6. Kết cấu
3.2. Lễ hội Trƣờng Yên
Tựa lưng và những dãy núi đá vôi trùng điệp, dưới núi là những thôn xóm trù phú mọc lên san sát, kề bên những cánh đồng phẳng phiu, trải rộng về phía chân trời phía bắc – đó chính là Trường Yên – cố đô Hoa Lư (nay thuộc huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Trường Yên một miền quê yên ả, trường tồn cùng chiều dài lịch sử đất nước, ôm ấp trong vòng tay quê hương, chòm xóm một trái tim một tinh thần
quật khởi từ người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh truyền qua. Người con vĩ đại ấy đã dấy binh dưới ngọn cờ lau, thu phục 12 sứ quân, đưa giang san về một mối, dựng nên nước Đại Cồ Việt ngang tầm thời đại. Sử cũ cho biết sau khi lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu, Đinh Bộ Lĩnh đã đóng đô ở Hoa Lư và ra sức đắp thành, đào hào, làm cung điện. Hoa Lư chính là “kinh đô đá” của nước Đại Cồ Việt xưa. Hai khu đền được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”, đường đi lối vào lát hình chữ vương”. Các công trình kiến trúc ở đền Đinh đăng đối theo đường chính đạo. Đền Đinh có ba toà là bái đường, thiêu hương, chính cung. Tòa ngoài cùng là bái đường thờ công đồng. Toà chính giữa của khu đền là thiêu hương thờ sáu vị quan đại thần của triều Đinh là các công thần như Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Lê Hoàn, Phạm Hạp. Hai bên thiêu hương dành lại lối ra vào chính cung, nơi có tượng Đinh Tiên Hoàng đế đội mũ Bình Thiên, mặc áo long cổn. Phía trái tượng vua Đinh là Đinh Liễn (con cả), phái bên phải là tượng thái tử Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn (con thứ). Theo lối chính đạo, trong hậu cung đền Đinh thờ các bà công chúa con vua. Dãy bên tay trái đền có một toà nhà thờ thân phụ và thân mẫu đức vua. Trước kia dưới tượng vua Đinh còn có tượng Đỗ Thích. Hàng năm cứ đến ngày giỗ vua Đinh, dân làng lại đem tượng Đỗ Thích ra đánh ba roi, hay “ khảo ba vồ” để răn kẻ có tội. Nhưng lâu dần tượng qua thời gian cũng đã mục hỏng. Nhắc đến đây lòng người không khỏi buồn cho bi kịch của nhà Đinh. Ngắm nhìn ba pho tượng ở đền Đinh ta có cảm giác như đức Vua cùng các con đang bàn thế sự, tính kế quốc thái dân an. Ta cũng cảm nhận được cả sự trống vắng thiếu hụt của một cái gì đó trong không khí tề tựu gia đình. Thái hậu Dương Vân Nga không có mặt trong không khí tề tựu gia đình đó. Tương truyền xưa kia tượng Dương Vân Nga được thờ ở đền Đinh. Đến thời hậu Lê (thế kỉ XVII), An phủ sứ Lê Thúc Hiển hạch rằng “xuất giá tòng phu”, rồi cho buộc dải lụa trắng vào tay Dương Vân Nga thái hậu giong về đền Lê. Người xưa kể rằng khi về đến kinh đô, Lê Thúc Hiển đứt ruột mà chết. Để tượng bà ở đền Lê rồi nhưng người ta vẫn để tượng bà quay mặt về phía đền Đinh với ý nghĩa bà vẫn có tình có nghĩa với nhà Đinh.
Đầu xuân năm mới chính quyền địa phương và nhân dân cùng du khách thập phương tấp nập đổ về cố đô thành kính dâng hương hoa, lễ vật từ mọi miền đất nước lên đức vua. Đó cũng là nét đẹp văn hoá uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân. Qua ba ngày tết ông từ trông coi đền đại diện cho nhân dân lễ tạ hoá tiền vàng và cầu xin đức vua phù hộ cho quốc thái dân an, nhân dân làm ăn yên ổn, bắt đầu một năm mới an khang thịnh vượng, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu.
Đến rằm tháng giêng và tết thượng nguyên cổ truyền, nhân dân lại dâng hương cúng lễ khói nhang nghi ngút, hương hoa ngào ngạt. Ngoài ra tháng nào cũng vậy, ngày một hôm rằm ông từ đền đều dâng lễ và ngày nào cũng dâng hương.
Đầu tháng 3 âm lịch nhân dân nô nức đi chảy hội trường Yên. Hội thường mở từ mồng 8 đến mồng 10 âm lịch vì tương truyền thì mồng 8 tháng 3 là kỉ niệm ngày mất của vua Lê còn mồng 10/3 là kỉ niệm ngày đức vua Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Lễ hôi diễn ra rất long trọng.