1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyền thuyết và lễ hội hội Chùa Dâu

103 1,4K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 623,43 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN XUÂN CHƢƠNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI CHÙA DÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học dân gian HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN XUÂN CHƢƠNG TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI CHÙA DÂU Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 60 22 01 25 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TS. Lê Chí Quế HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa ngữ văn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dày công đào tạo và giúp đỡ em trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn khoa học GS.TS Lê Chí Quế đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, góp ý, động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. TRẦN XUÂN CHƢƠNG LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và do chính tác giả nghiên cứu, phân tích chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ bất kỳ học vị nào. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2014 TRẦN XUÂN CHƢƠNG 1 MỤC LỤC A. Phần mở đầu. Trang 1: Lý do chọn đề tài . 4 2. Lịch sử nghiên cứu 7 2.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội 7 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết. . 7 2.1.2. Lịch sử nghiên cứu về lễ hội… 9 2.2. Lịch sử nghiên cứu Truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu . 10 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu . 13 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: 13 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 13 4. Mục đích nghiên cứu: . 13 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 14 6. Dự kiến đóng góp của luận văn. 15 7. Cấu trúc luận văn. 15 B. Phần nội dung. Chƣơng 1. Tổng quan đề tài. 16 1. Khái niệm về vùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc 16 1.1. Khái niệm vùng văn hóa. 16 1.2. Vùng văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc. 17 1.3. Thuận Thành - không gian văn hóa đặc sắc 21 1.3.1. Sự hình thành không gian văn hóa Dâu - Luy Lâu 22 1.3.2. Đặc điểm tự nhiên 25 1.3.3. Đặc điểm lịch sử xã hội 25 1.3.4. Đặc điểm văn hóa dân gian 26 2. Khái niệm về truyền thuyết 31 3. Khái niệm về lễ hội 33 2 Tiểu kết chƣơng 1 35 Chƣơng 2. Truyền thuyết Man Nƣơng và hệ thống Chùa Tứ Pháp . 37 1. Giới thiệu về chùa Dâu và hệ thống chùa Tứ Pháp 37 1.1. Chùa Dâu 37 1.2. Chùa Tƣớng 39 1.3.Chùa Dàn 39 1.4. Chùa Tổ 40 2. Truyền thuyết Man Nƣơng và hệ thồng Tứ Pháp 41 2.1: Khảo sát về truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc nhân dân kể lại: 41 2.1.1. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ngƣời dân vùng Dâu kể lại: . 41 2.1.2. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc nhà Chùa kể lại: 43 2.1.3.Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ngƣời dân vùng Công Hà kể lại:. . 44 2.2.Khảo sát bằng văn bản 45 2.2.1. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ghi chép trong bản Cổ Châu Phật bản hạnh: 46 2.2.2. Truyền thuyết Man Nƣơng trong sách Lĩnh Nam chích quái . 49 2.2.3. Truyền thuyết Man Nƣơng đƣợc ghi chép trong Thần tích - Thần sắc tại Đình Khƣơng Tự 51 2.3. Sự khác biệt của các bản truyện trên: 53 2.4. Giá trị tƣ tƣởng thẩm mỹ qua truyền thuyết Man Nƣơng . 55 Chƣơng 3. Lễ hội chùa Dâu 59 1. Nguồn gốc lễ hội chùa Dâu 60 2. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội 62 2.1. Thời gian tổ chức lễ hội 62 2.2. Không gian tổ chức lễ hội 62 3. Mô tả lễ hội 63 3.1. Mô tả nội dung phần lễ 63 3 3.2. Mô tả nội dung phần hội 67 3.2.1. Hội thi cƣớp nƣớc 67 3.2.2. Hội thi hát quan họ 69 3.2.3. Hội thi thả chim bồ câu 70 3.2.4. Hội thi chơi cờ ngƣời 70 3.2.5. Hội thi chọi gà 72 3.3. Một số tục lệ trong lễ hội chùa Dâu 72 3.3.1. Tục đón đƣờng ở hội Dâu 72 3.3.2. Tục múa gậy Hồng Côn và Bạch Trƣợng 74 4. Ý nghĩa của lễ hội 76 4.1. Ý nghĩa hƣớng về cội nguồn 76 4.2. Ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của nhân dân 77 4.3. Ý nghĩa đoàn kết sức mạnh cộng đồng 78 4.4. Ý nghĩa bảo tồn và lƣu truyền văn hóa 79 C. Kết Luận 81 4 A. PHÂN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn học dân gian rất phong phú và đa dạng về thể loại, trong đó truyền thuyết đƣợc coi là một thể loại văn học độc đáo và hết sức đặc biệt với đặc trƣng của thể loại truyền thuyết đã cho ta thấy đƣợc những giá trị to lớn trong việc lƣu truyền lịch sự văn hóa dân tộc. Theo GS- Lê Chí Quế truyền thuyết có thế phân chia thành bốn loại: Truyền thuyết lịch sử; truyền thuyết anh hùng; truyền thuyết về các danh nhân văn hóa; truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo. 1.1 Có thể nói trong bốn loại truyền thuyết nói trên thì truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo không chỉ góp phần lƣu giữ văn hóa dân tộc mà nó còn đi sâu vào đời sống tâm linh của ngƣời Việt Nam. Truyền thuyết về các nhân vật tôn giáo có nguồn gốc từ cơ sở thực tiễn: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa, thiên nhiên phong phú và đa dạng. Thời xa xƣa, ngƣời Việt sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nƣớc và khai thác tự nhiên. Vì vậy việc thờ cúng các vị thần tự nhiên để cầu cho mƣa thuận gió hòa đã sớm hình thành và gần gũi với họ. Hơn nữa, Việt Nam là nơi giao lƣu của nhiều tộc ngƣời, nhiều nền văn minh. Hai yếu tố đó đã làm Việt Nam trở thành một quốc gia đa tôn giáo, tín ngƣỡng. Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngƣỡng tôn giáo của ngƣời Việt đó là tính “ hỗn dung tôn giáo”. Trƣớc sự du nhập của tôn giáo ngoại lai, ngƣời Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn có sự cải biến cho gần gũi với tƣ tƣởng tôn giáo bản địa ở nƣớc ta trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì tín ngƣỡng dân gian vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của ngƣời dân. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc xƣa, trong đó có Bắc Ninh ngày nay. Bắc Ninh là vùng đất văn hiến với tầng tầng, lớp lớp bề dày văn hóa, vùng đất thiêng hội tụ linh khí non sông. Trong sự đa dạng của bản sắc 5 văn hóa vùng miền Kinh Bắc xƣa ta không thể bỏ qua một dấu ấn về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu – một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, là cái nôi của trung tâm phật giáo Việt Nam. Do vậy nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu là công việc vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc làm sáng tỏ hơn thể loại truyền thuyết dân gian Việt Nam. 1.2. Trong hoàn cảnh của đất nƣớc Việt Nam hiện nay đang đổi thay từng ngày công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một đất nƣớc giàu mạnh. Trƣớc tốc độ phát triển của kinh tế hiện nay thì văn hóa truyền thống sẽ dễ bị mai một nếu nhƣ chúng ta không có ý thức gìn giữ và lƣu truyền cho thế hệ sau. Trong sự đa dạng và phong phú của văn hóa truyền thống dân tộc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của truyền thuyết và lễ hội ở địa phƣơng, vùng, miền, nó góp phần tạo nên giá trị của văn hóa cổ truyền dân tộc. Cho đến nay số lƣợng các công trình của các nhà khoa học nghiên cứu, sƣu tầm về truyền thuyết đã gặt hái đƣợc những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên mảng truyền thuyết và lễ hội ở địa phƣơng nghiên cứu theo góc độ VHDG vẫn còn ít đƣợc quan tâm. Trong xu thế chung ấy truyền thuyết và lễ hội chùa Dâu – Thuận Thành – Bắc Ninh cũng đã thu hút sự chú ý của các nhà khoa học nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu theo góc độ lịch sử học, chứ không phải dƣới gó độ VHDG. Hơn nữa trong điều kiện hiện nay xã hội Việt Nam cần có sự tiếp nối nguồn mạch văn hóa truyền thống dân tộc. Có một thời kỳ do những quan điểm lệc lạc, nhiều giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc bị phá bỏ vì coi là mê tín dị đoan. Những năm gần đây đặc biệt sau đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) với tinh thần đổi mới văn hóa dân tộc, nhiều đền đài, chùa chiền … đƣợc chú ý trùng tu, khôi phục, các lễ hội đƣợc tổ chức long trọng hơn trong đó có lễ hội Chùa Dâu -Thuận Thành - Bắc Ninh. 6 Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, xu hƣớng nghiên cứu thể loại truyền thuyết trong mối quan hệ với lễ hội ở nhiều địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc đã thu hút sự quan tâm, chú ý của các nhà khoa học và các học giả, hƣớng nghiên cứu này mang lại ý nghĩa rất thiết thực trong việc bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và văn học dân gian nói riêng. 1.3. Vì những điều trên, ngƣời viết với tất cả mong muốn đƣợc góp sức mình vào việc bảo tồn và lƣu gữ bản sắc dân tộc. Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay khi lễ hội cổ truyền Việt Nam đang ngày càng lôi cuốn nhiều tầng lớp nhân dân tham gia thì một vấn đề đặt ra là: Cần tổ chức và tham gia lễ hội nhƣ thế nào cho đúng với ý nghĩa của loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống này? Chúng ta cần phải có một cái nhìn học thuật để sao cho vừa có sự kế thừa, vừa phát triển mà vẫn giữ đƣợc bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu, giúp chúng ta thêm một lần nữa hiểu sâu về văn học dân gian nói chung và truyền thống nói riêng của dân tộc, vừa là một hiện tƣợng văn học vừa là một hiện tƣợng văn hóa. Là một giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn văn học nói chung trong đó có văn học dân gian nói riêng, ở huyện Thuận Thành, nơi tọa lạc Chùa Dâu, thì việc nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu là cơ hội để ngƣời viết tích lũy kiến thức về kho tàng truyền thuyết từ đó bồi đắp cho học sinh lòng tự hào về truyên thống quý báu của dân tộc, khơi dậy trong các em ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Để truyền thống văn hóa của dân tộc đƣợc lƣu truyền một cách rộng rãi, không bao giờ bị mai một. Trên đây là tất cả những lý do khiến ngƣời viết lựa chọn đề tài “Truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu - Thuận Thành - Bắc Ninh”. [...]... "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" dƣới góc nhìn văn hóa văn học dân gian Tổng hợp các mô típ về "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" và đánh giá dựa trên cơ sở những tiến bộ khoa học nghiên cứu VHGD hiện nay Lễ hội Chùa Dâu đƣợc khảo tả chi tiết, cụ thể: Phần lễ, phần hội, qua đó để thấy đƣợc mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội Trên cơ sở kế thừa, tham khảo các tài liệu đã nghiên cứu về "Chùa Dâu" ... văn tập hợp các bản kể về "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" Xác định số lƣợng các mô típ, các dị bản để rút ra kết luận cụ thể: 5.2 Phƣơng pháp điền dã: Trực tiếp gặp gỡ và trao đổi với những ngƣời hiểu biết về "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" Tìm hiểu, sƣu tầm "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" qua các địa phƣơng xung quanh "Tổng Dâu" lƣu truyền Trực tiếp tham dự lễ hội để tìm hiểu về tín ngƣỡng... trình nghiên cứu trƣớc đó và mở rộng thêm tầm giá trị của truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu và khảo sát là "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" , Thanh Khƣơng - Thuận Thành - Bắc Ninh Đề tài tập trung nghiên cứu các truyền thuyết về Chùa Dâu đƣợc ghi chép bằng văn bản và những truyền thuyết đƣợc lƣu truyền bằng miệng trong... theo đặc trƣng thể loại truyền thuyết luận văn có khảo sát các chi tiết lễ hội Chùa Dâu - Thanh Khƣơng - Thuận Thành - Bắc Ninh 4 Mục đích nghiên cứu: Luận văn là bƣớc tổng hợp mới về những thành tựu nghiên cứu tìm hiểu "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" Luận văn đã hệ thống hóa, khảo sát diện mạo "truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu" Trong khuôn khổ của đề tài, ngƣời viết cũng đi vào phân tích, tổng hợp... 2.2 Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội chùa Dâu Chùa Dâu là trung tâm phật giáo sớm nhất ở Việt Nam, có vị trí vai trò quan trọng đối với đạo Phật nói chung và tín ngƣỡng của dân tộc Việt Nam 10 nói riêng Vì vậy Chùa Dâu đã thu hút các công trình khoa học nghiên cứu và sƣu tầm Có thể nói cho đến nay Chùa Dâu vẫn lƣu giữ đƣợc nhiều bản ghi chép lại truyền thuyết và lễ hội trong đó đáng chú... kỹ về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu nhƣng chủ yếu nhìn theo góc độ sử học, nghĩa là chú ý văn bản ghi chép nhiều hơn là những câu chuyện đƣợc lƣu truyền trong dân gian Cuốn sách Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên Ứng Tự tác giả Nguyễn Quang Khải – NXB Tôn giáo năm 2011, tác giả cũng trích dẫn truyền thuyết chùa Dâu dựa theo bản: Cổ Châu pháp Vân bản hạnh Cuốn sách: Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, ... sử nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội 2.1.1 Lƣợc điểm Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết Trong khoa học nghiên cứu văn hóa dân gian ở nhiều nƣớc trên thế giới, việc coi truyền thuyết là một thể loại riêng biệt đã trở thành truyền thống Còn ở nƣớc ta thể loại truyền thuyết xuất hiện khá sớm “thế kỷ XIV, XV” nhƣng thuật ngữ truyền thuyết và vấn đề nghiên cứu truyền thuyết thì ra đời muôn, vào khoảng nửa... khổ của đề tài, ngƣời viết cũng đi vào phân tích, tổng hợp những đặc điểm, nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết 13 Qua đây những truyền thuyết về Chùa Dâu đƣợc xem xét trong mối quan hệ với nghi lễ và lễ hội đƣợc tổ chức ở địa phƣơng Từ đấy đánh giá khách quan, không suy diễn cảm tính về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu 5 Phƣơng pháp nghiên cứu: Quá trình nghiên cứu đề tài, đã sử dụng một số phƣơng... nhà văn Nguyễn Hữu đã viết khá kỹ càng về lịch sử Chùa Dâu, đặc biệt mô tả kỹ lƣỡng về lễ hội Chuà Dâu Tuy nhiên vấn đề khảo cứu các văn bản liên quan đến truyền thuyết Man Nƣơng chƣa đƣợc chú ý Nhƣ vậy vấn đề nghiên cứu về truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu chƣa từng đƣợc nghiên cứu một cách hệ thống đặc biệt chƣa chú ý tới những truyền thuyết đƣợc lƣu truyền bằng miệng trong dân gian hay nói cách khác... Giáo sƣ Lê Chi Quế đã dành một phần viết về truyền thuyết, trong đó Giáo sƣ đã đƣa ra khái niệm và đặc biệt là phân loại truyền thuyết một cách hợp lý, đầy tính thuyết phục hơn Tác giả Lê Văn Kỳ trong một bài viết năm 1991 mối quan hệ giữa truyền thuyết ngƣời Việt và lễ hội các anh hùng “cũng đã đề cập đến định nghĩa hội, lễ, mối quan hệ giữa hội lễ nhƣ hội lễ Hai Bà Trƣng; Thánh Gióng Giáo trình văn . cứu truyền thuyết và lễ hội 7 2.1.1. Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết. . 7 2.1.2. Lịch sử nghiên cứu về lễ hội 9 2.2. Lịch sử nghiên cứu Truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu . 10 3. Đối tƣợng và. " ;truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu& quot; Tìm hiểu, sƣu tầm " ;truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu& quot; qua các địa phƣơng xung quanh "Tổng Dâu& quot; lƣu truyền. Trực tiếp tham dự lễ. " ;truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu& quot;. Luận văn đã hệ thống hóa, khảo sát diện mạo " ;truyền thuyết và lễ hội Chùa Dâu& quot;. Trong khuôn khổ của đề tài, ngƣời viết cũng đi vào phân

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Anh-Thanh Hương, (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 1, Nxb Ty văn hóa Hà Bắc Khác
2. Phan Anh-Thanh Hương, (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 2, Nxb Ty văn hóa Hà Bắc Khác
3. Phan Anh-Thanh Hương, (1976), Hà Bắc ngàn năm văn hiến, tập 3, Nxb Ty văn hóa Hà Bắc Khác
4. Hội đông lịch sử Hà Bắc, (1986), Lịch sử Hà Bắc tập 1, Nxb Ty văn hóa Hà Bắc Khác
5. Hội đông lịch sử Hà Bắc, (1986), Lịch sử Hà Bắc tập 1, Nxb Ty văn hóa Hà Bắc Khác
6. Đặng Việt Bích, Đi tìm nguồn gốc con Rồng, Tạp chí nghiên cứu văn hóa nghệ thuật số 2 Khác
7. Trần Lâm Biền (1996), Chùa Việt, NXB Văn hóa thông tin Khác
8. Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Khác
9. Tôn Thất Bình (1997) Lễ hội dân gian, Nxb Sở văn hóa Bình Trị Thiên Khác
10. Nguyễn Đổng Chi (1974), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập 1, Nxb Khoa học xã hội , Hà Nội Khác
11. Cao Huy Đỉnh (2003), Tìm hiểu thần thoại Án Độ, Nxb Khoa học xã hội Khác
12. Phan Đại Doãn (2004), Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Khác
13. Phạm Văn Đồng, Nhân ngày giỗ Tổ Vua Hùng, Báo nhân dân ngày 29/04/1969 Khác
14. Phạm Đưc Dương (2000), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội Khác
15. Thuận Hải, Bản sắc văn hóa lễ hội, Nxb Giao thong vận tải Khác
16. Kiều Thu Hoạch (1971) Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
17. Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội Khác
18. Nguyễn Hữu (2010), Chùa Dâu lịch sử và truyền thuyết, Nxb Thanh Niên Khác
19. Nguyễn Quang Khải (2011), Chùa Dâu – Cổ Châu, Pháp Vân, Diên ứng Tự, Nxb Tôn giáo Khác
20. Vũ Ngọc Khánh (2002), Nữ thần và Thánh Mẫu Việt Nam, Nxb Thanh niên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN