6. Kết cấu
2.2.4. Motif hoá thân kì lạ
Về nguồn gốc sớm nhất, quan niệm về sự tái sinh có mối quan hệ với tín ngưỡng tô tem của những cộng đồng người cổ xưa khi mới bắt đầu sống định cư bằng nông nghiệp. Thời nguyên thuỷ là thời kì mà loài người chưa thật sự ý thức được rằng mình với cỏ cây, muôn thú là khác nhau, có đời sống khác nhau, có sự sinh sản, phát triển và huỷ diệt khác nhau. Họ cho rằng giữa mình và cây cỏ muôn thú có sự chuyển biến qua lại lẫn nhau, có đời sống gắn bó với nhau, có chu kì tồn tại như nhau. Cho nên khi quan sát sự sinh nở của cây cỏ, sự phát triển và chết đi của muôn thú, con người mới cho rằng chu kì đời sống của mình cũng như vậy, như muôn vàn sinh vật khác, sinh ra, lớn lên và chết đi, rồi lại được sinh ra, cứ thế tiếp diễn mãi mãi. Quan niệm này đã được Phật giáo kế thừa và phát triển thêm thành một học thuyết tôn giáo về hiện tượng tái sinh, tạo thành một trong những tinh thần đặc trưng của Phật Giáo. Đó là thuyết luân hồi.
Về mặt tín ngưỡng dân gian, có thể thấy rõ nhất là motif tái sinh trong truyện kể dân gian phần nào có nguồn gốc từ tín ngưỡng thờ cây, thờ nước. Đây là những tín ngưỡng quan trọng và đặc trưng của cư dân nông nghiệp.
Motif tái sinh có thể được xem là một motif khá quen thuộc trong kho tàng văn học dân gian nước ta và nhiều nước trên thế giới. Môtíp này xuất hiện nhiều trong thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích dân gian và trong nhiều tác phẩm truyền kì của văn học thành văn. Trên cơ sở những định nghĩa chung về môtíp như một tình tiết góp phần tạo nên đề tài cốt truyện, chúng tôi
đã định nghĩa môtíp tái sinh là những tình tiết dùng để miêu tả hiện tượng chết đi và sống lại của nhân vật trong truyện kể, bao hàm hình thức sống lại thành người và cả sống lại thành nhân vật.
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi thì truyền thuyết là một thể loại kế thừa nhân vật thần thoại và phát triển theo hướng xây đắp thêm, làm phong phú và sắc nét dần lên những hiện tượng vốn mộc mạc của thần thoại. Và vì thế các nhân vật trong truyền thuyết cho dù là những anh hùng có công trong việc đấu tranh với thế lực ngoại bang hung ác hoặc là những con người trần tục có sức khoẻ phi thường, đánh nhau với yêu ma quỷ quái để đem lại bình yên cho nhân dân thì hầu hết họ đều mang trong mình nửa dòng máu thần linh do thiên nhiên cảm ứng với cơ thể người mẹ mà họ được sinh ra. Đây cũng là một trong những motif phổ biến trong truyện kể dân gian của các dân tộc trên thế giới – motif mang thai và sinh nở thần kì.
Theo sự phân tích của Kiều Thu Hoạch trong Tuyển tập văn học dân gian người Việt (tập 4) thì khi sáng tạo nhân vật truyền thuyết, tác giả dân gian dường như đã gặp một nghịch lý trong quan niệm về người anh hùng: một mặt họ nhìn thấy được tính chu kỳ trong đời người, mặt khác họ không muốn tin người anh hùng phải chết. Để giải quyết nghịch lí này, tác giả truyền thuyết sử dụng môtíp hoá thân để chỉ sự bất tử của người anh hùng. Khi chết, người anh hùng có thể biến thành giao long (thánh Linh Lang trong truyền thuyết ven Hồ Tây), có thể theo đám mây vàng bay lên trời (ba vị thần ở Tam Bảo Châu trong truyền thuyết Hùng Vương, Thánh Gióng)… và sự hoá thân thành linh vật của các vị anh hùng ít nhiều có liên quan đến nguồn gốc ra đời của họ, dường như nhân dân của các câu chuyện truyền thuyết muốn nói rằng những vị anh hùng ấy ra đời từ thế giới siêu nhiên nên đến khi chết cũng trở về thế giới siêu nhiên của họ và vẫn tiếp tục tồn tại bất tử trong quan niệm tâm linh của quần chúng nhân dân. Chết đối với các nhân vật ấy không phải là sự kết thúc mãi mãi mà nhiều khi chỉ là một dạng thức khác của cuộc sống. Sở dĩ nói như thế bởi vì những con nguời đó vẫn “sống”, vẫn hiển linh âm
phù cho các thế hệ sau. Họ chỉ mất đi về mặt thể xác nhưng họ vẫn sống mãi, bất diệt mãi trong đời sống tâm linh của mọi người dân. Truyền thuyết kể về sự xuất hiện và trợ giúp dương gian của những vị anh hùng đó mà không chút ngạc nhiên nào, chỉ riêng điều đó thôi cũng chứng tỏ những con người đó dù chết rồi nhưng vẫn luôn gần gũi thân quen và gắn bó với đời sống cộng đồng như thế nào. Trong Truyền thuyết Đinh Lê ta thấy xuất hiện hai “kiểu” về cái chết. Một là bị chết trận. Hai là tự nhiên không ốm không đau mà chết và dân gian thường gọi bằng một từ thiêng liêng là “ngài hoá”.
Về kiểu chết trận, cái chết của Đinh Điền và Kiều Công Hãn luôn để lại trong ta những ấn tượng vừa kinh ngạc vừa cảm phục. Tuy hai người ở hai chiến tuyến khác nhau nhưng họ đều là những vị tướng tài và được người đời kính trọng. Đinh Điền là một trong quan tứ trụ của triều Đinh. Ông phò giúp Đinh Bộ Lĩnh từ thuở niên thiếu cho đến khi nhà Đinh lập nên nghiệp lớn. Vì ông muốn giữa ngôi cho nhà Đinh nên cùng Phạm Hạp và Nguyễn Bặc dấy binh chống lại Lê Hoàn. Không đạt được tâm nguyện lớn nhất của mình, Đinh Điền đã phải bỏ mạng, nhưng người đời vẫn nhắc đến ông, nhắc đến cái chết của ông. Điều đáng nói là ở cái chết đó có quá nhiều yếu tố dị kì và lạ lùng. Ông bị chém., đầu chỉ còn dính hờ vào cổ, máu loang đỏ chiến bào, ướt đẫm ngựa chiến. Thế mà ông vẫn oai phong phi ngựa vượt vòng vây, vẫn hỏi chuyện được bà hàng nước rồi sau đó mới tìm đến cái chết trong trạng thái vô cùng bình thản. Thêm điều phi thường cho các bậc phi thường là điều ta thường gặp trong các truyền thuyết. Người thường sao có thể bị chém đứt đầu mà vẫn có thể sống được. Chính sự khác thường đó mà người ta cho ông là thiên tướng nhà trời giáng trần. Để giải thích điều này, chỉ có thể là do niềm ngưỡng mộ sùng bái các vị anh hùng của quần chúng nhân dân. Điều đáng nói là có hai cách kể khác nhau về cùng một cái chết của Đinh Điền, mà lịch sử thì chỉ có một mà thôi. Truyện Đinh tế thế hộ quốc và phu nhân, có cách kể khác về cái chết của vị quan ngoại giáp Đinh Điền. Theo truyện này thì Đinh Điền cũng có chống lại Lê Hoàn nhưng không phải chết vì bị chém đầu mà
ông đã bay theo làn mây như dải lụa hồng, ra đến sông Đằng Châu thì hoá. Nếu thế thì cái chết của ông lại thuộc kiểu: không ốm không đau tự nhiên hoá. Dù là cách kể nào đi nữa thì cũng không giống như chính sử. Nhân dân ta thông qua truyền thuyết đã viết lại những trang sử của riêng mình. Những trang sử đó chứa đựng cả những quan niệm, thái độ, tình cảm và cách đánh giá của dân gian. Sự thật thì Đinh Điền đã chết ngay tại trận, dưới lưỡi gươm của Phạm Cự Lượng – tướng của lê Hoàn, chứ đâu còn có thể phi ngựa vượt vòng vây, rồi còn có thể nói chuyện với bà hàng nước, lại càng không thể không ốm không đau, tự nhiên bay theo dải mây hồng rồi hoá. Dù cách nào thì nhân dân cũng không muốn ông phải chết thảm trên chiến trận như trong hiện thực. Ông đến với cái chết vô cùng nhẹ nhàng. Sở dĩ có những cách kể khác nhau về cái chết của Đinh Điền vì truyền thuyết mang trong mình đặc điểm chung của thể loại văn học dân gian. Mà đặc trưng nổi bật nhất của văn học dân gian lại là tính dị bản do lưu truyền trong một môi trường rộng và bằng hình thức truyền miệng. Thế nhưng có lẽ cách kể khác nhau đó phần lớn là do tình cảm, tư tưởng, cách đánh giá… ở mỗi vùng miền không phải bao giờ cũng giống nhau. Giữa rất nhiều mẫu số chung đó vẫn có những nét riêng biệt và chính điều đó đã tạo nên “tính địa phương hoá” khi kể về cùng một sự kiện, một hiện tượng. Khi kể về quan ngoại giáp Đinh Điền, tính địa phương không chỉ tìm thấy trong cách kế về cái chết mà còn tìm thấy trong cách kể về lai lịch của ông. Có truyền thuyết thì kể ông là con nuôi của Đinh Công Trứ - thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh. Có truyền thuyết thì kể ông chỉ là người cùng làng với Đinh Bộ Lĩnh. Cùng thuộc kiểu chết trận như Đinh Điền, có tướng quân Kiều Công Hãn. Trong cái chết ấy chứa đựng những yếu tố phi thường của một bậc hào kiệt. Kiều sứ quân bị Nguyễn Tấn chém cho nhả cổ, máu chảy ròng ròng như vòi cau, thế mà vẫn có thể thúc ngựa chạy đến được tận Trung Lẫm. Gặp cánh đồng lầy lội, khó có thể vượt qua được, ông mới dừng ngựa và… buộc lại vết thương ở cổ, sau đó quay trở lại An Lũng. Hành trình vượt cả ngàn dặm như thế trong khi đã bị chém nhả cổ như thế, người thường
sao có thể làm được? Không những thế, ông còn có thể ăn gỏi cá trắm, uống rượu cúc, hỏi chuyện bà hàng cá, rồi sau mới tiến thẳng đến gò cao và hoá ở đó. Mặc dù cuối cùng thì ông cũng không tránh khỏi cái chết nhưng đến với cái chết trong hoàn cảnh như thế chỉ có bậc thần thánh, siêu phàm mới đạt được. Những quy luật tất yếu của con người trần tục, ở một góc độ nào đó đã không diễn ra với vị anh hùng này. Những vị đó đã không thuộc về thế giới trần tục nữa mà đã thuộc về một thế giới khác cao hơn hẳn. Cái chết của Đinh Điền và Kiều Công Hãn cũng nằm trong môtíp chung về kiểu những anh hùng bị chết trận: bị chém đứt đầu nhưng vẫn sống được một thời gian khá lâu, người anh hùng phi ngựa đi hỏi các ông già bà cả về lẽ sinh tử, khi biết là đã bị đứt đầu rồi thì không thể sống được, lúc đó mới đến với cái chết. Như phần trên ta đã nói, dân gian vốn chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng nguyên thuỷ ngày xưa nên cho rằng sinh – tử là một vòng tuần hoàn có thể đắp đổi cho nhau. Chết nhiều khi vẫn chưa phải là đã đạt một dấu chấm hết mà trong cái chết vẫn có thể nảy mầm sự sống. Dựa vào những quan sát của đời sống thực tế và cộng với những ước mơ, những khát vọng, người ta không bao giờ ngừng khát khao và tin tưởng về một cuộc sống bất diệt, trường tồn cùng năm tháng.
Có sự hội nhập của hai dòng thời gian tuyến tính và chu kì, trong việc miêu tả cái chết của người anh hùng trong truyền thuyết. Mô típ hoá thân còn thể hiện quan niệm của dân gian về sự tồn tại bất tử của các vị anh hùng dân tộc. Sự tồn tại bất tử của các vị anh hùng dân tộc còn thể hiện ở sự trở về thế giới siêu nhiên. Sự trở về này bao hàm ý nghĩa hoá thân vào hồn thiêng sông núi. Sự trở về thế giới siêu nhiên còn bao hàm cả quan niệm của dân gian về bản chất thiêng của người anh hùng. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên thành khí thiêng sông núi, hồn thiêng của dân tộc, trường tồn với lịch sử. Chết tức là mở ra một đời sống mới ở mức độ tinh thần cao hơn, người anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân trở thành bất tử.. Người anh hùng có khi không ốm không đau, tự nhiên chết (hoá). Tất cả những người chết kiểu này đều là chết trong trạng thái đang dạt dào cảm
xúc với thiên nhiên, với đất trời. Có cảm giác đất trời với con người hợp cùng thành một thể. Chỉ có tầm kích mênh mông vĩ đại của vũ trụ mới đủ sức chứa nổi tầm vóc lớn lao của những anh hùng tài giỏi đó. Gắn với những cái chết ấy thường có hiện tượng là đất trời tự nhiên đảo lộn, đổi thay. Có thể là cảnh đất trời đang nắng ấm tạnh ráo bỗng chuyển động ầm ầm, sấm chớp nổi lên giận dữ (cái chết của ba anh em họ Nguyễn ở Thạch Khê – tướng của Đinh Tiên Hoàng), hoặc khi nhân vật chuẩn bị đến với cái chết thì gió mưa ầm ầm, đất trời tối tăm mù mịt, sau khi nhân vật đã hoá thì trời quang mây tạnh (trường hợp cái chết của Võ Trung), hoặc là cảnh đất trời tối tăm, sấm chớp nổi lên ầm ầm, ban ngày mà mù mịt như ban đêm (cái chết của công chúa Liên Hoa), hoặc có khi là tiếng sét động trời nổ trên không trung, sông cuốn nước lên ầm ầm (cái chết của ba tướng quân họ Nguyễn ở Quốc Oai)…
Một biểu hiện kì lạ nữa trong môtíp những cái chết khác thường là các đống do mối đùn lên thi thể người chết, quan niệm dân gian gọi là thiên táng (mộ mẹ vua Lê, mẹ vua Lý, mộ Đinh Điền, mộ tướng quân Kiều Công Hãn, mộ Võ Trung…). Trong Truyền thuyết Đinh Lê hình ảnh gò đống xuất hiện khá phổ biến. Đó là nơi phần lớn các nhân vật gửi phần cơ thể của mình ở đó. Gò đống là biểu tượng của không gian thiêng của rất nhiều cộng đồng cư dân trên thế giới. Trong những ý nghĩa mà Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
giải mã được (cầu may, ma thuật) thì ý nghĩa sâu sắc nhất mà biểu tượng này có được là bằng chứng về linh hồn cộng đồng, là sự hoà nhập của các linh hồn yếu ớt để tạo nên sức mạnh to lớn chiếu sáng, không tách khỏi hồn thiêng đất mẹ nơi nó khơi lên được. Như vậy có thể khẳng định rằng các nhân vật anh hùng, những con người đặc biệt đó đã được an táng ở một không gian linh thiêng, một không gian có linh hồn. Điều đáng chú ý ở đây là motif mối đùn lên thi thể các nhân vật được kể ở khá nhiều truyện. Theo truyền thuyết, thánh Tản Viên là một trong bốn vị thần (tứ bất tử) của dân tộc Việt Nam. Theo ngọc phả về tản Viên, ngày 14 tháng giêng âm lịch, không rõ năm nào, nhân một lần đi đánh giặc về, ngài đến vùng bãi sông Hồng khi trời oi bức, Sơn
Tinh dừng chân và chọn gò đất cao có bóng mát để nghi ngơi, chuẩn bị hành trình về núi, Ngài đã nhờ một người đàn bà gánh cho hai sọt nước để tắm. Sơn Tinh tắm xong chẳng thấy người đàn bà đâu, cùng quan quân người ngựa lướt nhẹ trên sông Hồng về núi Tản. Ngày hôm sau, người đàn bà ra chỗ Ngài tắm và lặng lẽ hoá thân ở đó. Ít ngày sau mối đùn phủ kín xác bà. Nhớ ơn bà, Sơn Tinh loan báo cho dân làng rước thi hài bà về mai táng và cho xây đền thờ. Ở Tuyên Quang có đền mẫu Ỷ La cũng có chuyện kể có liên quan đến môtíp mối đùn. Xưa có hai nàng công chúa con vua Hùng là Phương Dung và Ngọc Lân, một hôm xa giá đến bến sông Lô (thuộc thôn Hiệp Thuận) đỗ thuyền. Nửa đêm trời mưa to gió lớn, hai nàng đều hoá, nhân dân trong vùng lấy làm linh dị lập đền thờ… Đến triều nhà Nguyễn, nghe tin có một đảng loạn sắp tràn vào tỉnh lị, dân chúng đã vác tượng Mẫu chạy vào thôn Gốc đa xã Ỷ La. Họ vừa kịp giấu pho tượng vào trong rừng cây thì quân giặc tới, nhưng chúng không phát hiện ra. Sáng hôm sau, thay vào chỗ bức tượng một đông mối đùn lớn, dân làng cho đó là điềm báo ứng nên lập đền thờ thánh mẫu ngay trên mảnh đất đó. Đó chỉ là một trong số rất ít câu chuyện kể chuyện mối đùn lên thi thể người chết. Chính motif mối đùn đã tạo nên tính thiêng cho nhân vật người chết (hay dân gian hay dùng là ngài hoá). Mảnh đất nơi họ ngã xuống đã trở thành mảnh đất thiêng để người đời thờ cúng. Người anh hùng có sự phi thường ngay cả khi chết đi. Họ không cần ai phải đắp mộ