Mô tả nội dung phần hội

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội hội Chùa Dâu (Trang 71)

3. Mô tả lễ hội

3.2. Mô tả nội dung phần hội

3.2.1. Hội thi cƣớp nƣớc.

Lễ hội Chùa Dâu thƣờng thu hút một lƣợng du khách thập phƣơng đông đảo về trảy hội. Theo truyền thống, ngoài những nghi thức tế lễ, rƣớc kiệu thì hội chùa Dâu còn có tục thi cƣớp nƣớc cầu mùa với ý nghĩa cầu cho mƣa thuận gió hòa, phản ánh tín ngƣỡng cầu mùa màng tƣơi tốt của ngƣời Việt cổ. Các bậc cao niên vùng Dâu thuật lại rằng, tục thi cƣớp nƣớc đƣợc tiến hành vào buổi trƣa ngày chính hội. Để chuẩn bị cho cuộc thi cƣớp nƣớc, ngƣời ta đặt hai chiếc bàn to rộng bằng gỗ lim ở hai ngách của tam quan, cách nhà Tiền tế khoảng 200m để hai bà Phật ngự khi về tới đích.

Tham gia thi cƣớp nƣớc chỉ có hai bà Phật trong số Tứ Pháp là Pháp Vũ (bà Đậu - thần Mƣa) và Pháp Lôi (bà Tƣớng - thần Sấm). Hai pho tƣợng

đầu đội mũ, trong mặc áo yếm, bên ngoài có một tấm áo choàng lụa nhiều màu ôm khít lấy toàn thân, cổ đeo kiềng trông thật lộng lẫy, uy nghiêm. Mỗi pho tƣợng có 8 chàng trai khỏe mạnh, vóc dáng cân đối, cao bằng nhau tham gia rƣớc kiệu. Tám chàng trai mặc trang phục truyền thống, đầu đội khăn đỏ, mình mặc áo viền đỏ, chân đi giày vải và trong tƣ thế sẵn sàng.

Sau một hồi trống chiêng vang lên rộn rã, cuộc thi cƣớp nƣớc bắt đầu, các chàng trai nhanh chóng ghé vai rƣớc kiệu Phật đứng bật lên. Khi tiếng trống khẩu lệnh vừa dứt, lập tức hai kiệu Phật đƣợc rƣớc chạy nhƣ bay về phía trƣớc, áo choàng của Phật căng phồng trong gió, miệng tƣơi giống nhƣ đang cƣời với ngƣời dân đứng hò reo xung quanh. Tiếng chiêng trống thúc giục hòa với tiếng cƣời nói vang rộn của nhân dân làm không khí cả lễ hội sôi động, náo nức.

Ngƣời dân trong vùng cho rằng, nếu Pháp Vũ (bà Đậu) về đích trƣớc thì năm đó mƣa thuận gió hòa, cây cỏ tƣơi tốt, còn nếu Pháp Lôi (bà Tƣớng) về đích trƣớc thì năm đó hạn hán, mất mùa, ruộng đồng lắm sâu nhiều đỉa vì theo kinh nghiệm của dân gian là “sấm trƣớc không mƣa”. Do vậy, cuộc thi cƣớp nƣớc trong lễ hội Dâu đƣợc đông đảo ngƣời dân háo hức chờ xem để “bói” mùa vụ năm nay ra sao.

Hội thi cƣớp nƣớc bắt nguồn từ tín ngƣỡng thờ thần tự nhiên của cƣ dân nông nghiệp vùng Dâu. Xa xƣa, tại vùng Dâu - Luy Lâu, khi Phật giáo từ Ấn Độ qua đƣờng biển truyền đến đã có sự hòa hợp, dung hội với tín ngƣỡng bản địa mà điển hình là tín ngƣỡng nông nghiệp. Trong quá tình tiếp biến văn hóa Phật giáo, những vị nữ thần nông nghiệp vùng Dâu (Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tƣớng, Bà Dàn) đã trở thành những vị phật Bà (Tứ pháp: Pháp Vân - Thần Mây, Pháp Vũ - Thần Mƣa, Pháp Lôi - Thần Sấm, Pháp Điện - Thần Sét) mang yếu tố cầu mong mùa màng tƣơi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, ngoài tục thi cƣớp nƣớc thì ở chùa Dâu bây giờ vẫn đậm đặc những dấu

tích thể hiện tín ngƣỡng cầu nƣớc, cầu mùa nhƣ tháp Hòa Phong, giếng nƣớc…

3.2.2. Hội thi hát quan họ.

Hàng năm cứ đến hẹn lại lên, du khách thập phƣơng về trẩy hội chùa Dâu lại có dịp đƣợc thƣởng thức các tiết mục biểu diễn thi hát quan họ cúa các liền chị, liền anh. Họ hát đối đáp nam nữ. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công ngƣời hát dẫn, ngƣời hát luồn nhƣng giọng hát của hai ngƣời phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trƣng: Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính thức: Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hội chùa Dâu các liền anh liền chị chủ yếu hát hội. Họ hát bắt đầu khai hội, mở hội và giã hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này không đƣợc thực hành nhiều nhƣ trƣớc đây, cộng đồng cƣ dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.

Trang phục quan họ bao gồm trang phục của các liền anh và trang phục của các liền chị. Liền anh mặc áo dài năm thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thƣờng bên trong mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Riêng áo dài bên ngoài thƣờng màu đen, chất liệu là lƣơng, the hoặc đối với ngƣời khá giả hơn thì áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có ngƣời áo dài phủ ngoài may hai lần với một lần ngoài bằng lƣơng hoặc the đoạn, lần, trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh… gọi là áo kép. Quần của liền anh là quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Có thắt lƣng nhỏ để thắt chặt

cạp quần. Đầu liền anh đội nhiễu quấn hoặc khăn xếp. Thời trƣớc, đàn ông còn nhiều ngƣời búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này phần nhiều cắt tóc, rẽ đƣờng ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp bán sẵn ở các cửa hàng cho tiện.

3.2.3. Hội thi thả chim bồ câu.

Chim Bồ câu đƣợc là biểu tƣợng cho hoà bình - tự do nên thƣờng đƣợc gọi là chim hoà bình. Dựa vào những đặc tính ấy của chim bồ câu. Từ lâu, ông cha ta đã sáng tạo một lối chơi dân gian tao nhã: thi thả chim bồ câu. Tƣơng truyền, thú chơi này xuất hiện từ thời Lý. Ngày nay vùng đất Thuận Thành vẫn giữ đƣợc nét đẹp văn hóa này, đặc biệt trong lễ hội chùa Dâu.

Bồ câu là loài chim có khả năng đinh hƣớng tốt, dù xa nhà cũng tìm đƣợc về tổ ấm trừ khi gặp gió bão, chúng có tính hợp quần cao, sống theo đàn, chung thuỷ và nghĩa tình. Hàng năm có đến hàng chục hội thi thả chim bồ câu thƣờng đƣợc tổ chức vào dịp khai hội hoặc giã hội chùa Dâu. Khu vực trung tâm hội thi thuộc các làng, các xã lân cận. Từ xƣa các cụ đã định ra tiêu chuẩn thi thả chim câu bay rất nghiêm ngặt. Cả đàn bay chặt chẽ, cự ly đều, không tách rời đàn, vòng lƣợn hẹp và tròn, bay cao, trụ hƣớng thẳng đứng lên. Khi mắt thƣờng nhìn lên thấy cả đàn thấy cả đàn chụm thành môt vòng tròn nhỏ không thấy vỗ cánh rồi tìm hƣớng bay về tổ. Lúc đó đàn chim đƣợc vào "trong thƣợng" để xét giải.

Hội thi thả chim bồ câu rất lành mạnh, thanh nhã, lúc nông nhàn, trong hội Dâu, là biểu tƣợng khát vọng của tự do, ca ngợi đức tính của đoàn kết, chung thuỷ vẫn cuốn hút nhiều ngƣời, nhiều nơi ở mọi lứa tuổi.

3.2.4. Hội thi chơi cờ ngƣời.

Cờ ngƣời là tên gọi cuộc chơi cờ tƣớng, gồm 32 quân (nhƣ cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tƣớng. Tƣớng nam gọi là tƣớng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tƣớng nữ còn gọi là tƣớng Bà, trang phục

đỏ). Chơi cờ ngƣời có từ rất lâu đời nhƣng cho đến ngay nay vẫn đƣợc tổ chức trong lễ hội chùa Dâu.

Chơi cờ tƣớng là chơi trên bàn cờ. Ba mƣơi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đƣờng kính 2cm, dày 1cm. Chơi cờ ngƣời cũng vẫn là luật lệ của cờ tƣớng. Nhƣng quân cờ là ngƣời thật, và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đƣờng đi nƣớc bƣớc cho 32 ngƣời.

Cuộc đấu cờ ngƣời thƣờng đƣợc tổ ở sân Chùa Dâu. Cuộc đấu cờ ngƣời đƣợc chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Ðịnh đƣợc bàn cờ -sân bãi-chỉ mới là việc phụ. Ðầu tiên là việc tuyển tìm ngƣời. Những ngƣời đƣợc chọn làm quân cờ phải là những trai thanh gái lịch, con cái của những gia đình có nề nếp đƣợc dân làng quý trọng, đồng tình. Số lƣợng cần thiết là 16 nam,16 nữ. Trong số này phải chọn ra hai tƣớng: một nam, một nữ tƣớng Ông, tƣớng Bà. Ngoài ra, không thể thiếu ngƣời thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo dõi cuộc đấu. Ba ngƣời này (tổng cờ và hai tƣớng) là thuộc loaị gia đình khá giả, phong lƣu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi ngƣời tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi, bàn cờ đƣợc tạo ra một màu sắc rực rỡ nhiều màu dƣới trời hội xuân.

Mỗi "quân cờ" có ghế đẩu ngồi có thể có đội nón nếu trời nắng to. Trƣớc ngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ hán. Còn tƣớng, trang phục nhƣ hình vẽ, hoặc gần nhƣ thế, trong quân bài; đó là quân phục cấp tƣớng đời xƣa, có lọng che. Hai đấu thủ có chỗ ngồi riêng...

Bên cạnh sự náo động của các trò chơi khác nhƣ đánh đu đầy tính chất hào hứng và lãng mạn; hay cuộc chọi gà "ăn thua"; hoặc cuộc đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và dũng khí, thì cái đẹp của sân cờ ngƣời là sự tinh tế, trầm tĩnh, có giá trị di dƣỡng tinh thần, và nhƣ muốn tạo sự cân bằng đối với các

cuộc đua tài ào ạt kia, đồng thời bổ sung và nâng cao giá trị văn hoá truyền thống của cả lễ hội qua nhiều thế kỷ lƣu truyền.

3.2.5. Hội thi chọi gà.

Chọi gà (theo cách gọi Bắc) hay đá gà (theo cách gọi miền Nam) đã trở thành thú vui dân gian từ nhiều thế kỷ. Vì vậy, chọi gà không chỉ là một mục trong trò chơi ngày hội, mà còn là một thú vui chơi thông thƣờng của nhiều ngƣời ở đô thị cũng nhƣ nông thôn. Đặc biệt trong Hội Dâu chọi gà là một trò choi dân gian cho đến ngày nay vẫn đƣợc bảo tồn.

Ðể có đƣợc con gà chọi hay đòi hỏi ngƣời phải có công phu và kinh nghiệm, từ việc chọn giống gà, gây giống, xem tƣớng gà, nuôi dƣỡng, luyện tập v.v... Câu ngạn ngữ "Gà tại nó, chó tại ta", ý là gà trƣớc hết phải là gà giống, rồi mới đến kết quả công rèn luyện. Hoặc "chó giống cha, gà giống mẹ".

Chọi gà là thú vị dân gian có sức thu hút đông đảo quần chúng rất nhanh, còn việc chăm sóc, chọn lọc, nuôi dƣỡng huấn luyện gà thì lại thuộc về một tầng lớp ngƣời có có điều kiện. Trong chiều sâu tâm tƣởng của nhiều ngƣời, trò chơi chọi gà có thể vừa mang tính giải trí, vừa là một hình thức nuôi dƣỡng tinh thần thƣợng võ, chất keo gắn kết tinh thần cộng đồng đã từng tồn tại trong một thời gian khá dài trong hội chùa Dâu.

3.3. Một số tục lệ trong lễ hội Chùa Dâu 3.3.1. Tục đón đƣờng ở hội Dâu 3.3.1. Tục đón đƣờng ở hội Dâu

Hàng nghìn năm nay, nhân dân Kinh Bắc nói riêng, nhân dân cả nƣớc nói chung đều rất quen thuộc với hội Dâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian của cƣ dân nông nghiệp – diễn ra ở trung tâm phật giáo sớm nhất Việt Nam.

Đến hội Dâu, khách hành hƣơng không những đƣợc chiêm bái tƣợng Phật Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tƣớng), Pháp Điện (bà Dàn) cùng với Kim Đồng, Ngọc Nữ đôn hậu, đầy nữ tính mà còn đƣợc tận

mắt thấy chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, con sông Dâu huyền thoại, đền thờ sỹ Nhiệp tôn nghiêm… Đặc biệt khách thập phƣơng và thiện nam tín nữ còn đƣợc tham dự vào một lễ hội rất đông vui và sôi động với các trò diễn: Đánh gậy nhanh mạnh, thi cƣớp nƣớc hào hứng và nhất là cuộc thi rƣớc Phật ban đêm (còn gọi là Tuần Nhiễu) diễu hành quanh vùng với kiệu vàng, tán tía, cờ quạt, kèn, trống và đèn, nến lung linh, ngoạn mục…

Nhƣng có lẽ nhiều ngƣời, nhất là những ngƣời ở xa và trẻ tuổi, còn chƣa biết rằng hội Dâu đƣợc tiến hành bởi một số nghi thức hết sức đặc biệt, không nơi nào có, ấy là tục “ Đón đƣờng”.

Truyền thuyết kể rằng: Khi cây dung thụ mang trong mình đứ con của cuộc “ Nhân – Thiên hợp khí” giữa sƣ Khâu Đà La và nàng Man Nƣơng trôi đến sông Dâu, Sỹ Nhiếp đƣợc báo mộng đã cho ngƣời vớt lên, gọi thợ tạc thành bốn pho tƣợng Tứ Pháp. Còn lại một khúc gỗ xâu xí và nhỏ bé cũng tạc thành tƣợng thờ ở chùa Keo, xã Giao Tất, tổng Kim Sơn (nay thuộc xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Nhƣ vậy là có năm chị em đƣợc sinh ra từ cây thần. Hàng năm, đến ngày mồng Tám tháng Tƣ, cả năm bà tập trung về chùa Dâu mở hội. Nhƣng bà Keo xấu ngƣời xấu cả nết. bà ghen tỵ, tức tối với bốn chị em đƣợc thờ ở gần, đƣợc nhà vua tôn vinh. Đến nỗi trong lễ hội bà Keo thƣờng có những hành động quấy rối, phá phách làm cho buổi lễ mất sự tôn nghiêm, hội mất vui. Bốn bà chị bực bội bèn ra lệnh cấm không cho bà út về dự lễ hội. Vào trƣớc lễ hội một ngày, tại địa phận chùa Thầm, xuất hiện một ngƣời đàn ông với dáng vẻ bồn chồn, chờ đợi. Quả nhiên vào khoảng non trƣa, có một chàng kỵ sỹ phi ngựa từ ngoài Keo đi tới. Chàng ta dừng ngựa hỏi ngƣời bên đƣờng: “Năm nay chùa Dâu có mở hội không?”. Sau khi nghe ngƣời đứng bên đƣờng đáp: “Không!”, chàng kỵ sỹ thoáng chút buồn rầu, thất vọng, giật cƣơng cho ngựa quay trở lại…

Nhân dân vùng Dâu tin rằng nhờ “đánh lừa” đƣợc bà Keo mà hội Dâu tiến hành suôn sẻ và vui vẻ. Do đó đã hình thành nên tục Đón đƣờng trong lễ hội chùa Dâu. Nhƣng dƣới con mắt của các nhà nghiên cứu, đây chính là biểu hiện sự tranh chấp, va chạm của bộ lạc Dâu (vùng Siêu Loại, Thuận Thành) với bộ lạc Trâu (Trâu Quỳ, Gia Lâm) đã diễn ra trong lịch sử.

3.3.2. Tục múa gậy Hồng Côn và Bạch Trƣợng.

Sự tích Đức Phật của chùa Dâu (Thuận Thành) kể rằng: Nàng Man Nƣơng sau kỳ “mãn nguyệt khai hoa” đem con gái, kết quả của “Nhân - Thiên hợp khí” đến trả sƣ Khâu Đà La. Sƣ mang tiểu nhi đến trƣớc cây dung thụ già trong rừng, gõ cây và đọc kệ. cây bỗng nứt toác ra làm hai. Ông đặt tiểu nhi vào giữa, nói với cây: “ Ta gửi con này của Phật cho ngƣơi giữ lấy, rồi sẽ thành danh Phật đạo”.

Sƣ nói dứt lời, cây liền khép lại, cành lá vẫn xum xuê lại có mùi hƣơng ngào ngạt.

Trƣớc khi chia tay, sƣ Khâu Đà La trao cho Man Nƣơng một cây gậy dặn rằng: “Nàng cầm cây gậy này gặp khi đại hạn thì cắm vào đất, ắt sẽ có nƣớc cứu sinh dân”.

Về sau quả nhiên gặp kỳ đại hạn, ba năm liền không có mƣa, sông ngòi cạn trơ, cỏ cây khô héo. Muôn dân bị mất mùa đói khát, ngƣời chết đầy đƣờng. Man Nƣơng nhớ lời thầy dạy năm xƣa, bèn đem cây gậy cắm xuống đất và phát nguyện. Quả nhiên mƣa trên trời rơi xuống, nƣớc dƣới đất phun lên tràn trề lai láng, muôn dân vui sƣớng hả hê, tranh nhau lấy nƣớc cho ngƣời cho cây. Vạn vật hồi sinh, thảy đều ca ngợi phép Phật nhiệm màu.

Những cây gậy trong lễ hội chùa Dâu tháng Tƣ âm lịch hàng năm là một phần nghi thức diễn xƣớng, tái hiện sự tích cây gậy thần kỳ. Bốn vị phật trong hệ tứ pháp thì Pháp Điện (Thần Chớp), là em út nên vừa trẻ đẹp vừa nhanh mạnh, đƣợc thờ ở chùa Dàn (Trí Quả tự). Bà Dàn do bốn làng phụng

sự. Vào hội, hai làng Phƣơng Quan (Dàn câu), Thƣ Thế chịu trách nhiệm rƣớc kiệu. Hai làng Trà Lâm, Văn Quan (Dàn Đan) chịu trách nhiệm múa gậy.

Gậy do tráng đinh từ 18 đến 35 ở Trà Lâm và Văn Quan tạo tác có hai loại: bạch trƣợng và hồng côn ( ngày bạch trƣợng, đêm hồng côn).

Bạch trƣợng (gậy trắng) làm bằng tre bánh tẻ đã tới lá nhƣng chƣa đến độ già. Ngƣời ta đẵn tre, tiện mấu rồi sát muối đem phơi nắng cho đến khi gậy chuyển sang màu trắng. Sau đó dùng nhang đen và lá ngái trộn lẫn đem đốt.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội hội Chùa Dâu (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)