Những tín ngưỡng liên quan

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình (Trang 75)

6. Kết cấu

3.4.2. Những tín ngưỡng liên quan

Lễ hội và tín ngưỡng dân gian có quan hệ tương hỗ với nhau. Lễ hội chính là không gian xã hội, là môi trường sống của tín ngưỡng dân gian. Có thể nói lễ hội là hình thức tổ chức, còn biểu hiện của tín ngưỡng là nội dung hoạt động của lễ hội. Qua tiến trình của hội Trường Yên, chúng ta biết được hội Trường Yên là hội mùa xuân được lịch sử hoá. Tục lệ rước nước từ sông Hoàng Long về và diễn xướng dân gian “Rồng vàng chở Đinh Bộ Lĩnh qua sông” có lẽ bắt nguồn từ nghi lễ cầu nước của cư dân nông nghiệp. Các trò chơi như bịt mắt bắt dê, bắt chạch trong chum… có liên quan đến tín ngưỡng phồn thực. Các vật phẩm dâng lên vua Đinh kị không có món lòng lợn tiết canh được giải thích là do Đỗ Thích đã tẩm thuốc độc hại chết cha con vua Đinh có người cho rằng nó có thể là do bắt nguồn từ tục lệ cổ kiêng máu.

Lễ hội thường phải được tổ chức vào thời điểm mạnh trong đời sống cộng đồng. Nhân dân Trường Yên tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch và giải thích rằng đó là ngày vua Đinh lên ngôi hoàng đế và ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ vua Đinh. Nhưng thực ra những điều giải thích đó là không đúng với lịch sử. Sử cũ cho biết vua Đinh mất vào mùa đông thánh 10 âm lịch. Tục lệ của người Việt cổ là kỉ niệm ngày mất chứ không kỉ niệm ngày sinh, hoặc ngày lên chức lên ngội. Thực ra thì lễ hội tháng ba và tháng tám ở đền vua Đinh được tổ chức là có liên quan đến tín ngưỡng thờ nước của

cư dân nông nghiệp lúa nước. Nhiều học giả cho rằng hằng số văn hoá của người Việt chính là cây lúa nước, người nông dân và yếu tố xóm làng. Điều này chứng tỏ nước là khởi nguồn của sự sống, là yếu tố quan trọng đối với đời sống con người và nhất là cư dân nông nghiệp. Nói như thế không có nghĩa là cư dân du mục không cần tới nước, họ cũng cần tới nước cho gia súc và cho đồng cỏ tốt tươi. Nhưng cư dân lúa nước lại cần nước hơn cả. Chính vì vậy trong đời sống tâm linh của người Việt vô cùng phong phú với nhiều loại hình tín ngưỡng liên quan đến nguồn nước. Chính vì những lẽ trên mà chúng tôi cho rằng, lễ hội Trường Yên được tổ chức vào thời gian đó là có liên quan đến tín ngưỡng cầu nước. Lễ hội tháng 3 và tháng 8 ở đền vua Đinh phải chăng là biểu hiện của triết lí âm dương. Số lẻ 3 – tháng lẻ, tháng 3 mang tính dương mạnh. Đây là thời kì khô hanh, cây cối đang chờ cần mưa để đâm chồi nảy lộc. Tháng 8 – tháng chẵn, mang tính âm mạnh. Đây là thời kì mưa nhiều, cây cối bị úng lụt, do đó cần nắng, nước rút cho cây sống được. Thế nên có lẽ lễ hội tháng 3 và tháng 8 ở đền vua Đinh có liên quan đến nghi lễ cầu mưa và nghi lễ cầu tạnh của cư dân nông nghiệp. Rõ ràng lễ hội mùa xuân và mùa thu ở Trường Yên đã được lịch sử hoá, đồng hoá với lễ tưởng niệm vua Đinh.

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội Đinh Lê ở Ninh Bình (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)