1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình

111 1,3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 884,48 KB

Nội dung

Cho đến nay, với việc sưu tầm được nhiều tư liệu cùng với nỗ lực của các nhà nghiên cứu cũng như quá trình tiếp thu thành tựu của truyền thuyết học thế giới, truyền thuyết ở Việt Nam đã

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIANG THỊ THU PHƯƠNG

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT

VÀ LỄ HỘI ĐINH LÊ Ở NINH BÌNH

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Mã số: 60 22 36

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Lê Chí Quế

Hà Nội - 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIANG THỊ THU PHƯƠNG

KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT

VÀ LỄ HỘI ĐINH LÊ Ở NINH BÌNH

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành là những vị anh hùng dân tộc có công lớn trong việc mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước ta Đó là kỉ nguyên độc lập, tự chủ và phục hưng dân tộc Từ lịch sử, các vị vua “khai sơn phá thạch” đã bước thẳng vào trong đời sống văn hoá, văn nghệ của quần chúng nhân dân, trong ánh hào quang của niềm ngưỡng mộ chân thành Mặc

dù những đóng góp đối với sự chuyển biến của lịch sử của hai vua đầu triều Đinh, Lê là rất lớn và những vấn đề lịch sử, văn hoá thời Đinh – tiền Lê còn

có khá nhiều vấn đề thú vị nhưng những công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu lại còn khá ít ỏi, sơ lược, nhiều vấn đề đang bỏ ngỏ

Tôi vô cùng tự hào là người con sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hoa

Lư anh hùng, văn hoá Dường như mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông nơi đây đều

in bóng những chiến công oai hùng của các anh hùng lịch sử Từ thuở còn cắp sách tới trường, mỗi chúng tôi đều luôn nhộn nhịp, háo hức theo những tiếng trống, tiếng kèn, tiếng thanh la, tiếng não bạt… của các đám rước trong lễ hội Trường Yên Đó không chỉ là một sự chờ đợi cái không khí vui vẻ náo nhiệt của hội lễ mà còn ẩn chứa cả một lòng thành kính và niềm tự hào vô bờ bến Viết và tìm hiểu về hai vị vua đầu triều Đinh – tiền Lê, về những sinh hoạt văn hoá nơi đây cũng chính là một nén tâm hương của người viết đối với các

vị anh hùng trên quê hương mình

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu truyền thuyết dân gian nói chung

Trong kho tàng văn học dân gian, truyền thuyết là thể loại có vị trí quan trọng Với cách huyền thoại hoá lịch sử để lưu giữ kí ức cộng đồng, truyền thuyết đã có những đặc điểm nội dung và nghệ thuật hết sức đặc biệt Tuy nhiên ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, việc nghiên cúu truyền thuyết thường vấp phải một khó khăn là sự phân chia ranh giới giữa truyền

Trang 4

thuyết với các thể loại tự sự dân gian gần gũi như thần thoại và cổ tích Thậm chí ở Việt Nam có khi truyền thuyết không được công nhận là một thể loại văn học dân gian Cho đến nay, với việc sưu tầm được nhiều tư liệu cùng với nỗ lực của các nhà nghiên cứu cũng như quá trình tiếp thu thành tựu của truyền thuyết học thế giới, truyền thuyết ở Việt Nam đã được công nhận là thể loại văn học dân gian Có thể chia việc nghiên cứu truyền thuyết thành hai giai đoạn: giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám và giai đoạn sau cách mạng Tháng Tám

2.1.1 Giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám

 Giai đoạn trước thế kỉ XVIII, XIX

Ở nước ta, thuật ngữ truyền thuyết và việc giới thuyết thuật ngữ ra đời khá muộn Nghiên cứu dòng lịch sử, ta thấy một thực tế là, khi các sáng tác văn học được ghi lại bằng văn tự và đã có những thành tựu rực rỡ (đời Lý) thì vẫn chưa có những chứng cớ văn bản nghiên cứu văn học Theo tác giả Trần Băng Thanh môn nghiên cứu văn học phát triển chậm Suốt đời Lý chưa có hoạt động nào chứng tỏ người đương thời đã quan tâm đến ngành khoa học này mặc

dù triều đình đã chú ý đến việc viết sử, vẽ địa đồ và các trung tâm Phật giáo, các thiền viện, việc khảo cứu triết học thiền đã rất sôi nổi, thịnh đạt Các tác giả đều nhất trí rằng, ý thức nghiên cứu văn học trung đại bắt đầu từ việc sưu tầm,

biên soạn, chỉnh lí hai tập sách là Việt điện U linh tập và Lĩnh Nam chích quái

Đây là hai tập sách có ghi chép nhiều truyền thuyết dân gian lại có thêm phần khảo cứu và là hai công trình đầu tiên đã đặt nền móng nghiên cứu truyền thuyết Tuy nhiên, còn là quá sớm khi nói đến việc xuất hiện thuật ngữ truyền thuyết cũng như ý thức nó là một thể loại Trong suốt hành trình nghiên cứu văn học trung đại, cũng theo tác giả Trần Băng Thanh, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc bình phẩm, xướng hoạ và đưa ra quan niệm về thơ, quan niệm

về sự phản ánh của văn học và việc khảo cứu văn bản của các giai đoạn văn

học trước đó Các tập tăng bổ, hiệu bình Việt điện U linh và Lĩnh Nam chích

quái cũng chỉ là một sự tiếp tục mang dấu ấn tư liệu mà thôi

Trang 5

1934, Nguyễn Văn Ngọc) đều chưa có ý thức rõ rệt về các thể loại tự sự dân

gian Ngay đến cả công trình nghiên cứu công phu là Văn học sử yếu (1941)

của Dương Quảng Hàm cũng chưa có thuật ngữ truyền thuyết Trong cuốn sách của mình, ở thiên “văn chương truyền khẩu” chương “văn chương bình dân”, Dương Quảng Hàm mới chỉ đề cập tới ca dao, tục ngữ, thành ngữ, phương ngôn, câu ví Có lẽ phải đến năm 1942, với sự ra đời của Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi thì việc phân loại truyện dân gian mới được

chú ý Tác giả Nguyễn Đổng Chi đã chia truyện đời xưa thành ba loại: thần

thoại, chuyện thần quái, chuyện vặt Trong sự phân tích của ông, có thể thấy bóng dáng của truyền thuyết trong loại chuyện thần quái, và ở đây thuật ngữ truyền thuyết vẫn chưa được đặt tên cho một thể loại

Cũng vào nửa đầu thế kỉ XX, các bài viết của tác giả Phục Ba, Nhàn Vân Đình (trên tạp chí Nam Phong) chưa nhắc đến thuật ngữ truyền thuyết

mà mới chỉ kể lại một số câu chuyện về các nhân vật lịch sử như Lê Phụng Hiểu, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lê Lợi… và trong khi kể đã gọt hết yếu tố thần kì, chỉ chú trọng yếu tố lịch sử (trang 486 – 492, 31 – 34) Còn trên tạp chí Tri Tân, tác giả Đào Duy Anh đã dùng thuật ngữ truyền thuyết và trong khi phân tích các truyện đã đụng chạm đến một vấn đề lí luận mấu chốt

là mối quan hệ giữa yếu tố hoang đường và sự thật lịch sử trong truyền thuyết Tác giả đề cập rằng sách xưa của người Trung Quốc không chép việc Triệu

Đà đánh An Dương Vương để chiếm Tượng Quân nhưng cứ truyền thuyết ấy, nếu ta bỏ đi những yếu tố hoang đường thì cũng còn lại cái kỉ niệm của một cuộc chiến tranh hẳn có Còn tác giả Hoa Bằng thì chú ý đến truyền thuyết dân gian, dùng nó để cải chính lại chi tiết trong sử sách Tuy chỉ là những bài

Trang 6

viết lẻ tẻ nhưng những cảm nhận của hai ông có thể coi là những gợi ý bước đầu cho những người đi sau

2.1.2 Giai đoạn sau cách mạng Tháng Tám

riêng biệt mà vẫn để chung trong kho tàng tự sự dân gian Ở chương Chuyện

đời xưa trong cuốn Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam các tác giả nhóm Lê

Quý Đôn đã để truyền thuyết vào cùng nhóm với cổ tích Tác giả cho rằng truyền thuyết là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra không thì không có gì bảo đảm Như vậy có nhiều truyền thuyết lịch sử mà cũng có nhiều truyền thuyết khác hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lí (chuyện nàng Tô Thị, chuyện núi Vọng Phu…) hoặc kể lại gốc tích một sự vật gì (chuyện nàng Tô Thị, chuyện núi Vọng Phu…) hoặc giải thích những phong tục tập quán, hoặc nói về sự tích các nghề nghiệp và tất cả những chuyện kì lạ khác Trong công trình này, các tác giả đã phân biệt ranh giới thần thoại và truyền thuyết, cho rằng, truyền thuyết là những truyện dân gian

có thể có thực, còn thần thoại là những chuyện tưởng tượng hoàn toàn, trong khi đó, việc chỉ ra ranh giới giữa truyền thuyết và truyện cổ tích thì công trình còn tỏ ra lúng túng

Điều này hẳn có lí do từ trong thực tế tác phẩm truyện dân gian Trong

Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi đã có những kiến giải

Trang 7

khá thuyết phục về ranh giới truyền thuyết và truyện cổ tích dưới góc độ xem xét truyền thuyết như một thể loại văn học dân gian Ông đã chỉ ra sự bất cập khi xác định thể loại truyền thuyết Việt Nam theo những tiêu chí phân loại của nước ngoài và những khó khăn khi tách bạch truyền thuyết và truyện cổ tích ở Việt Nam Xét quá trình hình thành và phát triển của truyền thuyết, ông cho rằng, truyền thuyết mới chỉ tồn tại ở dạng mẩu chuyện chứ chưa thành câu chuyện và nếu phát triển hoàn chỉnh thì truyền thuyết có thể trở thành thần thoại hoặc cổ tích Xét góc độ kết cấu của truyền thuyết, nhận định này

có sức thuyết phục không phải chỉ đối với truyền thuyết Việt Nam mà còn có

sự gặp gỡ với việc nghiên cứu truyền thuyết ở một số nước Từ đó tác giả cho rằng nếu truyền thuyết có thể đứng được thành một thể loại riêng biệt thì phải gồm những truyện xưa chuyện nói về anh hùng lực sĩ trong thời khuyết sử và thời Bắc thuộc đã được kì vĩ hoá, thần thánh hoá Đây có thể nói là một mảng rất quan trọng trong truyền thuyết, song coi nó là toàn bộ truyền thuyết dân gian Việt Nam thì e rằng đã thu hẹp phạm vi truyền thuyết

Trong Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi lại có dịp

viết về truyền thuyết Ở phần “truyện truyền miệng”, tuy vẫn để chung với thần thoại nhưng tác giả đã có những tìm tòi về bản chất thể loại truyền thuyết Ông đã từ những truyện cụ thể để nhận xét những đặc điểm nội dung, thời đại hình thành truyền thuyết và sự thay đổi bộ mặt truyền thuyết qua việc ghi chép ở nhiều thời đại Ông nhận định rằng xét về đề tài truyền thuyết, có thể phỏng đoán rằng, truyền thuyết xuất hiện sau thần thoại Truyền thuyết là những truyện lịch sử chỉ có thể có khi con người đã có ý thức về lịch sử của

mình, về đất đai và xứ sở của mình Đây có thể coi là một bước tiến với chính ông vì trong Kho tàng truyện cổ tích việt Nam ông cho rằng thần thoại và

truyền thuyết không có sự khác nhau về nội dung và nghệ thuật

Nhưng nhận xét về nội dung truyền thuyết, về sự thay đổi của truyền thuyết qua các thời kì theo các tác giả chỉ mới là những phỏng đoán trên cơ

sở phân tích một số truyền thuyết quen thuộc nhưng so với sự trống vắng

Trang 8

của lí luận thể loại trước đó Thành tựu của các bộ Lược thảo lịch sử văn học

Việt Nam, Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam có thể coi là những đột phá quan trọng trong việc nghiên cứu truyền

thuyết ở góc độ thể loại Nó xứng đáng là những viên gạch đặt nền móng cho những bước tiến tiếp theo trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thuyết dân gian ở Việt Nam

 Những năm 60 của thế kỉ XX

Đây là khoảng thời gian mà vấn đề truyền thuyết đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu Trước hết phải kể đến cuộc tranh luận

về Truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ trên Tập san nghiên cứu văn học diễn ra từ

tháng 12/1960 và tuyên bố kết thúc vào tháng 5/1961 nhưng sau đó vẫn còn một số bài lẻ tẻ Cuộc tranh luận xuất phát từ mục đích cải biên truyện Mị Châu - Trọng Thuỷ nên cần tranh luận chủ đề nào của truyện là chính: Ca ngợi tình yêu thuỷ chung hay đề cao bài học cảnh giác? Từ xuất phát điểm đó, các tác giả Thanh Việt, Song Bân, Sĩ Tiến, Hoài Anh, Trần Quốc Vượng… đã

mở rộng vấn đề tranh luận và đụng chạm đến rất nhiều vấn đề lí thuyết thể loại Chẳng hạn mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và truyền thuyết được ghi chép (các tác giả Song Bân, Lê Phương Anh, Trần nghĩa), việc định giá yếu tố sử trong truyền thuyết (các tác giả Ngọc Anh, Đào Lâm Tùng…) Cuộc tranh luận này mới chỉ dừng lại ở những ý kiến lẻ tẻ, cảm tính, chưa giải quyết triệt để được vấn đề gì nhưng đã cày xới lên những vấn đề ngổn ngang của thể loại mà nếu không hiểu được bản chất thể loại thì khó lòng có một cách giải thích thấu đáo những chi tiết riêng lẻ của nó Nói cách khác, khi chưa xác lập được hệ thống thì các yếu tố có tính chất bộ phận sẽ không được sắp xếp theo một trật tự nào cả

Những yếu tố ngổn ngang đó được sắp xếp vào hai hệ thống, tức là hai luồng ý kiến trong hai cuốn giáo trình của Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp Trong khi cuốn của Đại học Sư phạm thừa nhận có thể loại truyền thuyết dân gian thì cuốn giáo trình của Đại học Tổng hợp lại không thừa nhận điều

Trang 9

này, đề nghị coi đó là thuật ngữ của sử học Phần viết của Đỗ Bình Trị đã sắp xếp chung thần thoại và truyền thuyết vào một chương, tuy nhiên những nét đặc trưng thể loại chưa chưa được nói nhiều

 Những năm 70 của thế kỷ XX

Sự ý thức về thể loại truyền thuyết phải nói là sâu sắc hơn nhiều vào một vài năm sau đó trên Tạp chí văn học năm 1967 và được tập hợp lại cùng

một số bài viết dài hơn và sâu sắc hơn trong cuốn Truyền thống anh hùng

trong loại hình tự sự văn học dân gian Việt Nam Ở cuốn này, hai tác giả

Đinh Gia khánh và Nguyễn Ngọc Côn vẫn dùng thuật ngữ truyện cổ tích lịch

sử để chỉ bộ phận truyện kể dân gian về các anh hùng nông dân khởi nghĩa

Ba tác giả khác là Tầm Vu, Phan Trần, Kiều Thu Hoạch đã có những đóng góp mới vào việc xây dựng lí thuyết thể loại truyền thuyết Tác giả Tầm Vu (Trần Văn Giàu), tìm hiểu truyền thống yêu nước thương nòi trong truyện dân gian trên cở sở đặt vấn đề phân biệt thần thoại và truyền thuyết, phân biệt truyền thuyết thật giả và chọn ra năm truyện đứng đầu trong kho tàng thần

thoại, truyền thuyết Việt Nam là: Họ Hồng bàng, Thần Tản Viên, Thánh

Gióng, Thần Kim Quy, Hai Bà Trưng

Để nghiên cứu tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử, các tác giả Phan Trần đã nêu những nhận xét sơ bộ về sự phân biệt thần thoại và truyền thuyết

Công trình Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến của tác giả

Kiều Thu Hoạch có thể nói là công trình công phu đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu truyền thuyết từ góc độ thể loại Trong công trình này, tác giả đã nêu lên những vấn đề có tính chất gợi mở quan trọng về bản chất lịch sử cũng như về đặc trưng nghệ thuật của thể loại truyền thuyết

Cũng năm 1974, Cao Huy Đỉnh cho ra đời cuốn Tìm hiểu tiến trình văn

học dân gian Việt Nam mà trong đó, ông có một chương nhan đề là dòng tự

sự lịch sử với nền độc lập nước nhà và những gương công đức tài trí từ An

Trang 10

Dương Vương đến đầu Lê Những nét nổi bật trong chương này là sự khảo sát truyền thuyết trên một diện rộng (tư liệu điền dã, các sách cổ và sử ca dân gian) để khắc hoạ dòng tâm thức dân gian mà theo ông lắm khi con người giàu có, sống động hơn sử sách viết nhiều Tuy nhiên ông vẫn chưa gọi đó là thể loại truyền thuyết mà chỉ gọi tên là “dòng lịch sử” và “chuyện lịch sử” Những nét đặc trưng nghệ thuật chưa được chú ý đúng mức

Năm 1978, người viết chương truyền thuyết trong giáo trình Đại học

Sư phạm cho ra mắt cuốn Nghiên cứu tiến trình văn học dân gian Việt Nam

Trong khi bàn về sự phát triển của văn học dân gian Việt Nam, tác giả đã ba lần nhắc đến thuật ngữ “truyền thuyết lịch sử” ở ba giai đoạn: Ngàn năm Bắc thuộc, Quốc gia phong kiến tự chủ và khởi nghĩa nông dân Nhưng do phải đề cập đến cả một dòng chảy của văn học dân gian nên tác giả khó có điều kiện dừng lại một bến bờ nào và vì vậy chưa thể đi sâu nghiên cứu bản chất thể loại truyền thuyết

 Những năm 80 của thế kỷ XX

Không có cuốn sách nào viết về thể loại truyền thuyết mà chỉ có các bài viết đăng trên Tạp chí văn học, Văn hoá dân gian, Văn hoá nghệ thuật, Khảo

cổ học… Từ góc độ lí thuyết, có thể kể đến bốn bài của tác giả Bùi Quang

Thanh trên Tạp chí văn học và Tạp chí khảo cổ học Các bài viết của tác giả

này thiên về chú ý tích sử trong các truyền thuyết dân gian mà chưa chú ý đúng mức tới đặc trưng nghệ thuật của thể loại Do đó, về cơ bản việc nghiên cứu truyền thuyết như là một thể loại văn học dân gian vẫn chưa có những bước tiến đáng kể

 Những năm 90 của thế kỷ XX

Đến năm 1990, việc nghiên cứu truyền thuyết từ góc độ bản chất thể loại có những khởi sắc sau hơn 10 năm chìm vào im lặng Trước hết phải kể

đến công trình Giông bão Loa thành của tác giả Đặng Văn Lung Từ sự khảo

sát công phu các bản ghi chép, các dị bản truyền thuyết như bản chất sử trong

Trang 11

truyền thuyết, mối quan hệ giữa sử với chủ đề và kết cấu truyền thuyết, vấn đề

mô típ, nhân vật; tác giả đã có những gợi ý rất tốt cho sự triển khai khảo sát trên diện tư liệu rộng hơn Đây là công trình mở đầu cho xu hướng khảo cứu, phân tích một truyền thuyết qua tất cả những nguồn tư liệu có chứa đựng truyền thuyết (thư tịch cổ, truyền thuyết truyền miệng…) Đây là một xu hướng cần thiết để việc xây dựng lí thuyết thể loại có cơ sở chắc chắn hơn

Năm 1990 còn là năm đánh dấu việc viết lại hai bộ Giáo trình văn học

dân gian Việt Nam của trường Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp Trong

khi giáo trình Đại học Sư phạm phần truyền thuyết do Hoàng Tiến Tựu viết lại không có gì thay đổi đáng kể so với Đỗ Bình Trị viết trước đây thì giáo trình Đại học Tổng hợp đã có sự thay đổi lớn Trước đây như đã nói ở trên, tác giả Đinh Gia Khánh không thừa nhận sự tồn tại của truyền thuyết mà gạt hết sang hoặc là sử học, hoặc là cổ tích lịch sử thì sau này Giáo sư Lê Chí Quế đã thừa nhận sự tồn tại độc lập của thể loại truyền thuyết trong kho tàng

tự sự dân gian

Năm 1992, Chiêng Xom An có công bố bài viết Bàn thêm về thể loại

truyền thuyết Bài viết này cày xới trở lại những vấn đề đặc trưng thể loại

nhưng với dung lượng một bài viết ngắn Đây mới chỉ là sự đặt vấn đề trở lại các luận án của Lê Kì, Nguyễn Quang Lê đã có trước đó Các luận án của hai tác giả này đã nghiên cứu nhiều góc độ khác nhau như mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội, góc độ sử liệu học tuy nhiên vẫn không đặt mục đích nghiên cứu đặc trưng thể loại

Năm 2000, Nguyễn thị An trong luận án Tiến sĩ của mình (Đặc trưng thể loại và việc văn bản hoá các truyền thuyết dân gian Việt Nam) cũng đã góp thêm một cái nhìn tương đối thú vị về đặc trưng của thể loại truyền thuyết cũng như việc văn bản hoá các truyền thuyết dân gian Việt Nam Năm 2001,

Lê Trường Phát xuất bản cuốn Thi pháp văn học dân gian Đáng chú ý là năm

2006, nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam Kiều Thu Hoạch đã cho

Trang 12

xuất bản cuốn Văn học dân gian người Việt dưới góc nhìn thể loại… Điều dễ

nhận thấy là các nhà nghiên cứu văn học dân gian đang có xu hướng nghiên cứu tìm hiểu văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng từ góc

nhìn thể loại cũng như đặc trưng thi pháp của nó

Sau một loạt công trình ở nhiều chặng đường nghiên cứu kể trên, cho đến nay, việc thừa nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết trong kho tàng

tự sự dân gian Việt Nam không còn là vấn đề bàn cãi nữa Tuy nhiên việc tìm hiểu bản chất thể loại vẫn còn chờ đợi những công trình nghiên cứu chuyên sâu

2.2 Những tư liệu viết về thời Đinh Lê

Từ trước đến nay đã có một số tác giả sưu tầm, viết bài về triều đại Đinh Lê và hai vị vua đầu triều đó Tuy vậy số lượng bài viết nói chung khá ít

ỏi Các bài viết cũng chỉ mới tìm hiểu được một số phương diện nào đó chứ chưa có các công trình chuyên sâu Các tác giả thường chỉ giành một phần nhỏ trong cuốn sách của mình để điểm qua về sự nghiệp, công trạng của hai

vị vua này, hoặc có khi tìm hiểu về kiến trúc hai khu đền Đinh Lê… Có thể kể

đến một số tác giả như Nguyễn Thế Giang với cuốn Kinh đô cũ Hoa Lư (NXB VHDT, 1982), Nguyễn văn Trò với cuốn Cố đô Hoa Lư (NXB VHDT, 1998), Di tích lịch sử về hai triều Đinh – Lê ở Ninh Bình (NXB VHDT, 2007), Lã Đăng Bật với Cố đô Hoa Lư, lịch sử và danh thắng (NXB VHDT,

2006, khi tái bản lại tác giả đã đổi tên là Cố đô Hoa Lư) Viết nhiều và thực

sự sâu sắc phải kể đến tác giả Trương Đình Tưởng với cuốn Những nhân vật

lịch sử thời Đinh – Lê (NXB VHDT, 2001) và Truyền thuyết Đinh – Lê (NXB

VHDT, 2007) Các tác phẩm này của ông đã được tặng giải thưởng của Hội

văn nghệ dân gian Cuốn sách Truyền thuyết Đinh Lê tập hợp được một số truyền thuyết tiêu biểu về thời Đinh Lê được giới thiệu trong tập Truyền

thuyết Hoa Lư của Trương Đình Tưởng và Lê Hải (do Sở Văn hoá – Thông

tin tỉnh Hà Nam Ninh xuất bản năm 1998, nay được biên soạn lại) Ngoài một

Trang 13

số tác giả là người Hoa Lư viết về quê hương mình, còn có một số tác giả

khác Đó là Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo (NXB Văn hoá Thông tin, 1997), Nguyễn Đăng Thục trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 2 (NXB TP.HCM, 1998), Nguyễn Khắc Thuần trong Việt sử giai thoại (NXB Giáo dục, 2001), Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu (NXB Hải Phòng, 2004)

Ngoài các tư liệu chính sử, trong văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm nổi

tiếng viết về Đinh Bộ Lĩnh, tiêu biểu như Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong

thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, Truyền thuyết sông Hoàng Long,Ttruyền thuyết con ngựa đá, Bóng cờ lau… Trong đó có tác phẩm đã

được chuyển thành phim như Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau,

Đinh Tiên Hoàng đế Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca

tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học :

Bé thì chăn nghé chăn trâu Trận bày đã lấy bông lau làm cờ Lớn lên xây dựng cơ đồ Mười hai sứ tướng bấy giờ đều thua

Ngoài một số tác phẩm được chuyển thể thành phim nói trên, còn có

một số vở chèo như Nước mắt vua Đinh (Trần Đình Ngôn), vở cải lương Thái

hậu Dương Vân Nga Đặc biệt vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga đã gây

nên một chấn động lớn trong đời sống những năm sau giải phóng khi nó gắn với sự kiện diễn viên Thanh Nga thủ vai Thái Hậu Dương Vân Nga bị ám sát Nhiều người cho rằng vụ ám sát này có liên quan đến mưu đồ chính trị bởi vì

vở cải lương đó đã dấy lên trong đông đảo quần chúng lòng yêu nước, tự tôn dân tộc qua hành động chống Tống của cha ông ta từ xa xưa

Nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo

dục đã xuất bản tập thơ Hoa Lư thi tập của tác giả Hoàng Quang Thuận Toàn

bộ tập thơ nói về cố đô Hoa Lư với non nước hữu tình và những con người hào sảng Đó là những bài thơ nhuốm vị thiền, được minh họa bởi một chuỗi hình ảnh, sự kiện, tư tưởng, văn hóa qua các triều đại Đinh – Lê - Lý

Trang 14

Trần Ninh Hổ (Hội nhà văn Việt Nam) có một loạt bài viết về văn hoá

Đinh Lê, trong đó có bài Đôi nét về văn hoá và giao lưu thời Đinh – tiền Lê –

Lý Theo ông cơ sở của tinh thần tự chủ đó là bề dày văn hoá, văn hiến Văn

hóa, văn hiến quyết định sự bền vững, cao cả cho tính cách, tâm hồn, tâm

linh “Phật tại tâm Đạo tại tâm Kỷ cương tại tâm Phật, Lão, Nho… đi vào

nước ta, dù từ Ấn Độ, Trung Hoa hay những quốc gia, dân tộc khác, qua những giao lưu, giao thoa tất nhiên trong cộng đồng nhân loại thì cũng là chữ tâm, nhân tâm ấy” Trần Ninh Hổ còn dẫn ra cuốn Kiến văn tạp lục của

học giả Lê Quý Đôn Trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn đã ghi lại những trang thơ đằm thắm của các thiền sư Trung Hoa khi tiễn đưa các thiền sư Giao Châu rời Tràng An về nước:

Núi thẳm một mình ẩn Cửa tùng đôi cánh gài

Lá chuối biên kinh cũ Bóng mây rụng áo dài Lật đá khơi ngòi giếng Xoi rừng tỉa giống gai Khi gặp khách nam Hải Tiếng Mường biết hỏi ai?

(Thượng tọa Mật Thế dịch)

(Nguồn trên website:

http://www.toquoc.gov.vn/Print/Article/Doi-Net-Ve-Van-Hoa-Va-Giao-Luu-Thoi-Dinh-Tien-Le-Ly-I/pdf )

Ngoài ra còn có một số bài viết về triều đại Đinh – tiền Lê như tác giả

Lê văn Hảo với bài Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê của văn hoá Hoa Lư (Nguồn: http://chimviet.free.fr/dantochoc/vnvanhien/lvhs078.htm)

Trên website: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_L%C6%B0 có bài viết Hoa Lư viết một cách khá chi tiết về nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, kiến trúc

Trang 15

thành Hoa Lư, thành Tràng An, núi Mã Yên, núi Cột Cờ, sông Hoàng Long, cung điện Hoa Lư, văn hoá Hoa Lư

Các bài viết có liên quan đến kinh đô Hoa Lư và triều đại Đinh – tiền

Lê khác có thể kể đến như: Về Ðường Lâm thăm quê hương Ngô Quyền; Vị tổ

Trung hưng thứ nhất của dân tộ;, Về thăm Hoa Lư, kinh đô nước Ðại Cồ Việt thời Ðinh và thời Tiền Lê; Hội Trường Yên vang bóng văn hóa; Văn học, tư tưởng và tôn giáo thời kỳ văn hóa Hoa Lư, Vài nét về diện mạo văn học trung đại Ninh Bình của tác giả Bùi Ngọc Minh

Từ tháng 10/2008-1/2011, tác giả Vân Giang có bài viết về Cố đô Hoa

Lư khá tường tận chi tiết như giới thiệu tổng quan, hành trình thăm viếng, các

nhóm di tích (các đình, đền, các chùa cổ, các lăng bia, các phủ miếu), dấu tích kinh thành (cung điện dưới lòng đất, thành thiên tạo, đô thị cổ Hoa Lư), bảo tồn phát huy…

(Nguồn: http://newvietart.com/index4.852.html)

Gần đây có một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu lật lại vấn đề lịch

sử, tỏ ý nghi ngờ Đỗ Thích không phải là kẻ chủ mưu trong vụ sát hại cha con

Đinh Tiên Hoàng năm Kỉ Mão (tác giả Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu, Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo, Phan Duy Kha – Lã Duy Lan – Đinh

Công Vĩ trong Nhìn lại lịch sử ) Theo hướng nhận định đó, các tác giả cho rằng Đỗ Thích chính là tay chân của Lê Hoàn, là con tốt mà Lê Hoàn đã thí mạng trong ván cờ quyền lực của ông Tác giả Trần Xuân Sinh đã đoán định rằng Dương Thái Hậu, nếu không lấy áo long bào mặc cho Lê Hoàn thì bọn Phạm Cự Lượng cũng cướp lấy mà dâng cho Hoàn và chính Thái hậu sẽ bị đuổi ra khỏi cung khuyết Theo ông thì Lê Hoàn đã sắp đặt việc thoán đoạt từ trước lâu rồi Đi xa hơn nữa tác giả còn nghi ngờ chính Lê Đại Hành đã sai người bắn lén giết chết Đinh Toàn nhân trận đi đánh dẹp ở Cử Long – Thanh Hoá Nhiều ý kiến nghi ngờ rằng, việc Dương Vân Nga trao áo long bào cho

Lê Hoàn là có tình ý riêng Trong bài viết Người phụ nữ ba lần là hoàng hậu

Trang 16

và vụ án lịch sử: Ai giết vua Đinh?, Đinh Công Vĩ đặt khá nhiều giả thuyết

mới mẻ, bất ngờ Theo ông chính tâm trạng hoang mang của Dương Thái Hậu sau vụ Hạng Lang bị giết đã lọt vào tầm ngắm của Lê Hoàn Giữa họ nhanh chóng tạo thành mối liên hệ tự nhiên về quyền lợi chứ chưa phải chuyện tình

ái Lê Hoàn lại được quân sư Hồng Hiến (nguời Trung Quốc) hiến mưu nên nhanh chóng có âm mưu thoán đoạt Kết quả: Cha con vua Đinh bị giết hại và nội nhân Đỗ Thích phải thịt nát xương tan và phải hứng chịu trách nhiệm trước công khai và lịch sử Dương Vân Nga lúc đầu mới chỉ nghĩ đến việc nhờ tay quan thập đạo để bảo vệ và mang lại ngai vàng cho con trai mình Ở bước thứ nhất này, bà đã được toại nguyện nhưng ở bước tiếp theo, duy trì ngai vàng thì bà chưa lường hết được Trong khi đó, quân sư Hồng Hiến và

Lê Hoàn đã lấy quan hệ “tiền hôn nhân” để đạt được mục đích ngai vàng Theo một số truyện và lời truyền miệng của các cụ bô lão ở Hoa Lư thì Lê Hoàn và Dương Vân Nga có tình ý với nhau từ rất lâu rồi Tác phẩm Hoàn Vương ca tích nói nhiều đến cuộc “mây mưa tình ái” giữa hai người trong thời kì ở kinh đô Hoa Lư kể từ sau năm 968 là năm họ Đinh lên ngôi và cho rằng “cuộc tình” ấy đã sinh ra Đinh Toàn

Nhưng có lẽ đó chỉ là những lời đồn đại của đời sau rồi đem diễn ra chứ sự thực không phải như vậy Bởi lẽ cha con vua Đinh và “bộ tứ” hãy còn thì làm sao họ có thể công khai gặp và “mây mưa” với nhau được Dẫu vậy điều ấy trên thực tế vẫn có thể xảy ra và cũng chính từ đó đã tạo ra một “nghi

án lịch sử” Dù thế nào đi chăng nữa thì Dương Vân Nga đã, đang và sẽ còn gây nhiều tranh luận Đó quả là người phụ nữ phi thường, có những ảnh hưởng lớn lao tới cả một thời kì lịch sử của dân tộc

Các đền thờ Đinh Bộ Lĩnh có ở nhiều vùng miền khác nhau Nổi bật nhất phải kể đến Ninh Bình với 16 đền thờ và nhiều nơi phối thờ - đều nằm ở phía Bắc của tỉnh (trong khi các đền thờ Lê Đại Hành lại nằm ở nửa phía Nam tỉnh) Các đền, đình này gồm: Đền vua Đinh Tiên Hoàng, đình Yên Trạch, đình Yên Thành, ở khu di tích cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên; đình Trung Trữ

Trang 17

xã Ninh Giang; đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương; đình Viến và đền Thung Lau ở động Hoa Lư, đình Kính Chúc ở xã Gia Phú huyện Gia Viễn; các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thuỷ và các đình thôn Lược, thôn Me ở xã Sơn Lai huyện Nho Quan

Nam Định có đền vua Đinh ở xã Yên Thắng, đình Thượng Đồng ở xã Yên Tiến, Ý Yên, ở làng Việt cổ Bách Cốc, Vụ Bản, đền vua Đinh ở Giao Thủy… Hà Nam có đền Lằn ở Thanh Liêm, đền vua Đinh ở xã Đồng Hoá và đền Đăng Xá ở Văn Xá, Kim Bảng, đền Ung Liêm ở Phủ Lý… Hà Nội có đền thờ ở làng Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì… xa hơn là Đà Nẵng có đền thờ vua Đinh ở xã Hoà Khương, Hoà Vang Lạng Sơn có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Quảng Trung xã Quang Lạc, thành phố Lạng Sơn Thanh Hoá

có đền thờ vua Đinh ở làng Quan Thành, Triệu Sơn, Đắc Lắc có đình Cao Phong, ở Hoà Thắng, Buôn Ma Thuột…

Tượng đài anh hùng Đinh Bộ Lĩnh ở thành phố Hồ Chí Minh được dựng ở Suối Tiên và công viên Tao Đàn Tại trung tâm thành phố Ninh Bình

đã xây dựng khu Quảng trường tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế

Các vị quan trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng được thờ chung ở rất nhiều nơi, qua đó thấy được sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành cho vị vua này Đó là các di tích: phủ Khống ở Tràng An (Ninh Bình), đình làng Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội), đình làng đại Vị, xã Đại Hồng (Tiên Du, Bắc Ninh), đình làng mai động (Hà Nam), đình thôn Cẩm Du xã Thanh Lưu (Thanh Liêm, Hà Nội), đình làng So xã Cộng Hòa (Quốc Oai, Hà Nội), đình làng Thủy Trà xã Nam Trung (Nam Sách, Hải Dương) Tục đánh quân ở làng Yên Thủ xã Yên Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) lại có các trò mục đồng đánh quân và chợ mục đồng suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua đấy đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mộ

3 Đối tƣợng – phạm vi nghiên cứu

Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành đã tạo dựng được hai vương triều khá hiển hách trong lịch sử Những chiến công của các vị anh hùng đó không chỉ

Trang 18

được sử sách lưu truyền mà còn được quần chúng nhân dân muôn đời tụng ca

Họ không chỉ sống trong các trang sử biên niên mà còn sống trong những pho

sử “chép ở lòng dân, bia ở miệng người” Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi

là khảo sát truyền thuyết Đinh Lê ở Ninh Bình cả ở mặt lịch sử, truyền thuyết, trong các tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá văn nghệ…

Trong quá trình viết luận văn này, chúng tôi có tham khảo tư liệu của

một số sách sử học như Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương

mục, Việt sử lược, Việt Nam sử lược…

4 Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp tư liệu (gồm cả tư liệu lịch sử, tư liệu văn học, những tài liệu chưa xuất bản, những lời truyền miệng ở địa phương…) Trên cơ sở tìm hiểu, thu thập, tổng hợp các tư liệu gồm cả tư liệu

sử học, tư liệu văn học cũng như các tư liệu đã sưu tầm được trong quá trình điền dã, chúng tôi đã tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu, xác minh, xử lí các tư liệu

- Phương pháp điền dã, thực địa, ghi chép, quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn… Chúng tôi đã tiến hành về thực địa ở xã Trường Yên và các xã lân cận thuộc địa bàn Hoa Lư Trên cơ sở thực địa chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, ghi chép những tư liệu mà người dân bản địa cung cấp Chúng tôi cũng đã trực tiếp tham dự vào lễ hội Trường Yên cũng như đi sâu tìm hiểu các phong tục tập quán, tín ngưỡng của người dân nơi đây

5 Đóng góp của luận văn

Nhìn nhận được mối quan hệ gắn bó mật thiết hữu cơ giữa truyền thuyết – lịch sử - lễ hội Các anh hùng không chỉ sống trong những lời kể mà còn sống trong những nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, những tập tục sinh động

Trang 19

Luận văn cũng góp thêm một số tư liệu bổ sung vào việc nghiên cứu truyền thuyết Đinh Lê ở Ninh Bình Hiện nay tài liệu về thời Đinh Lê nhìn chung khá ít ỏi và chưa được tập hợp thành một hệ thống Các tài liệu cũng thiên về nghiên cứu lịch sử hoặc các công trình kiến trúc thời Đinh Lê Vì thế luận văn này của chúng tôi có thể sẽ góp một phần nhỏ bé vào công tác nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa truyền thuyết - lịch sử -

lễ hội Đồng thời đây cũng là nguồn bổ sung những tư liệu cần thiết cho công tác nghiên cứu truyền thuyết ở Ninh Bình

6 Kết cấu

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương:

Chương 1: Triều đại Đinh - Lê trong lịch sử và trong truyền thuyết

Trang 20

Chương 1:

TRIỀU ĐẠI ĐINH LÊ TRONG LỊCH SỬ VÀ TRONG

TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN 1.1 Vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành trong lịch sử

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỉ X đánh dấu một chuyển biến lớn lao về nhiều mặt, có ý nghĩa như bước ngoặt của lịch sử dân tộc Tất cả những chuyển biến lớn lao đó đều quay xung quanh một trục trung tâm là chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc, chấm dứt họa mất nước kéo dài hơn nghìn năm và mở ra một thời kì phát triển độc lập của đất nước Có thể nói một thành tựu trọng đại của thế kỉ bản lề đó là sự thành lập và củng cố chính quyền độc lập từ nền móng ban đầu của chính quyền họ Khúc, họ Dương đến vương triều Ngô, Đinh, tiền Lê Trong dòng chảy hào hùng của lịch sử, Đinh

Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đã cắm được những mốc son chói lọi mà cho dù năm tháng có chảy trôi thì những dấu ấn đó cũng không thể phai nhạt Những trang vàng của lịch sử đã ghi chép lại cuộc đời và những chiến công vang giội của hai vị anh hùng dân tộc đó theo những định luật riêng của sử học:

Luật thứ nhất của sử học là không dám nói láo Luật thứ hai là không sợ nói đến sự thật

( Léon XIII)

Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, mỗi người đã đảm nhận một sứ mệnh, một

vai trò lịch sử của riêng mình nhưng đều góp phần làm nên: “một nhà nước

dân tộc tiêu biểu của đất nước” (Phan Huy Lê) Có người lên thuyền khiến

cho thuyền bị nghiêng đổ nhưng có người lên thuyền khiến cho thuyền có thể lướt tới băng băng Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn chính là người bước lên thuyền khiến cho thuyền nước Việt ta băng tới Nước độc lập mà dân không được hưởng thái bình thì đại họa vẫn còn đó, cho nên thay đấng dẹp loạn, tạo dựng nền quốc thái dân an, do trí đại định cho xã tắc, tên tuổi của Đinh Tiên Hoàng

Trang 21

sánh ngang tên tuổi các bậc anh hùng đã có công phá giặc ngoại xâm Cùng với Đinh Bộ Lĩnh, tên tuổi của Lê Hoàn cũng mãi mãi được người đời ngợi

ca Ai lên ngôi để hưởng cuộc đời nhung lụa, còn Lê Hoàn lên ngôi trước hết

là nhận lấy sứ mệnh vinh quang mà cực kì khó khăn, đó là chỉ huy cuộc chiến đấu chống quân Tống xâm lược, bảo vệ nền tự chủ và thái bình cho xã tắc

Đinh Bộ Lĩnh là vị vua khai sáng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau một ngàn năm bị bọn phương Bắc đô hộ Hoa Bằng trong Tri tân tạp chí (số 41 năm 1942, trang 3) đánh giá Đinh Tiên Hoàng là người anh hùng, có ý thức dân tộc đã “khai sơn phá thạch” xây dựng quốc thống Việt Nam đầu tiên

Nguyễn Đăng Thục thì nhận định: “Sự nghiệp hỗn nhất nước Đại Cồ Việt ấy

phải chăng cũng công to bằng Tần Thuỷ Hoàng đã thống nhất nước Tàu thời chiến quốc” [42, 323] Các nhà nho xưa cũng đã khẳng định: Đinh Bộ Lĩnh là

người mở đường của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Việt Nam, người mở nền chính thống (chính thống thuỷ)

Ngày rằm tháng hai năm 924 Đinh Bộ Lĩnh cất tiếng khóc chào đời tại thôn Kim Lưu, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng Cuộc đời lăn lộn “nếm mật nằm gai” đầy gian khổ dễ khiến chúng ta lầm tưởng gốc gác nông dân của ông nhưng thực ra ông là con quan thứ sử Hoan Châu (Nghệ An) là Đinh Công Trứ (đời Dương Đình Nghệ: 930 – 937, đến thời Ngô Vương Quyền vẫn giữ chức đó) Tuy là con quan nhưng cuộc đời của Đinh Bộ Lĩnh không phải lớn lên trong lụa là gấm vóc, trong phú quý giàu sang Cha mất sớm, Bộ Lĩnh phải theo mẹ là Đàm thị về quê, nương thân chú là Đinh Dự Tiếng là ở với chú, được chú nuôi nhưng lại là cuộc sống của một đứa ở chăn trâu đầy cực nhục Có lẽ chính cảnh “ăn nhờ ở đậu” lại là phép thử đầu tiên tạo nên bản lĩnh cho người anh hùng dũng lược sau này Từ thuở chăn trâu cắt cỏ, cái khí phách của một bậc đế vương đã lộ rõ Bộ Lĩnh thường bẻ hoa lau làm cờ, lập trận giả tỏ rõ tài chỉ huy Có ai ngờ những trò chơi thuở thiếu thời này, sau

đã trở thành những trận hùng binh của một vị tướng tài uy danh cả một góc trời Nam Trước tư chất hơn người, trước khí phách của một vị tướng trẻ đầy

Trang 22

oai phong, bọn trẻ trong làng thường: “Lấy tay làm kiệu, lấy hoa lau làm cờ,

đi hai bên Bộ Lĩnh để rước như nghi vệ thiên tử” (Toàn thư) Nhân dân địa

phương còn lưu truyền Bộ Lĩnh đã:

Đặt ra có ngũ, có dinh

Có quân túc vệ, có thành tứ vi Trên thì bảo điện uy nghi Bên ngoài lại sẵn đan trì nghi môn

Nếu đúng như những câu ca trên thì ngay từ thuở thiếu thời Bộ Lĩnh

đã có những hình dung bước đầu về mô hình của nhà nước phong kiến Đúng là anh hùng nổi danh bất luận tuổi tác Đinh Bộ Lĩnh như rồng thiêng giữa chốn rừng xanh Ông được tôn lập làm trưởng ở sách Đào Áo, người theo về rất đông

Ngay từ thuở chăn trâu cắt cỏ, ngay từ thuở cờ lau tập trận, Đinh Bộ Lĩnh đã kết nghĩa “đào viên” với bốn người bạn cùng làng cùng tuổi (đồng lân đồng giáp) là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ, Trịnh Tú Đây là những người bạn thuỷ chung như nhất, luôn luôn kề vai sát cánh cùng Đinh Bộ Lĩnh,

cả khi chiến đấu gian khổ đến khi đất nước thái bình Quan hệ giữa Đinh Bộ Lĩnh với “tứ trụ triều Đinh” là sự gắn bó đẹp đẽ bền chặt như kim cương không gì phá nổi Ân tình sâu nặng của ba người có gắn rễ bền chặt từ thuở còn thơ tóc còn xanh mướt dưới bóng cờ lau chứ không phải đợi đến khi quốc gia hữu sự, cần dẹp giặc khăn vàng mới “đào viên kết nghĩa” như Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi Tuổi thơ đã hun đúc trong Đinh Bộ Lĩnh những hoài bão khác thường vượt xa lứa tuổi Đến tuổi trưởng thành, vốn mang sẵn trong mình dòng máu của bậc anh hùng cái thế, lại chứng kiến cảnh đất nước đang lâm vào cơn hỗn loạn nên Bộ Lĩnh đã quyết tâm đem lại cảnh thái bình cho muôn dân Ông chiêu tập các bạn từ thuở cờ lau tập trận, các nghĩa sĩ quanh vùng, tại động Hoa Lư, tập võ nghệ, luyện kiếm cung, tích trữ lương thảo, chờ thời cơ nổi dậy

Trang 23

Sau một thời gian đất nước hưởng cảnh thái bình dưới thời Ngô Vương Quyền thì đến nay đất nước lại chìm trong cảnh máu me tang tóc của những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn Những cảnh “nồi da nấu thịt”, cảnh

“chia ba rẽ bảy”, mỗi địa bàn phấp phới một lá cờ sứ quân Người ta gầm ghè nhau, hục hặc lẫn nhau trong vòng mấy năm trời chỉ đưa quần chúng vào lò sát sinh để hòng lấy cái ngôi chúa tể mà thôi Cảnh cát cứ ấy, sự phân chia ấy chỉ tổ làm tê liệt cái nguyên khí của nước Văn Lang Mâm cát vụn kia, nắm đũa rời kia càng dễ làm mồi cho con hùm Nam Hán Trước tình thế phân chia nguy ngập đó, nếu nước ta hồi ấy không có một tay hào kiệt phi thường đứng cao giơ lên, xoay lại thời cuộc thì:

Một miếng thịt trăm dao xâu xé Chiếc kim âu chẳng mẻ cũng khôn lành Thanh gươm “vạn Thắng” đã chăm rèn

Đinh Bộ Lĩnh thực chất cũng là một sứ quân dù trong danh sách “Thập nhị sứ quân” cát cứ, đánh chiếm, tranh giành và chống lại triều đình trung ương lúc đó không có tên ông Ông đứng ngoài cuộc chiến huynh đệ tương tàn đó Lúc này ông cũng như hùm thiêng đang náu nơi rừng sâu, rồng linh đang ẩn nơi bể cả chờ thời cơ đến

Để dựng nên nghiệp đế vương, Đinh Bộ Lĩnh đã vận dụng, thực thi rất nhiều kế sách và chiến lược tài tình Có lúc giành thắng lợi bằng sức mạnh quân sự, có lúc giành thắng lợi bằng kế sách thuyết hàng, thu phục nhân tâm

Có khi để thu phục được một sứ quân lại là sự kết hợp tài tình của rất nhiều kế sách, rất nhiều chiến thuật Trong suốt toàn bộ cuộc đời binh nghiệp của mình, Đinh Bộ Lĩnh đã vận dụng những điều đó một cách linh hoạt

Ở giai đoạn đầu, khi lực lượng của nghĩa quân Hoa Lư chưa phải đã mạnh, khi mà lòng dân vẫn còn hướng nhiều về nhà Ngô, vì vậy mà Đinh Bộ Lĩnh đã tránh đối đầu trực diện với triều đình trung ương Bộ Lĩnh đã khéo léo, giả thần phục, triều cống, lại cho con trưởng của mình là Đinh Liễn về Cổ Loa làm con tin triều đình Bậc tuấn kiệt ấy lấy hoà hoãn để tranh thủ thời

Trang 24

gian xây dựng lực lượng, mưu đồ sự nghiệp lớn Vẻ bề ngoài của một bề tôi cam chịu, vẻ án binh bất động của một con hổ nơi rừng xanh đã nhờ thế mà che giấu được bao hoài bão lớn lao, bao hoạch định và sự khẩn trương thực thi các hoạch định đó Cũng chính nhờ sự khôn khéo mềm dẻo trong kế sách

mà lực lượng của Bộ Lĩnh càng ngày càng lớn mạnh đến khi triều đình Cổ Loa biết thì sự đã rồi Năm Tân Hợi (951), đời hậu Ngô hai vương là Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương xuất binh đánh nghĩa quân Hoa Lư để trừ hậu hoạ Họ biết rằng mối hoạ này nguy hiểm khôn lường vì thủ lĩnh của nó

là một vị tướng tài ba có tầm nhìn chiến lược Đinh Bộ Lĩnh chống lại triều đình Cổ Loa nhưng không bị gọi là làm loạn bởi lẽ triều đình đã suy yếu, cũng chỉ là một trong 12 sứ quân mà thôi Các vương của triều hậu Ngô đã không gánh vác được trách nhiệm lịch sử để đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn tang thương biết bao ngày Hẳn ai cũng rõ chẳng có sự nào đáng sợ như sự thừa vua Nước nhỏ mà cùng một lúc có đến hai vua, điều đó cũng có nghĩa là

sẽ không còn có vua nào nữa, loạn 12 sứ quân sau đó chẳng phải là sự báo ứng rành rành đó sao? Chính quyền trung uơng suy yếu đến mức dù đã bao vây và đánh phá động Hoa Lư nhiều ngày mà vẫn không hạ được nghĩa quân

ở đây Đều là các bậc vương giả mà phải dùng đến cả kế sách treo Đinh Liễn lên ngọn cây để dụ hàng

Thế nhưng mọi sự trù tính dự liệu của họ đều không thể khuất phục được Đinh Bộ Lĩnh Không phải Đinh Bộ Lĩnh nhẫn tâm mà ông đã đặt lợi ích và nguyện vọng chung lên cao hơn tất cả Con người binh thư thao lược

đó đã đóng chặt cửa thành, đêm đêm lại tung quân từ các vạt rừng, hang động

ra đánh tiêu hao lực lượng triều đình Vua quan nhà Ngô bị rơi vào tình trạng

tự mình gây tổn thất khi thành thì không hạ được, lương thì hết, quân thì mệt mỏi hao hụt Bao vây hơn một tháng trời mà đành phải rút quân về trong thất bại chán chường Ta không thấy nói đến việc Đinh Bộ Lĩnh học các sách binh thư nhưng rõ ràng qua những kế sách mà ông đã vận dụng với triều đình Cổ Loa thì ông quả là một tướng biết dùng binh, tiến lùi đều rất hợp lí

Trang 25

Đánh lui được quan quân triều đình, uy danh của Bộ Lĩnh càng thêm lừng lẫy Xưa nay có những sự gặp gỡ là do duyên trời nhưng cũng có những

sự gặp gỡ là do nhân định Sự gặp gỡ của Đinh Bộ Lĩnh với Trần Minh Công

ở Bố Hải Khẩu khiến cho ông như hổ thêm vuốt, như rồng thêm vây Vì biết lực lượng của mình còn mỏng nên Bộ Lĩnh đã sang xin theo sứ quân Bố Hải Khẩu Ngay từ những buổi đầu dưới trướng của sứ quân họ Trần, ông đã dành được sự quý mến của vị tướng già lão luyện nơi trận mạc Không phải chỉ vì Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Công Trứ - bạn đồng liêu có nhiều ân nghĩa với Trần Minh Công dưới thời Ngô Vương Quyền mà chính ở chí khí, tài thao lược của vị tướng trẻ họ Đinh Chọn mặt gửi vàng, mến tài mến đức, Trần Minh Công đã gả con gái yêu của mình cho Bộ Lĩnh Trao toàn bộ binh quyền cho Đinh Bộ Lĩnh cũng tức là trao trọn cả niềm tin và hi vọng cho nơi mình gửi gắm

Thật không phụ lòng uỷ thác tin yêu, nghĩa quân của Bộ Lĩnh ngày càng lớn mạnh khiến các sứ quân khác phải vị nể, đề phòng Bộ Lĩnh có tầm nhìn chiến lược, bao quát khi ông nhận ra Bố Hải Khẩu tuy là vùng duyên hải, đất rộng, người đông nhưng lại không có thế hiểm yếu để dụng binh Vì vậy

mà ông đã quyết định đưa toàn bộ quân ở đây về nhập với quân động Hoa Lư, chiếm giữ một vùng Hoa Lư hiểm yếu, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương Có thể nói rằng sự liên minh giữa nghĩa quân động Hoa Lư với quân

Bố Hải Khẩu không chỉ là phép cộng lớn về lực lượng mà nó còn có ý nghĩa hết sức lớn lao về thế đứng chân trên một địa bàn chiến lược yết hầu của nước

ta hồi đó Bởi chính vì đây là địa bàn chiến lược cửa ngõ Thanh – Nghệ, núi rừng trùng điệp, hiểm trở, có thế thủ, thế công, nối liền với duyên hải, giàu tiềm năng hậu cần và nguồn binh lực tiềm tàng lấy từ dân chúng đồng bằng châu thổ Chỉ cần qua quyết định chuyển quân đó ta cũng thấy được tầm nhìn thiên tài của Bộ Lĩnh trong việc xây dựng lực lượng và thế trận buổi sơ khai Phải thừa nhận rằng chính nó làm nên tiền đề quan trọng cho bước trưởng thành nhanh chóng, vượt bậc của nghĩa quân Hoa Lư trong thời gian rất ngắn

Trang 26

Sự thống nhất đó đã nhân đôi sức mạnh nhân đôi khí thế Đinh Bộ Lĩnh không một phút ngơi nghỉ, tích cực xây dựng lực lượng, thu phục nhân tài, rèn binh tích lương, chờ thời cơ thu phục giang sơn

Lúc này triều đình Cổ Loa đã rối loạn càng trở nên rối loạn hơn khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn cất quân đi đánh dẹp hai thôn ở Thái Bính

bị quân mai phục dùng tên nỏ bắn chết Cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh thừa cơ kéo đại binh đánh lớn Chỉ trong vòng hơn một năm, các sứ quân các bộ đã lần lượt sụp đổ dưới bóng cờ chiến thắng của họ Đinh Thắng lợi của Đinh Bộ

Lĩnh là “thắng lợi xu hướng thống nhất quốc gia, thắng lợi của tinh thần dân

tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân ta” [32, 44] Không chỉ thế, “Vạn thắng Vương” thống nhất đất nước, thu giang sơn lại thành một mối vững chắc Công lao bình định của vương được dựng lên đúng lúc Nếu bên nước ta còn phân liệt thì không khỏi vua nhà Tống được đà sẽ mang quân sang xâm chiếm, lập nền đô hộ Người Hán vẫn coi An Nam là một phần đất của chúng Quốc gia được thống nhất làm cho thế nước thêm mạnh và lực lượng quốc phòng được tăng cường Nhờ đó Bộ Lĩnh có điều kiện củng cố nền độc lập Năm Mậu Thìn (968), Vạn Thắng Vương lên ngôi hoàng đế, hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt Ông đã đóng đô ở Hoa

Lư, dựng cung điện, đặt triều nghi “Định trăm quan, đặt sáu quân, chế độ gần đầy đủ” Nước Nam ta được chính thống kể từ đây

Thật đáng tiếc, Đinh Tiên Hoàng ở ngôi ngắn ngủi, chỉ được 12 năm Năm kỉ mão (979), vua Đinh và con trưởng là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị tên hầu cận, chức chi hậu nội nhân là Đỗ Thích sát hại Có một thời kì dài của lịch sử dân tộc mà bi kịch của một đất nước gắn liền với bi kịch của một gia đình, một dòng họ Bi kịch tang tóc mà gia đình vua Đinh phải gánh chịu cũng chính là mầm mống gây ra bi kịch cho nước Đại Việt ta Tuy vậy lịch sử cũng không phải mãi mãi là của một người hay của một dòng tộc Lịch sử là

sự chung vai gánh vác của nhiều thế hệ, của nhiều gia tộc Lịch sử cũng như một dòng sông có chỗ phẳng lặng có chỗ quanh co uốn khúc Song dù thế nào

Trang 27

thì dòng sông ấy vẫn chảy mãi bất tận trong lòng dân tộc Việt Nam, trong mỗi trái tim Việt Nam Triều nhà Đinh không thể đảm đương nổi trọng trách mà lịch sử giao phó thì đã có nhà Lê tiếp nối Lịch sử đã sang trang, một giai đoạn mới đã mở ra cho nước Đại Việt ta Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế và cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược

Lê Hoàn sinh ngày rằm tháng bảy năm tân sửu (941) Đại Việt sử kí

toàn thư chép Lê Hoàn là người ở Ái Châu, Việt sử lược chép ông là người Ái

Châu (Thanh Hoá ), Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ thì chép ông là người Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, Hà Nam Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim theo thuyết sau Đại cương lịch sử Việt Nam (Trương Hữu Quýnh chủ biên)

thì cho rằng: Lê Hoàn là người Xuân lập (Thọ Xuân – Thanh Hoá), nhưng quê gốc ở Thanh Liêm – Hà Nam Như vậy chưa có một sự xác định rõ ràng về gốc tích của Lê Hoàn vương

Lê Hoàn sinh ra trong gia đình “cha lỗ đó, mẹ lá chùa” Thân phụ ông

là Lê Mịch, mẹ là Đặng thị Sen, tương truyền ông làm nghề đơm đó, bà quét sân chùa để kiếm sống Tuổi thơ của Lê Hoàn phải trải qua rất nhiều gian nan, rèn luyện, sớm mồ côi cha mẹ, phải một mình thân tự lập thân Lúc đầu Lê Hoàn được một người trong dòng họ Lê là Lê Luyến (có sách chép là Lê Quan Sát) người làng Mía đón về nuôi Người đời còn truyền tụng mãi chuyện Lê Quan Sát thấy rồng vàng ấp quanh người Lê Hoàn khi ngủ nên mới càng tin Hoàn sau này có thể làm nên nghiệp lớn Thêm điều phi thường cho các đấng phi thường vốn là sự thường của ngàn xưa và không ít khi, chính sự phi thường này đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra những sự phi thường mới Với một người mà nhỏ thì cần cù và nghị lực, lớn thì chí khí và mưu lược hơn người, thiên hạ thêm thắt rồi cứ thế chép chuyện rồng vàng che chở, chẳng qua cũng chỉ để tăng thêm sự kính trọng mà chữ nghĩa khó bề diễn đạt hết đó thôi

Anh tài gặp gỡ anh tài, hào kiệt gặp gỡ hào kiệt có khác chi rồng mây

tụ hội, cá nước gặp nhau Cũng chẳng có gì lạ khi Lê Hoàn và Nam Việt

Trang 28

Vương Đinh Liễn – hai anh tài đã có những tâm đầu ý hợp với nhau trên con đường binh nghiệp Lê Hoàn chính là một phát hiện của Đinh Liễn Tìm được minh chủ đáng để thờ, Lê Hoàn gia nhập nghĩa quân Hoa Lư, theo Đinh Liễn

đánh đông dẹp bắc Ông sớm tỏ ra “là người phóng khoáng, có chí lớn, Tiên

Hoàng khen là trí dũng, chắc thế nào cũng làm được việc nên mới giao cho trông coi 2000 binh sĩ, rồi cho làm Thập đạo tướng quân điện tiền đô chỉ huy sứ” [29, 220] Năm 971 ông thăng đến chức Thập đạo tướng quân, tức là người tổng chỉ huy quân đội lúc bấy giờ Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 43 tuổi, Lê Hoàn lúc này mới có 26 tuổi, vẫn còn quá trẻ Nhưng Đinh Tiên Hoàng vẫn quyết định giao cho chàng trai đó một chức vụ rất quan trọng (thập đạo tướng quân – quan coi sóc 10 đạo binh của cả nước), người thanh niên chưa đầy 30 tuổi ấy đã trở thành nguyên soái của quốc gia đang thời kì trứng nước Các tướng lĩnh dưới trướng vua Đinh, những tay anh hùng hào kiệt cũng khá nhiều, hơn nữa lại là bạn nối khố của vua như các ông Đinh Điền, Nguyễn Bặc nhưng Đinh Tiên Hoàng không vì tình cảm riêng tư Lê Hoàn tuy còn ít tuổi nhưng là một tài năng nên rất được vua Đinh trọng dụng Từ một vị tướng tài được vua trọng dụng, Lê Hoàn nhân biến mà được ngôi

Mùa đông năm Kỷ mão (979), hai cha con vua Đinh đều bị Đỗ Thích

sát hại Lúc nay Đinh Toàn lên nối ngôi chỉ mới 6 tuổi Cương mục chép: “Lê

Hoàn trong tay giữ cả binh quyền, tự do ra vào nơi cung cấm, thái hậu phải lòng Hoàn rồi cùng nhau tư thông, giao cho Hoàn tạm làm công việc thay vua như Chu Công khi trước” [48, 230] Các đại thần nhà Đinh như Đinh Điền,

Nguyễn Bặc, Phạm Hạp cho là ông lấn át vua nhỏ, mưu đồ chiếm ngôi nên hội quân từ Ái Châu (Thanh Hóa) kéo vào bao vây kinh thành Hoa Lư để hỏi tội Lê Hoàn và Dương Vân Nga Các bậc lão tướng đó đều bị Lê Hoàn giết chết cả Có suy ngẫm mới thấy, sở dĩ Đinh Tiên Hoàng đầy uy danh lừng lẫy,

ấy cũng bởi quanh ông và sát cánh với ông là một loạt những tướng lĩnh tài ba như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, như Phạm Hạp, như Lê Hoàn và biết bao nhiêu người khác Nhưng thật đáng tiếc thay những bậc anh tài này chỉ sát cánh với

Trang 29

nhau khi có Đinh Tiên Hoàng chứ không thể sát cánh với nhau khi Đinh Tiên Hoàng đã mất Anh tài chẳng thể nương tha anh tài, thật xót xa! Cũng là khai quốc dựng vương triều nhưng mối tình của Đinh Tiên Hoàng với Đinh Điền, Nguyễn Bặc khác hẳn mối tình trong lịch sử Trung Hoa thời Bắc Tống (một triều đại có niên đại không xa gì với triều Đinh): Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn với Cao Hoài Đức, Trịnh Ân gắn bó với nhau để mở ra một vương triều đầy văn vật thời Tống nhưng có thuỷ mà không có chung Còn Đinh Tiên Hoàng, Đinh Điền, Nguyễn Bặc thì sẵn sàng xả thân vì nhau, phú quý cùng hưởng, hoạn nạn cùng chia, thuỷ chung sau trước, rực rỡ như “ngọc đương lang trọn vẹn” (nói như Lễ bộ thượng thư Đặng Minh Khiêm) đã làm xúc động lòng người đương thời và muôn thuở

Về cái chết của ba vị lão tướng triều Đinh xưa nay cũng có nhiều ý

kiến đánh giá khác nhau Sử thần Ngô Sĩ Liên cho rằng: “Ngày xưa Chu

Công là người tôn thất rất thân giúp vua còn nhỏ tuổi, còn không khỏi có lời gièm pha Lê Hoàn là đại thần họ khác, tay nắm giữ binh quyền lại làm việc như Chu Công, thường tình còn ngờ, huống chi là Nguyễn Bặc ở chức thủ tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ? Việc khởi binh ấy không phải là làm loạn mà là một lòng phò tá họ Đinh, đánh Hoàn không được mà chết, cái chết ấy là đáng chỗ” [29, 160] Bên cạnh những lời ngợi ca cái chết của

ba bậc lão thần triều Đinh, cũng có những ý kiến phê phán Chẳng hạn như

Nguyễn Khắc Thuần: “Họ chỉ thấy ngôi vua mà chưa thực sự thấy triều

đình, chỉ mới thấy chuyện hoàng tộc chứ chưa thực sự thấy hết chuyện xã tắc, chỉ thấy việc ở trước mắt mà chư thấy việc lợi hại mai sau Hẳn nhiên

Lê Hoàn cũng có chỗ không đúng nhưng việc làm của ông cũng chẳng phải sai” [41,88] Nếu nói là đúng thì cũng có phần đúng nhưng cứ lấy đạo đức

ngày nay làm chuẩn để xét đoán thì lịch sử sẽ chẳng còn là lịch sử nữa Có phải cái đúng bao giờ cũng đúng hết với mọi thời đại đâu Ba danh tướng triều Đinh chống lại Lê Hoàn vì họ quan niệm “tôi trung không thờ hai chủ” Nhưng về lý mà nói, thực ra lúc này Lê Hoàn vẫn chưa lên ngôi vương, ngôi

Trang 30

vua là do Đinh Toàn nắm giữ (mặc dù chỉ là hình thức) Đặng Xuân Khánh

trong Việt Nam tiền cổ vĩ nhân liệt truyện đã tôn sùng Đinh Điền, Nguyễn

Bặc là một trong những vĩ nhân của thời tiền cổ Việt Nam Hai ông thật xứng đáng là “báu vật trung nghĩa của trời Nam” (nói như Phan Kế Bính

trong Nam thiên trung nghĩa bảo lực)

Lợi dụng tình hình nước ta đang có những bất ổn trong triều chính, vua Tống nghe theo các quần thần quyết chí thôn tính nước ta Khi Lê Hoàn vừa dẹp xong sự kháng cự của các cựu thần nhà Đinh thì quân Tống cũng áp sát biên cương Tình hình hết sức nguy cấp Thái hậu Dương Vân Nga khi Đinh Toàn còn nhỏ đã buông mành chấp chính, lo việc đại sự quốc gia Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thái hậu đã cắt đặt lo liệu mọi việc Bà sai Lê Hoàn chọn tướng chống giặc, lại sai Phạm Cự Lượng (có sách chép là Lạng) – người Nam Sách, Hải Dương làm đại tướng tiên phong, dẫn binh đi chống giữ Khi bàn kế sách xuất binh, ông đã cùng các tướng mặc đồ nhung phục đi

thẳng vào cung điện và đề nghị: “Chi bằng trước hãy tôn lập Thập đạo tướng

quân làm thiên tử rồi sau sẽ ra quân” [48, 247] Khi viết về Phạm Cự Lượng,

các sử gia trước kia đều phê phán rất gay gắt Phạm Cự Lượng là em trai của Phạm Hạp – người đã chết dưới lưỡi gươm của Lê Hoàn mà nay lại một lòng phò tá Lê Hoàn sao? Câu Phạm Cự Lượng nói với anh trai của mình rằng lòng trung như con dao hai lưỡi, anh mới chỉ biết có một lưỡi nên mới bị chết bởi lưỡi kia luôn làm các sử gia vô cùng tức giận Quả là tuy là anh em ruột thịt một nhà nhưng suy nghĩ của Phạm Hạp và Phạm Cự Lượng mới khác nhau làm sao Ai dám bảo rằng Phạm Hạp bất tài, bất trung nhưng rồi lịch sử cũng dần dần công bằng hơn với Phạm Cự Lượng Ông đúng là một người thức thời, có cái nhìn ở tầm xa và cao hơn rất nhiều người đương thời Cũng phải thừa nhận rằng trong suy nghĩ của Lê Hoàn có nhiều điểm mới và tiến bộ khi ông tin dùng Phạm Cự Lượng Lê Hoàn lúc này trở thành điểm sáng để mọi người hướng về Chẳng thế mà ba quân tướng sĩ đều tung hô “vạn tuế” khi nghe lời khởi xướng của Phạm Cự Lượng Mong muốn của tướng quân họ

Trang 31

Phạm cũng là mong muốn và nguyện vọng chung của muôn nhà về một minh chúa có khả năng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ non sông xã tắc Thái hậu Dương Vân Nga trước sự quy phục của lòng người đã trao áo long bào cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi hoàng đế Lê Hoàn lên ngôi lấy hiệu là Thiên Phúc năm thứ nhất, giáng Đinh Toàn làm Vệ Vương (tháng 7 năm 980)

Tháng 3 năm Tân tỵ (981) quân Tống tiến vào nước ta Cuộc kháng chiến chống Tống chỉ được chuẩn bị trong một thời gian ngắn, điều kiện lại hết sức khó khăn nhưng với năng lực chỉ huy chiến trận tuyệt vời, giàu kinh nghiệm, quyết tâm cao, Lê Hoàn đã lãnh đạo quân dân Đại Cồ Việt phá quân Tống xâm lược bằng một trận cả phá, kết hợp tài tình giữa thuỷ binh với bộ binh, kỵ binh Sau chiến thắng quân xâm lược phương Bắc, Lê Hoàn đã trừng phạt quân Chiêm Thành ở phía Nam Năm nhâm ngọ (982) Lê Đại Hành thân chinh cầm quân đánh quân Chiêm để phạt tội dám bắt giam hai sứ thần nước

ta là Từ Mục và Ngô Tử Canh Vua Lê đã chém được đầu vua Chiêm là Phế

Mị Thuế tại trận Có thể nói đây là cuộc Nam phạt đầu tiên trong lịch sử dựng nước của dân tộc ta, khai mở đất từ Châu Ái (Thanh Hoá) đền Hà Hoa tương ứng với núi Hồng Lĩnh (sử gọi là Nam Giới nay thuộc địa phận tỉnh Hà Tĩnh) Chiêm Thành từ đấy hàng năm phải triều cống và xưng thần với Đại Cồ Việt

Sự nghiệp “kháng Tống bình Chiêm” là sự nghiệp hiển hách

Không chỉ dẹp ngoại loạn mà Lê Hoàn còn chú ý củng cố nền thống nhất toàn vẹn của quốc gia từ bên trong Ông đã thân chinh cầm quân dẹp các cuộc nổi loạn của 49 động người Mường ở Hà Nam, Thanh Hoá Trong suốt cuộc đời ở ngôi vị hoàng đế của mình, Lê Hoàn không ngừng củng cố bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, độc lập thống nhất và đã đạt được nhiều thành tựu

Ngày mồng 8 tháng 3 năm Ất tỵ (1005) vua Lê băng hà ở cung điện Trường Xuân, gọi là Đại Hành hoàng đế, sau đó dùng luôn tên này làm miếu hiệu mà không đổi Vua được an táng ở Sơn lăng, Trường Yên, ngay ở dưới chân núi, tục gọi là núi Dù, giáp núi Mã Yên

Trang 32

Đinh Tiên Hoàng là vị vua anh hùng dân tộc, có công dẹp loạn thống nhất đất nước, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền đầu tiên có kỉ cương, phép tắc Lê Đại Hành là bậc anh hùng dân tộc, danh tướng lừng lẫy, cánh tay đắc lực của Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn

1.2 Đặc trưng của thể loại truyền thuyết dưới cái nhìn của các nhà khoa học

Trong nghiên cứu văn học dân gian, đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh luận về nội hàm, ngoại diên của khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết Giữa rất nhiều bất đồng vẫn có những mẫu số chung khi thừa nhận truyền thuyết ôm chứa trong lòng nó cả yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu thần kì Ai cũng biết rằng lịch sử được hiện hình thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì của các nghệ sĩ dân gian nhưng lịch sử đó là lịch sử như thế nào? Nên hiểu theo cách nào? Các giáo sư đầu ngành nghiên cứu về văn học dân gian như Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc Khánh, Lê Chí Quế, Đỗ Bình Trị… đều có sự gặp gỡ khi nhận định: truyền thuyết có cái cốt lõi lịch sử (các

sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử) GS Chu Xuân Diên trong cuốn Từ điển

thuật ngữ văn học (1984) đã nêu lên hai yếu tố con người có thực và cốt lõi

lịch sử như là đặc điểm chủ yếu của thể loại truyền thuyết, để phân biệt với hai thể loại là thần thoại và truyện cổ tích Không còn nghi ngờ gì nữa, yếu tố

“sử ở trong truyện” (chữ dùng của Vũ Quỳnh) hoặc nói như các tác giả hiện

nay là “cốt lõi lịch sử được thừa nhận như một đặc trưng, một đặc điểm cơ

bản của truyền thuyết Truyền thuyết được kể bao giờ cũng phải đựơc xảy ra trong tính cụ thể, cố định về hoàn cảnh, nhân vật, sự kiện, địa điểm, thời đại

[19, 152] Dù nhân vật và sự kiện lịch sử được bọc trong vòng hào quang lung linh ấy là lịch sử xác thực song cũng không phải không có lí khi cho rằng có thể tìm thấy những giá trị thông tin đằng sau quầng sáng vạn hoa ấy Đúng

như M.Gocki đã từng nói: “Từ thời viễn cổ văn học dân gian luôn là người

bạn đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch sử”

Trang 33

Truyền thuyết hơn bất cứ thể loại nào khác, có một mối liên hệ sâu xa

và bền chặt đối với lịch sử Tuy vậy vẫn phải khẳng định rằng truyền thuyết

không phải là những tài liệu lịch sử: “Nó là những sáng tác nghệ thuật về đề

tài lịch sử” [43, 60] Lịch sử là “cái lõi” chứ không phải “đường viền” Tất

nhiên đó là một thứ lịch sử được tái tạo chứ không phải đơn thuần được tái

hiện Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Những truyền

thuyết dân gian thường có một cái côt lõi lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế

hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ

và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu ưa thích” Có thể thấy rằng những sự kiện

và nhân vật được phản ánh trong truyền thuyết không phải là những sự thật lịch sử trần trụi mà còn bao hàm cả thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với lịch sử Vì vậy truyền thuyết dân gian được coi là một kho tàng vô giá đối với sử học Nó có tác dụng bổ sung, đính chính, sàng lọc kiến thức của chúng

ta về lịch sử Mặc dù cùng chung ý kiến truyền thuyết có phản ánh lịch sử ở mức độ nhất định và truyền thuyết vẫn là một thể tài văn học dân gian chứ

không phải là một thể tài sử học nhưng Kiều Thu Hoạch lại cho rằng: “Tính

chính xác lịch sử trong truyền thuyết không hoàn toàn ở sự phản ánh về thời gian, không gian, nhân danh, sự biến, trình tự biên niên của sự kiện mà chủ yếu ở cái bản chất, cái cốt lõi của lịch sử” [ 19, 17] Theo hướng đó, ông

nhận định cốt lõi lịch sử không nên hiểu một cách đơn giản là sự thật lịch sử đích thực Yếu tố lịch sử nhiều khi chỉ là cái bối cảnh trần tục của truyền thuyết mà thôi Có thể đó chỉ là lịch sử hư cấu chứ không phải lịch sử được ghi trong lịch sử, song nó lại là những sự kiện được nhân dân tin theo vì đó mới chính là “sử” ở trong lòng trí tưởng tượng hư cấu mĩ lệ của nghệ thuật dân gian Tuy vậy ông cũng lưu ý không nên coi chất sử trong truyền thuyết chỉ là những hư ảo, hoàn toàn không có thật

Kiều Thu Hoạch đã viện dẫn ý kiến của Gs Trần Quốc Vượng: “Đừng

cho thần thoại, truyền thuyết là giả tạo Thần thoại là thực, truyền thuyết là

Trang 34

thực Vì đó là những nhận thức được thể nghiệm sâu xa của sự vật trong chiều sâu thăm thẳm của thực thể Nhưng cái thực về tâm lí không phải cái thực về lịch sử” [19, 265-266] Trần Thị An trong luận án tiến sĩ của mình

đồng tình với quan điểm: “Không nên hiểu cơ sở lịch sử theo nghĩa hẹp mà

cơ sở lịch sử nên được hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm lịch sử ( lịch sử bao gồm toàn bộ đời sống thực tế của nhân dân trong quá trình phát triển của

nó và trong tất cả các thời đại của sự tồn tại của nó) mà lí giải mối quan hệ giữa văn hoá dân gian với thực tế nên hiểu theo nghĩa là nó bắt nguồn từ thực

tế và phản ánh một cách khách quan đời sống thực tế không kể ý định chủ quan của người sáng tác” [1, 48] Hiểu theo hướng đó thì lịch sử không phải

là lịch sử ở bề mặt mà lịch sử ở chiều sâu Nghĩa là không phải chỉ ở những

sự kiện, những nhân vật có thật mà ở tính quá trình, tính xu thế và như vậy thì những sự kiện, nhân vật ấy trở thành biểu tượng của tiến trình lịch sử mà kí

ức cộng đồng còn lưu giữ được Qua một số ý kiến của Kiều Thu Hoạch và Trần Thị An thì rõ ràng truyền thuyết có xu hướng “lịch sử hoá”, “thời sự hoá”, “địa phương hoá” và vấn đề lịch sử hoá sẽ là một biện pháp nghệ thuật quan trọng hàng đầu của thể loại truyền thuyết Lịch sử vào truyền thuyết với một vóc dáng mới, một thần thái rất đặc biệt Nó như là những làn sóng ngầm cuộn xiết đằng sau sự kiện bề bộn của các sự kiện bề mặt, các quá trình lịch

sử bề sâu đã tạo nên những âm hưởng mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo của tác giả dân gian Nó đã gặp được sự cộng hưởng với cảm xúc thẩm mỹ của tác giả dân gian đã nhìn thấy, nghe thấy âm vang mạnh mẽ của xung động bề sâu

ấy để thêu dệt những áng truyền thuyết đầy “mộng” và “thơ” Không nghi ngờ gì khi khẳng định đó là một thứ lịch sử trong cảm giác, trong cảm hứng tôn vinh tuyệt đối

1.3 Sự trùng khớp và vênh nhau giữa lịch sử và truyền thuyết

1.3.1 Sự kiện lịch sử

Như chúng ta đã biết, truyền thuyết và vè lịch sử đều thuộc dòng tự sự lịch sử, đều là những thể loại kể chuyện về những nhân vật có thật, sự kiện có

Trang 35

thật có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của cả dân tộc, của cả nước Sự khác nhau giữa vè lịch sử và truyền thuyết là ở chỗ vè lịch sử kể về những sự kiện đang nóng hổi ý nghĩa thời sự bằng hình thức văn vần, thể loại truyền thuyết kể về những sự kiện đã lùi xa vào quá khứ bằng hình thức văn xuôi Đúng như thế, truyền thuyết Đinh Lê xuất hiện sau khi sự kiện đã xảy ra rồi,

vì vậy người kể có độ lùi về thời gian để vừa kể vừa bình giá về các sự kiện

về các nhân vật Sự thật lịch sử trong cuốn truyền thuyết này không phải là được ghi chép một cách đầy đủ từng chi tiết như trong sử biên niên mà chỉ lựa chọn một vài sự kiện lớn Trong “rừng” sự kiện ấy có một hệ quy chiếu chung

đó là các sự kiện ấy đều gắn bó mật thiết với ba sự kiện trọng đại nhất: sự kiện Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn

12 sứ quân thu non sông về một mối và sự kiện Lê Hoàn chiến thắng quân Tống xâm lược, bảo vệ nền thái bình cho muôn dân Chính vì thế mà chúng tôi không đi tìm tất cả các sự kiện lịch sử bởi lẽ đó là công việc của người làm

sử hơn là công việc của người làm văn chương

Dõi theo các truyện trong truyền thuyết Đinh Lê, ta có thể hình dung được bối cảnh lịch sử nước ta đầu thế kỉ X Chảy trôi theo dòng thời gian lịch

sử của truyền thuyết, người đọc còn có thể được sống lại bối cảnh chung của một thời đại, của cả một cộng đồng, của cả một dân tộc Đó là không khí của một đất nước đầy hỗn loạn buổi đầu với loạn 12 sứ quân nổi lên hùng cứ khắp nơi Các hùng trưởng đã bị cuốn vào cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, nồi

da nấu thịt Triều đình trung ương Cổ Loa suy yếu quá mức để đến nỗi loạn lạc bao năm trời mà không thể dẹp yên được Thiên sách Vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn đem quân đi đánh nghĩa quân Hoa

Lư cả tháng trời mà cuối cùng đành phải quay về trong thất bại Hiện thực của đất nước với những tranh chấp về quyền lực giữa các sứ quân các bộ còn được thể hiện trong các trận đánh, các đợt giao tranh Giữa thời cuộc có nhiều hỗn loạn đó, Đinh Bộ Lĩnh nổi lên như một vị anh hùng tài ba thao lược, là điểm quy tụ của lòng người muôn nơi Các trận giao chiến, tranh hùng giữa

Trang 36

các sứ quân được thể hiện trong các truyền thuyết khá sinh động và đầy đủ

Đó đều là những trận đánh có thật trong lịch sử và đã được kể lại trong các

truyện như : Quân Cổ Loa đánh thành Hoa Lư, Trần Đô Uý đại tướng quân,

Tuỳ Lộc Đại Vương, truyện vua bà Trâm Nhị, Long Kiều đại vương, Bạch Hổ tướng quân… Hiện lên trong truyền thuyết là hình ảnh của những tướng quân

đã được chính sử ghi chép lại như Phạm Phòng Át – Phạm Bạch Hổ, Đỗ Cảnh Thạc, Lý Lãng Công, Lữ Đường, Kiều Tam Chế… Trong số các truyện đó có

thể nói truyện Long Kiều đại vương đã khái quát được công cuộc dẹp loạn của

Đinh Bộ Lĩnh Năm Đinh mão (967) sau khi Trần Minh Công giao toàn bộ binh quyền Bố Hải Khẩu (Thái Bình), lại được Phạm Bạch Hổ dâng Đằng Châu (Hưng Yên) quy thuận, Đinh Bộ Lĩnh hưng binh đánh lớn, liên tiếp đánh bại Lữ Đường ở Tế Giang, phá Nguyễn Siêu ở Tây Phù Liệt (Thanh Trì,

Hà Nội), diệt Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang (Hà Tây), xưng là Vạn Thắng Vương Quân của Vương đánh đâu cũng thắng như chẻ tre, uy danh lừng lẫy Vương chia quân làm hai đạo: một đạo tiến sang Kinh bắc dẹp Lý Khuê và Nguyễn Thủ Tiệp Một đạo tiến sang Sơn Tây bao vây thành Đường Lâm Tướng quân Ngô Nhật Khánh tự xưng là An Vương phải cởi giáp quy hàng Đánh tiếp, Lĩnh giết chết Nguyễn Khoan, cầm tù Kiều Thuận Thành Phong Châu trơ trọi như một cái đấu, bị vây hãm… Sáng mồng mười tháng chạp năm Đinh mão (967) Kiều sứ quân bị Nguyễn Tấn vung gươm chém một nhát nhả cổ

Các sự kiện lịch sử trên tái hiện các dấu mốc chiến thắng oai hùng của Đinh Bộ Lĩnh Qua lịch sử của một anh hùng vẫn có thể thấy bóng dáng lịch

sử dân tộc, phản quang lịch sử của một cộng đồng Lịch sử không ngừng vận động biến đổi Cả hai cha con vua Đinh bị Đỗ Thích giết hại đã dẫn đến sự chuyển giao giữ các triều đại Với hành động trao áo long bào của thái hậu Dương Vân Nga cho vị tướng trẻ đầy tài năng là Lê Hoàn, lịch sử đã chuyển

từ Đinh sang Lê Lê Hoàn sẽ được người đời lưu danh mãi vào trang sử vẻ vang của dân tộc với cuộc phá Tống bình Chiêm, giữ vững nền thái bình cho

Trang 37

xã tắc Bên cạnh lưu giữ những chiến công vang dội của các bậc anh hùng cái thế, lịch sử còn lưu tiếng xấu muôn đời của những kẻ bội phản Đó là trường hợp “rước voi về dày mả tổ” của sứ quân Ngô Nhật Khánh Lợi dụng tình hình nước ta đang có những bất ổn về triều chính, Ngô Nhật Khánh phản vua phản nước khi dẫn quân Chiêm Thành vào nước Việt ta, âm mưu tranh bá đồ vương Nhân thời loạn mà làm loạn, việc ấy đúng là chẳng tốt đẹp gì, nhưng hãy tạm không xét đến mà cho Ngô Nhật Khánh cũng như sứ quân khác hùng

cứ một phương khác Quan hệ hôn nhân giữa gia đình Đinh Tiên Hoàng với gia đình Ngô Nhật Khánh, tuy có phần rắc rối đến độ khó thương nhưng nếu xét đến cái tâm thành của Đinh Tiên Hoàng đối với xã tắc thì cũng có thể chấp nhận được Mọi sự bất thường đều ở cái tâm bất chính của Ngô Nhật Khánh mà thôi Khi loạn 12 sứ quân đã dẹp, chính quyền cai trị giang sơn đã được Đinh Tiên Hoàng thu về một mối thì chống đỡ Đinh Tiên Hoàng tức là chống lại nền thống nhất thiêng liêng, tức là xúc phạm đến tình cảm chung của nhân dân cả nước Sự vô đạo trong xử thế với thân nhân của Ngô Nhật Khánh, đời dẫu khinh vẫn có thể tha, song chống lại triều đình trong trường hợp này, quyết không thể dung tha được Những mưu đồ và cái chết vô địa

táng của kẻ bội phản và bè lũ Chiêm Thành đó đã được kể lại trong truyện Cá

thần đầu và Long Hải đại vương

Mặc dù hai triều đại Đinh, tiền Lê tuy vẻ vang hiển hách là thế nhưng hậu phúc vô cùng ngắn ngủi Lê Ngọa Triều kế nghiệp Lê Đại Hành không phải là do tài đức hay là người đã được vua cha chọn trao ngôi báu mà y được ngôi vì đã giết chết chính anh ruột của mình là Lê Long Việt (sự kiện này đã

được ghi lại trong truyện Hai con rồng tranh nhau mặt trời) Vua Lê Ngọa

Triều bất tài, bất hiếu, vô đạo lại không có người kế vị đủ sức gánh vác trọng trách lịch sử

Một trang sử mới của dân tộc lại được mở ra với việc chuyển ngôi từ

Lê sang Lý Đó dường như là một tất yếu lịch sử Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn trở thành điểm sáng thu phục được nhân tâm của muôn nhà, thì

Trang 38

việc lên ngôi của ông cũng là xứng đáng Tuy vậy điều đáng nói là cuộc lên ngôi đó quá êm thấm Ta thường thấy trong lịch sử của cả Vịêt Nam lẫn Trung Quốc thì hầu hết việc chuyển giao đế quyền giữa hai vương triều hầu như luôn xảy ra những cuộc đổ máu, hoặc ít ra cũng phải xảy ra sự lộn xộn nào đó Đằng này thì những người phò tá cho họ Lê lại không có bất cứ một phản ứng chống đối nào cả Ngoài việc giải tích Long Đĩnh là một kể bất đạo

mà Lý Công Uẩn lại toả sáng cái đức của mình, chắc hắn cũng phải có sự chuẩn bị giàn xếp nào đó Người ta cho rằng việc họ Lý lên nắm quyền được phải kê đến công lao to lớn của thiền sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc Chính hai người này đã có sự chuẩn bị chu đáo để sự chuyển giao lịch sử đó phẳng lặng đến không ngờ Như vậy “lõi lịch sử” của những buổi đầu nội chiến và lịch sử của một đất nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh, Lê đã được tái hiện một cách chân thực Những câu chuyện được truyền thuyết lưu giữ, ôm chứa,

có thể giúp chúng ta có được những hình dung căn bản về một thời kì đã lùi quá xa vào lịch sử

Trong lòng truyền thuyết bao giờ cũng chứa yếu tố lịch sử nào đó Chẳng thế sao có chuyện một vạn mũi tên đồng khai quật được ở Cầu Vực, dưới chân thành Cổ Loa và có sự phát hiện ra thành Troa từ việc đọc Iliat của Hômer Tuy thế vẫn phải khẳng định lại rằng lịch sử trong truyền thuyết nên hiểu là cái cốt lõi lịch sử Những ánh phản quang đó có thể giúp chúng ta nhận diện và dựng lại được những phác đồ về một giai đoạn, một thời kì nào đó chứ không thể và không bao giờ có thể là tấm gương phản ánh trung thành thời đại

Sự kiện lịch sử thường có toạ không gian, thời gian xác thực Chẳng hạn như Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở cửa sông Hát (Mê Linh, Yên Lăng, Vĩnh Phúc) tháng 3 năm 40, sau mấy tháng đánh đuổi thái thú Tô Định, thu hồi được 65 thành, giành lại nền độc lập cho đất nước Cho đến khi người anh hùng qua đời thì không gian và thời gian nghệ thuật vẫn là không gian và thời gian lịch sử Trong các thể loại tự sự văn học dân gian, truyền thuyết là thể loại quan tâm đến mốc lịch sử nhiều hơn cả, cho nên đặc điểm lớn nhất

Trang 39

của thời gian trong truyền thuyết là những đơn vị thời gian – lịch sử Đó chính

là đặc điểm tạo nên độ tin cậy cho các truyền thuyết Có thể đó là những mốc thời gian đúng như trong thực tế lịch sử nhưng có thể đó là mốc thời gian mang tính “biểu tượng” như Trần Thị An đã viết trong luận án của mình Nhưng dù là thế nào thì việc các sự kiện lịch sử xuất hiện trong sự gắn bó với thời gian cũng tạo nên độ thuyết phục, hình thành niềm tin ở cả người kể và người nghe Các mốc thời gian nếu đã được nhắc tới trong truyền thuyết Đinh

Lê thì hầu hết đều là những mốc thời gian có thật, không có trường hợp mốc thời gian chỉ mang tính biểu tượng như một số truyền thuyết khác (trường hợp giặc Ân trong truyền thuyết Thánh Gióng chỉ mang tính biểu tượng mà thôi) Các sự kiện lịch sử, các chiến công, các trận đánh… của một lịch sử dưới hai triều đại Đinh, Lê thường được xác định bằng một thời điểm cụ thể như: Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán năm 938, quân Cổ Loa tiến đánh nghĩa quân Hoa Lư vào năm Tân hợi (951), Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế năm Mậu thìn (968), Đinh Liễn sang triều cống nhà Tống năm Nhâm thân (972), Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại năm Kỷ mão (979), Lê Hoàn được Dương Vân Nga trao áo long bào – lên ngôi cuối năm 980 và đánh tan quân Tống năm 981, Lê Long Đĩnh cướp ngôi của anh trai năm 1005…

Theo đó, truyền thuyết trong những trường hợp này đã bám sát các mốc thời gian và là người bạn trung thành của lịch sử Bước đi của thời gian qua các truyện có sự tuần tự, lần lượt chứ không có bước nhảy hay sự đứt gãy nào Khác với nhiều truyền thuyết khác, truyền thuyết Đinh Lê được kết cấu theo kiểu xâu chuỗi, nghĩa là các truyện có mối liên hệ chung với nhau về mặt đề tài, chủ đề Thế nên để hiểu được những bước phát triển của thời gian đó đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu các truyền thuyết trong một chỉnh thể Tuy vậy có hiện tượng là mỗi truyện vừa như một bộ phận cấu thành một hệ thống, vừa như một thể độc lập Truyền thuyết Đinh Lê không phải được mở đầu bằng một công thức quen thuộc của mọi truyện cổ tích là “ngày xửa ngày xưa, đã lâu lắm rồi” hoặc thần thoại “ thuở xưa khi chưa có trời đất” mà là những đơn

Trang 40

vị thời gian có vẻ xác thực Vẻ xác thực đó không chỉ được tạo nên bởi năm, tháng, mà còn được tạo nên bởi yếu tố niên đại Công thức chung trong phần

mở đầu của các truyền thuyết thường như sau: “Vào đời… năm thứ…” Ở giữa truyện để chỉ những bước nhảy của lịch sử thì dùng câu “đến năm… đời…” Cuối truyện sau khi trình bày các biến cố là câu: “Đó là vào năm…” Công thức cốt truyện này mở ra một không gian lịch sử tạo niềm tin cho người kể và cho người nghe

Như ở phần trên chúng ta đã biết, truyền thuyết Đinh Lê thuộc kiểu chùm truyền thuyết nên nhiều khi trong một truyện độc lập chưa hẳn đã có đủ các kết cấu chung của một thể loại truyền thuyết Quá trình phát triển của các nhân vật như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành được thể hiện xuyên suốt ở hầu hết các câu chuyện Vì vậy mà mốc thời gian cuộc đời gắn với những chiến công của những vị anh hùng này không phải đã xuất hiện ngay ở một truyện Các mốc thời gian ấy có xu hướng bám sát các sự kiện trọng đại của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Do đó trên thực tế, khó lòng mà tách bạch được những đơn vị thời gian mang tính lịch sử này ra khỏi lịch sử của dân tộc, ngược lại lịch sử dân tộc cũng in bóng mình vào đơn vị thời gian ấy theo cách này hay cách nọ

Cùng với toạ tọa độ thời gian, tọa độ không gian cũng được xuất hiện khá nhiều trong truyền thuyết Đinh Lê Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá

độ tin cậy của truyền thuyết Tọa độ không gian là căn cứ xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hoa Lư, những nơi đã diễn ra những hướng tiến

công, hành quân, vây hãm, hạ thủ của các sứ quân Truyền thuyết Đinh Lê

không bó hẹp không gian chỉ là Hoa Lư mà đề cập đến hầu khắp các chiến trường dẹp loạn trong cương vực nước ta hồi đó Từ Sách Bông động Hoa Lư, nghĩa quân cờ lau tung hoành lần lượt làm chủ khắp các địa bàn trong cả nước Địa bàn hành quân tiến đánh của các nghĩa quân ngày càng mở rộng

Từ vùng Hoa Lư hiểm trở đội quân dũng mãnh ấy tiến đánh các hùng trưởng khác trong thế chẻ tre Các địa danh như Tây Giang, Phù Liệt, Đỗ Động

Ngày đăng: 23/03/2015, 17:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Thị An (94), Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra, Tạp chí văn học số 7, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu truyền thuyết – những vấn đề đặt ra
2. Trần Thị An (2000), Yếu tố thời gian trong truyền thuyết dân gian, Tạp chí văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố thời gian trong truyền thuyết dân gian
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 2000
3. Trần Thị An (2000), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hoá các truyền thuyết dân gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng thể loại và việc văn bản hoá các truyền thuyết dân gian Việt Nam
Tác giả: Trần Thị An
Năm: 2000
4. Đặng Xuân Bảng (1997), Sử học bị khảo , NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử học bị khảo
Tác giả: Đặng Xuân Bảng
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
Năm: 1997
5. Đại Việt sử kí tiền biên (1972), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử kí tiền biên
Tác giả: Đại Việt sử kí tiền biên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1972
6. Nguyễn Chí Bền (2006), Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hoá dân gian Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2006
7. Nguyễn Chí Bền (2000), Văn hoá dân gian Việt Nam những suy nghĩ, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá dân gian Việt Nam những suy nghĩ
Tác giả: Nguyễn Chí Bền
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 2000
8. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, NXB Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch triều hiến chương loại chí
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: NXB Sử học
Năm: 1961
9. Nguyễn Đổng Chi (2000), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2000
10. Chu Xuân Diên (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1997
11. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, NXB Đại học Quốc Gia HN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở Văn hoá Việt Nam
Tác giả: Chu Xuân Diên
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia HN
Năm: 2002
12. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Cao Huy Đỉnh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1974
13. Nguyễn Định (2007), Yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Bộ, Tạp chí văn hoá dân gian số 3, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Định
Năm: 2007
14. Nguyễn Thế Giang (1982), Kinh đô cũ Hoa Lư, NXB Văn hoá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh đô cũ Hoa Lư
Tác giả: Nguyễn Thế Giang
Nhà XB: NXB Văn hoá
Năm: 1982
15. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), Mã và mã văn hoá, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mã và mã văn hoá
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Năm: 2006
16. Nguyễn Thị Bích Hà (2009), Tín ngưỡng và mã tín ngưỡng trong văn học dân gian, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng và mã tín ngưỡng trong văn học dân gian
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Năm: 2009
17. Nguyễn Thị Bích Hà (2008), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hoá dân gian. Đề tài cấp Bộ, Mã số: B2008 - 17 – 149, Chủ nhiệm đề tài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hoá dân gian
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hà
Năm: 2008
18. Đinh Thị Minh Hằng (tuyển chọn, 2007), Đinh Gia Khánh tuyển tập 3, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Gia Khánh tuyển
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin
19. Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian người Việt góc nhìn thể loại
Tác giả: Kiều Thu Hoạch
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2006
20. Đinh Gia Khánh (chủ biên, 1998), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w