưu ở tháp cổ chùa Mét Họ Phạm làng Lê Xá, Kiến THụy, làng Khinh Giao - An Dương là dòng dõi Phạm Sư Mạnh ở Kính Chủ, Kinh Môn Các thượng thư tiến sĩ Phạm Gia Mo, Phạm Đình Trọng là di duệ
Họ Phạm làng Sưa (An Lư –Thủy Nguyên) có tổ tiên gốc ở làng Sưa (Cẩm Phú, Cẩm Giàng) di cư về Thủy Nguyên, mang theo cả tên làng, tên cánh đồng cũ, cả thành hoàng Tuệ Tĩnh về quê mới Họ Vũ làng Trung Hành gốc ở Mộ Trạch, nhận là di duệ của Cổ Trai Thử Sử Vũ Hồn thời thuộc Đường Họ Mạc, làng Cổ Trai gốc ở Lũng Động huyện Chí Linh, đến đời ông nội Mạc Đăng Dung là Mạc Bình mới di cư về làng này Khi làm vua lập điện Sùng Đức ở quê cũ để thờ tổ đời thứ 7 là trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi
Một bộ phận người Hoa theo đường biển đến Hải Phòng định cư ở khu chợ dọc bờ sông Tam Bạc nay thuộc phố Phan Bội Châu và huyện An Dương
Họ mang theo cả tín ngưỡng, phong tục thờ cúng của mình và lập nhiều đền thờ như: Tam Bà Cổ Miếu (đền Nhà Bà ở phố Phan Bội Châu), đền thờ Thiên Hậu ở phố Rế huyện An Dương và cả ở làng Trung Thanh huyện An Lão
1.2 Tình hình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội về các vị nữ thần ở Hải Phòng
1.2.1 Tình hình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết ở Hải Phòng và truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
Truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng trước nay được sưu tầm, giới
thiệu không nhiều, song theo tư liệu của nhà nghiên cứu địa phương Ngô Đăng Lợi, chúng tôi được biết một số tên tuổi và một số địa chỉ liên quan đến truyền thuyết và các nhân vật nữ của truyền thuyết Hải Phòng Đó là, dựa trên các truyền thuyết, các bản kê khai Thần tích và các địa điểm thờ cúng ở Hải Phòng, ông Ngô Đăng Lợi đã cho thấy có tới 144 vị nữ thần, trong đó ông chia ra:
“Nhiều vị là Thiên thần như: Bạch Nhạn công chúa, Hoàng bà Long Hội, Nữ Oa
Trang 22tôn thần, Thất Tinh công chúa, Thiên Hoàng Tiên công chúa, Liễu Hạnh công chúa Nhiều vị là Sơn thần như: Ninh Sơn công chúa, Sơn thần Ngọc Hoa công chúa, Thí Đường Vĩnh Sơn Minh Đạt phu nhân, Nhiều vị là Thủy thần như: Chúa tiên Hồng nữ thủy thiên thần, Đông cung Miếu môn phu nhân, Hoàng
cô Kinh Hào, Mẫu Tài Long, Quảng Tế phu nhân Ả Náng ”
Cũng theo Ngô Đăng Lợi thì “Số nhân thần ít hơn, có những vị thần tích ghi ở vào các thời đã có sử như Lê Chân, danh tướng đời vua Trưng; Hoàng Thị Lãng đời Tiền Lý; Mai Thị Cầu, con gái Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế); Phùng Thị Trinh, chị gái Phùng Hưng tức Bố Cái đại Vương thời thuộc Đường;
Vũ Quận Quyến Hoa công chúa; Từ Nhan Phu nhân; Không Hoàng công chúa, con gái Đinh Bộ Lĩnh, đời Ngô; Phạm Cúc Nương đời Tiền Lê; Đỗ Thị Uyển,
vợ Đào Cam Mộc, mẹ Đào Lôi; Đỗ Hồng Nương, Lý Thị Châu, Trần Thị Hảo đời Hậu Lý; Hoàng Thị Châu, ba chị em công chúa Thiên Thụy, Chiêu Hoa, Chiêu Chính là em gái vua Trần Nhân Tông, Bùi Thị Từ Nhiên, Tống Thái hậu – Dương Thị Hương và 3 công chúa; Mãn Đường Hoa, vợ Đinh Dự là tổ nghề hát ca trù của nước ta, công chúa Liễu Hạnh đời Hậu Lê; Hoàng Thái hậu Đặng Thị Hiếu, người làng Cổ Trai, thân mẫu Mạc Thái tổ Đăng Dung, Hoàng hậu Nguyễn Thị Ngọc Toản, người xã Trà Phương, thân mẫu Mạc Thái Tông Đưng Doanh, đời Mạc; Nguyễn Thị Ngọc Đĩnh, người làng Đại Lộc, huyện Kiến Thụy, phi của Bình An Vương Trịnh Tùng, bà có công làm đình Vàng, chùa Đoài, chùa Đông của xã Trần Thị Ngọc Yến, người làng Hoàng Kênh, xã Hưng Nhân, Vĩnh Bảo, phi của chúa Trịnh Tùng có công dựng chùa làng và giúp đỡ dân lúc cơ hàn, đau ốm Đời Nguyễn Gia Long, vua sai làng An Đà (nay thuộc quận Ngô Quyền) thờ bà Hoàng phi Nguyễn Thị Kim (lấy Lê Chiêu Thống khi còn là hoàng tử sau uống thuốc độc tự tận) được ban danh hiệu Tỳ Bà liệt nữ, phong phúc thần Qua lược kể như trên chưa thật đủ, đúng, thấy rõ một
số nữ thần (kể cả nam thần) ở Hải Phòng có số lượng phong phú, trong đó có các nhân vật thời tiền sử đông hơn, nhiều hơn, rồi giảm dần, dẫn đến thời phong
Trang 23kiến tự chủ từ hậu Lê về sau, các triều đại độc tôn Nho giáo, số nữ thần được thờ rất ít, có người được thờ như Bà Đế (Đồ Sơn) được nhân dân tôn sùng nhưng không được đưa vào tự điển của triều đình” [30]
Trên đây là những dòng tư liệu quý giá và hiếm hoi về các vị nữ thần Hải Phòng của nhà nghiên cứu địa phương Ngô Đăng Lợi với những địa chỉ sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để tiến hành khảo sát, điền dã, tập hợp các truyền thuyết để phục vụ cho đề tài
1.2.2 Tình hình giới thiệu và nghiên cứu về lễ hội ở Hải Phòng
Lễ hội là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam, trong đó thể hiện tình cảm, tấm lòng ngưỡng mộ của nhân dân đối với những người có công với nước, với dân, được nhân dân đúc tượng, lập miếu, dựng đình, đền, tôn thờ
Ngàn đời nay, lễ hội truyền thống đã bao hàm lễ hội nhớ ơn người có công bảo vệ đất nước, nhân dân khỏi nạn ngoại xâm, khai phá, xây dựng quê hương, dạy nghề cho dân làng, cùng các hội du xuân, hội thi tài, thi sức Trong
lễ hội nhân dân luôn có nguyện vọng thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn, bộc bạch những ước mong những ý tưởng lành mạnh, tốt đẹp trong cuộc sống hiện tại
Lễ hội còn được xem là một di sản văn hóa phi vật thể Do đó nó cần được bảo tồn Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, lễ hội cũng phát triển theo
sự phát triển của kinh tế - xã hội Có nhiều lễ hội truyền thống thay đổi, thậm chí
có những lễ hội bị mai một, mất đi những nét văn hóa truyền thống cổ xưa Mặc dầu vậy, nhiều lễ hội cổ truyền vẫn giữ được cốt lõi với hình thức đa dạng, phong phú và hấp dẫn
Trong nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội nói chung, thì lễ hội ở Hải Phòng cũng được đề cập đến tương đối nhiều Tuy nhiên nhiều công trình vẫn chỉ mang tính chất giới thiệu, miêu thuật hay thống kê hết sức ngắn gọn nhằm mục đích tham khảo sơ lược về các lễ hội
Trang 24Công trình Lễ hội Việt Nam của Lê Trung Vũ và Lê Hồng Lý (đồng chủ
biên) xuất bản năm 2005 Đây là công trình giới thiệu các lễ hội tiêu biểu trong
cả nước, trong đó có 9 lễ hội tiêu biểu ở Hải Phòng, đó là: Lễ hội chọi Trâu, lễ hội đền Nghè, hội đình Tràng Duệ, hội đền An Lư, hội Đình Bắc, hội đền chùa Bách Phương, hội đình Quỳnh Hoàng, hội Đình chùa Thượng Điện Trong đó có
02 lễ hội gắn với nhân vật nữ trong truyền thuyết là lễ hội Đền Nghè thờ Nữ tướng Lê Chân và lễ hội đình Tràng Duệ thờ Đào Tam Nương phu nhân - vợ của tướng quân Nguyễn Đình Thản
Cuốn Lễ hội tiêu biểu Hải Phòng của Trịnh Minh Hiên đã giới thiệu tổng
số 32 lễ hội tiêu biểu trong đó có 05 lễ hội gắn với các nữ thần trong truyền thuyết – những nhân vật nữ Hải Phòng có công trong lịch sử dựng nước giữ nước Đó là: Lễ hội làng An Biên thờ nữ tướng Lê Chân, lễ hội đình Kỳ Úc thờ Ngọc Thanh Công Chúa, lễ hội phủ Thượng Đoạn (theo tín ngưỡng thờ Mẫu) với Tam Toà Thánh Mẫu mà nhân vật trung tâm là Chúa Liễu, lễ hội miếu Thủy
Tú thờ 4 anh em họ Phạm, trong đó có người em út là Phạm Cúc Nương có công giúp Lê Hoàn thắng trận trên sông Bạch Đằng sau đó về quê hương cùng nhân dân mở mang làng xóm, xây thành đắp lũy bảo vệ cuộc sống an lành của nhân dân, lễ hội đền Phú xá thờ bà Bùi Thị Từ Nhiên vợ của Phạm Phúc Lương
- giúp Trần Hưng Đạo lo việc nuôi quân và chuẩn bị lương thảo cho quân sĩ trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng
Nhìn lại tình hình nghiên cứu văn hóa dân gian, trong đó có lĩnh vực lễ hội cổ truyền gắn với việc tưởng nhớ, thờ cúng các nữ thần và các nữ anh hùng trong lịch sử của Hải Phòng đã đạt được một số thành tựu đáng kể Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập trực tiếp đến lễ hội thờ nhân vật nữ tiêu biểu nhất của Hải Phòng là Nữ tướng Lê Chân, còn nhiều lễ hội gắn liền với thờ cúng tôn vinh nữ thần và nhân vật liệt nữ khác chưa được trực tiếp đề cập Đây chính là vấn đề luận văn hướng tới để từ đó có cái nhìn đầy đủ hơn về nội dung giá trị đích thực của lễ hội tôn vinh những đóng góp của nữ anh hùng hào
Trang 25kiệt cho lịch sử dân tộc, cho mảnh đất Hải Phòng, phát huy sức sống lâu bền về giá trị văn hóa cũng như tính nhân bản của hoạt động lễ hội hiện nay
* Tiểu kết chương 1
Hải Phòng là một vùng đất có lịch sử dài lâu, có vị trí đặc biệt trong lịch
sử dựng nước cũng như giữ nước Đồng thời, với vị trí của mình, Hải Phòng mang đậm nét văn hóa biển và đó cũng là sắc thái riêng của văn học Hải Phòng trong bức tranh văn hóa Việt Nam
Trong chương viết trên, chúng tôi đã điểm qua những nét chính về điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử, xã hội của Hải Phòng Do đặc điểm của điều kiện tự nhiên, của hoàn cảnh lịch sử và xã hội mà Hải Phòng đã lưu giữ được nhiều dấu tích, nhiều câu chuyện kể về các nhân vật có công với nước, với dân
từ thuở ngàn xưa lập nước, trải qua các triều đại cho tới ngày nay, trong đó có nhiều truyền thuyết về nhân vật nữ của Hải Phòng
Kho tàng văn học dân gian của Hải Phòng chưa thực sự được khai phá phong phú và đầy đủ về các thể loại Song thu hút sự quan tâm và chú ý của chúng tôi, đó là có một bộ phận những truyền thuyết kể về nữ thần của Hải Phòng được lưu truyền phổ biến trong nhân dân và gắn bó với nhiều đình, đền, nơi thờ tự, lễ hội thể hiện lòng tin, sự ngưỡng mộ, tôn kính của người dân Hải Phòng đối với các nhân vật ấy Bởi vậy, nhóm truyền thuyết này sẽ là vấn đề chúng tôi lựa chọn đi sâu nghiên cứu, để mong đóng góp vào việc giới thiệu và quảng bá cho kho tàng văn học dân gian của quê hương Hải Phòng
Trang 26
Chương 2 KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI TRUYỀN THUYẾT
VỀ NỮ THẦN Ở HẢI PHÒNG
2.1 Khảo sát hệ thống truyền thuyết dân gian về nữ thần ở Hải Phòng
2.1.1 Nguồn tư liệu
Khi tiến hành khảo sát hệ thống truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng về các nhân vật nữ qua các thời còn được lưu truyền đến ngày nay, có bốn nguồn
tài liệu mà chúng tôi dựa vào đó là: 1 Nguồn truyền thuyết được ghi thành văn bản thần tích của các làng xã; 2 Nguồn truyền thuyết trong các sách sưu tầm truyện kể dân gian Việt Nam; 3 Nguồn truyền thuyết trong các công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng và trong các công trình địa chí mà huyện, thành phố Hải Phòng đã xuất bản; 4 Nguồn truyền thuyết hiện còn được lưu truyền trong dân gian ở một số địa phương của Hải Phòng (do
chúng tôi sưu tầm được) Sau đây là hệ thống truyền thuyết qua các nguồn tư liệu đó:
2.1.1.1 Nguồn tư liệu qua các sách sưu tầm truyện kể dân gian Việt Nam
Khảo sát hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng chúng tôi còn dựa vào các sách sưu tầm biên soạn truyện kể dân gian và truyền thuyết dân gian
Việt Nam Đó là các cuốn sách Truyền thuyết Việt Nam của nhóm tác giả Vũ
Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo biên soạn, (Nxb Văn hóa thông tin,
H, 1998); Thần nữ và liệt nữ Việt Nam của Mai Thị Ngọc Chúc, (Nxb Văn hóa thông tin, H, 2005); Cuốn Nữ Thần và Thánh Mẫu Việt Nam của nhóm tác giả
Vũ Ngọc Khánh, Mai Thị Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà biên soạn, (Nxb Thanh
niên, H, 2002); Tập 4 và tập 5 Truyền thuyết dân gian người Việt do tác giả Kiều Thu Hoạch (chủ biên) trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, (Nxb
Khoa học xã hội, H, 2004);
Trang 272.1.1.2 Nguồn tư liệu trong các công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng và trong các công trình địa chí địa phương đã xuất bản
Một nguồn tư liệu hữu ích cho chúng tôi trong quá trình làm đề tài chính
là những công trình nghiên cứu, công trình địa chí của địa phương hải Phòng như:
Cuốn Hải Phòng thành hoàng và lễ phẩm, (Nxb Dân trí, 2010), của nhà
sử học Ngô Đăng Lợi, sách giới thiệu sơ lược về miền đất con người Hải Phòng
và lược khảo thành hoàng Hải Phòng khá đầy đủ theo các thời kì lịch sử; Bài
tham luận “Nữ thần và tục thờ nữ thần ở Hải Phòng” của Ngô Đăng Lợi tại hội thảo quốc tế về Văn hóa thờ nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á – bản sắc và giá trị” năm 2012
Cuốn Nhân vật lịch sử Hải Phòng của Ngô Đăng Lợi và Trịnh Minh Hiên
biên soạn (Nxb Hải Phòng, 1998), cuốn sách khảo sát khá đầy đủ tên tuổi các vị thần và nơi thờ tự ở Hải Phòng
Cuốn Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng của tác giả Trịnh Minh
Hiên (Nxb Hải Phòng, 2006) Cuốn sách thống kê khá đầy đủ các lễ hội cổ truyền của Hải Phòng ở từng xã, làng trong mối quan hệ với các nhân vật lịch sử
có công với sự nghiệp giữ gìn bảo về độc lập dân tộc
2.1.1.3 Nguồn tư liệu truyền miệng của nhân dân
Ngoài việc dựa vào tuyền thuyết đã ghi thành văn bản, chúng tôi còn tìm hiểu nghiên cứu tại một số địa phương trong tỉnh qua những câu truyện kể được truyền miệng tại đây Việc mở rộng nghiên cứu tryền thuyết còn dựa nhiều vào nhân dân Có những anh hùng văn hóa hay anh hùng chống xâm lăng nhưng sử sách hay các văn bản ghi chép về nhân vật rất sơ lược, nhân vật vẫn sống mãi trong tâm thức nhân dân qua những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian Khi dựa vào tư liệu này, chúng tôi có điều kiện đối chiếu so sánh nhiều chi tiết đi đến sự nhân diện hình tượng nhân vật một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn
Trang 282.1.2 Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
Bảng thống kê được sắp xếp căn cứ vào nội dung phản ánh của các truyền
thuyết và sự xuất hiện trước hoặc sau của các nhân vật nữ thần theo dòng thời
gian lịch đại Các nữ thần được thống kê trong bảng, có người được thờ trong
phạm vi một làng, có người được thờ ở nhiều địa phương trong tỉnh Vì vậy, chúng tôi lấy đơn vị huyện là chung nhất đối với địa danh lưu truyền trong bảng thống kê
Bảng 2.1 Bảng thống kê truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng
STT Nữ thần Nội dung chính của truyện Địa danh
lưu truyền
1 Vũ Thị Lê Hoa Đời vua Hùng thứ 6 ở trang Ráng, nay
là thôn Thanh Lãng, xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên có hai anh em sinh đôi, Vũ Hồng và Vũ Thị Lê Hoa đều giỏi nghề cung kiếm Khi giặc Ân vào xâm lược, hai anh em xin phép cha
mẹ cho đầu quân cứu nước Vua ban chức tước sai anh em đóng giữu vùng huyện Kinh Môn, Hải Dương bây giờ
Trong một trận giao tranh không cân sức, cả hai đều anh dũng hy sinh Dân Trang Ráng lập miếu thờ, nhiều triều đại có sắc phong Thần phả ghi nhiều ở làng Kinh Môn, nơi hai vị đóng quân chống giặc lập miếu thờ
Thủy Nguyên
Trang 292 Hoàng hậu hùng
Nghị Vương
Hoàng hậu tên là Đào Tiên Nương con ông Đào Ngoạn và bà Dương Thị Đoan, một gia đình hào phú ở huyện Tiên Lãng Một đêm ông mơ thấy trời sai tiên nữ xuống đầu thai, sau quả nhiên bà Đoan có thai sinh con gái mỹ miều là Tiên nương Một lần đi chơi gặp Vua Hùng Nghị Vương tuần thú, được nạp làm đệ tứ Hoàng Hậu Hoàng hậu vốn giỏi binh pháp, khi Nghị Vương bị nữ chúa nước Hồ Tôn dùng
ma thuật vây hãm, bèn đem quân đến giải vây, tiến đánh nước Hồ Tôn, bắt được nữ chúa về triều dâng nộp Sau này khi giong buồm ra bể Ngô Hải chơi, bà được rồng, phượng hiện ra đón về tiên cảnh
Tiên Lãng
3 Lê Chân Hai vợ chồng hiếm muộn nên cầu tự ở
chùa Yên Tử, sau sinh được một bé gái xinh đẹp, thông minh là Lê Chân Đến tuổi cập kê, một viên quan đô hộ ép làm tì thiếp Lê Chân trốn về vùng ven biển Hải Phòng ngày nay Bọn đô hộ tức giận giết cha Thù nhà nợ nước, Lê Chân tập hợp người nhà cùng dân quanh vùng, khai hoang lập ấp, rèn luyện võ nghệ, lấy tên là làng Vẻn, tên
Quận Lê Chân
Trang 30chữ là An Biên Nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, Lê Chân đem binh hưởng ứng lập công lớn, được phong “Thánh Chân công chúa” Trong một trận đánh
bà bị Mã Viện truy kích, thế cùng, nữ tướng tự tận Hồn thiêng phụ vào viên
đá trôi về làng Vẻn ở gần sông Cấm, dân khiêng về đến xứ Đồng Mạ thì chão đứt Dân lập miếu thờ Các triều đại đều bao phong và ban mỹ tự “Nam Hải Uy Linh Thánh Chân Công chúa”
4 Tạ Huy Thân,
Tạ Ả Láng, Tạ
Đoan Dung
Ba chị em ruột họ Tạ ở trang Chàng Xuyên nay là thôn Trình Xuyên (Tiên Minh, Tiên Lãng) Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ba chị em đầu quân Sau chiến thắng, vua Trưng sai về phòng giữ quê hương Mã Viện sang trả thù, ba chị
em lại tham gia chiến đấu Cuộc chiến thất bại, cả ba lui về quê cũ ẩn náu chờ thời Sau khi qua đời, dân Chàng Xuyên và Mỹ Lộc đều lập miếu thờ
Tiên Lãng
5 Hoàng Thị Lãng Bà đã cùng em tham gia cuộc khởi
nghĩa Lý Bí Bà giúp vua Lý một vạn quan tiền để lo việc quân lương, được phong là Tư Thuận Phu nhân Sau dân Lương Qui lập đền thờ, các triều đại đều phong tặng
An Dương
Trang 316 Hoàng Trinh
Nương
Bà sinh ngày 3/11 năm Quý Sửu đời vua Lý Thái Tông Bà cùng ba anh trai đều có sức khỏe, ham học nên khi lớn lên văn võ kiêm toàn Bà cải trang làm nam nhi cùng ba anh theo giúp vua Lý
đi đánh quân Chiêm Quân Chiêm thua
to phải rút về nước Bốn anh em đều được ban thưởng, sau khi mất dân làng
đã lập đền thờ bà và ba người anh trai
Ngày hội làng là ngày 3/11
Thủy Nguyên
7 Mai Thị Cầu Bà là con gái Mai Thúc Loan, được
cha gả cho một người ở trang Điều Yêu (Quốc Tuấn, An Dương ngày nay) Chồng mất sớm, bà giúp em trai Mai Kỳ Sơn cùng dân quanh vùng lo việc nước Em trai tử trận, thế cô bà nhảy xuống sông tự tận, không chịu để giặc bắt Sau dân các trang Điều Yêu, Nhu Kiều, Văn Xá lập miếu thờ
Huyện An Lão
Trang 32vua, phong chị là Công chúa Khi quân nhà Đường sang xâm lược, ba con trai
bà đều tử trận Dân trang Đồng Tử, Phù Lưu thờ bốn mẹ con Đức Bà Phùng Thị Trinh làm Phúc thần
du khắp mọi miền, thường hay về ngự
ở các gốc đa cổ thụ Tương truyền cây
đa 13 gốc ở phố Lê Đại Hành (quận Hồng Bàng ngày nay), là nơi xưa bà đánh rơi hài ở gốc nên cây rất linh thiêng Các miếu, đình thờ Ngô Vương đều có ban thờ phối hưởng Vũ Quận chúa Năm 1924, vua Khải Định sắc phong bà là “Vũ Quận Quyến Hoa công chúa Tôn thần” Bà được thờ chính ở đền Tiên Nga, phường Máy
Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Quận Ngô Quyền
Trang 33Sau sinh đôi được hai gái là Hoa Nương và Ngọc Nương Kiều Công Tiễn muốn cưới Hoa Nương, Ngọc Nương, nhưng ba mẹ con mộ dân chống cự nên bị sát hại Dân Ngải Am mến phục lập miếu thờ Sau âm phù Trần Hưng Đạo đánh dẹp Ô Mã Nhi
Đỗ Thích ám hại vua Đinh Tiên Hoàng
và Nam Việt Vương Đinh Liễn, nên công chúa tham gia đánh giết Đỗ Thích
để trả thù cho vua cha và anh Sau khi
bà qua đời được phong Phúc thần, có sắc phong từ thời Lý Thái Tổ
vị thần báo mộng có anh em họ Phạm, tài đức hơn người, có thể giúp vua
Theo lời thần mộng, Lê Hoàn đến gặp
Thủy Nguyên
Trang 34bà cùng ba người anh Sau họ lập công lớn Cúc Nương được vua ban tước
“Mẫu nghi thiên hạ”, khi mất được phong chức thần, thờ tại thôn Thường Sơn, xã Thủy Đường, Thủy Nguyên
13 Công chúa
Chiêu Chinh
Bà tên húy là Trần Thị Hinh, con vua Trần Thánh Tông và bà phi Nguyễn Thị Hương Năm 16 tuổi, kết duyên cùng Đỗ Khắc Hàn, năm 23 tuổi chồng mất, bà thủ tiết đem tư gia mở trang trại, làm chợ, làm chùa, dạy dân nghèo làm mười điều thiện, nuôi trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa Giặc Nguyên xâm lược, bà khuyên trai tráng
đi tòng quân, đóng góp lương thực
Khi qua đời được dân Kha Lâm, An Lão, nay thuộc quận Kiến An, thờ ở chùa Kim Lân Bà được Vua Trần Anh Tông tặng phong “Chiêu Chinh công chúa tôn thần” và ban tám chữ mỹ hiệu: “Phương dung, y đức, tế thế, an dân” Nhân dân Kha Lâm gọi bà là
“Vua Bà công chúa Chiêu Chinh”
Kiến Thụy
Trang 35xuống trần, sẽ thác sinh làm con vua
Cung phi Vũ Thị Ngọc Lan có thai 8 tháng 20 ngày, sinh được một gái, lúc sinh có tiếng nhã nhạc, hương lan tỏa báo điềm lành Công chúa được đặt tên
là Ả Nương Quỳnh Trân, xinh đẹp, thông minh, thạo cả cầm, thi cung, kiếm Bà có công khai khẩn ấp thuộc làng Câu Trung nên dân lập miếu thờ tại Đền Mõ (Kiến Thụy) với thần hiệu
“Thiên Thụy Quỳnh Chân công chúa”
15 Bùi Thị Từ
Nhiên
Quê ở xã Phú Lương huyện An Dương, (nay là Đông Hải, An Hải) Bà cùng cùng chồng sống bằng nghề làm ruộng
Năm 1288, khi quân đội Trần Hưng Đạo hành quân đi đánh giặc Nguyên qua làng, bà đã vận động dân làng đóng góp lương thực nuôi quân, phục
vụ chiến dịch Bạch Đằng Sau chiến thắng, nhưng do thiên tai năm 1320, dân làng phải bỏ đi nơi khác, bà vận động bà con trở lại xây dựng quê hương, sửa sang đền thờ Trần Hưng Đạo Khi bà mất, dân làng nhớ ơn phối thờ bà tại đềnTrần Hưng Đạo
An Hải
Trang 36Tống Thái hậu cùng công chúa, thị nữ cùng nhảy theo, quyết không để địch bắt Thi thể của Thái hậu dạt vào cửa Cờn (Cần Hải) Nghệ An, tỏa hương thơm, da dẻ hồng hào Dân nơi đây thấy lạ lập đền thờ Sau này bà hiển linh giúp cư dân đi biển và giúp Trần Anh Tông đánh thắng Chiêm Thành
Riêng búi tóc của bà bị bị sóng đánh tuột khỏi đầu, dạt vào cửa Ngải Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng Người dân vớt tóc lên đem chôn rồi lập bát hương thờ vọng bà tại Miếu Trà
Vĩnh Bảo,
Đồ Sơn, Kiến Thụy, Thủy
Nguyên, Cát Hải
17 Mãn Đường
Hoa công chúa
Đầu thời Lê có Đinh Lễ người làng Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) tính tình phóng khoáng, không thích công danh, chỉ vui với cây đàn Một lần vào rừng gặp hai vị tiên Lý Tiết Quài, Lã Động Tân được cho khúc gỗ và bản hình vẽ cây đàn đáy Nhờ đó tiếng đàn của Đinh Lễ càng lôi cuốn người nghe Cô Bạch Hoa con quan bị câm, nghe tiếng đàn khỏi bệnh Hai người thành vợ
Thủy Nguyên
Trang 37chồng, hát hay đàn giỏi, sáng tạo nhiều điệu hát mới Sau khi chồng mất, bà dạy đàn hát cho con em trong làng Bà mất, dân lập đền thờ gọi là đền Bạch Hoa công chúa, lịch triều phong tặng
“Đường Hoa công chúa”
18 Công chúa Liễu
Hạnh
Tương truyền là con gái Ngọc Hoàng,
bị mắc lỗi nên phải xuống trần đầu thai vào gia đình Thái Công ở làng Vân Cát (Vụ Bản, Nam Định) Sau lại về trời,
có nhiều linh ứng, nên được dân thờ
với các tên gọi: Vân Cát thần nữ (thần
nữ làng Vân Cát), Vân Hương Thánh mẫu (Thánh Mẫu làng Vân) Bà được
thờ ở nhiều địa phương trong cả nước
Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Cát Hải, An Lão, An Dương
Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc
Kiến Thụy
Trang 38Toản và Thái Tổ Mạc Đăng Dung được người dân xã Thuận Thiên coi là Phúc thần thờ tại chùa Hòa Liễu Hàng năm, chùa vào hội ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng
20 Bà Đế Tương truyền năm 1718, phía Đông
Nam vùng Ngọc Đồ Sơn có vợ chồng
họ Đào, hai mươi năm không có con
Vợ chồng tu thân, tích đức cầu con
Sau trời phật động lòng, báo mộng cho người vợ có thai Khi sinh cô con gái người tỏa hương thơm ngát, phát ánh hào quang Đào Thị Hương càng lớn càng xinh đẹp, khéo tay siêng năng, có giọng hát mê đắm lòng người Chúa Trịnh Giang đi Kinh lý Đồ Sơn, nghe tiếng hát cho người tìm gặp bà, Chúa quyến luyến và hẹn ngày đón lên Kinh
đô Bà mang thai, bị hàng Tổng biết chuyện phạt tiền, đem ra khu núi Độc buộc cối đá dìm xuống biển Cả ba lần xác đều nổi lên Một tháng sau thuyền hoa của Chúa về đã cho lập đàn giải oan và xây đền thờ bà Vua Tự Đức ban sắc phong “Đông nhạc Đế bà Trịnh chúa Phu nhân”
Đồ Sơn
Trang 39Bà đứng lên quyên góp tiền của các quan lại, phi tần ở Kinh Đô để công đức cho dân Khi bà mất dân Thiên Lộc lập miếu thờ bà và hai người con trai – gọi là miếu Bà Chúa
Cha là Lâm Tích Khánh, một lần chở thuyền buôn muối cùng hai con trai, đến tỉnh Giang Tây, giữa đường gặp
Quận Hồng Bàng
Trang 40bão lớn Lúc đó, bà đang ngồi dệt vải cạnh mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha
và hai anh Bà dùng răng cắn chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc
đó mẹ gọi buộc bà phải trả lời, do vậy sóng cuốn cha đi mất, chỉ cứu được hai anh Từ đó, mỗi khi thuyền bè ngoài biển bị nạn, đều gọi vái đến bà Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu"
23 Các Bà Không rõ vào thời nào, có hai xác
người con gái chết trẻ không biết từ đâu trôi dạt vào đảo, được bà con ngư dân đắp thành hai ngôi mộ Trong đêm
ấy, thần các nữ hiển linh báo mộng cho chức sắc trong làng về sự linh ứng của mình Dân bèn đóng góp tiền của lập miếu thờ ngay bên hai nấm mộ thiêng, gọi là miếu Các Bà Sau khi lập miếu thờ, ngư dân trên đảo không gặp tai nạn trên biển như trước, dân được hưởng yên bình Tâm nguyện những người dân đều cho rằng dó là do các nữ thần hiển linh phù hộ Đảo được gọi là đảo Cát Bà đọc chệch âm của Các Bà
Đền thờ Các Bà ở Áng Ván, thị trấn Cát Bà hiện nay
Cát Bà