Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
370,55 KB
Nội dung
1
Khảo sáttruyềnthuyếtvàlễhộiĐinhLêở
Ninh Bình
Giang Thị Thu Phương
Trường Đại học Khoa học Xã hộivà Nhân văn; Khoa Văn học
Chuyên ngành: Văn học dân gian; Mã số: 60. 22. 36
Người hướng dẫn: GS. TS Lê Chí Quế
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Khái quát về Triều đại Đinh - Lê trong lịch sử và trong truyềnthuyết dân gian.
Nghiên cứu và giải mã một số biểu tượng văn hoá trong truyềnthuyếtĐinh Lê. Nghiên
cứu về lễhộivà những tín ngưỡng gắn với truyềnthuyếtĐinh Lê.
Keywords. Văn hóa dân gian; Truyền thuyết; LễhộiĐinh Lê; Ninh Bình; Tín ngưỡng
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Triều ĐinhLê gắn với giai đoạn đặc biệt của lịch sử Việt Nam, giai đoạn của kỉ
nguyên độc lập, tự chủ và phục hưng dân tộc. Đây cũng là giai đoạn mà đặc điểm văn
hóa mang những nét đặc thù, cấu thành bản sắc chung của văn hóa nước Việt Nam ta
ngày nay. Tuy nhiên, các công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa giai
đoạn này, đặc biệt là văn hóa – văn học đang còn khá ít ỏi, sơ lược, nhiều vấn đề còn bỏ
ngỏ.
Luận văn này, ngoài việc góp phần hệ thống, tìm hiểu và cung cấp thêm một cái
nhìn về văn hóa, văn học thời ĐinhLê còn là dịp thể hiện niềm tự hào về quê hương của
tác giả luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Qua rất nhiều “thăng trầm” với nhiều ý kiến trái chiều của các giới nghiên cứu cũng
như người làm công tác sưu tầm, cuối cùng truyềnthuyết đã được coi là thể loại văn học
dân gian.
2.1. Lịch sử nghiên cứu truyềnthuyết nói chung
2.1.1. Giai đoạn trước CM Tháng Tám
Giai đoạn trước thế kỉ XVIII, XIX
Đánh dấu bằng việc ra đời hai tập sách là Việt điện U linh tập và Lĩnh Nam chích
quái. Đây là hai tập sách có ghi chép nhiều truyềnthuyết dân gian lại có thêm phần khảo
cứu và là hai công trình đầu tiên đã đặt nền móng nghiên cứu truyền thuyết.
Nửa đầu thế kỉ XX
2
Sang đến đầu thế kỉ XX, việc nghiên cứu truyềnthuyết vẫn không có nhiều chuyển
biến. Thuật ngữ truyềnthuyết vẫn chưa xuất hiện nhiều, cũng như việc phân loại các thể
loại văn học dân gian. Các công trình tiêu biểu như Truyện khôi hài (1882, Huỳnh Tịnh
Của), Truyện đời xưa (1886, Trương Vĩnh Kí), Truyện cổ nước Nam (1932 – 1934,
Nguyễn Văn Ngọc), Văn học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm, Việt Nam cổ văn
học sử của Nguyễn Đổng Chi. Đáng kể phải là bài viết của Đào Duy Anh trên Tạp chí Tri
Tân. Ông đã dùng thuật ngữ truyềnthuyếtvà trong khi phân tích các truyện đã đụng
chạm đến một vấn đề lí luận mấu chốt là mối quan hệ giữa yếu tố hoang đường và sự thật
lịch sử trong truyền thuyết.
2.1.2. Giai đoạn sau CM Tháng Tám
Những năm 50 của thế kỉ XX
Sau Cách mạng tháng 8, việc nghiên cứu văn học dân gian mới được đưa lên một
bước mới. Một loạt công trình nghiên cứu có tầm cỡ liên tiếp ra đời như: Lược khảo về
thần thoại Việt Nam (1950, Nguyễn Đổng Chi), Truyện cổ tích Việt Nam (1955, Vũ Ngọc
Phan), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (1958, Nguyễn Đổng Chi), Lược Thảo lịch sử
văn học Việt Nam (1957, Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Hồng Phong)… Đến đây, truyền
thuyết đã được công nhận về mặt thuật ngữ. Tuy nhiên hầu hết các tác giả chưa tách thể
loại truyềnthuyết ra một cách riêng biệt mà vẫn để chung trong kho tàng tự sự dân gian.
Với công trình Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam,
Nguyễn Đổng Chi đã có những kiến giải khá thuyết phục về việc đánh giá truyềnthuyết
là một thể loại văn học dân gian độc lập.
Những năm 60 của thế kỉ XX
Đây là khoảng thời gian mà vấn đề truyềnthuyết đã thu hút sự quan tâm đặc biệt
của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cuộc tranh luận “nảy lửa”, cũng như trong các
tuyển tập của một số nhà xuất bản. Những tranh luận giai đoạn này chủ yếu xoay quanh
việc định giá yếu tố sử trong truyền thuyết.
Những năm 70 của thế kỷ XX
Các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu sâu hơn về mặt thể loại của truyền
thuyết với những tác giả tiêu biểu như Đinh Gia khánh, Nguyễn Ngọc Côn, Tầm Vu,
Phan Trần, Kiều Thu Hoạch. Trong đó phải kể đến các công trình Truyềnthuyết anh
hùng trong thời kì phong kiến của Kiều Thu Hoạch, Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian
Việt Nam của Cao Huy Đỉnh.
Những năm 80 của thế kỷ XX
Các bài viết đăng trên Tạp chí văn học, Văn hoá dân gian, Văn hoá nghệ thuật,
Khảo cổ học… là chủ yếu. Có thể kể đến 4 bài của tác giả Bùi Quang Thanh trên Tạp chí
văn học và Tạp chí khảo cổ học. Các bài viết của tác giả này thiên về chú ý tích sử trong
các truyềnthuyết dân gian mà chưa chú ý đúng mức tới đặc trưng nghệ thuật của thể loại.
Do đó, về cơ bản việc nghiên cứu truyềnthuyết như là một thể loại văn học dân gian vẫn
chưa có những bước tiến đáng kể.
Những năm 90 của thế kỷ XX
3
Đây là giai đoạn đánh dấu sự buớc tiến của việc nghiên cứu truyềnthuyết dưới góc
độ bản chất thể loại. Các công trình tiêu biểu như Giông bão Loa thành của Đặng Văn
Lung, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam của trường Đại học Sư phạm và Đại học
Tổng hợp, Bàn thêm về thể loại truyềnthuyết của Chiêng Xom An
2.2. Những tư liệu liên quan đến thời ĐinhLê
Văn học: Số lượng tác giả viết về triều đại ĐinhLêvà hai vị vua đầu triều đó còn
khá ít ỏi. Các bài viết cũng chỉ mới tìm hiểu được một số phương diện nào đó chứ chưa
có các công trình chuyên sâu. Các tác giả thường chỉ giành một phần nhỏ trong cuốn sách
của mình để điểm qua về sự nghiệp, công trạng của hai vị vua này, hoặc có khi tìm hiểu
về kiến trúc hai khu đền Đinh Lê… Có thể kể đến một số tác giả như Nguyễn Thế Giang
với cuốn Kinh đô cũ Hoa Lư, Nguyễn văn Trò với cuốn Cố đô Hoa Lư, Di tích lịch sử về
hai triều Đinh – LêởNinh Bình, Lã Đăng Bật với Cố đô Hoa Lư, lịch sử và danh thắng
Viết nhiều và thực sự sâu sắc phải kể đến tác giả Trương Đình Tưởng với cuốn
Những nhân vật lịch sử thời Đinh – LêvàTruyềnthuyếtĐinh – Lê. Cuốn sách Truyền
thuyết ĐinhLê tập hợp được một số truyềnthuyết tiêu biểu về thời ĐinhLê được giới thiệu
trong tập Truyềnthuyết Hoa Lư của Trương Đình Tưởng vàLê Hải. Ngoài một số tác giả
là người Hoa Lư viết về quê hương mình, còn có một số tác giả khác như Đặng Xuân Bảng
trong Sử học bị khảo, Nguyễn Đăng Thục trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nguyễn Khắc
Thuần trong Việt sử giai thoại, Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu. Ngoài ra còn có các tư
liệu chính sử viết về Đinh Bộ Lĩnh, tiêu biểu như Cờ lau dựng nước, Trận chiến trong
thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Sử ca Đinh Bộ Lĩnh, Truyềnthuyết sông Hoàng
Long,Ttruyền thuyết con ngựa đá, Bóng cờ lau… Trong đó có tác phẩm đã được chuyển
thành phim như Trận chiến trong thung lũng, Hoàng đế cờ lau, Đinh Tiên Hoàng đế, hay
một số vở chèo như Nước mắt vua Đinh (Trần Đình Ngôn), vở cải lương Thái hậu Dương
Vân Nga. Đặc biệt vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga đã gây nên một chấn động lớn
trong đời sống những năm sau giải phóng khi nó gắn với sự kiện diễn viên Thanh Nga thủ
vai Thái Hậu Dương Vân Nga bị ám sát. Nhiều người cho rằng vụ ám sát này có liên quan
đến mưu đồ chính trị bởi vì vở cải lương đó đã dấy lên trong đông đảo quần chúng lòng
yêu nước, tự tôn dân tộc qua hành động chống Tống của cha ông ta từ xa xưa.
Nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Nhà xuất bản Giáo dục đã xuất
bản tập thơ Hoa Lư thi tập của tác giả Hoàng Quang Thuận. Toàn bộ tập thơ nói về cố đô
Hoa Lư với non nước hữu tình và những con người hào sảng. Đó là những bài thơ nhuốm
vị thiền, được minh họa bởi một chuỗi hình ảnh, sự kiện, tư tưởng, văn hóa qua các triều
đại Đinh – Lê - Lý. Trần Ninh Hổ có một loạt bài viết về văn hoá Đinh Lê, trong đó có bài
Đôi nét về văn hoá và giao lưu thời Đinh – tiền Lê – Lý. Theo ông cơ sở của tinh thần tự
chủ đó là bề dày văn hoá, văn hiến. Văn hóa, văn hiến quyết định sự bền vững, cao cả cho
tính cách, tâm hồn, tâm linh. Ông còn dẫn ra cuốn Kiến văn tạp lục của học giả Lê Quý
Đôn. Trong cuốn sách này, Lê Quý Đôn đã ghi lại những trang thơ đằm thắm của các thiền
sư Trung Hoa khi tiễn đưa các thiền sư Giao Châu rời Tràng An về nước.
4
Ngoài ra còn có một số bài viết về triều đại Đinh – tiền Lê như tác giả Lê văn Hảo
với bài Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê của văn hoá Hoa Lư (Nguồn:
http://chimviet.free.fr/dantochoc/vnvanhien/lvhs078.htm).
Trên website: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa_L%C6%B0 có bài viết Hoa Lư viết
một cách khá chi tiết về nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, kiến trúc thành Hoa Lư, thành
Tràng An, núi Mã Yên, núi Cột Cờ, sông Hoàng Long, cung điện Hoa Lư, văn hoá Hoa
Lư.
Các bài viết có liên quan đến kinh đô Hoa Lư và triều đại Đinh – tiền Lê khác có
thể kể đến như: Về Ðường Lâm thăm quê hương Ngô Quyền; Vị tổ Trung hưng thứ nhất
của dân tộ;, Về thăm Hoa Lư, kinh đô nước Ðại Cồ Việt thời Ðinh và thời Tiền Lê; Hội
Trường Yên vang bóng văn hóa; Văn học, tư tưởng và tôn giáo thời kỳ văn hóa Hoa Lư,
Vài nét về diện mạo văn học trung đại NinhBình của tác giả Bùi Ngọc Minh.
Từ tháng 10/2008-1/2011, tác giả Vân Giang có bài viết về Cố đô Hoa Lư khá
tường tận chi tiết như giới thiệu tổng quan, hành trình thăm viếng, các nhóm di tích (các
đình, đền, các chùa cổ, các lăng bia, các phủ miếu), dấu tích kinh thành (cung điện dưới
lòng đất, thành thiên tạo, đô thị cổ Hoa Lư). (Nguồn:
http://newvietart.com/index4.852.html).
Gần đây có một số cuốn sách của các nhà nghiên cứu lật lại vấn đề lịch sử, tỏ ý nghi
ngờ Đỗ Thích không phải là kẻ chủ mưu trong vụ sát hại cha con Đinh Tiên Hoàng năm
Kỉ Mão (tác giả Trần Xuân Sinh trong Việt sử kỉ yếu, Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị
khảo, Phan Duy Kha – Lã Duy Lan – Đinh Công Vĩ trong Nhìn lại lịch sử). Theo hướng
nhận định đó, các tác giả cho rằng Đỗ Thích chính là tay chân của Lê Hoàn, là con tốt mà
Lê Hoàn đã thí mạng trong ván cờ quyền lực của ông. Tác giả Trần Xuân Sinh đã đoán
định rằng Dương Thái Hậu, nếu không lấy áo long bào mặc cho Lê Hoàn thì bọn Phạm
Cự Lượng cũng cướp lấy mà dâng cho Hoàn và chính Thái hậu sẽ bị đuổi ra khỏi cung
khuyết. Theo ông thì Lê Hoàn đã sắp đặt việc thoán đoạt từ trước lâu rồi. Đi xa hơn nữa
tác giả còn nghi ngờ chính Lê Đại Hành đã sai người bắn lén giết chết Đinh Toàn nhân
trận đi đánh dẹp ở Cử Long – Thanh Hoá. Nhiều ý kiến nghi ngờ rằng, việc Dương Vân
Nga trao áo long bào cho Lê Hoàn là có tình ý riêng. Trong bài viết Người phụ nữ ba lần
là hoàng hậu và vụ án lịch sử: Ai giết vua Đinh?, Đinh Công Vĩ đặt khá nhiều giả thuyết
mới mẻ, bất ngờ. Theo ông chính tâm trạng hoang mang của Dương Thái Hậu sau vụ
Hạng Lang bị giết đã lọt vào tầm ngắm của Lê Hoàn. Giữa họ nhanh chóng tạo thành mối
liên hệ tự nhiên về quyền lợi chứ chưa phải chuyện tình ái. Lê Hoàn lại được quân sư
Hồng Hiến (nguời Trung Quốc) hiến mưu nên nhanh chóng có âm mưu thoán đoạt. Kết
quả: Cha con vua Đinh bị giết hại và nội nhân Đỗ Thích phải thịt nát xương tan và phải
hứng chịu trách nhiệm trước công khai và lịch sử. Dương Vân Nga lúc đầu mới chỉ nghĩ
đến việc nhờ tay quan thập đạo để bảo vệ và mang lại ngai vàng cho con trai mình.
Công trình. Các đền thờ Đinh Bộ Lĩnh có ở nhiều vùng miền khác nhau. Nổi bật nhất
phải kể đến NinhBình với 16 đền thờ và nhiều nơi phối thờ - đều nằm ở phía Bắc của tỉnh
(trong khi các đền thờ Lê Đại Hành lại nằm ở nửa phía Nam tỉnh). Các đền, đình này gồm:
Đền vua Đinh Tiên Hoàng, đình Yên Trạch, đình Yên Thành, ở khu di tích cố đô Hoa Lư,
xã Trường Yên; đình Trung Trữ xã Ninh Giang; đền thờ Đinh Bộ Lĩnh ở xã Gia Phương;
5
đình Viến và đền Thung Lau ở động Hoa Lư, đình Kính Chúc ở xã Gia Phú huyện Gia
Viễn; các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thuỷ và các đình thôn
Lược, thôn Me ở xã Sơn Lai huyện Nho Quan.
Tượng vua Đinhvà vua Lê được thờ ở rất nhiều nơi trong cả nước như Ninh Bình,
Nam Định, Hà Nam, Thành phố Hồ Chí Minh
Các vị quan trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng được thờ chung ở rất nhiều nơi,
qua đó thấy được sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành cho vị vua này. Đó là
các di tích: phủ Khống ở Tràng An (Ninh Bình), đình làng Kim Sơn (Gia Lâm, Hà Nội),
đình làng Đại Vị, xã Đại Hồng (Tiên Du, Bắc Ninh), đình làng Mai Động
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là khảosáttruyềnthuyếtĐinhLêởNinhBình
cả ở mặt lịch sử, truyền thuyết, trong các tín ngưỡng, sinh hoạt văn hoá văn nghệ…
Trong quá trình viết luận văn này, chúng tôi có tham khảo tư liệu của một số sách
sử học như Đại Việt sử kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Việt sử lược, Việt
Nam sử lược
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng chủ yếu các phương pháp như phân tích tổng hợp tư liệu
(gồm cả tư liệu lịch sử, tư liệu văn học, những tài liệu chưa xuất bản, những lời truyền
miệng ở địa phương…) và phương pháp điền dã, thực địa, ghi chép, quay phim, chụp
ảnh, phỏng vấn…
5. Đóng góp của luận văn
Cố gắng nhìn nhận được mối quan hệ gắn bó mật thiết hữu cơ giữa truyềnthuyết –
lịch sử - lễ hội. Các anh hùng không chỉ sống trong những lời kể mà còn sống trong
những nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, những tập tục sinh động. Ngoài ra, luận văn
hi vọng sẽ góp thêm một số tư liệu bổ sung vào việc nghiên cứu truyềnthuyếtĐinhLêở
Ninh Bình.
6. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có ba chương:
Chương 1: Triều đại ĐinhLê trong lịch sử và trong truyềnthuyết dân gian.
Chương 2: Giải mã một số biểu tượng văn hoá trong truyềnthuyếtĐinh Lê.
Chương 3: Lễhộivà những tín ngưỡng gắn với truyềnthuyếtĐinh Lê.
Chương 1:
TRIỀU ĐẠI ĐINHLÊ TRONG LỊCH SỬ VÀ TRONG
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
1.1. Vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành trong lịch sử
Thế kỉ X đánh dấu một chuyển biến lớn lao về nhiều mặt, có ý nghĩa như bước
ngoặt của lịch sử dân tộc với trục trung tâm là chống Bắc thuộc, giành độc lập dân tộc,
chấm dứt họa mất nước kéo dài hơn nghìn năm và mở ra một thời kì phát triển độc lập
của đất nước. Thành tựu trọng đại của thế kỉ bản lề đó là sự thành lập và củng cố chính
quyền độc lập từ nền móng ban đầu của chính quyền họ Khúc, họ Dương đến vương triều
6
Ngô, Đinh, tiền Lê; trong đó nhân vật lịch sử Đinh Bộ Lĩnh vàLê Hoàn đã cắm được
những mốc son chói lọi.
Đinh Bộ Lĩnh là vị vua khai sáng đầu tiên của nước Việt Nam độc lập sau một ngàn
năm bị bọn phương Bắc đô hộ. Truyềnthuyết đã ngợi ca ông không chỉ ở những chiến công
hiển hách mà còn tô đậm tuổi thơ kỳ lạ, đầy tính huyền thoại của nhân vật này, đặc biệt là tố
chất thông minh, thủ lĩnh thông qua các tình tiết như bày trận giả, dựng cờ lau làm cờ Trong
cảnh cát cứ, loạn quân, Đinh Bộ Lĩnh đã vận dụng tài trí của mình và sức ủng hộ của chính
nghĩa, của nhân dân để chiến thắng, nhất thống toàn cõi và trị vì 12 năm.
Lê Hoàn cũng trưởng thành từ tuổi thơ khó khăn. Sau khi nhập quân, Lê Hoàn sớm
bộc lộ tư chất của một vị tướng tài ba và được Đinh Tiên Hoàng giao làm thập đạo tướng
quân. Mùa đông năm Kỷ mão (979), hai cha con vua Đinh đều bị Đỗ Thích sát hại, gây
nên sự nhiễu loạn về mặt chính thể. Các thế lực tranh quyền đoạt vị. Lúc này Lê Hoàn trở
thành điểm sáng để mọi người hướng về. Thái hậu Dương Vân Nga trước sự quy phục
của lòng người đã trao áo long bào cho Lê Hoàn và mời ông lên ngôi hoàng đế. Lê Hoàn
lên ngôi lấy hiệu là Thiên Phúc năm thứ nhất, giáng Đinh Toàn làm Vệ Vương (tháng 7
năm 980). Tháng 3 năm Tân tỵ (981) quân Tống tiến vào nước ta. Lê Hoàn đã lãnh đạo
quân dân Đại Cồ Việt phá quân Tống xâm lược, bằng sau đó trừng phạt quân Chiêm
Thành ở phía Nam. Năm nhâm ngọ (982) Lê Đại Hành thân chinh cầm quân đánh quân
Chiêm để phạt tội dám bắt giam hai sứ thần nước ta là Từ Mục và Ngô Tử Canh.
1.2. Thể loại truyềnthuyết dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu văn học dân
gian
Trong nghiên cứu văn học dân gian, đã diễn ra rất nhiều cuộc tranh luận về nội hàm,
ngoại diên của khái niệm và đặc trưng của truyền thuyết. Giữa rất nhiều bất đồng vẫn có
những mẫu số chung khi thừa nhận truyềnthuyết ôm chứa trong lòng nó cả yếu tố lịch sử
và yếu tố hư cấu thần kì. Các giáo sư đầu ngành nghiên cứu về văn học dân gian như Chu
Xuân Diên, Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc Khánh, Lê Chí Quế, Đỗ Bình Trị… đều có sự gặp
gỡ khi nhận định: truyềnthuyết có cái cốt lõi lịch sử (các sự kiện lịch sử, các nhân vật
lịch sử). Dù nhân vật và sự kiện lịch sử được bọc trong vòng hào quang lung linh ấy là
lịch sử xác thực song cũng không phải không có lí khi cho rằng có thể tìm thấy những giá
trị thông tin đằng sau quầng sáng vạn hoa ấy. Đúng như M.Gocki đã từng nói: “Từ thời
viễn cổ văn học dân gian luôn là người bạn đồng hành khăng khít và đặc thù của lịch
sử”.
Truyền thuyết hơn bất cứ thể loại nào khác, có một mối liên hệ sâu xa và bền chặt
đối với lịch sử. Tuy vậy vẫn phải khẳng định rằng truyềnthuyết không phải là những tài
liệu lịch sử: “Nó là những sáng tác nghệ thuật về đề tài lịch sử” [33, 60]. Lịch sử là “cái
lõi” chứ không phải “đường viền”. Tất nhiên đó là một thứ lịch sử được tái tạo chứ không
phải đơn thuần được tái hiện. Có thể thấy rằng những sự kiện và nhân vật được phản ánh
trong truyềnthuyết không phải là những sự thật lịch sử trần trụi mà còn bao hàm cả thái
độ và cách đánh giá của nhân dân đối với lịch sử. Vì vậy truyềnthuyết dân gian được coi
là một kho tàng vô giá đối với sử học. Nó có tác dụng bổ sung, đính chính, sàng lọc kiến
thức của chúng ta về lịch sử.
7
Truyền thuyếtĐinhLê thuộc kiểu “chùm truyền thuyết” nên nhân vật Đinh Bộ Lĩnh
và Lê Đại Hành được hiện lên ở nhiều câu chuyện mà trục trung tâm là sự kiện lịch sử
của triều đại. Với thái độ thành kính biết ơn và ngưỡng mộ, cuộc đời mà nhất là tuổi thơ,
gốc gác của Đinh Tiên Hoàng vàLê Đại Hành đã được thiêng hóa và biểu tượng hóa.
Đây là hai yếu tố khiến cho sự tách bạch đơn vị thời gian mang tính lịch sử này ra khỏi
lịch sử của dân tộc là rất khó và ngược lại, cũng nhờ đó mà lịch sử dân tộc đã in bóng vào
đơn vị thời gian ấy theo cách này hay cách nọ.
Truyền thuyếtĐinhLê xuất hiện sau khi sự kiện đã xảy ra rồi, vì vậy người kể có
độ lùi về thời gian để vừa kể vừa bình giá về các sự kiện về các nhân vật. Điều đó tạo nên
độ vênh giữa lịch sử vàtruyền thuyết. Sự thật lịch sử trong truyềnthuyết không phải là
được ghi chép một cách đầy đủ từng chi tiết như trong sử biên niên mà chỉ lựa chọn một
vài sự kiện lớn. Trong “rừng” sự kiện ấy có một hệ quy chiếu chung đó là các sự kiện ấy
đều gắn bó mật thiết với ba sự kiện trọng đại nhất: sự kiện Ngô Quyền chiến thắng quân
Nam Hán, sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thu non sông về một mối và sự kiện
Lê Hoàn chiến thắng quân Tống xâm lược, bảo vệ nền thái bình cho muôn dân.
Dõi theo các truyện trong truyềnthuyếtĐinh Lê, ta có thể hình dung được bối cảnh
lịch sử nước ta đầu thế kỉ X. Đó là không khí của một đất nước đầy hỗn loạn buổi đầu với
loạn 12 sứ quân nổi lên hùng cứ khắp nơi. Các hùng trưởng đã bị cuốn vào cuộc chiến
tranh huynh đệ tương tàn, nồi da nấu thịt. Giữa thời cuộc có nhiều hỗn loạn đó, Đinh Bộ
Lĩnh nổi lên như một vị anh hùng tài ba thao lược, là điểm quy tụ của lòng người muôn
nơi. Các trận giao chiến, tranh hùng giữa các sứ quân được thể hiện trong các truyền
thuyết khá sinh động và đầy đủ. Đó đều là những trận đánh có thật trong lịch sử và đã
được kể lại trong các truyện như: Quân Cổ Loa đánh thành Hoa Lư, Trần Đô Uý đại
tướng quân, Tuỳ Lộc Đại Vương, truyện vua bà Trâm Nhị, Long Kiều đại vương, Bạch
Hổ tướng quân…
Cùng với toạ tọa độ thời gian, tọa độ không gian cũng được xuất hiện khá nhiều
trong truyềnthuyếtĐinh Lê. Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá độ tin cậy của truyền
thuyết. Đó chính là căn cứ xác định địa bàn hoạt động của nghĩa quân Hoa Lư, những nơi
đã diễn ra những hướng tiến công, hành quân, vây hãm, hạ thủ của các sứ quân. Truyền
thuyết ĐinhLê không bó hẹp không gian chỉ là Hoa Lư mà đề cập đến hầu khắp các
chiến trường dẹp loạn trong cương vực nước ta hồi đó. Các địa danh như Tây Giang, Phù
Liệt, Đỗ Động Giang, Kinh Bắc, Đường Lâm, Phong Châu, Đằng Châu… được nhắc đến
xen kẽ với những câu chuyện kể về các trận đánh, vây hãm, thuyết hàng của nghĩa quân
Hoa Lư
Để tô đậm chân dung thực của Đinh Tiên Hoàng vàĐinh Bộ Lĩnh, truyềnthuyết đã
như một biên niên sử, tường minh về ngày tháng năm sinh, quê quán, đặc điểm nhân
dạng, hình hài, tính cách Ngoài ra truyềnthuyết còn sử dụng bút pháp tương phản để tô
đậm hai nhân vật này. Bên cạnh một Đinh Bộ Lĩnh dũng lược hơn người, một Lê Hoàn
tài ba mưu trí, một Đinh Điền – Nguyễn Bặc trung thành nghĩa khí, một Trần Lãm biết
nhìn xa trông rộng… thì người ta còn thấy các kiểu nghịch thần như tênn Ngô Nhật
Khánh kéo quân Chiêm vào xâm lược nước.
8
Tuy vậy cũng phải rằng, lắm khi nhân vật truyềnthuyết lại là sản phẩm của sự hư
cấu. Các nhân vật ấy được gắn với một môi trường lịch sử, một sự kiện lịch sử chẳng qua
là để củng cố niềm tin cho truyền thuyết. Trong truyềnthuyếtĐinhLê có nhiều nhân vật
không phải là nhân vật lịch sử như ba anh em họ Nguyễn ở Thạch Khê, ba anh em ở
Lộng Đình, Kinh Bắc, Võ Trung, Hoa Nương, Trần Mẫn Công Tuy vậy người đọc lại
có cảm giác đó là những nhân vật có thực vì các truyềnthuyết đã khéo lồng vào đó những
sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử (có quan hệ với các nhân vật được hư cấu vừa kể
trên) như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Đỗ Cảnh Thạc…
Đây chính là bút pháp hư cấu, khoa trương, phóng đại và các yếu tố hư ảo thần kì.
“Truyền thuyết là một thể loại trong thể loại hinh tự sự dân gian phản ánh những sự kiện
lịch sử và nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua sự hư cấu nghệ
thuật thần kì” [38, 49]. Nếu bóc đi các “lớp lang” khoa trương, phóng đại huyền ảo, thần
kì thì ta sẽ có cái cốt lõi lịch sử. Các sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử đều được nhân
dân “thiêng hoá”, “thần thánh hoá” cao độ. Tất cả các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
không phải chỉ được kể một cách thông thường mà nó luôn chứa cả thái độ, tình cảm của
quần chúng nhân dân. Do truyềnthuyết có độ lùi về lịch sử nên điều đó cũng chẳng có gì
là lạ.
Chương 2:
GIẢI MÃ MỘT SỐ MOTIF CƠ BẢN TRONG
TRUYỀN THUYẾTĐINHLÊ
2.1. Mã và mã văn hoá
Mã văn hoá là những tín hiệu, kí hiệu có tính thẩm mĩ, tính đại diện, trong nó biểu
hiện đặc điểm, giá trị văn hoá một cộng đồng. Mã văn hoá là sự kết tinh của các giá trị
văn hoá, là phần nổi trội nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định tương đối của cộng đồng. Nó
biểu hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hoá, chìm sâu bên trong là vô vàn lớp nghĩa luôn
đòi hỏi giải mã thì mới có thể hiểu được con người và cộng đồng nó.
2 2. Giải mã văn hoá những motif trong truyềnthuyếtĐinhLê
Mã văn hóa trong truyềnthuyếtĐinhLê thể hiện đậm nét ở việc sử dụng các motif.
2.2.1. Motif sinh nở thần kì
Sự ra đời của nhân vật cổ tích bó hẹp trong gia đình, là ao ước của một gia đình;
nhân vật ra đời thường mang đức tính tốt đẹp theo chuẩn của đạo đức, còn nhân vật
truyền thuyết ra đời là do yêu cầu của cộng đồng, là mong mỏi của cả cộng đồng. Đinh
Bộ Lĩnh không phải là con người thường bởi lẽ ông là con của con rái thần. Bà Đàm thị
trong một giấc ngủ như thôi miên đã bị rái cá hiếp, sau đó mang thai rồi sinh ra Bộ Lĩnh.
Theo bản thơ chép tay của cụ Nguyễn Văn Đào thì thực ra không phải Đinh Bộ Lĩnh là
con của rái thần mà chỉ vì Đinh Thúc Dự (chú của Đinh Bộ Lĩnh) muốn chiếm gia tài của
hai mẹ con bà Đàm thị nên mới thêu dệt ra câu chuyện bà Đàm thị bị rái cá hiếp và đẻ ra
thằng cu Rái.
Trong chính sử Đinh Bộ Lĩnh là con quan thứ sử Hoan Châu là Đinh Công Trứ. Thế
nhưng dân gian lại có một thứ sử của riêng mình. Chính niềm tôn vinh vị vua tài ba đó đã
9
quyết định chất “sử” trong truyền thuyết. Nó Sở dĩ dân gian phủ sự huyền bí khác thường
cho nguồn gốc ra đời của Đinh Bộ Lĩnh bởi dân gian quan niệm ông dũng lược hơn
người nên muốn tạo ra sự khác lạ khác người như thế. Ông phải thuộc về một thế giới
khác – thế giới tâm linh.
Sự giao hợp giữa con người với tự nhiên còn bắt gặp ở sự ra đời của Lưu Cơ (trong
truyện Tuỳ Lộc đại vương). Đứa trẻ ra đời có khi chỉ cần có một luồng hào quang đỏ rực,
lao thẳng xuống lòng bà mẹ, bà mẹ cảm động sau đó có mang. Ta có cảm giác ở những
truyện kiểu ra đời như thế, khoảng cách giữa thần thoại vàtruyềnthuyết không cách nhau
là mấy. Các biểu hiện phong phú này chắc có liên quan đến tín ngưỡng vật linh thời cổ,
không loại trừ ảnh hưởng của tô tem giáo và cả những tôn giáo xuất hiện muộn sau này.
Nhưng rộng hơn ý nghĩa bái vật giáo còn cho thấy một cái nhìn nghệ thuật của tác giả
truyền thuyết trong quan niệm của họ, người anh hùng có xác thân lịch sử kia phải mang
bản chất tự nhiên với sức mạnh bí ẩn không giới hạn. Những nhận định trên đây đã lí giải
cho sự ra đời kì lạ của Đinh Bộ Lĩnh.
2.2.2.Motif giấc mơ, điềm báo
Motif này được sử dụng để khẳng định sự xuất hiện của người anh hùng mà cả dân
tộc đang đợi và kì vọng. Motif giấc mơ được sử dụng khá rộng rãi trong truyền thuyết,
chẳng hạn nó hay xuất hiện trước một trận chiến đấu gay go chống giặc ngoại xâm, khi
ốm đau, dịch bệnh, khi gặp hạn hán cầu mưa. Giấc mộng báo hiệu người tài lặp lại rất
nhiều trong TruyềnthuyếtĐinh Lê, như báo cho Trần Minh Công biết sự xuất hiện của
nhân vật tài năng là Đinh Bộ Lĩnh, báo cho Phạm Bạch Hổ biết nên quy thuận vua Đinh
vì Đinh Bộ Lĩnh chính là tướng tài đã được trao thiên mệnh. Hoặc có khi đó lại là những
giấc mộng báo các vị tướng tài sẽ trợ giúp cho Đinh Bộ Lĩnh lập nên nghiệp lớn như: Ba
vị tướng tài ở Thạch Khê, ba vị tướng quân ở Lộng Đình – Kinh Bắc, ở trang Phúc Sai…
Những đứa con tài giỏi thường ra đời có thể gắn với giấc mộng liên hoa (cha lỗ đó
mẹ lá chùa), mơ thấy đức Phật sai các hài đồng làm con (Ba vị tướng quân ở Lộng Đình
Kinh Bắc, Lưu Lang đại vương), mơ thấy một con kì lân từ trên trời giáng xuống bụng bà
mẹ (Đông Thành đại vương), mơ thấy bà già trao cho một bông sen mà trong bông sen có
một đứa trẻ (Vua bà Trâm Nhị), mơ thấy có con ba con rồng vàng từ trên trời chui vào
miệng bà mẹ (Ba tướng quân mang lốt rồng), mơ thấy có con hổ trắng tự xưng là thiên
tướng nhà trời, nhận làm con (Bạch Hổ tướng quân). Ngoài ra, mô típ giấc mơ còn mang
ý nghĩa điềm báo như trong Hai con rồng tranh nhau mặt trời. Chuyện Long Đĩnh giết
chết Long Việt để cướp ngôi mãi sau này mới xảy ra nhưng nó đã được báo trước trong
giấc mơ của bà Huyền Nữ, ngay cả khi bà chưa sinh hai vương tử này.
Trong motif này, các bà mẹ thường mang thai rất lâu, vượt quá mức thời gian mang
thai thông thường (trong dân gian gọi hiện tượng này là “chửa trâu”). Chẳng hạn bà mẹ
Đinh Bộ Lĩnh mang thai đã hơn một năm mà vẫn chưa sinh, bà mẹ Võ Trung thì có thai
mười ba tháng, hoàng hậu Đặng thị mang thai công chúa Liên Hoa mười bốn tháng…
Các nhân vật được sinh nở kì lạ như thế, nếu là con trai sẽ có tướng mạo khôi ngô tuấn
tú, thông minh tài giỏi; nếu là con gái thì xinh đẹp hơn người “mắt phượng mày ngài”.
Như vậy từ khi mới ra đời, những đấng, những bậc đó đã lộ rõ cái phong thái, cái tư chất
10
hơn người. Ở một số truyện, hiện tượng bà mẹ mang thai quá lâu trong khi chồng đã mất
khiến bà mẹ lâm vào cảnh bị người đời đàm tiếu xua đuổi (mẹ vua Đinh, mẹ vua Lê) vì
cho rằng hoang thai. Hiện tượng này có thể giúp ta nhận ra được xã hội trong “thần
thoại” và “truyền thuyết” đã có những nét dị biệt và thay đổi như thế nào. Ở các truyện
truyền thuyết, xã hội vẫn đang ở chế độ mẫu hệ. Nhưng càng về sau, vai trò của người
phụ nữ giảm đi, ý niệm “con hoang” xuất hiện. Xã hội không công nhận hiện tượng con
đẻ ra không có bố nữa nên người mẹ mới bị dân làng xua đuổi, xa lánh. Như vậy truyền
thuyết còn có thể cung cấp cho ta thấy phần nào đó bức tranh xã hội, lịch sử với các quan
niệm, phong tục, tín ngưỡng, các thiết chế… thuở xưa.
Gắn với sự ra đời của những đứa trẻ mang vóc dáng thần tiên, anh hùng là sự thay
đổi kỳ lạ của đất trời, cảnh vật. Đinh Bộ Lĩnh sinh ra trong khoảnh khắc: “Hôm ấy trời
đang nắng chang chang, bỗng sấm chớp nổi lên ầm ầm, mây đen vần vũ”. Khi Đàm thị
sinh nở, những nguời vào động lễ sơn thần thấy trên các cây sen núi, lá nào cũng có vệt
sên bò thành chữ “Thiên tử”. Tương tự, Lê Hoàn sinh ra trong cảnh “mây ngũ sắc bay
đến che phủ, chim bay về đỗ kín cành đa, hươu trong rừng ra cho cậu bú”. Theo truyền
thuyết kể lại thì Lê Hoàn ngay từ khi mới sinh ra đã có hai con hổ nằm phủ phục canh
chừng. Có lẽ bởi ông có mệnh vương nên đã được bảo trợ từ bé, ngay cả khi còn ở trong
bụng mẹ. Bà Đặng thị vì bị xóm làng dị nghị cười chê là hoang thai nên uất ức nhảy
xuống sông tự tử. Nhưng lạ thay: “bà có biết bơi đâu mà người cứ nổi lên, nước suối lại
rẽ ra, rồi như có bàn tay vô hình nâng lên bờ, quần áo vẫn khô nguyên”. Như vậy vì đứa
con trong bụng bà có mệnh thiên tử nên dẫu bà có muốn chết cũng chẳng thể chết được.
Không chỉ vì Đinh Bộ Lĩnh vàLê Hoàn là những người đã được trao thiên mệnh, mới có
hiện tượng khi sinh ra cảnh vật, đất trời thay đổi như thế
Motif chiêm mộng – điềm báo trong truyềnthuyết thể hiện trạng thái văn hoá thâm
nhập vào tâm lí và tâm lí ăn sâu vào văn hoá. Nó là cánh cửa để mở vào thế giới của
những giá trị truyền thống của kí ức cộng đồng lắm khi khuất lấp và ẩn tàng dưới vô vàn
biểu tượng cần phải giải mã. Có thể tìm thấy trong các giấc mơ – điềm báo rất nhiều ảnh
hưởng của Phật giáo như biểu tượng hoa sen được lặp lại rất nhiều, hay hình ảnh đứa trẻ
là con cầu tự, do đức Phật sai xuống đầu thai hoặc có khi là ảnh hưởng của lí số như kiểu
xem tướng đoán vận mệnh, hay có khi là quan niệm chọn được đất quý táng mộ thì sẽ
sinh được khanh tướng công hầu. Sự ra đời kì lạ của các nhân vật là sự cần thiết để miêu
tả chiến công phi thường mà người anh hùng đã tạo ra trong cuộc đời đầy hiển hách của
mình.
2.2.3.Motif lập chiến công phi thường
Đây là một motif điển hình của truyềnthuyết dân gian. Không có truyềnthuyết nào
không mô tả chiến công phi thường của những anh hùng và những motif khác nếu có thì
cũng đóng vai trò là sự chuẩn bị hoặc nhấn mạnh cho motif này. Như vậy chiến công phi
thường là motif trung tâm của thể loại truyềnthuyết anh hùng chống xâm lược, bởi miêu
tả chiến công của người anh hùng là lí do tồn tại của truyềnthuyết dân gian. Motif này
trình bày ở hai dạng biểu hiện là sức mạnh tự thân của nhân vật và sự phù trợ của các vật
thiêng, phép lạ.
[...]... nước và nghi lễ cầu mưa trong lễ hội, tín ngưỡng phồn thực, lễ đánh thức đất 3.3.2.1.Tín ngưỡng sùng nướcvà nghi lễ cầu mưa Đó là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng gắn liền với đời sống tinh thần của người làm nông nghiệp nên lễhộiĐinhLê ngoài tôn vinh các anh hùng lịch sử, nó còn là lễhội của nền văn minh nông nghiệp, của những lễ nghi và tín ngưỡng nông nghiệp Lễ rước nước ở sông Hoàng Long và. .. với truyềnthuyếtĐinhLê 3.1 Khái niệm lễhộiLễhội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian phổ biến ở nước ta Nó ra đời từ rất sớm và tồn tại phát triển qua nhiều thời đại Lễhội là một phương thức trình diễn của cộng đồng Nó có tính nguyên hợp và diễn ra trong không gian, thời gian nhất định Đúng như tên gọi của nó, lễhội được cấu thành từ hai yếu tố là lễvàhội 3.2 Lễhội Trường Yên Trường... bao gồm các nghi lễ, hội hè, các tập tục lâu đời…, trong đó truyềnthuyết đóng vai trò làm lời minh giải cho các hình thức sinh hoạt văn hoá Ngược lại, các hình thức sinh hoạt văn hoá lại minh chứng cho tính thực tại của truyềnthuyết dân gian TruyềnthuyếtĐinhLê cũng như các truyền thuyết khác mang trong lòng nó hai đặc trưng cơ bản của thể loại truyềnthuyết là yếu tố lịch sử và hư cấu Tuy vậy... thư, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 30 Hoàng Lương (2002), Lễhộitruyền thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 31 Lê Văn Kỳ (1997), Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt vàhộilễ các anh hùng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 32 Lịch sử Việt Nam tập 1 (1971), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 33 Nguyễn Thị Nguyệt ( 2010), Khảo sátvà so sánh một số motif truyện... sông thiêng đổ vào bình sứ để rước về đền vua Đinh làm lễ dâng hương Sau khi các trinh nữ múc nước đổ vào bình sứ xong, vị chủ tế đốt tờ sớ văn thả xuống dòng sông Tiếng trống chiêng âm vang giòn giã, nhạc tấu rộn ràng, đoàn rước lên bờ chở về đền thờ vua Đinh theo thứ tự lúc khởi hành Tục rước nước ởlễhội Trường Yên là một dấu ấn rõ nét của tập quán cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và cũng là một... và tín ngưỡng nông nghiệp Lễ rước nước ở sông Hoàng Long vàhội đua thuyền là minh chứng sinh động cho điều đó Trong lễhộiĐinh Lê, tín ngưỡng sùng nước và nghi lễ cầu nước thể hiện đầu tiên ở nghi lễ rước nước Trong lễ rước nước hình ảnh rồng vàng không chỉ gắn với huyền tích đã cứu Đinh Bộ Lĩnh thoát khỏi lửa hận của người chú mà rồng vàng còn biểu tượng cho môi trường sông nước, phổ biến hơn trong... thống, thể hiện ở sự ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống đã qua Thông qua lễhộitruyền thống, cộng đồng địa phương thể hiện những khát khao, những ước mơ; thắp lên niềm tin cuộc đời, yêu chân lí, trọng cái thiện Không thể phủ nhận được nhu cầu hưởng thụ và giải trí của người dân thông qua lễhội Tại đây, con người được hoà nhập, “hoá thân” đóng một vai trong hội hay “nhập thân” vào một trò chơi... LễhộiĐinhLê là một lễhội lớn, có ý nghĩa lịch sử quan trọng, luôn tồn tại trong sự ngưỡng mộ thành kính của nhân dân Với khách nước ngoài, sự trỗi dậy của lễhội dân gian trong những năm gần đây tạo nên sức thu hút, độ hấp dẫn đặc biệt Nhu cầu du lịch của nguời dân là rất lớn, đặc biệt là nhu cầu tham gia lễhội Nếu biết khai thác thế mạnh này, chắc chắn ngành du lịch tỉnh NinhBình sẽ thêm cơ hội. .. quan ngoại giáp Đinh Điền, có truyền thuyết thì kể ông là con nuôi của Đinh Công Trứ - thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh nhưng cũng có truyền thuyết kể ông chỉ là người cùng làng với Đinh Bộ Lĩnh Motif hoá thân còn thể hiện quan niệm của dân gian về sự tồn tại bất tử của các vị anh hùng dân tộc Sự tồn tại đó có thể thể hiện ở sự trở về thế giới siêu nhiên Sự trở về này bao hàm ý nghĩa hoá thân vào hồn thiêng... Nét đặc sắc kì diệu của lễ tục này được diễn ra trong không gian đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng trên đất cố đô và bến sông Hoàng Long - nơi lưu truyền huyền tích rồng vàng cứu vua thoát khỏi lưỡi gươm giận dữ của ông chú ruột thuở sinh thời 3.2.1.2.Tế cửu khúc Đây là phần lễ tưởng nhớ lúc sinh thời vua Đinh thích nghe ca hát Nhân dân đã cho làm 9 khúc ca để tế lễ trong những ngày mở hội cờ lau Ban tế có . trong truyền thuyết Đinh Lê. Nghiên
cứu về lễ hội và những tín ngưỡng gắn với truyền thuyết Đinh Lê.
Keywords. Văn hóa dân gian; Truyền thuyết; Lễ hội Đinh. lịch sử thời Đinh – Lê và Truyền thuyết Đinh – Lê. Cuốn sách Truyền
thuyết Đinh Lê tập hợp được một số truyền thuyết tiêu biểu về thời Đinh Lê được giới