1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị coopmart của người dân thành phố long xuyên

28 2,5K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 714,5 KB

Nội dung

Luaận văn, tiểu luận, khóa luận, chuyên đề, đề tài, marketing, quản trị, hành vi, tiêu dùng, thị trường, nhu cầu, sự hài lòng

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Cơ sở hình thành đề tài :

Trong những năm gần đây, mức sống của người dân ngày càng được nâng caothì nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa cũng tăng theo Để đáp ứng nhu cầu đó thì các chợmọc lên ngày càng nhiều, lượng hàng hóa ngày càng gia tăng Nhưng hàng hóa có đảmbảo chất lượng hay không là một vấn đề đang được quan tâm Hiện nay, những sảnphẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ và việc ngộ độc thực phẩm xảy ra ngày càng nhiềulàm cho tâm lý người tiêu dùng hoang man Vì vậy, để tránh những trường hợp đángtiếc xảy ra thì người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển từ mua hàng ở chợ sang muahàng trong các siêu thị

Mặt khác, với nhịp sống như hiện nay thì thời gian dành cho việc mua sắm hànghóa ngày càng ngắn đi, thay vào đó mua hàng trong siêu thị không những giúp tiết kiệmrất nhiều thời gian mà còn mang lại nhiều tiện ích khác Ngoài ra, thời gian hoạt độngcủa các siêu thị kéo dài đến 21h nên đây là khoảng thời gian thích hợp để những người

có công việc bận rộn vào ban ngày vừa đi mua sắm vừa thư giãn cùng gia đình

Long Xuyên là một thành phố trẻ và đang trên đà phát triển nên nhu cầu về việctiêu thụ hàng hóa là rất lớn Bên cạnh các chợ thì trên địa bàn thành phố Long Xuyênhiện nay chỉ có 3 siêu thị hoạt động trong đó Coopmart là một siêu thị lớn và thu hútmột lượng lớn khách hàng mỗi năm Là một siêu thị nằm ở trung tâm thành phố và cóquy mô lớn nhất nên Coopmart là một địa chỉ quen thuộc của người tiêu dùng ở LongXuyên Với ưu thế về chất lượng hàng hóa nên Coopmart cũng chính là nơi mà ngườitiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn khi đi mua sắm hàng hoá

Vì vậy đề tài này là nhằm “ khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị Coopmart của người dân thành phố Long Xuyên”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài “ Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị Coopmart của người dân Long Xuyên” nhằm hướng đến 2 mục tiêu sau :

 Mô tả nhu cầu mua sắm hàng hóa tại siêu thị Coopmart của người dânthành phố Long Xuyên

 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu mua hàng của người dân thànhphố Long Xuyên tại siêu thị Coopmart

1.3 Phạm vi nghiên cứu :

 Đối tượng nghiên cứu : là những người dân sinh sống tại thành phố LongXuyên và có đi siêu thị Coopmart

 Không gian : do những người dân đi siêu thị có sự tương đồng với nhau

về không gian sinh sống nên phạm vi về không gian của nghiên cứu này là một sốphường trong thành phố Long Xuyên bao gồm : Mỹ Xuyên, Bình Khánh, Đông Xuyên,

Mỹ Long, Mỹ Phước, Bình Đức, Mỹ Quý

 Thời gian : từ 15/03/2010 đến 24/05/2010

 Nội dung : khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị Coopmart của ngườidân Long Xuyên

Trang 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu :

- Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước :

 Nghiên cứu sơ bộ : được tiến hành bằng cách thảo luận tay đôi về vấn đềnghiên cứu để lập ra bản hỏi cho nghiên cứu chính thức

 Nghiên cứu chính thức: Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bản hỏivới cỡ mẫu n = 100 để thu thập số liệu về vấn đề nghiên cứu

- Mẫu của nghiên cứu là người dân thành phố Long Xuyên, mẫu đượcchọn theo phương pháp thuận tiện

- Thu thập thông tin thứ cấp : tìm hiểu thông qua báo chí, internet…

- Thu thập thông tin sơ cấp : phỏng vấn đối tượng bằng bản hỏi với cỡmẫu là n=100

- Sau khi số liệu đã được thu thập thì sẽ được xử lý bằng công cụ SPSS vàphần mềm excel, phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu là thống kê mô tả

1.5 Ý nghĩa của đề tài :

Đề tài được nghiên cứu nhằm mang lại một số ý nghĩa sau:

 Đối với siêu thị Coopmart : biết được nhu cầu về mua sắm hàng hóa củangười dân trên địa bàn Long Xuyên từ đó có thể lập ra kế hoạch về việc bán hàng đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

 Đối với người tiêu dùng : sẽ được cung cấp những mặt hàng phù hợp vớinhu cầu của mình

Trang 3

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH

NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm liên quan đến vấn đề :

2.1.1 Nhu cầu ( needs) 1 :

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp Nó bao gồm cả những nhu cầusinh lý cơ bản về ăn, mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn những nhu cầu xã hội, về

sự thân thiết gần gũi, uy tín và tình cảm gắn bó, cũng như những nhu cầu cá nhân về trithức và tự thể hiện mình Những nhu cầu này không phải do công sức của Medison –Avenue tạo nên mà là những phần cấu thành nguyên thủy của bản tính con người

Nếu nhu cầu không được thỏa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bấthạnh Và nếu nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn đối với con người thì nó càng khổ sở hơn.Con người không được thỏa mãn sẽ phải lựa chọn một trong hai hướng giải quyết :hoặc là bắt tay vào tìm kiếm một đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu, hoặc

cố gắng kiềm chế nó

2.1.2 Mong muốn (Wants) 2 :

Mong muốn là một nhu cầu có dạng đặc thù,tương ứng với trình độ văn hóa vànhân cách của cá thể

2.1.3 Yêu cầu (Demands) 3 :

Yêu cầu là mong muốn được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán

2.1.4 Hàng hóa 4 :

Những nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của con người gợi ý cho ta về nhữngthứ hàng hóa để thỏa mãn chúng Hàng hóa được định nghĩa như sau :

Hàng hóa là tất cả những cái gì có thể thỏa mãn được mong muốn hay nhu cầu

và được cung ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng haytiêu dùng

Khái niệm “hàng hóa” không chỉ giới hạn ở những đối tượng có hình thể Hànghóa có thể là tất cả những gì có khả năng phục vụ, tức là thỏa mãn được nhu cầu Ngoàivật phẩm và dịch vụ ra hàng hóa còn có thể là nhân cách, địa điểm, tổ chức, loại hìnhhoạt động và ý tưởng

2.1.5 Người tiêu dùng 5 :

Là những cá nhân và hộ gia đình mua hay bằng một phương thức nào đó cóđược hàng hóa và dịch vụ để tiêu dùng cho cá nhân

1 Philip Kotler.2005 Marketing căn bản.Nhà xuất bản thống kê

2 Philip Kotler.2005 Marketing căn bản.Nhà xuất bản thống kê

3 Philip Kotler.2005 Marketing căn bản.Nhà xuất bản thống kê

4 Philip Kotler.2005 Marketing căn bản.Nhà xuất bản thống kê

5 Philip Kotler.2005 Marketing căn bản.Nhà xuất bản thống kê

Trang 4

Người tiêu dùng rất khác nhau về tuổi tác, mức thu nhập và trình độ học vấn, thịhiếu và ý thích thay đổi chổ ở.

2.1.6 Siêu thị : 6

Theo Philips Kotler, siêu thị là "cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chiphí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao và khối luợng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏamãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa vànhững mặt hàng chăm sóc nhà cửa"

Theo Quy chế Siêu thị, Trung tâm thương mại của Bộ Thương mại Việt Nam(nay là Bộ Công Thương Việt Nam) ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2004:

“Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tồng hợp hoặc chuyêndoanh; có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đápứng các tiêu chẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chứckinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thoả mãn nhu cầumua sắm hàng hóa của khách hàng.”

Theo Viện nghiên cứu Thương mại Việt Nam, siêu thị có các đặc trưng sau:

 Đóng vai trò cửa hàng bán lẻ: Siêu thị thực hiện chức năng bán lẻ - bánhàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải để bánlại Đây là một kênh phân phối ở mức phát triển cao, được quy hoạch và tổ chức kinhdoanh dưới hình thức những cửa hàng quy mô, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiệnđại, văn minh, do thương nhân đầu tư và quản lý, được Nhà nước cấp phép hoạt động

 Áp dụng phương thức tự phục vụ (self-service hay libre - service): Đây

là phương thức bán hàng do siêu thị sáng tạo ra, được ứng dụng trong nhiều loại cửahàng bán lẻ khác và là phương thức kinh doanh chủ yếu của xã hội văn minh giữaphương thức tự chọn và tự phục vụ có sự phân biệt:

o Tự chọn: khách hàng sau khi chọn mua được hàng hoá sẽđến chỗ người bán để trả tiền hàng, tuy nhiên trong quá trình mua vẫn có

sự giúp đỡ, hướng dẫn của người bán

o Tự phục vụ: khách hàng xem xét và chọn mua hàng, bỏvào giỏ hoặc xe đẩy đem đi và thanh toán tại quầy tính tiền đặt gần lối ravào Người bán vắng bóng trong quá trình mua hàng

 Phương thức thanh toán thuận tiện: Hàng hóa gắn mã vạch, mã số đượcđem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tựđộng in hóa đơn Đây chính là tính chất ưu việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn chongười mua sắm Đặc điểm này được đánh giá là cuộc đại "cách mạng" trong lĩnh vựcthương mại bán lẻ

 Sáng tạo nghệ thuật trưng bày hàng hoá: qua nghiên cứu cách thức vậnđộng của người mua hàng khi vào cửa hàng, người điều hành siêu thị có cách bố tríhàng hóa thích hợp trong từng gian hàng nhằm tối đa hoá hiệu quả của không gian bánhàng Do người bán không có mặt tại các quầy hàng nên hàng hóa phải có khả năng "tựquảng cáo", lôi cuốn người mua Siêu thị làm được điều này thông qua các nguyên tắcsắp xếp, trưng bày hàng hóa nhiều khi được nâng lên thành những thủ thuật Chẳnghạn, hàng có tỷ suất lợi nhuận cao được ưu tiên xếp ở những vị trí dễ thấy nhất, được

6 Siêu thị [online] Đọc từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_th%E1%BB%8B

(đọc ngày 25.03.2010)

Trang 5

trưng bày với diện tích lớn; những hàng hóa có liên quan đến nhau được xếp gần nhau;hàng khuyến mại phải thu hút khách hàng bằng những kiểu trưng bày đập vào mắt;hàng có trọng lượng lớn phải xếp ở bên dưới để khách hàng dễ lấy; bày hàng với sốlượng lớn để tạo cho khách hàng cảm giác là hàng hoá đó được bán rất chạy

 Hàng hóa chủ yếu là hàng tiêu dùng thường ngày như: thực phẩm, quần

áo, bột giặt, đồ gia dụng, điện tử với chủng loại rất phong phú, đa dạng Siêu thịthuộc hệ thống các cửa hàng kinh doanh tổng hợp, khác với các cửa hàng chuyêndoanh chỉ chuyên sâu vào một hoặc một số mặt hàng nhất định Theo quan niệm củanhiều nước, siêu thị phải là nơi mà người mua có thể tìm thấy mọi thứ họ cần và vớimột mức giá "ngày nào cũng thấp" (everyday-low-price) Chủng loại hàng hóa của siêuthị có thể lên tới hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn loại hàng Thông thường, mộtsiêu thị có thể đáp ứng được 70-80% nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng về ănuống, trang phục, mỹ phẩm, đồ làm bếp, chất tẩy rửa, vệ sinh

 Trong các đặc trưng trên, phương thức bán hàng tự phục vụ và nghệthuật trưng bày hàng hoá của siêu thị đã mở ra kỷ nguyên thương mại bán lẻ văn minhhiện đại

2.2 Tháp nhu cầu của Maslow 7 :

Hình 2.1: Tháp nhu cầu của Maslow

Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người đượcliệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp

Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đếncác nhu cầu cao hơn Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãnngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đápứng đầy đủ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1p_nhu_c%E1%BA%A7u_c%E1%BB

%A7a_Maslow (đọc ngày 25.03.2010)

Nhu cầu xã hội ( nhu cầu tình cảm, tình yêu)

Nhu cầu tự khẳng định (tự phát triển và thể hiện mọi tiềm năng)Nhu cầu được tôn trọng (tự tôn trọng, được công nhận, có địa vị)

Nhu cầu an toàn (an toàn, được bảo vệ)

Nhu cầu sinh lý (đói, khát)

Trang 6

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:

Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" : thức ăn,

nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi

Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn : cần có cảm giác yên tâm về an toàn

thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc :

muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bèthân hữu tin cậy

Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến : cần có cảm giác được

tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân : muốn sáng tạo, được

thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận làthành đạt

2.3 Mô hình nghiên cứu :

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu

Mon

g muốn

Dịch vụ

Hàng hóa

Nhu cầu

Yêu cầu

Trang 7

CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế nghiên cứu :

Bảng 3.1 Các bước nghiên cứu

3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ :

Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành bằng cách thảo luận tay đôi về vấn đề nghiêncứu để lập ra bản hỏi cho nghiên cứu chính thức

3.1.2 Nghiên cứu chính thức :

Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng bản hỏi với cỡ mẫu n = 100 để thu thập

số liệu về vấn đề nghiên cứu

3.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu :

- Nguồn dữ liệu thứ cấp : thu thập từ thông tin trên mạng Internet

- Nguồn dữ liệu sơ cấp : thu thập bằng cách phỏng vấn thông qua bảngcâu hỏi với cỡ mẫu là 100

Sau khi có số liệu sẽ tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS, kết hợp với phầnmềm Excel để thể hiện kết quả

- Phương pháp phân tích chủ yếu là : thống kê mô tả

Trang 8

3.3 Quy trình nghiên cứu :

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Trang 9

muốn

Sở thích khi đi siêu thị Biểu danh Thống kê mô tả

Thái độ phục vụ Linkert Phân tích nhân tốKhông gian trưng bày Linkert Phân tích nhân tố

Yêu cầu

Số lần đi siêu thị trong mộttuần

Khoảng cách Thống kê mô tả

Số tiền chi ra trong mỗi lần

đi siêu thị

Khoảng cách Thống kê mô tả

3.4.1 Thang đo biểu danh 8 :

Thang đo danh nghĩa được dùng để phân loại các sự vật, hiện tượng Các sự vậtgiống nhau sẽ được gán cho cùng một con số

Các con số trong thang đo danh nghĩa chỉ dùng để phân loại, không thể so sánhhơn kém

8 Huỳnh Phú Thịnh.2008 Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế - Quản

trị kinh doanh Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang.

Trang 10

3.4.2 Thang đo Linkert 9 :

Đo mức độ đồng ý của một đối tượng về một phát biểu với thang 5 điểm :

(1) Hoàn toàn phản đối

(2) Nói chung là phản đối

(3) Trung hòa

(4) Nói chung là đồng ý

(5) Hoàn toàn đồng ý

3.4.3 Thang đo khoảng cách 10 :

Trong thang đo khoảng cách, ta biết chính xác khoảng cách giữa các mức độ vàkhoảng cách này là cố định

3.5 Mẫu:

Tổng thể của nghiên cứu là người dân thành phố Long Xuyên Đặc điểm củatổng thể là những người dân đang sinh sống ở các phường thuộc thành phố LongXuyên, bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau vì vậy mức thunhập của họ cũng khác nhau  Tổng thể có sự khác biệt nhiều về tuổi tác và thu nhập

Theo cách chọn mẫu của Bollen thì số lượng mẫu so với số biến theo tỷ lệ 5: 1thì mẫu chọn là n = 65, nhưng trong nghiên cứu này để thuận tiện cho việc phân tíchnên cỡ mẫu được chọn là n = 100

Do tổng thể của nghiên cứu là rất lớn và không có khung chọn mẫu nên phươngpháp chọn mẫu trong nghiên cứu này là chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện và phánđoán Cách lấy mẫu là đến địa điểm tập trung đối tượng nghiên cứu để tiến hành gửi bảnhỏi và thu bản hỏi

9 Huỳnh Phú Thịnh.2008 Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế - Quản

trị kinh doanh Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang.

10 Huỳnh Phú Thịnh.2008 Giáo trình Phương pháp nghiên cứu trong kinh tế - Quản

trị kinh doanh Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học An Giang.

Trang 11

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thông tin về mẫu:

Cỡ mẫu của nghiên cứu là n = 100 nhưng sau khi thu thập số liệu bằng cách gửibản hỏi trực tiếp thì số bản hỏi được hồi đáp là 100 (100%) Nhưng trong đó có 4 bảnhỏi được loại bỏ trong phần sàng lọc nên không đưa vào phân tích

Bảng 4.1 Thông tin mẫu

Nội dung nghiên cứu Số phiếu điều

tra

Số phiếu phântích

Số phiếuloại trừKhảo sát nhu cầu mua hàng tại

siêu thị Coopmart của người dân

Hình 4.1 Tỷ lệ giữa nam và nữ

32%

68%

nam nữ

Trang 12

4.1.2 Độ tuổi:

Qua nghiên cứu thì thấy rằng những người đi siêu thị thường là những người ở

độ tuổi từ 15 – 30 tuổi, những người trong độ tuổi này chiếm 56,3% Bên cạnh đó,những người trong độ tuổi từ 31 – 60 tuổi cũng chiếm một phần không nhỏ lần lượt là16,7% và 19,8% Chỉ có một số ít là những người dưới 15 tuổi và những người trên 60tuổi Điều đó cho thấy rằng nhu cầu đi siêu thị tập trung vào những người nằm trong độtuổi trưởng thành

Hình 4.2 Độ tuổi của mẫu

tiểu thương

ở nhà

Trang 13

Qua nghiên cứu cho thấy những người đi mua sắm trong siêu thị là những người làm việc có khung thời gian nhất định theo quy định của tổ chức Tỷ lệ này chiếm 60,4% trong mẫu nghiên cứu.

4.1.4 Thu nhập của mẫu :

Hầu hết những người được phỏng vấn có mức thu nhập từ 1– 3 triệu đồng/tháng

Cụ thể là 17,7 % người có mức thu nhập dưới 1 triệu đồng/ tháng, 47,95 người có mứcthu nhập từ 1 – 3 triệu/ tháng, 32,3% người có mức thu nhập từ 3 – 5 triệu đồng/ tháng,chỉ có 2,1% người có mức thu nhập trên 5 triệu

Hình 4.4 Thu nhập của mẫu

4.2 Nhu cầu mua hàng trong siêu thị Coopmart :

4.2.1 Mục đích đi siêu thị:

Nhìn chung thì người dân Long Xuyên đến siêu thị Coopmart là để mua sắmhàng hóa theo nhu cầu của gia đình Có đến 79,2 % người dân là đi siêu thị để mua sắm,trong khi đó thì tỷ lệ đi xem hàng hóa có trong siêu thị là 46,9%; còn tỷ lệ đi đến siêuthị để chơi là 37,5%

Từ đó cho thấy rằng việc đi siêu thị bên cạnh mục đích chính là mua sắm hànghóa thì nhu cầu về việc xem hàng và vui chơi trong siêu thị của người dân cũng khá lớn

Trang 14

Hình 4.5 Mục đích đi siêu thị

4.2.2 Loại hàng hóa:

Hình 4.6 Loại hàng hóa thường mua

Loại hàng hóa được mua nhiều nhất là những mặt hàng gia dụng ( là những hànghóa thường dùng trong gia đình) có 69,87% người chọn lựa, kế đến là thực phẩm với60,4% người chọn lựa Ngoài ra thì quần áo và mỹ phẩm cũng là những mặt hàng đượcquan tâm đến, cụ thể là quần áo có 47,9% người lựa chọn và mỹ phẩm có 37,5% ngườilựa chọn Số người lựa chọn mua dụng cụ học tập là 22,9% người và không ai lựa chọnmua đồ chơi cho con cái Điều này cho thấy người dân đi siêu thị chủ yếu là để muanhững mặt hàng thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho cuộc sống hàng ngày của gia đình vìchất lượng hàng hóa trong siêu thị thì có mức độ tin cậy cao hơn và thời gian mở cửacủa siêu thị cũng linh hoạt hơn so với ở chợ Qua đó cũng cho thấy rằng việc mua sắm

Ngày đăng: 05/08/2013, 07:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Tháp nhu cầu của Maslow - Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị coopmart của người dân thành phố long xuyên
Hình 2.1 Tháp nhu cầu của Maslow (Trang 5)
2.3 Mô hình nghiên cứu: - Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị coopmart của người dân thành phố long xuyên
2.3 Mô hình nghiên cứu: (Trang 6)
Bảng 3.1 Các bước nghiên cứu - Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị coopmart của người dân thành phố long xuyên
Bảng 3.1 Các bước nghiên cứu (Trang 7)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu - Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị coopmart của người dân thành phố long xuyên
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 8)
Bảng 3.2 Thang đo - Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị coopmart của người dân thành phố long xuyên
Bảng 3.2 Thang đo (Trang 9)
Bảng 4.1 Thông tin mẫu - Khảo sát nhu cầu mua hàng tại siêu thị coopmart của người dân thành phố long xuyên
Bảng 4.1 Thông tin mẫu (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w