Nghĩa của lễ hội

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình (Trang 82)

6. Kết cấu

3.4. nghĩa của lễ hội

Lễ hội là loại hình sinh hoạt cộng đồng được tổ chức theo phương pháp cảnh diễn hoá (sân khấu hoá) với nhiều nội dung, hình thức phong phú nhằm vừa tôn vinh những giá trị thiêng liêng, vừa thoả mãn các nhu cầu văn hoá tinh thần của con người và góp phần thắt chặt các quan hệ xã hội. Là một hình thức sinh hoạt văn hoá tổng hợp, lễ hội được cấu thành bởi hai yếu tố lễ và hội, tương ứng với các mặt tinh thần, tôn giáo – tín ngưỡng linh thiêng và văn hoá – nghệ thuật đời thường. Cả hai yếu tố này gắn bó, hoà quyện với nhau không thể bỏ đi yếu tố nào mà không làm mất bản thân nó. Lễ và hội hướng con người tới “cái thiêng” và gắn bó con người lại với nhau, có sức hấp dẫn lôi cuốn các tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thế kỉ.

Thứ nhất, lễ hội truyền thống thực hiện chức năng liên kết cộng đồng. Dù dưới hình thức nào lễ hội truyền thống vẫn là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân, là “cuộc vui chơi đông người”, được tổ chức sau thời gian lao động sản xuất hay nhân dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan đến sự tồn tại của cộng đồng hoặc để quần chúng tìm đến một cái gì đó. Người đi hội không cảm thấy mình là người ngoài cuộc. Chính điều đó đem

lại niềm an ủi, sự xúc động thật sự và là nguồn động viên sâu sắc cho những thân phận nhỏ bé ngày thường trong xã hội phong kiến xa xưa. Ta thấy hầu như toàn bộ lễ hội truyền thống nào cũng phản ánh chức năng này, từ lễ hội chùa Hương (Hà Tây), lễ hội Nghinh Ông (Bình Thuận) đến lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang)…

Thứ hai, lễ hội truyền thống có chức năng phản ánh, bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hoá truyền thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua.

Thứ ba, lễ hội truyền thống còn thể hiện chức năng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng các dân tộc ở địa phưong như lễ hội Dinh Thầy Thím, Cầu Ngư (Bình Thuận), Chùa Bà (Bình Dương), núi Bà Đen (Tây Ninh)… Thông qua lễ hội, con người như được tiếp thêm niềm tin, sự lạc quan yêu đời, yêu chân lí, trọng cái thiện, tâm hồn, nhân cách thấm đẫm tính nhân văn nhân bản.

Cuối cùng, lễ hội là dịp để hưởng thụ và giải trí. Tại đây, con người được hoà nhập, “hoá thân” đóng một vai trong hội hay “nhập thân” vào một trò chơi. Tất cả mọi người còn được hưởng những lễ vật dâng cúng.

Hiện nay do phát huy tốt vai trò, chức năng nêu trên, các lễ hội truyền thống đã tiếp tục thu hút được hàng vạn, thậm chí hàng chục vạn quần chúng tham gia, tạo nên không khí náo nhiệt, hào hứng. Chiều sâu của tinh thần lễ hội truyền thống là bảo lưu cội nguồn, là thứ vũ khí tư tưởng sắc bén cho mọi thời đại của mỗi dân tộc. Do đó thực hiện tốt các chức năng của lễ hội truyền thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm lành mạnh, phong phú đời sống tinh thần của xã hội và cũng để góp phần “xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Đời sống xã hội càng hiện đại, càng đi lên theo tốc độ chóng mặt thì những sinh hoạt mang tính tập quán sẽ có vai trò níu giữ một cách cẩn thận sự trầm mặc vốn có của một nền văn hoá đã trải qua 4000 năm lịch sử. Nhưng

người ta vẫn thường nuôi dưỡng trong tâm tưởng về cách chào đón vòng quay mới của bánh xe thiên niên kỉ rằng: mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy. Lễ hội chính là mạch nguồn dồi dào nuôi sống những tâm hồn non trẻ bằng quá khứ.

Tóm lại có thể ví, lễ hội với màu sắc đời sống cổ xưa chính là ngôi đền thiêng giúp cho con người trong quá trình hội nhập ngoại hóa chóng mặt có thể tự điểm thấy cho mình một đôi cánh để có thể bay lượn tự do trên bầu trời văn hiến. Lễ hội dân gian truyền thống là một bộ phận quan trọng của di sản văn hoá phi vật thể, hợp thành kho tàng di sản văn hoá quý báu của dân tộc, là nét đẹp văn hoá được hình thành, bổ sung và phát triển cùng với lịch sử lâu đời của dân tộc, trở thành nhu cầu không thể thiếu được của nhân dân, nhằm thoả mãn khát vọng về nguồn, nhu cầu văn hoá tâm linh, tăng cường giao lưu sinh hoạt văn hoá cộng đồng của từng không gian nhất định, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa.

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội dân gian là góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc.

Đến với lễ hội Trường Yên – Hoa Lư, con người như quên hết sự nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh để lòng mình thảnh thơi vui vẻ hoà theo tiếng chiêng, tiếng trống, theo âm vang thúc giục rộn rã của ngày hội. Đó là những giây phút thăng hoa hiếm có mà con người lao động cật lực suốt cả năm mới có được. Lễ hội là nhịp cầu nối cố kết cộng đồng trong tình đoàn kết thân ái. Dự lễ hội Trường Yên chính là hành hương thăm cố đô xưa của một vương triều nơi ghi dấu thời kì mở nước huy hoàng đưa dân tộc bước vào kỉ nguyên độc lập sau gần hàng ngàn năm Bắc thuộc. Đến đây du khách có dịp tận mắt chứng kiến ác chứng tích hào hùng oanh liệt của cha ông. Lễ hội Đinh Lê là một lễ hội lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, luôn tồn tại trong sự ngưỡng mộ thành kính của nhân dân.

Các chuyên gia tổ chức du lịch thế giới đã đánh giá Việt Nam là nước có tiềm năng du lịch, trong đó lễ hội dân gian được xem như một bộ phận của tiềm năng ấy. Có thể nói: “Lễ hội dân gian là bảo tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian, nơi phản ánh tâm thức của người Việt Nam, dù là tộc người nào một cách trung thực nhất”. [ 6, 918]. Lễ hội dân gian có tác dụng hữu hiệu với ngành du lịch không chỉ hôm nay mà cả ngày mai. Với khách nước ngoài, sự trỗi dậy của lễ hội dân gian trong những năm gần đây tạo nên sức thu hút, độ hấp dẫn đặc biệt. Nhu cầu du lịch của nguời dân là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu tham gia lễ hội. Bởi đó là dịp để họ trải nghiệm và thực thi những tín ngưỡng dân dã, cầu mong sự bình an cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Mùa xuân trẩy hội Trường Yên vẫn luôn là tiếng gọi da diết, một lời mời gọi không thể chối từ. Nếu biết khai thác thế mạnh này, chắc chắn ngành du lịch tỉnh Ninh Bình sẽ thêm cơ hội phát triển. Ngành du lịch ở Ninh Bình nói chung và mảnh đất Hoa Lư nói riêng đang ngày càng phát triển trên cơ sở khai thác tổng thể những danh lam thắng cảnh, những khu di tích lịch sử như Tam Cốc Bích Động, Địch Lộng, Đầm Long, Vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch sinh thái Tràng An … Sự kết hợp hài hoà giữa công trình nhân tạo với hình sông thế núi tuyệt vời nơi đây sẽ tạo nên cơ hội phát triển lớn của ngành du lịch ở Ninh Bình.

KẾT LUẬN

Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành đã dựng nên một triều đại vẻ vang trong lịch sử dân tộc. Công lao “khai sơn phá thạch” của hai vị vua thật đáng ghi nhận. Đại Cồ Việt dưới thời Đinh - tiền Lê luôn đề cao tinh thần Nam Đế. Với tinh thần ấy, nước Việt ta luôn luôn vươn lên đấu tranh không chịu sự áp đặt thống trị của phong kiến Trung Quốc. Nước Việt thành quốc gia độc lập, với đầy đủ bản sắc riêng của mình. Để đi đến dấu mốc lịch sử này, dưới triều Đinh Lê, vua nước Nam đã xưng đế, tự khẳng định mình ngang hàng với bất kì hoàng đế nào của phong kiến phương Bắc. Đó là tinh thần “Nam quốc sơn hà nam đế cư”.

Từ những công lao to lớn trong lịch sử, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Đại Hành đã đi vào truyền thuyết dân gian với niềm sùng kính ngưỡng vọng linh thiêng. Các vị anh hùng dân tộc đó không chỉ sống trong lời kể mà còn sống trong những nghi thức thờ cúng và những tập tục sinh động. Chính vì biết ơn và tưởng nhớ công lao của họ mà nhân dân đã lập đền thờ để tưởng niệm. Ta nhận ra được một hợp thể hết sức độc đáo bao gồm truyền thuyết lịch sử về nhân vật và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian bao gồm các nghi lễ, hội hè, các tập tục lâu đời…, trong đó truyền thuyết đóng vai trò làm lời minh giải cho các hình thức sinh hoạt văn hoá. Ngược lại, các hình thức sinh hoạt văn hoá lại minh chứng cho tính thực tại của truyền thuyết dân gian.

Nhờ cái hợp thể độc đáo ấy, các nhân vật lịch sử đã thuộc về quá khứ dường như vẫn sống trong thực tại. Có thể nói, cùng với cái hợp thể mà phần lời, tức truyền thuyết lịch sử đã đóng vai trò quan trọng, khiến cho mọi hình thức sinh hoạt văn hóa trở nên sáng tỏ, có thể hiểu được. Những nhân vật lịch sử, nhờ vậy cũng trở nên bất tử, luôn có mặt trong sự nghiệp của cháu con muôn đời sau. Chính ở đó ta có thể nhận thấy một biểu hiện đặc biệt quan điểm của nhân dân về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử. Điều đó còn thể hiện rõ nét đặc trưng nghệ thuật của thể loại truyền thuyết lịch sử.

Truyền thuyết Đinh Lê cũng như các truyền thuyết khác mang trong lòng nó hai đặc trưng cơ bản của thể loại truyền thuyết là yếu tố lịch sử và hư cấu. Tuy vậy thì lịch sử vẫn là yếu tố cốt lõi và chủ đạo. Nhung cũng cần phải nói rõ rằng, đó không hẳn đã phải là một thứ sử như trong các bộ sử chính thống mà đã được “chưng cất”, “nhào nặn” qua lăng kính của quần chúng nhân dân lao động. Thứ sử ấy lại được tập thể quần chúng chắp cho đôi cánh của hư cấu, kì ảo, thần kì, thể hiện nguồn cảm hứng sáng tác dân gian cũng như ước vọng muôn đời của họ về cuộc sống thái bình, no ấm, quốc gia thịnh vượng, tự chủ. Nhờ vậy, các nhân vật lịch sử vừa hiện lên như một con người trần tục lại vừa như những vị thánh thần mà người đời hằng ngưỡng vọng.

Trong truyền thuyết Đinh Lê ta thấy xuất hiện một số môtíp quen thuộc của thể loại truyền thuyết như môtíp sinh nở thần kì, môtíp lập chiến công phi thường, môtíp hoá thân kì lạ… Người anh hùng Đinh Bộ Lĩnh trong con mắt của nhân dân là con của Rái thần có lẽ cũng xuất phát từ niềm tin người anh hùng phải có nguồn gốc khác thường, siêu nhiên. Đa số các truyền thuyết kể về sự ra đời thần kì của người anh hùng đều là do sự giao hợp của bà mẹ với giao long, do dẫm phải dấu chân hổ hay dấu chân khổng lồ… chứ rất ít trường hợp người anh hùng là con của rái cá (ngoài chuỗi truyền thuyết vua Nam Chiếu trên bờ sông Trà Khúc). Mô típ này xuất hiện phải chăng do bắt nguồn từ môi trường sinh sống sông nước của cư dân? Vì như chúng ta đã biết, Hoa Lư là một vùng thung lũng rất nhiều hồ đầm sông suối. Sinh hoạt cũng như công việc của người dân nơi đây gắn bó chặt chẽ với môi trường sông nước. Cũng chính từ việc nhân dân tin Bộ Lĩnh là con của Rái thần nên người dân mới kể chuyện ông được ngôi vua chính là do tài bơi lội của mình. Hiện nay vẫn còn nhiều người dân tin vào xuất thân của Đinh Bộ Lĩnh là con của con rái cá cũng như việc ông đã táng mả bố của mình vào huyệt Rồng ở sông Hoàng Long nên mới có được ngôi vua.

Người ta cũng tin rằng chính tên địa lý Tàu đã yểm thanh gươm bên huyệt rồng ở dưới sông Hoàng Long dẫn đến việc đầu rồng bị đứt và cơ

nghiệp nhà Đinh cũng mất từ đó. Vụ án mạng giết vua Đinh vẫn còn là một điều gây nhiều tranh cãi cho đến tận bây giờ. Sử chính thống đều chép năm 979 vua Đinh và con trai là Đinh Liễn bị tên nội nhân chi hầu là Đỗ Thích sát hại bằng cách tẩm thuốc độc vào dồi lợn rồi dâng cho vua ăn. Đinh Liễn khi nghe tin cha bị sát hại vội chạy vào, khi đi qua cửa hậu đã bị Đỗ Thích nấp ở trong dùng kiếm đâm chết. Câu hỏi đặt ra ở chỗ, Đỗ Thích là ai mà dám làm việc động trời như thế và động cơ của y là gì?

Ngoài ra, một số cụ già ở địa phương vẫn tin rằng, chính Lê Hoàn và Dương Vân Nga mới là kẻ chủ mưu đứng sau vụ này (?). Lê Hoàn sau đó đã giết chết và bêu đầu Đinh Điền, Nguyễn Bặc và Phạm Hạp (các trung thần nhà Đinh không chịu thờ hai chủ). Về hành động này đa số các sử gia cũng như người dân đều không đồng tình và đều ca ngợi hành động trung nghĩa của các trung thần nhà Đinh. Điều này quả thật cũng dễ hiểu khi đến nay các phủ các đền thờ các trung thần nhà Đinh có ở rất nhiều nơi. Trong khi đó các nơi thờ Phạm Hạp (một tướng góp phần không nhỏ vào việc chuyển ngôi ) lại rất ít. Nhân dân đã bày tỏ thái độ của mình rất rõ ràng. Sự thật lịch sử về cái chết của Đinh Tiên Hoàng và con trai như thế nào, Dương Vân Nga và Lê Hoàn có phải là một nghi án không, thì đến nay vẫn còn đang bị để ngỏ.

Dẫu sự thật có thế nào đi chăng nữa thì ta cũng thấy lịch sử triều đại Đinh, tiền Lê không hề phẳng lặng mà có rất nhiều biến động. Lịch sử cách chúng ta quá xa nên để hiểu được những gì đã xảy ra trước đó quả thật là một công việc vô cùng khó khăn. Trong bối cảnh đó, truyền thuyết có thể là một tiếng nói góp phần soi tỏ hơn những vấn đề còn u u minh minh. Sự thật lịch sử có thể bị những người cầm quyền che giấu nhưng truyền thuyết trong dân gian lại có “số phận sống riêng” và hé lộ nhiều vấn đề mà một sử gia không thể coi thường, bỏ qua. Song cũng không thể nhất nhất coi đó là kim chỉ nam trong việc tìm hiểu vấn đề vì như chúng ta đã nói ở trên, đó là thứ lịch sử có thể đã được nhào nặn. Và lẽ đương nhiên, thứ sử được nhào nặn sẽ thể hiện quan điểm đánh giá yêu ghét của nhân dân lao động. Chính vì cảm phục

người anh hùng nên nhân dân mới chữa lại kết cục bi thảm của Đinh Điền, cũng chính chính vì cảm phục người anh hùng nên nhân dân mới để cho sứ quân Kiều Công Hãn và tướng quân Đinh Điền bị chém ngả cổ không chết ngay mà vẫn có thể vượt vây phi ngựa đến hàng dặm…

Trong các tuyển tập văn học dân gian ở mục truyền thuyết ta thấy truyền thuyết Đinh Lê hầu như không được nhắc tới nhiều. Mặc dù Đinh - Tiền Lê là giai đoạn lịch sử quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Số lượng các truyền thuyết viết về hai thời đại đó, không phải là không có nhưng dường như vẫn chưa được quan tâm, tìm hiểu đúng mức. Điều đó càng đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người nhất là các nhà nghiên cứu văn học dân gian.

Lịch sử các bậc anh hùng triều Đinh Lê đã bước thẳng vào trong văn học và luôn hiện hữu trong các lễ hội, tín ngưỡng dân gian. Người anh hùng không hề chết mà bất tử. Đến ngày kị của Vua Đinh, người dân không bao giờ dám dâng món lòng lợn và người tham gia cúng tế cũng không được ăn món

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)