1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ dân ở xã hòa bình thạnh huyện châu thành an giang

26 3,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 436 KB

Nội dung

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Lý do chọn đề tài

Huyện Châu Thành được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành thành 2huyện Châu Thành và Thoại Sơn theo Quyết định số 300/CP ngày 23/8/1979 của Hộiđồng Chính phủ ( nay là Chính phủ ), về việc điều chỉnh địa giới hành chính một sốhuyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang

Do đây là huyện thuần nông, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnhnhưng nhu cầu vốn cho sản xuất lại rất hạn chế ,nhất là trong thời điểm hiện nay , sảnxuất nông nghiệp đang phải đối phó với hạn hán bất luận người dân ở đây có đất haykhông đều có nhu cầu vay vốn để có tiền mua giống cây trồng , phân bón , thuốc trừ sâu

và không kém phần quan trọng là chi tiêu cho tiêu dùng và đây cũng chính là nguyênnhân cho việc phát triển của nguồn tín dụng “đen” đã phải khiến người nông dân phảitrắng tay sau vụ mùa Xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành là một điển hình chovùng đất với truyền thống nông nghiệp từ lâu đời và là một xã thuộc vùng sâu, vùng xanên việc tiếp cận với nguồn tín dụng vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ

Do đó việc cần nguồn tín dụng ngắn hạn để đầu tư sản xuất hay tiêu dùng cho đầu

vụ là rất cần thiết ở nơi đây Đề tài: “Khảo sát nhu cầu tín dụng của người dân nôngthôn tại xã Hòa Bình Thạnh,huyện ChâuThành tỉnh An Giang” được thực hiện nhằmmục đích tìm hiểu nhu cầu vay vốn của người dân để tạo điều kiện cho cộng đồng nơiđây tiếp cận với tín dụng góp phần cung cấp thêm nguồn vốn cho họ thực hiện mục tiêucải thiện cuộc sống

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

 Tìm hiểu nhu cầu của người dân về vay vốn

 Khảo sát những nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của các hộ dân

1.3 phương pháp nghiên cứu:

Nguồn dữ liệu cho đề tài

 Dữ liệu thứ cấp:Tham khảo nguồn thông tin từ sách, báo, internet v.v

 Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua thảo luận tay đôi, và bảng câu hỏi chính thứcvới các hộ dân về nhu cầu vay vốn

Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua hai bước:

 Nghiên cứu sơ bộ: Là giai đoạn được tiến hành với nghiên cứu định tính,trao đổi trực tiếp với đối tượng nhằm phụ vụ cho việc hiệu chỉnh bảng phát thảocâu hỏi nghiên cứu sao cho hoàn thiện

 Nghiên cứu chính thức: Là bước thứ hai trong nghiên cứu cũng là giaiđoạn nghiên cứu định lượng, thực hiện thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi chínhthức, và dùng phần mềm excel để xử lý dữ liệu đã thu thập được Sau khi xử lý sốliệu đã thu thập thì tiến hành phân tích thống kê mô tả về nhu cầu vay vốn nơi đây

Trang 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu

 Không gian : Khu vực xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành tỉnh An Giang

 Thời gian :Từ tháng đầu 2 đến tháng giữa tháng 5 năm 2010

 Đối tượng : 50 hộ dân ở xã Bình Thạnh

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu :

 Khảo sát nhu cầu tín dụng của người dân xã Hòa Bình thạnh huyện Châu Thànhtỉnh An Giang nhằm tạo điều kiện để tín dụng về địa phương, giúp người dân cóthêm nguồn vốn tài chính để đầu tư phát triển nâng cao đời sống cộng đồng nơiđây

 Giúp cho ngân hàng biết rõ nhu cầu tín dụng của các hộ dân ở đây để từ cóchính sách cho vay đối với các hộ nông dân, thời hạn cho vay là bao lâu là tốtcho hộ dân nơi đây đồng thời vẫn đảm bảo được lợi nhuận mà ngân hàng sẽ đạtđược

Trang 3

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Lý thuyết cơ bản

Để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu đã giới thiệu ở chương 1, ta cần tìm hiểu rõmột số khái niệm sau :

2.1.1 Nhu cầu(Need) : Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm

nhận được Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp Nó bao gồm cả những nhucầu sinh lý cơ bản ăn mặc, ở, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội, về sựthân thiết gần gũi, cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình Những nhu cầu này được tạo nên là do những phần cấu thành nguyên thủy của bản tínhcon nguời

Nếu nhu cầu không được thõa mãn thì con nguời sẽ cảm thấy khổ sở bất hạnh

Và nếu nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn đối với con người thì nó càng khổ sở

Nhu cầu của con người của con nguời được xếp theo thứ bậc trong mô hinh thứ bậc củaMaslow

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu an tòan Nhu cầu xã hội Nhu cầu được tôn trọng , được công nhận Nhu cầu

tự hòan thiện

Sơ đồ thứ bậc của Maslow

Trang 4

2.1.2 Mong muốn(Wants): Là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả

mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó Một người Mỹ có nhu cầu thức ăn và mong muốn

có có món hamburger, có nhu cầu về quần áo và mong muốn có bộ đồ Pierrre Cardin,

có nhu cầu về sự quý trọng và muốn có một chiếc xe Mercedes Trong một xã hội khácthì những nhu cầu này lại được thoả mãn theo một cách khác: Những người thổ dân Úcthoả mãn cơn đói của mình bằng chim cánh cụt; Nhu cầu về quần áo bằng mảnh khố;

Sự quý trọng bằng một chuỗi vòng vỏ ốc để đeo cổ Mặc dù nhu cầu của con người thì

ít, nhưng mong muốn của họ thì nhiều

Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi cáclực lượng và định chế xã hội, như nhà thờ, trường học, gia đình và các công ty kinhdoanh

2.1.3 Yêu cầu(Damand): Là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được

hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng Mong muốn trở thành yêu cầukhi có sức mua hỗ trợ Nhiều người mong muốn có một chiếc xe Mercedes, nhưng chỉ

có một số ít người có khả năng và sẵn sàng mua kiểu xe đó Vì thế công ty không nhữngphải định lượng xem có bao nhiêu người mong muốn có sản phẩm của mình, mà điềuquan trọng hơn là phải định lượng xem có bao nhiêu người thực sự sẵn sàng và có khảnăng mua nó

2.2 khái niệm liên quan

2.2.1 Khái niệm tín dụng.

Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệkinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nềnkinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn

2.2.2 Mục đích sử dụng vốn.

 Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa:Là loại tín dụng dành cho cácdoanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hànghóa và lưu thông hàng hóa

 Tín dụng tiêu dùng:Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ,…Tín dụng tiêu dùng đượcthể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụngbằng tiền thường do các ngân hàng, quỹ tiết kiệm, Hợptác xã tín dụng vàcác tổ chức tín dụng khác cung cấp Bên cạnh hình thức tín dụng bằngtiền còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán hàngtrả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện

2.2.3 Vai trò của tín dụng.

Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.

Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân

phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho

Trang 5

Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kíchthích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưuđộng và vốn cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viên hàng hóa đi vào sảnxuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào trong quá trình sản xuất.

Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cânđối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn, thông qua đầu tư tín dụnggóp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Mặt khácthông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý thúcđẩy quá trình tăng trưởng kinh tế,đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội

Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi,

mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quanNhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nềnkinh tế phát triển

Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.

Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cầnthiết cho xã hội đang trong quá trình công nghiệp hóa và là ngành chịu ảnh hưởng nhiềunhất trong điều kiện nước ta hiện nay, trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tậptrung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hộiđồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác

Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tếmũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khácphát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí

2.2.4 Các phương thức cho vay.

Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng

Trang 6

Cho vay trả góp: Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa

thuận số lãi tiềnvay phải trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợtheo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉthuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi

Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chúc tín dụng cam kết

đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tíndụng nhất định Tổ chức tín dụng vàkhách hàng thỏa thuận thời hạn hiệulực của hạn mức tín dụng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng

Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ

chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trongphạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ vàrút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lýcủa tổ chức tín dụng

Các phương thức cho vay khác phù hợp qui định của nhà nước.

2.3.Mô hình nghiên cứu

Nhân tố tác động đến

mức cầu vốn( tiêu dùng ,

mua sắm,phục vụ sản

xuất, đi lại học hành…)

Phương thức thanh tóan

Sự đa dạng về hình thức

cho vay

Nhu cầu vay vốn

Đề xuất, kiến nghị ngân hàng tín dụng, nhà nước

Mô hình nghiên cứu

Trang 7

Môn hình được xây dựng trên 3 nhân tố chính :

 Một là những nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn như thu nhập , lãi suất chovay và một số nhân tố khác

 Hai là sự đa dạng về hình thức cho vay của các ngân hàng như cho vay theo mùa

vụ , vay theo năm ,vay trả góp

 Ba là phương thức thanh tóan có thể thương lựợng tùy theo khả năng chi trả củamõi hộ khác nhau như trả lãi định kỳ , lãi sau , lãi trước , thanh tóan từng lần ,một lần vào đáo hạn…

Từ đó hình thành nên nhu cầu về tín dụng của hộ dân ở xã Hòa Bình Thạnh

 Qua khảo sát thực tế sau đó phân tích cho ra kết luận về nhu cầu vay vốn nơi đây

 Từ những kết quả có được sẽ kiến nghị nhà nước , ngân hàng tín có nhữngchính sách nào cho phù hợp với hộ gia đình nơi đây

Trang 8

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Vấn đề nghiên cứu

Soạn thảo bản câu hỏi nghiên cứu sơ bộ

Trang 9

3.2 Thiết kế nghiên cứu:

Để dễ dàng hơn cho việc theo dõi đề tài nghiên cứu ta cần có phần thiết kếnghiên cứu trong phần này Tôi sẽ trình bày các bước thu thập dữ liệu về mức cầu vayvốn của hộ dân ở xã Bình Thạnh huyên Châu Thành

3.3 Nguồn số liệu

Có 2 nguồn số liệu chủ yếu:

Số liệu thứ cấp:.Thu thập dữ liệu từ sách báo , sách thống kê huyện châu

thành, tham khảo tạp chí chuyên ngành, từ internet

Số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn

trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua những bảng câu hỏi được thiếtlập sẵn

Hình 3.3.1: Bảng số liệu sơ cấpĐối tượng Số lượng Thông tin cần thu thập

Hộ dân ở xã

Hòa Bình

Thạnh

50

 Các yếu tố ảnh hửởng đến nhu cầu vay vốn

 Mục đích sử dụng vốn của các hộ dân nơi đây

 Mong muốn của các hộ dân về hình thức cho vay

3.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu được tiến hành thông qua 2 bước:

Nghiên cứu sơ bộ: Giai đoạn được tiến hành với nghiên cứu định tính Giai

đoạn này được thực hiện thông qua kỷ thuật phỏng vấn thử gồm mười hộ dân(n

= 10) bằng những bản câu hỏi phát thảo được thiết lập trước liên quan đến nhucầu vay vốn và sẽ được gửi trực tiếp đến từng hộ dân Sau đó những bản câu hỏiphát thảo sẽ được thu lại và những ý kiến trả lời trên bản câu hỏi được ghi nhậnlại làm cơ sở cho công việc hiệu chỉnh lại thành bản hỏi chính thức và hiệuchỉnh thang đo sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định

lượng Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh với sốlượng hộ dân là 50 Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến từng khóm ấp trong XãHòa Bình Thạnh huyện Châu Thành , các hộ dân nhận bản hỏi một cách ngẫunhiên Những bản câu hỏi sau khi được thu lại, thì các ý kiến trả lời trên bảngcâu hỏi sẽ được phân loại, mã hóa, làm sạch và bước tiếp theo là dùng phầnmềm execel hỗ trợ cho tiến trình xử lý và phân tích số liệu

Trang 10

Hình 3.3.2: Tiến độ các bước nghiên cứu

Bước Dạng Phương pháp Kỷ thuật Thời gian

3.5 Phương pháp phân tích số liệu:

Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhu cầu của hộ dân trong việc vay vốn, nênphương pháp phân tích chủ yếu trong đề tài nghiên cứu là thống kê mô tả nhằm phảnánh những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu, sự cần thiết của nguồn vốn

Thang đo: Thang đo sử dụng trong nghiên cứu gồm thang đo nhị phân, thang đo likert, thang đo định danh mức độ, thang đo khoảng

Thang đo nhị phân (Dichotomuos Scale): dùng cho câu hỏi chỉ có một trong 2 lựa

câu 13:Anh/Chị hài lòng với mức lãi suất hiện tại không?

 a Hài lòng  b Rất không hài lòng

 c.Trung hòa  c Không hài lòng

 e Rất không hài lòng

Thang đo khoảng (Interval scale): cụ thể

Câu 6: Số lượng tiền vay mà anh/Chị mong muốn được đáp ứng?

 a 5-10 triệu  b 10-15triệu

 c 15-20 triệu  c Trên 20 triệu

3.6 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: 50 hộ dân trong tòan xã Hòa Bình Thạnh –Châu Thành –An Giang

Trang 11

Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu của đề tài là chọn mẫu xác xuất

cụ thể là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng phi tỷ lệ theo tiêu thức từng khóm ấp.Phân bổ theo tỷ lệ phần trăm trong tổng số mẫu chính thức 50 hộ dân

Hình 3.4: Khung chọn mẫu

Xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành

Ấp Thành Hòa thạnh Hòa Thịnh Hòa Hưng Hòa Thuận Hoà Hòa

Trang 12

Biểu đồ 4.1.1 Thể hiện nghề nghiệp của các hộ dân

nghề nghiệp khác nghề nghiệp

nghề nghiệp khác CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua thời gian khảo sát thực tế ở xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành tỉnh

An Giang thu về kết quả đã được phân tích sẽ được trình bày dưới đây:

4.1 Những nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn

Kết quả cho thấy phần lớn các hộ dân nơi đây chủ yếu là nông dân có đến 22 hộ

chiếm 44% trong khi đó số hộ là công nhân viên chức chỉ chiếm 6%, làm thuê và mua

bán nhỏ cũng tương đối cao chiếm 20% và 14% trong tổng số

Kết quả cho thấy có 22 hộ dân sống bằng nghề nông chiếm 44%,làm thuê có 10 hộ

chiếm 20%, 7 hộ mua bán nhỏ chiếm 14%, công nhân chiếm 10% trong khi đó thì công

nhân viên chức chỉ có 3 hộ chiếm 6% , một số nghề nghiệp khác chỉ có 3 hộ tứt là 6%

Trang 13

Biểu đồ 4.1.2 Thu nhập của hộ dân 28

12

6

4 0

Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu vay vốn của các hộ dân nơi đây

Do vậy mà Em đã tiến hành khảo sát và thu về kết quả như sau thu nhập của các hộ dândưới 1 triệu đồng còn tương đối nhiều có đến 28 hộ dân chiếm 56% tổng số , từ 1 triệuđến 3 triệu đồng có 12 hộ chiếm 24%, 3 triệu đến 5 triệu đồng có 6 hộ chiếm 12% ,chỉ

có 4 hộ tứt là chỉ có 8% có thu nhập trên 5 triệu con số rất ít

Trang 14

Biểu đồ 4.1.5 nhu cầu vay vốn

không có 8%

Có nhu cầu 92%

có nhu cầu không có nhu cầu

Biểu đồ 4.1.4 Thể hiện số hộ dân đã và chưa tiếp cận

được nguồn vốn cho vay

48%

52%

Đã từng vay vốn chưa từng vay

Với thu nhập có được thì số hộ được khảo sát là khá chỉ có 10% , đủ sống được 32% ,đặc biệt là số hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao nhất có đến 42% , thêm vào đó vẫn còn tồn tại

số hộ rất nghèo chiếm đến 16%

Kết quả khảo sát thực tế 50 hộ dân ở xã Hòa Bình Thạnh cho thấy có 24 hộ dân đã từngvay vốn chiếm 48% trong tổng số và có đến 26 hộ chưa từng vay chiếm 52%

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU - Khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ dân ở xã hòa bình thạnh huyện châu thành   an giang
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (Trang 3)
Môn hình được xây dựng trên 3 nhân tố chín h: - Khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ dân ở xã hòa bình thạnh huyện châu thành   an giang
n hình được xây dựng trên 3 nhân tố chín h: (Trang 6)
Lập bảng câu hỏi chính thức - Khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ dân ở xã hòa bình thạnh huyện châu thành   an giang
p bảng câu hỏi chính thức (Trang 8)
trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua những bảng câu hỏi được thiết lập sẵn. - Khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ dân ở xã hòa bình thạnh huyện châu thành   an giang
tr ực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua những bảng câu hỏi được thiết lập sẵn (Trang 9)
Hình 3.4: Khung chọn mẫu - Khảo sát nhu cầu vay vốn của hộ dân ở xã hòa bình thạnh huyện châu thành   an giang
Hình 3.4 Khung chọn mẫu (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w