1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa

123 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ NHUNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ LÊ LỢI Ở THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian Việt Nam Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN MAI THỊ NHUNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ LÊ LỢI Ở THANH HÓA Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Việt Nam Mã số: 60.22.01.25 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Thị Diệu Trang Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô hướng dẫn khoa học TS. Đặng Thị Diệu Trang. Sự giúp đỡ của thầy cô khoa Sau đại học, Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội. Sự giúp đỡ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa; Thư viện tỉnh Thanh Hóa; Phòng văn hóa huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa; Ban quản lý khu di tích Lam Kinh; Nhân dân địa phương các xã thuộc huyện Thọ Xuân: TT Lam Kinh, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Lai, Xuân Trường. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đặng Thị Diệu Trang cùng toàn thể các thầy cô trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thanh Hóa; Thư viện tỉnh Thanh Hóa; Phòng văn hóa huyện Thọ Xuân –Thanh Hóa; Ban quản lý khu di tích Lam Kinh; Nhân dân địa phương các xã thuộc huyện Thọ Xuân: TT Lam Kinh, Xuân Lam, Xuân Lập, Xuân Lai, Xuân Trường. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Học viên Mai Thị Nhung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo, trích dẫn khoa học đều có nội dung chính xác. Các kết luận khoa học chưa công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014 Học viên Mai Thị Nhung MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2.Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 10 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11 5 Phƣơng pháp nghiên cứu 11 6. Đóng góp của khóa luận 12 7 Cấu trúc luận văn 13 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT THANH HÓA VÀ BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TRUYỀN THUYẾT LÊ LỢI 14 1.1 Khái quát về vùng đất Thanh Hóa 14 1.1.1 Sơ lược về lịch sử vùng đất Thanh Hóa 14 1.1.2 Văn hóa dân gian 15 1.2 Đặc trƣng của thể loại truyền thuyết Việt 19 1.2.1 Chức năng làm sử 19 1.2.2 Cảm hứng tôn vinh, ngợi ca 22 1.3 Bối cảnh ra đời truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa 25 1.3.1 Anh hùng Lê Lợi 25 1.3.2 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 28 CHƢƠNG 2 TRUYỀN THUYẾT VỀ LÊ LỢI Ở THANH HÓA 32 2.1 Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa trong kho tàng văn học dân gian 32 2.1.1 Đặc điểm nội dung trong truyền thuyết Lê Lợi ở Thanh Hóa 41 2.1.2 Đặc điểm thi pháp trong truyền thuyết về Lê Lợi 46 2.2 Khảo sát truyền thuyết về Lê Lợi trong đời sống nhân dân địa phƣơng hiện nay 54 CHƢƠNG 3 LỄ HỘI GẮN VỚI TRUYỀN THUYẾT VỀ LÊ LỢI Ở THANH HÓA 65 3.1.Khái niệm lễ và hội 65 3.2 Lễ hội Lam Kinh 66 3.2.1 Khái quát về khu di tích Lam Kinh 66 3.2.2 Quy trình lễ hội 79 3.3 Lễ hội làng Xuân Phả 86 3.4 Lễ hội lễ hội Căm Mƣơng và lễ hội Đền Thi 92 3.4.1 Lễ Hội Căm Mương 92 3.4.2 Lễ hội Đền Thi 94 3.5 Ý nghĩa của lễ hội 96 PHẦN KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 109 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Thanh Hóa là miền đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong cả nước. Những danh lam, thắng cảnh này là tài sản vô giá, là niềm tự hào không chỉ riêng của đất và người xứ Thanh mà còn của chung toàn dân tộc. Nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Mã, đây là vùng đất trù phú, cảnh quan đa dạng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng. Từ xa xưa xứ Thanh đã được coi là vùng đất: “ Địa linh nhân kiệt”. Nơi đây gắn liền với những lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc và lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống. Trong số đó không thể không nói tới cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do người anh hùng Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo. Trong thiên anh hùng ca chống giặc ngoại xâm của dân tộc, Lam Sơn – mảnh đất thiêng, quê hương của anh hùng Lê Lợi, được ghi vào lịch sử như một dấu son chói lọi. Lam Sơn là căn cứ đầu tiên của một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, giành thắng lợi, mở ra thời kỳ độc lập, thịnh trị cho đất nước nhà. Hơn năm mươi thế kỷ đã trôi qua, thời gian cùng với sự thăng trầm của lịch sử đã làm nhòa đi những vết tích vật chất về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Những hào lũy, đồn trại, kho lương, cách dàn binh bố trận, những cuộc chiến đấu vô cùng quả cảm của nghĩa quân…Tất cả chỉ còn tàn tích là dấu vết của một thời oanh liệt hào hùng. Nhưng trong ký ức của người dân tỉnh Thanh vẫn còn nguyên vẹn hình ảnh của người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng vời cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo. Lê Lợi- Lam Sơn, tên đất, tên người đó như quyện chặt vào nhau và từ lâu đã đi vào truyền thuyết, đi vào lòng nhân dân như một biểu tượng anh hùng của người dân xứ Thanh và của cả dân tộc ta. Đi vào tìm hiểu truyền thuyết về Lê Lợi góp phần ngợi ca người anh hùng Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa 2 Lam Sơn và tái hiện một thời kỳ hào hùng của dân tộc ta dưới thời Lam Sơn khởi nghĩa. Việc nghiên cứu về truyền thuyết Lê Lợi ở Thanh Hóa là vấn đề hết sức quan trọng trong hành trình tìm về lịch sử và văn học dân gian. Đồng thời giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn truyền thống văn hóa của dân tộc , thêm tự hào về đất nước con người Việt Nam, nhất là những vị anh hùng đã làm rạng danh cho quê hương đất nước. Từ chuyên ngành văn học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết gắn với việc tìm hiểu tín ngưỡng và lễ hội tưởng niệm các danh nhân văn hóa để làm sáng rõ hơn đặc trưng của của thể loại. 1.2 Truyền thuyết gắn liền với lễ hội tôn vinh các anh hùng dân tộc, các địa danh lịch sử đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của nhân dân và được thể hiện qua các phong tục, nghi lễ. Môi trường diễn xướng các hoạt động văn hóa dân gian ấy gắn liền với các địa danh có trong tác phẩm. Chỉ trong không khí đó tác phẩm dân gian mới bộc lộ hết giá trị thẩm mĩ của nó. Truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ truyền thuyết, lễ hội bám chặt gốc rễ vào mảnh đất đời sống, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của nhân dân. Truyền thuyết là cầu nối giữa cảm xúc, niềm tin và cộng đồng với tín ngưỡng, phong tục tập quán. Niềm tin trong truyền thuyết được hiện thực hóa trong lễ hội. Lễ hội giúp truyền thuyết được lưu giữ và có sức lan tỏa trong đời sống. Đi vào tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa góp phần thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa truyền thuyết và lễ hội. 1.3. Đời sống đích thực của truyền thuyết là môi trường diễn xướng mà hoạt động diễn xướng của văn học dân gian là lễ hội. Các hoạt động lễ hội luôn tổ chức trong môi trường có ở truyền thuyết. Tuy nhiên do điều kiện lịch sử dân tộc, địa phương mà lễ hội bị gián đoạn. Việc nghiên cứu tìm hiểu lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa góp phần vào việc khôi phục phát triển lễ hội 3 cũng như các loại hình văn hóa dân gian. Đồng thời góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội tại đại phương. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu đề tài: “Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa” 2.Lịch sử vấn đề 2.1 Vấn đề nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Việt Nam về góc độ đặc trưng thể loại Truyền thuyết là một trong những loại truyện tiêu biểu của loại hình tự sự dân gian. Vấn đề nghiên cứu thể loại truyền thuyết ở nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề, ý kiến khác nhau về thể loại này. Giáo sư Nguyễn Đổng Chi trong lời tựa cho cuốn: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (NXB Sử học, 1961) đã chỉ ra đặc điểm của truyền thuyết so với thể loại cổ tích và thần thoại: “Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ, những sự việc lịch sử còn được quần chúng truyền lại nhưng không đảm bảo về mặt chính xác có thể do truyền rộng mà sai lạc, cũng có thể do sự tưởng tượng của quần chúng phụ hoạ thêu dệt mà càng sai lạc hơn. Và truyền thuyết phần nhiều chưa được xây dựng thành truyện. Nó mới là những mẩu chuyện. Nếu nó phát triển đến mức hoàn chỉnh thì tuỳ theo nội dung nó có thể trở thành cổ tích hay thần thoại. Còn xét về mặt nghệ thuật và ý nghĩa thì hoàn toàn giống cổ tích hay thần thoại. Hiện nay truyền thuyết Việt Nam tìm được còn rất ít ỏi, đượm khí vị cổ tích nhiều hơn thần thoại. Vì vậy khi sưu tầm thì xếp lẫn vào cổ tích và coi như truyện cổ tích” [4, tr 20] Phó giáo sư Đỗ Bình Trị trong cuốn Văn học dân gian (NXB ĐHSP Hà Nội I, 1978), có đưa truyền thuyết vào cơ cấu các thể loại văn học dân gian nhưng lại đặt bên cạnh thần thoại. Tuy cách sắp xếp truyền thuyết trong hệ thống các thể loại văn học dân gian có khác nhau nhưng xác định bản chất của thể loại truyền thuyết thì có sự tương đồng giữa ý kiến bản chất của nó. Các 4 nhà khoa học khi nghiên cứu truyền thuyết bao giờ cũng đặt nó trong mối quan hệ với thần thoại và cổ tích Ông Tầm Vu khi nghiên cứu: “Tư tưởng chủ yếu của người Việt thời cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết” trong tạp chí văn học nghệ thuật, số ra ngày 25/3/1995) có nhận xét: “ Xã hội công xã nguyên thuỷ tan rã thì truyền thuyết trở nên thịnh so với thần thoại. Truyền thuyết nặng về đề tài về lịch sử hơn là thần thoại vì một phần cuộc đấu tranh trong xã hội gay gắt thu hút sự chú ý của con người. Phần khác vì dân số, công cụ và tri thức đã phát triển khá đến mức đối với thiên nhiên con người ít nhiều được bảo vệ. Bây giờ người anh hùng hay nhân dân anh hùng được thuần hoá trong truyền thuyết. Truyện thường thường không giản dị như trong thần thoại mà ngày càng phức tạp hơn. Mặt khác, vì nhìn chung trí tưởng tượng trong truyền thuyết cũng không bay bổng bằng trong thần thoại. Càng về sau “thần” trong truyền thuyết càng không được phóng khoáng vô tư như “thần” trong thần thoại có lẽ và ảnh hưởng ý thức hệ giai cấp bóc lột”. Cũng trong số báo này, ông Phan Trần có bài: “Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử”, ở đó tác giả đã nêu định nghĩa về truyền thuyết: “truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân gian về những sự việc và nhân vật có liên quan đến lịch sử. Những nhân vật và sự việc đó thường được phản ánh qua trí tưởng tượng của con người, qua sự hư cấu của nhân dân”. Phó Giáo sư Đỗ Bình Trị khi chấp bút phần truyền thuyết trong Giáo trình văn học dân gian cũng nêu ra định nghĩa: “Truyền thuyết là những truyện có dính líu đến lịch sử mà lại có sự kỳ diệu – là lịch sử hoang đường – hoặc là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử” [25; tr.59] Tác giả Kiều Thu Hoạch trong cuốn Tổng tập văn học dân gian người Việt (NXB Khoa học xã hội, 2004) cũng viết về truyền thuyết: “Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian. Nội [...]... NXB Thanh Hóa, 2000 là tác giả đã khảo sát trên phạm vi huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa những lễ hội, tín ngưỡng dân gian trong đó chủ yếu nói về Lê Lợi Bởi đây chính là vùng đất Lê Lợi sinh ra lớn lên, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Khi tìm hiểu về các lễ tục, lễ hội ấy tác giả đã chỉ ra được mối quan hệ giữa các truyền thuyết dân gian về Lê Lợi và lễ hội Truyền thuyết nảy sinh lễ hội và chính lễ hội. .. địa phương Thanh Hóa 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương với nội dung chính như sau: Chƣơng 1: Khái quát về vùng đất Thanh Hóa và bối cảnh ra đời của truyền thuyết Lê Lợi Chƣơng 2: Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa Chƣơng 3: Lễ hội gắn với truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa 13 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT THANH HÓA VÀ BỐI CẢNH... trên vùng đất Thanh Hóa Lễ hội Lam Kinh tập trung tất cả các nghi lễ, và trò chơi từ các lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh nói về Lê Lợi Cho thấy đây là lễ hội có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh Cũng trong cuốn sách này, tác giả đề cập đến lễ hội làng Xuân 9 Phả Đây là lễ hội tưởng nhớ về Lê Lợi lớn thứ hai sau lễ hội Lam Kinh Phần lễ diễn ra ngắn gọn hơn lễ hội Lam Kinh, nhưng phần hội thật đặc sắc với... Lợi ở Thanh Hóa 4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Vận dụng lý thuyết ngành Văn học dân gian vào tìm hiểu đề tài và thực tiễn nhằm hệ thống hóa truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa Nghiên cứu, miêu tả chi tiết các lễ hội liên quan đến truyền thuyết về Lê Lợi tỉnh Thanh Hóa Từ đó chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa truyền thuyết và lễ hội Đó là những truyền thống, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta, thể hiện... gian, diễn ra nhiều cuộc tranh luận về nội hàm, ngoại diên của khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết Nhưng tất cả đều đi đến ý kiến chung là thừa nhận truyền thuyết chứa đựng cả yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng kỳ ảo 2.2 Những nghiên cứu về truyền thuyết Lê Lợi ở Thanh Hóa Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa là một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền thuyết Việt, thu hút được sự quan tâm... trường sống lâu bền của truyền thuyết Qua Lễ hội, nhân vật lịch sử sống mãi trong tâm thức của nhân dân Cũng qua đây, ngưỡi viết chỉ ra được giá trị của lễ hội trong đời sống văn hóa, lịch sử, du lịch tâm linh và có những đề xuất để bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội về Lê Lợi Trên đây là một số công trình nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa Trong phạm vi luận... các công trình nói trên có giá trị về mặt tư liệu giúp chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa 3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hình tượng người anh hùng Lê Lợi từ lâu đã đi vào truyền thuyết và sống mãi với thời gian Đã có hàng trăm truyền thuyết được sưu tầm thành văn bản về Lê Lợi cũng như cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo, bên cạnh... Sơn, NXBThanh Hoá,1975 Tên làng xã Thanh Hoá, NXB Thanh Hoá, 2000 Sáng tác dân gian về Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, NXB Sở văn hóa thông tin Thanh Hóa, 1983 Thứ hai: Điều tra, khảo sát địa bàn nghiên cứu để thu thập những tư liệu liên quan đến câu chuyện truyền thuyết được lưu giữ trong dân gian hiện nay cũng như khảo sát lễ hội – không gian lưu truyền của truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa 4... trong thể loại truyền thuyết, đồng thời chỉ ra đặc điểm chung và những sắc thái riêng của bộ phận truyền thuyết về Lê Lợi Tuy nhiên phần lớn các công trình nghiên cứu đều đi sâu vào đặc điểm nội dung của truyền thuyết, về đặc trưng thi pháp hoặc các motif về truyền thuyết Lê Lợi ít được nhắc đến, nếu có nói cũng chưa được sâu sắc Vì vậy vấn đề nghiên cứu truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa vẫn là đề... 2.3 Nghiên cứu lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa Lê Lợi đã đi vào lễ hội dân gian như biểu tượng của một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc Nhiều lễ hội, tín ngưỡng diễn ra trên địa bàn tỉnh Thanh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân với người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn Hoạt động quy tụ đậm đặc nhất là lễ hội Lam Kinh diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm Nghiên cứu về lễ hội Lam Kinh cũng . truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa 25 1.3.1 Anh hùng Lê Lợi 25 1.3.2 Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 28 CHƢƠNG 2 TRUYỀN THUYẾT VỀ LÊ LỢI Ở THANH HÓA 32 2.1 Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa trong kho. về vùng đất Thanh Hóa và bối cảnh ra đời của truyền thuyết Lê Lợi Chƣơng 2: Truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa Chƣơng 3: Lễ hội gắn với truyền thuyết về Lê Lợi ở Thanh Hóa . truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi ở Thanh Hóa. Trong phạm vi luận văn, các công trình nói trên có giá trị về mặt tư liệu giúp chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu đề tài Truyền thuyết và lễ hội về Lê Lợi

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w