1. Khái niệm về vùng văn hóa Bắc Ninh-Kinh Bắc
1.3. Thuận Thàn h không gian văn hóa đặc sắc
Khái niệm không gian văn hóa nhằm để chỉ một không gian sinh tồn của một cộng đồng dân cƣ trên một lãnh thổ ở đây. Khái niệm không gian văn hóa nhằm mục đích để chỉ là yếu tố nhỏ hơn vùng không gian văn hóa. Theo Ngô Đức Thịnh: Không gian văn hóa có thể hiểu theo 2 nghĩa: Trừu tƣợng và cụ thể. Theo nghĩa cụ thể: "Không gian văn hóa là một không gian địa lý xác định mà ở đó một hiện tƣợng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi và chúng liên kết với nhau nhƣ một hệ thống". Theo nghĩa trừu tƣợng có thể hiểu không gian văn hóa nhƣ một "trƣờng" (mƣợn khái niệm Vật lý) để chỉ một hiện tƣợng hay tổ hợp các hiện tƣợng (một nền văn hóa của tộc ngƣời, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa (ảnh hƣởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trƣờng) văn hóa rộng hay hẹp khác nhau, [34; tr12].
1.3.1 Sự hình thành không gian văn hóa phật giáo Dâu - Luy Lâu.
Nói đến không gian văn hóa Thuận Thành chúng ta không thể bỏ qua văn hóa Luy Lâu có từ ngàn đời. Luy Lâu (Liên Lâu) là tên gọi có từ thời thuộc Hán, ngày nay có tên gọi là vùng Dâu hay kẻ Dâu. Dâu là tên gọi dân dã của làng Khƣơng Tự và cũng là tên gọi của Tổng Khƣơng Tự (dân gian gọi là Tổng Dâu). Du khách thập phƣơng biết đến vùng Dâu là nhờ sự nổi tiếng của các ngôi chùa: Chùa Tổ, Chùa Bút Tháp. Đặc biệt là chùa Dâu - trung tâm phật giáo đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam trong lịch sử.
Theo các tài liệu nghiên cứu, Luy Lâu xƣa là thủ phủ của quận Giao Chỉ và Giao Châu thời thuộc Hán. Cho đến ngày nay những dấu vết xƣa vẫn còn đƣợc lƣu giữ đó là dấu tích thành Luy Lâu, hệ thống đền đài, chùa Tháp, phố chợ. Theo các nhà chuyên môn khoa học nghiên cứu nhận định rằng: Luy Lâu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Giao Châu thời kỳ đầu công nguyên. Nơi đây đã từng là điểm đóng đô của Sĩ Nhiếp, là trụ sở của chính quyền Giao Chỉ và Giao Châu từ thời Tây Hán đến thời thuộc Ngô. Tuy nhiên, có thể đến thời cai trị của Sĩ Nhiếp nơi đây mới đƣợc mở mang, có đƣợc quy mô rộng lớn nhƣ kinh đô của một nƣớc, cho đến nay những di tích vẫn còn tồn tại để chứng minh cho điều đó. Ngoài ra Luy Lâu còn là một trung tâm kinh tế thời cổ xƣa. Theo các sử gia Việt Nam thì Luy Lâu trƣớc thời Hán xâm lƣợc đã từng là một trung tâm thƣơng mại sầm uất của ngƣời Việt. Nó đƣợc phát triển nhờ vào sự viếng thăm của những thƣơng nhân nƣớc ngoài và đây chính là điều kiện tạo nên sự giao thoa hỗn hợp giữa các nền văn hóa.
Nguồn gốc của văn hóa Luy Lâu chính là sự tiếp xúc của con ngƣời bản địa với văn hóa nƣớc ngoài. Cụ thể là vào khoảng thế kỷ II các thƣơng nhân Ấn Độ khi mang hàng trao đổi với các nƣớc thƣờng mang theo một số vị sƣ để làm lễ cầu cho trời yên, biển lặng. Khi các thƣơng nhân cập bến, lên bờ
bán hàng thì các vị sƣ cũng lên bờ tìm hiểu tín ngƣỡng, phong tục, tập quán vùng cƣ dân nơi đó. Quá trình tiếp xúc với tín ngƣỡng, phong tục tập quán vùng Dâu của các tăng sĩ. Ấn Độ thời đó diễn ra nhƣ vậy. Tại vùng Luy Lâu, các tăng sĩ Ấn Độ đã tìm thấy sự tƣơng đồng giữa tín ngƣỡng vùng này với giáo lý và tín ngƣỡng thờ tự của phật giáo và họ đã truyền đạo Phật vào đây.
Vì vậy Luy Lâu còn là một trung tâm phật giáo lớn và cổ xƣa nhất nƣớc ta. Và hơn thế nữa nơi đây còn là một trong ba trung tâm phật giáo lớn trong đế chế Hán. Phật giáo đã đƣợc truyền thẳng từ Ấn Độ vào đây có thể từ trƣớc công nguyên, ngƣơi có công đầu tiên chính là nhà sƣ Khâu Đà La. Theo tài liệu “Cổ Châu Phật bản hạnh” - một trong những tài liệu cổ hiện còn đƣợc lƣu giữ tại nhà chùa, thì Khâu Đà La vào Luy Lâu rồi lên Phật Tích hành đạo, sau đó trở về Luy Lâu tiếp tục con đƣờng hoằng pháp tại đây.
Cùng với Nho giáo, Phật giáo, các luồng tƣ tƣởng tín ngƣỡng dân gian Trung Hoa và Ấn Độ đã đƣợc truyền vào nƣớc ta qua trung tâm Luy Lâu. Song các yếu tố văn hóa, tôn giáo, tín ngƣỡng ngoại nhập khi vào Luy Lâu đều đã hòa nhập với văn hóa và tín ngƣỡng bản địa và tất cả đã đƣợc chuyển hóa, tái tạo để mang những nội dung, yếu tố văn hóa Việt. Tục thờ cúng tổ tiên, thờ các bậc thánh thần, thờ phật. Nhằm cầu xin sự phù hộ để con cháu làm ăn thuận lợi mùa màng tốt tƣơi bội thu. Hiện nay vẫn còn những dấu tích thông qua hệ thống tƣợng phật, hệ thống kiến trúc chùa tháp và tƣ tƣởng Phật Giáo đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của ngƣời dân.
Hệ thống các chùa ở Luy Lâu với trung tâm là Chùa Dâu - một ngôi chùa thờ Tứ Pháp tiêu biểu. Có thể nói đây là một trong những hệ thống chùa thờ Tứ Pháp lớn nhất từ trƣớc tới nay mà trung tâm phật điện các chùa là thờ các bà Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Hội Dâu đƣợc nhân dân trong vùng tổ chức vào ngày mồng tám tháng tƣ hàng năm là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng cộng đồng, điển hình của cƣ dân ngƣời Việt
cổ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì đây là vùng đất thuận lợi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, Luy Lâu từ rất sớm đã là nơi gặp gỡ của các luồng giao thông đƣờng thủy. Luy Lâu là nơi có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, vừa là nguồn nƣớc dồi dào, vừa là hệ thống giao thông quan trọng nối giữa các vùng, các nƣớc trong khu vực, trong đó giữ vai trò quan trọng hàng đầu là sông Dâu. Một số câu ca truyền lại cho biết ngày xƣa sông Dâu tấp nập thuyền bè qua lại, giao thƣơng buôn bán.
“ Thuyền em ngƣợc bến sông Dâu Buôn chè mạn Thái còn lâu mới về” Hay
“ Lênh đênh ba bốn thuyền bè Chiếc ra bãi bể, chiếc về sông Dâu
( Quan họ lời cổ)
Trong một bài trống quân vẫn đƣợc nhân dân hát trong những dịp vui hội, đã cho thấy cảnh nhộn nhịp sầm uất của bến sông Dâu xƣa tại trung tâm Luy Lâu:
“Đồn rằng Đại Tự vui thay Bên Đông có Miếu, bên Tây có Chùa
Ở giữa có đền thờ Vua
Dƣới sống nƣớc chảy gió đƣa thuyền về”
Theo ngƣời địa phƣơng nơi đây kể lại, sông Dâu xƣa là một con sông lớn, với cái tên gọi: Sông Dâu, Sông Cái, Sông Thiên Đức… Sông Dâu ngày nay đã bị bồi lấp chỉ còn lại một nhánh sông nhỏ chảy về Hƣng Yên. Nhƣ vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi để Luy Lâu từ rất sớm đã là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của ngƣời Việt.
Nhƣ vậy chúng ta có thể khẳng định: Luy Lâu là trung tâm văn hóa chính trị, kinh tế lớn và cổ xƣa nhất nƣớc ta. Đặc biệt Luy Lâu là cái nôi của
phật giáo đƣợc truyền vào ngay từ những ngày đầu tiên và cho đến nay vẫn còn đƣợc nhân dân vùng này lƣu giữ.
1.3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
Thuận Thành nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Ninh ven dòng sông Đuống (sông Thiên Đức xƣa), tiếp giáp với Hà Nội và Hƣng Yên. Huyện lỵ là thị trấn Hồ.
Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của ngƣời Việt, quê hƣơng của những huyền thoại – lịch sử, cái nôi của văn minh lúa nƣớc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con ngƣời Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận Thành đã tạo dựng nên những giá trị văn hóa kì diệu, giàu tính nhân văn và đậm đà sắc thái riêng có của ngƣời Bắc Ninh – Kinh Bắc.
Diện tích - dân số, Thuận Thành có diện tích là 116 km2 trong đó đất canh tác nông nghiệp chiếm 68%; dân số tính đến 31/12/2010 là 147,5 nghìn ngƣời. Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và đông dân thứ hai ở Bắc Ninh.
Hành chính, Thuận Thành có 1 thị trấn và 17 xã: Thị trấn Hồ; xã: An Bình, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Gia Đông, Hà Mãn, Hoài Thƣợng, Mão Điền, Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Ninh Xá, Song Hồ, Song Liễu, Thanh Khƣơng, Trạm Lộ, Trí Quả, Xuân Lâm.
1.3.3. Đặc điểm lịch sử, xã hội.
Huyện Thuận Thành là một vùng đất cổ có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt có cách đây khoảng 3.500 năm. Thời nhà nƣớc Âu Lạc, Thuận Thành là trung tâm cƣ trú của ngƣời Việt cổ ở đồng bằng Bắc Bộ.
Năm 187 - 226: Chùa Dâu đƣợc xây dựng. Năm 580: Thiền sƣ Ấn Độ Tiniđa Lƣu Chi đến tu ở Chùa Dâu và truyền bá Thiền tông, khai sáng phái Thiền Tiniđa Lƣu Chi.
Thời Bắc thuộc: Quận trị của quận Giao Chỉ đặt tại thành Luy Lâu, nay thuộc Thuận Thành. Năm 966: Lý Khuê giữ Siêu Loại (nay thuộcThuận Thành) làm một trong 12 sứ quân. Đời vua Trần Thánh Tông: Chùa Bút Tháp đƣợc xây dựng.
Đầu thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, huyện Thuận Thành là những phần đất thuộc các tổng Đình Tổ, Liễu Lâm, Thƣợng Mão, Lạc Thổ, Mỹ Tự,... của huyện Siêu Loại và tổng Cổ Biên của huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (sau này là tỉnh Bắc Ninh). Một số xã tƣơng đƣơng với các xã thời nhà Nguyễn nhƣ: Đại Đồng Thành (Đại Đồng); Đình Tổ (tổng Đình Tổ); Thanh Khƣơng (Đại Tự); Trí Quả (Công Hà); Hà Mãn (Mãn Xá) tổng Mỹ Tự; Thƣợng Mão (Mão Điền); Song Liễu (Liễu Lâm, Liễu Khê, tổng Liễu Lâm); Xuân Lâm (Doãn Xá) tổng Cổ Biên; Song Hồ, thị trấn Hồ (Lạc Thổ).
1.3.4. Đặc điểm văn hoá - Dân gian.
Thuận Thành là quê hƣơng của những làng nghề truyền thống. Làng Đông Hồ (xã Song Hồ, Thuận Thành) có nghề truyền thống là làm tranh khắc gỗ dân gian. Tranh đƣợc in hoàn toàn bằng tay với các bản màu, mỗi màu dùng một bản, và bản rót (màu đen) in sau cùng. Tranh in công nên tranh hạn chế về kích thƣớc, thông thƣờng các tờ tranh không lớn quá 50 cm mỗi chiều.
Giấy dùng in tranh Đông Hồ là giấy điệp. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ nhƣ màu đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hoè), đỏ (sỏi son, gỗ vang). Cho đến ngày nay làng tranh Đông Hồ vẫn giữ đƣợc nết đẹp truyền thống văn hóa mà ông cha để lại: Làng Đông Hồ xƣa còn gọi là làng Mái, có câu ca rằng:
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh Có về Làng Mái với anh thì về
Có sông tắm mát, có nghề làm tranh”
Làng Đồng Ngƣ (xã Ngũ Thái) có múa rối nƣớc từ thế kỷ 11. Làng Trà Lâm (xã Trí Quả) có nghề làm đậu phụ. Làng Nghi Khúc (còn gọi là làng Bƣởi Quốc, xã An Bình) cũng là làng làm đậu phụ rất lớn. Làng Đông Hồ nổi tiếng làm vàng mã.
Nhiều làng tổ chức các đội hát chèo, hát tuồng, kịch nói, ngâm thơ, hát trống quân, hát ca trù...biễu diễn phục vụ nhân dân địa phƣơng hoặc giao lƣu với các địa phƣơng bạn nhân dịp lễ hội hoặc những sự kiện lớn của địa phƣơng. Các trò chơi dân gian: Vật, Chọi gà, cờ ngƣời, kéo co, leo cầu đốt pháo, múa rối nƣớc, đánh đu...đƣợc tổ chức trong các dịp lễ hội.
Nói tới Bắc Ninh chúng ta không thể không nhắc đến một miền quê mà cách đây hàng nghìn năm đã sản sinh ra những làn điệu dân ca quan họ làm say đắm lòng ngƣời. Trong đó huyện Thuận Thành cũng là một địa phƣơng thƣờng tổ chức hát quan họ. Du khách thập phƣơng có dịp ghé thăm Bắc Ninh đều khao khát đƣợc nghe các liền anh, liền chị hát đối đáp quan họ, bởi những câu hát du dƣơng, nhƣ nuôi dƣỡng tâm hồn ta. Có lẽ ít mảnh đất nào trên đất nƣớc ta có đƣợc những nét văn hóa đặc sắc nhƣ vậy. Để rồi khi nhắc tới Bắc Ninh ngƣời ta sẽ nghĩ ngay tới văn hóa ngƣời quan họ, không chỉ ở những câu hát lời ca mà còn ở tình cảm đậm đà mà sâu lắng.
“Ngƣời ơi ngƣời ở đừng về”
Hay:
“Ngƣời về em chẳng cho về Em níu vạt áo em đề câu thơ
Câu thơ ba chữ rành rành Chữ trung, chữ hiếu, chữ tình là ba”.
Ngƣời nghe nhƣ bị mê hoặc bởi những giọng hát ngọt ngào, tình tứ của những con ngƣời sinh ra và lớn lên cùng những câu đân ca quan họ quê mình.
Sau mỗi mùa vụ, bận rộn hay khi những hội xuân về, những chàng trai cô gái, liền anh, liền chị hẹn hò nhau trong những câu hát đối đáp giao duyên. Cứ nhƣ vậy những làn điệu quan họ đƣợc truyền lại cho bao thế hệ: Ngƣời dân nơi đây đã nuôi dƣỡng và phát triển những khúc hát quan họ ngày một hay hơn, đẹp hơn.
Dân ca quan họ Bắc Ninh đƣợc hình thành khá lâu đời, do cộng đồng ngƣời Việt nơi đây đã sáng tạo ra. Hát quan họ Bắc Ninh thú vị nhất vẫn là hát đối đáp nam, nữ. Một cặp nam của làng này hát với một cặp nữ của làng kia cùng một bài hát cùng một giai điệu nhƣng khác về ca từ và đối giọng. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các làng với nhau, đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống của đân tộc nó không những không bị mai một mà còn ngày càng đƣợc bảo lƣu gìn giữ.
Quan họ, một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, biểu hiện sâu sắc những ƣớc mơ cao đẹp, chân chính về con ngƣời, về cuộc đời, biểu hiện những nét đẹp về cốt cách, phong độ và tài năng sáng tạo tuyệt vời của ngƣời quan họ trong nhiều thế kỷ qua.
Thuận Thành là một trong những vùng có lễ hội nổi tiếng cả nƣớc với nhiều hình thức hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn nhƣ hội làng, hội đình và hội chùa.
Hội thi mã Đông Hồ xã Song Hồ ngày 6 - 7 tháng giêng âm lịch. Hội thi nấu cơm làng Tƣ Thế xã Trí Quả ngày 9 tháng giêng âm lịch. Hội chùa Bút Tháp (xã Đình Tổ) ngày 24 tháng ba âm lịch.
Hội chùa Khám (xã Gia Đông) ngày 7 tháng tƣ âm lịch. Hội chùa Dâu (xã Thanh Khƣơng) ngày 8 tháng tƣ âm lịch.
Hội đình Phú Lộc ngày 4 tháng hai âm lịch làng Bƣởi Quốc (Nghi Khúc) xã An Bình.
nhiều làng tổ chức lễ hội vào ngày Giỗ đức Thành Hoàng làng.
Nhiều làng thuộc Thuận Thành có chùa thờ Phật, có đền thờ Thánh, có miếu thờ Thần để toàn dân ngƣỡng mộ có thể đến lễ vào các ngày hội, ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng theo âm lịch.
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Với lịch sử hàng nghìn năm, trên địa bàn huyện Thuận Thành ngày nay còn lƣu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu. Đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành. Chùa Bút Tháp, xã Đình Tổ. Chùa Dâu, xã Thanh Khƣơng. Thành Luy Lâu, xã Thanh khƣơng. Chùa Xuân Quan, xã Trí Quả. Đình Đông Cốc, xã Hà Mãn. Đền thờ Sỹ Nhiếp, làng Tam Á, xã Gia Đông. Chùa Mãn Xá thuộc xã Hà Mãn. Chùa Phƣơng Quan. Đền thờ Nguyễn Gia Thiều thôn Liễu Ngạn, xã Ngũ Thái.
Huyện Thuận Thành có trên 40 di tích đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng và cấp bằng công nhận, tiêu biểu là các di tích: Chùa Dâu – Tổ đình của Phật giáo Việt Nam (thế kỉ II – sau Công nguyên); Chùa Bút Tháp – một trong những danh lam nổi tiếng ở phía Bắc; Thành cổ Luy Lâu – một trong những tòa thành cổ thời bắc thuộc còn sót lại. Đặc biệt là di tích Lăng mộ và Đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng, Lạc Long Quân - Âu Cơ - nơi thờ phụng các vị thuỷ tổ dân tộc.
Lăng và đền thờ Kinh Dƣơng Vƣơng. Truyền thuyết về vị Thuỷ Tổ đƣợc ghi và lƣu giữ trong thần phả đình làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành. Tƣơng truyền rằng Vua Kinh Dƣơng Vƣơng tự là Lộc Tục thú Đông Đình quân nữ sinh ra Lạc Long Quân - tự là Sùng Lãm, ngài thủ Đức Âu Cơ sinh ra trăm con, sau 50 ngƣời theo mẹ lên núi, 50 ngƣời theo cha xuống biển khai phá, gìn giữ, mở mang bờ cõi. Ngài truyền cho con cả