Đặc trƣng của thể loại truyền thuyết dƣới cái nhìn của các

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình (Trang 32)

6. Kết cấu

1.2. Đặc trƣng của thể loại truyền thuyết dƣới cái nhìn của các

khoa học

Trong nghiên cứu văn học dân gian, đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh luận về nội hàm, ngoại diên của khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết. Giữa rất nhiều bất đồng vẫn có những mẫu số chung khi thừa nhận truyền thuyết ôm chứa trong lòng nó cả yếu tố lịch sử và yếu tố hư cấu thần kì. Ai cũng biết rằng lịch sử được hiện hình thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kì của các nghệ sĩ dân gian nhưng lịch sử đó là lịch sử như thế nào? Nên hiểu theo cách nào? Các giáo sư đầu ngành nghiên cứu về văn học dân gian như Chu Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc Khánh, Lê Chí Quế, Đỗ Bình Trị… đều có sự gặp gỡ khi nhận định: truyền thuyết có cái cốt lõi lịch sử (các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử). GS Chu Xuân Diên trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (1984) đã nêu lên hai yếu tố con người có thực và cốt lõi lịch sử như là đặc điểm chủ yếu của thể loại truyền thuyết, để phân biệt với hai thể loại là thần thoại và truyện cổ tích. Không còn nghi ngờ gì nữa, yếu tố “sử ở trong truyện” (chữ dùng của Vũ Quỳnh) hoặc nói như các tác giả hiện nay là “cốt lõi lịch sử được thừa nhận như một đặc trưng, một đặc điểm cơ bản của truyền thuyết. Truyền thuyết được kể bao giờ cũng phải đựơc xảy ra trong tính cụ thể, cố định về hoàn cảnh, nhân vật, sự kiện, địa điểm, thời đại

[19, 152]. Dù nhân vật và sự kiện lịch sử được bọc trong vòng hào quang lung linh ấy là lịch sử xác thực song cũng không phải không có lí khi cho rằng có thể tìm thấy những giá trị thông tin đằng sau quầng sáng vạn hoa ấy. Đúng như M.Gocki đã từng nói: “Từ thời viễn cổ văn học dân gian luôn là người bạn đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch sử”.

Truyền thuyết hơn bất cứ thể loại nào khác, có một mối liên hệ sâu xa và bền chặt đối với lịch sử. Tuy vậy vẫn phải khẳng định rằng truyền thuyết không phải là những tài liệu lịch sử: “Nó là những sáng tác nghệ thuật về đề tài lịch sử” [43, 60]. Lịch sử là “cái lõi” chứ không phải “đường viền”. Tất nhiên đó là một thứ lịch sử được tái tạo chứ không phải đơn thuần được tái hiện. Đúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nhận xét: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái côt lõi lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng và nghệ thuật dân gian làm nên tác phẩm văn hoá mà đời đời con cháu ưa thích”. Có thể thấy rằng những sự kiện và nhân vật được phản ánh trong truyền thuyết không phải là những sự thật lịch sử trần trụi mà còn bao hàm cả thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với lịch sử. Vì vậy truyền thuyết dân gian được coi là một kho tàng vô giá đối với sử học. Nó có tác dụng bổ sung, đính chính, sàng lọc kiến thức của chúng ta về lịch sử. Mặc dù cùng chung ý kiến truyền thuyết có phản ánh lịch sử ở mức độ nhất định và truyền thuyết vẫn là một thể tài văn học dân gian chứ không phải là một thể tài sử học nhưng Kiều Thu Hoạch lại cho rằng: “Tính chính xác lịch sử trong truyền thuyết không hoàn toàn ở sự phản ánh về thời gian, không gian, nhân danh, sự biến, trình tự biên niên của sự kiện mà chủ yếu ở cái bản chất, cái cốt lõi của lịch sử” [ 19, 17]. Theo hướng đó, ông nhận định cốt lõi lịch sử không nên hiểu một cách đơn giản là sự thật lịch sử đích thực. Yếu tố lịch sử nhiều khi chỉ là cái bối cảnh trần tục của truyền thuyết mà thôi. Có thể đó chỉ là lịch sử hư cấu chứ không phải lịch sử được ghi trong lịch sử, song nó lại là những sự kiện được nhân dân tin theo vì đó mới chính là “sử” ở trong lòng trí tưởng tượng hư cấu mĩ lệ của nghệ thuật dân gian. Tuy vậy ông cũng lưu ý không nên coi chất sử trong truyền thuyết chỉ là những hư ảo, hoàn toàn không có thật.

Kiều Thu Hoạch đã viện dẫn ý kiến của Gs Trần Quốc Vượng: “Đừng cho thần thoại, truyền thuyết là giả tạo. Thần thoại là thực, truyền thuyết là

thực. Vì đó là những nhận thức được thể nghiệm sâu xa của sự vật trong chiều sâu thăm thẳm của thực thể. Nhưng cái thực về tâm lí không phải cái thực về lịch sử” [19, 265-266]. Trần Thị An trong luận án tiến sĩ của mình đồng tình với quan điểm: “Không nên hiểu cơ sở lịch sử theo nghĩa hẹp mà cơ sở lịch sử nên được hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm lịch sử ( lịch sử bao gồm toàn bộ đời sống thực tế của nhân dân trong quá trình phát triển của nó và trong tất cả các thời đại của sự tồn tại của nó) mà lí giải mối quan hệ giữa văn hoá dân gian với thực tế nên hiểu theo nghĩa là nó bắt nguồn từ thực tế và phản ánh một cách khách quan đời sống thực tế không kể ý định chủ quan của người sáng tác” [1, 48]. Hiểu theo hướng đó thì lịch sử không phải là lịch sử ở bề mặt mà lịch sử ở chiều sâu. Nghĩa là không phải chỉ ở những sự kiện, những nhân vật có thật mà ở tính quá trình, tính xu thế và như vậy thì những sự kiện, nhân vật ấy trở thành biểu tượng của tiến trình lịch sử mà kí ức cộng đồng còn lưu giữ được. Qua một số ý kiến của Kiều Thu Hoạch và Trần Thị An thì rõ ràng truyền thuyết có xu hướng “lịch sử hoá”, “thời sự hoá”, “địa phương hoá” và vấn đề lịch sử hoá sẽ là một biện pháp nghệ thuật quan trọng hàng đầu của thể loại truyền thuyết. Lịch sử vào truyền thuyết với một vóc dáng mới, một thần thái rất đặc biệt. Nó như là những làn sóng ngầm cuộn xiết đằng sau sự kiện bề bộn của các sự kiện bề mặt, các quá trình lịch sử bề sâu đã tạo nên những âm hưởng mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo của tác giả dân gian. Nó đã gặp được sự cộng hưởng với cảm xúc thẩm mỹ của tác giả dân gian đã nhìn thấy, nghe thấy âm vang mạnh mẽ của xung động bề sâu ấy để thêu dệt những áng truyền thuyết đầy “mộng” và “thơ”. Không nghi ngờ gì khi khẳng định đó là một thứ lịch sử trong cảm giác, trong cảm hứng tôn vinh tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)