Nghĩa của lễ hội

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội hội Chùa Dâu (Trang 80 - 85)

4.1. Ý nghĩa hƣớng về nguồn cội:

Tất cả các lễ hội cổ truyền của dân tộc Việt Nam đều có ý nghĩa hƣớng về nguồn cội. Lễ hội là dịp để con cháu quây quần, hội tụ nhằm tƣởng nhớ đến tổ tiên, nguồn gốc sinh thành hơn thế nữa lễ hội còn là dịp để chúng ta nhớ đến các bậc, các vị thánh thần đã có công với đất nƣớc, với nhân dân lễ hội chùa Dâu Thuận Thành – Bắc Ninh là lúc con ngƣời nơi đây tƣởng nhớ đến công lao của phật mẫu Man Nƣơng và hệ thống tứ pháp, pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Bởi vì đã từ lâu, phật mẫu Man Nƣơng và hệ thống tứ Pháp đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhân dân vùng Dâu hay còn gọi là kẻ Dâu. Họ là đại diện cho lực lƣợng siêu nhiên: Mây, mƣa, sấm, chớp, là các vị thần có vai trò rất quan trọng trong đới sống nông nghiệp của cƣ dân nơi đây.

Truyền thuyết Man Nƣơng kể rằng khi chia tay Man Nƣơng (ngƣời con gái Kẻ Mèn mà nhà sƣ Khâu Đà La vô tình bƣớc qua rồi thụ thai) nhà sƣ Khâu Đà La đã đƣa cho nàng một cây tích trƣợng và dặn rằng: Mỗi khi gặp hạn hán, nàng hãy cắm cái gạy này xuống đất, lập tức sẽ có nƣớc cứu thiên hạ. Năm đấy hạn hán đã xẩy ra, Man Nƣơng làm theo lời nhà sƣ Khâu Đà La, cắm gậy xuống đất, bỗng dƣng nƣớc tuôn lên ào ạt, cứu đƣợc muôn dân khỏi gặp cảnh hạn hán, kể từ đó ngƣời dân nơi đây đã tƣởng nhớ đến công lao của Man Nƣơng. Lễ hội 8/4 hàng năm là dịp để con cháu thế hệ muôn đời nhớ đến công lao của bà. Không những vậy lễ hội chùa dâu còn là lễ hội Cầu đảo. Cầu cho mƣa thuận gió hòa, mùa màng tốt tƣơi. Đây cũng là dịp hƣớng về nguồn cội đã thành tâm thức của con ngƣời nơi đây.

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, kinh tế Việt Nam không còn là nền kinh tế thuần nông nhƣ ngày xƣa, nhƣng nhu cầu cần thiết, cầu cho mƣa thuận gió hòa, hƣớng về tứ pháp thì không bao giờ thay đổi.

Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển nhƣ hiện nay, con ngƣời lại càng có nhu cầu hƣớng về, tìm lại nguồn cội tự nhiên của mình, trong đó có nhu cầu tìm về với lễ hội Chùa Dâu.

4.2. Ý nghĩa đối với đời sống tâm linh của nhân dân.

Lễ hội nói chung không chi có ý nghĩa về mặt vật chất, đời sống tinh thần, tƣ tƣởng mà còn có ý nghĩa về mặt tâm linh. Đó là đời sống của con ngƣời hƣớng về cái cao cả, thiêng liêng mà họ tôn thờ. Lễ hội chùa dâu là một hoạt động điển hình trong việc đáp ứng nhu cầu về mặt tâm linh của cộng đồng. Con ngƣời tin tƣởng vào các vị thần linh, tìm kiếm sự cứu cánh của sự sống mà họ cần đến, nhất là cƣ dân nông nghiệp. Hơn thế nữa, ở nƣớc ta cƣ dân sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào tự nhiên là chính, sau khi họ cấy lúa, gieo trồng cây lƣơng thực ngƣời ta đều phải cầu mong cho mƣa thuận gió hòa, từ đấy họ tìm đến các lực lƣợng siêu nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm, chớp. Họ gửi toàn bộ niềm tin tƣởng sâu sắc vào sự nâng đỡ của các vị thần này để rồi từ đó họ yên tâm hơn và tiếp tục lo làm ăn. Nhƣ vậy lễ hội chùa Dâu còn có vai trò cân bằng đời sống tâm linh của con ngƣời đặc biệt là cƣ dân nông nghiệp.

Khi con ngƣời tìm đến các vị phật pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) họ nhƣ đƣợc thỏa mãn về nhu cầu tâm linh, họ tin tƣởng và cảm thấy dƣờng nhƣ đƣợc Phật che chở, an ủi để rồi từ đó tâm hồn con ngƣời đƣợc thoải mái hơn, bớt đi lo toan mệt nhọc. Con ngƣời tìm dến lễ hội Chùa Dâu để còn đƣợc giải bằng tâm sự cần sự sẻ chia, thông cảm của Phật Mẫu Man Nƣơng và hệ thống tứ pháp.

Từ đấy chúng ta thấy dƣờng nhƣ giữa Phật mẫu Man Nƣơng và hệ thống Tứ Pháp có mối quan hệ gần gũi với đời sống của con ngƣời. Để mỗi lúc con ngƣời gặp khó khăn họ lại tìm đến để đƣợc sẻ chia. Qua đó chúng ta có thể hiểu và thông cảm với những suy nghĩ hết sức bình dị của ngƣời nông

dân từ đó lý giải đƣợc tại sao việc đón chờ lễ hội của mọi ngƣời, mọi nhà lại náo nức nhƣ vậy. Có lẽ đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho lễ hội nói chung và lễ hội chùa Dâu nói riêng ra đời từ cổ xƣa nhƣng vẫn còn tồn tại và phát triển đến tận ngày hôm nay.

4.3. Ý nghĩa đoàn kết sức mạnh cộng đồng

Lễ hội chùa Dâu thu hút 3 xã và 12 làng tham dự là lễ hội thuộc về một cộng đồng ngƣời nhất định. Chính lễ hội chùa Dâu là dịp để biểu dƣơng sức mạnh của cộng đồng, tăng thêm sức mạnh đoàn kết là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng giữa các làng, các xã với nhau.

Cứ theo tục lệ hàng năm, đến ngày 8 tháng 4 cả 3 xã: Thanh Khƣơng, Hà Mãn, Trí Quả lại nô nức chuẩn bị chào đón, tham dự hội Dâu. Đây là dịp để nhân dân của ba xã này có sự giao lƣu, học hỏi làm tăng thêm tình đoàn kết trong nhân dân. Đây là một truyền thống tốt đẹp có từ ngàn đời và ngày nay vẫn đƣợc con cháu tiếp tục xây dựng trở thành nếp sống đẹp, lành mạnh giàu tính văn hóa cổ truyền.

Trong lễ hội Chùa Dâu một số chi tiết đã thể hiện rõ đƣợc điều này, chi tiết trò chơi thi cƣớp nƣớc của ha bà, tức là hai pho tƣợng pháp vũ và pháp lôi tham gia. Ở đây theo nguyện vọng và niêm hi vọng của nhân dân là bà Đậu ( tức là pháp Vũ) về đích trƣớc để năm đó đƣợc mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt. Hay chi tiết rƣớc kiệu Pháp Vân từ tỏng chùa Dâu ra cửa thì do làng Dâu rƣớc, đến cửa thì do làng Công Hà rƣớc hộ. Hành động này nó đƣợc xuất phát từ câu chuyện cứu hóa, cứu hội mà chúng tôi trình bày ở trên. Nhờ hành vi cao đẹp của những chàng trai làng Công Hà năm đó vì làng Khƣơng Tự bị hỏa hoạn. Kể từ đó nhân dân hai làng đã kết nghĩa thâm tình, thƣờng xuyên qua lại với nhau. Đặc biệt giúp giúp đỡ lẫn nhau trong công việc chuẩn bị lễ hội. Khi mùa xuân đến, lại tổ chức giao lƣu lệ làng, đình đám hết sức vui vẻ đây là nét đẹp vẫn còn đƣợc lƣu giữ cho đến ngày nay.

Nhƣ vậy lễ hội chùa Dâu không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có ý nghĩa làm tăng thêm sự đoàn kết giữa các làng xã trong khu vực. Lễ hội là dịp để cộng đồng ngƣời nơi đây thêm gắn kết bền chặt, giúp họ vƣợt qua bao thăng trầm của cuộc sống.

4.4. Ý nghĩa bảo tồn và lƣu truyền văn hóa dân tộc

Lễ hội cổ truyền dân tộc nói chung và lễ hội chùa Dâu nói riêng nó nhƣ một tấm gƣơng phản chiều nét đẹp văn hóa dân tộc là môi trƣờng bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hóa dân tộc đƣợc tốt đẹp nhƣ lễ hội. Đây là dịp giao lƣu giữa các thế hệ, con cháu mai sau sẽ tiếp thu, lĩnh hội và trao truyền những nét đẹp văn hóa cổ truyền mà cha ông đã để lại thông qua hoạt động lễ hội.

Cuộc sống của con ngƣời hiện đại Việt Nam ngày nay, giữa bao bộn bề, lo toan thì họ cũng không thể quên về lễ hội quê minh.

“ Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu Mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng”.

Không ai bảo ai nhƣng mỗi năm đến hẹn con cháu dù có làm ăn xa thì họ vẫn nhớ về quê hƣơng, họ tìm về để đƣợc xum họp bên gia đình, để đƣợc tham dự, chiêm ngƣỡng lễ hội quê mình.

“Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy Tháp chùa Dâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Tháng tư, ngày tám nhớ về hội Dâu”.

Bài ca dao nhƣ nhắn nhủ, thế hệ mai sau hãy tiếp nối thế hệ đi trƣớc để bảo tồn và lƣu truyền lễ hội chùa Dâu. Cuộc sống nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vậy mà khi tiếng chiêng, tiếng trống cất lên thì cũng là lúc mọi ngƣời hội tụ đông đủ ở chùa để mở hội. Nơi đó con ngƣời nhƣ hóa thân thành văn hóa vừa bảo tồn, vừa lƣu truyền văn hóa dân tộc.

Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện xã hội hiện nay, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra từng vùng nếu không bảo tồn và lƣu truyền truyền thống văn hóa dân tộc thì thế hệ mai sau dần dần sẽ bị lu mờ văn hóa dân tộc. Nhƣ vậy lễ hội chùa Dâu nhƣ gánh vác một phần trách nhiệm để bảo tồn, lƣu truyền văn hóa truyền thống cho mọi thế hệ con cháu mai sau.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết và lễ hội hội Chùa Dâu (Trang 80 - 85)