luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ
Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Lý do chọn đề tài: Theo như chúng ta đã biết, Việt Nam gia nhập WTO vào cuối tháng 11/2005 và chính thức mở cửa thị trường bán lẻ trong nước để các nhà đầu từ nước ngoài tham gia vào 01/01/2009, điều dễ nhận thấy nhất là các loại hàng hóa của nước ngoài bắt đầu tràn vào thị trường Việt Nam với giá cả hợp lí hơn, chất lượng và thu hút người tiêu dùng. Đó là một thử thách lớn đối với các công ty trong nước, khi mà trình độ sản xuất và sức cạnh tranh của chúng ta chưa đủ để có thể cạnh tranh với những mặt hàng của nước ngoài. Tại Việt Nam, theo khảo sát của Grey Group có tới 77% người tiêu dùng ưa chuộng thương hiệu nước ngoài, trong khi con số trung bình này trên toàn Châu Á chỉ là 40%. Điều này được lý giải ngoài tâm lý sính dùng hàng ngoại để tỏ ra sành điệu, đẳng cấp của một bộ phận người dân còn do chất lượng hàng ngoại tốt hơn, bền hơn, yên tâm hơn khi sử dụng, hậu mãi tốt . Nếu đưa cùng một mặt hàng, cùng chất lượng và giá cả thì giữa hàng Việt và hàng nước ngoài người tiêu dùng vẫn mang tâm lý lựa chọn hàng ngoại nhiều hơn. Theo đó, chất lượng hàng Việt theo đánh giá ban đầu của người tiêu dùng là không tốt bằng hàng mang xuất xứ từ nước ngoài do chúng ta vẫn chưa có qui trình kiểm tra theo một chuẩn mực nhất định. Vì thế, tính an toàn và chất lượng sản phẩm của hàng Việt không được đánh giá cao trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tuy có những bất lợi nhất định, song nhiều sản phẩm trong nước đang dần khẳng định chất lượng và uy tín của công ty mình. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình hơn qua những sản phẩm chất lượng, xuất khẩu ra các thị trường nổi tiếng là khó tính như Châu Âu, Mỹ… Các sản phẩm: giày da, cá basa, rau quả đông lạnh, may mặc… không chỉ phục vụ người tiêu dùng trong nước mà còn được người tiêu dùng nước ngoài ưa chuộng. Chất lượng hàng Việt ngày càng được nâng cao, mẫu mã hàng hóa đang được các doanh nhiệp chăm chút hơn nhằm làm mới chính mình. Chính những thay đổi đó, hàng hóa Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước ,thị hiếu người tiêu dùng đã có sự thay đổi khi lựa chọn hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Qua đó hàng Việt Nam sản xuất trong nước dần khẳng định được thương hiệu, với lợi thế giá cả, chất lượng ổn định và mẫu mã bắt mắt. Điều này càng được khẳng định thông qua kết quả khảo sát về thái độ của người tiêu dùng đối với hàng Việt do Công ty Tư vấn và Nghiên cứu FTA Việt Nam thực hiện trong tháng 10/2009 tại 4 thành phố chính là Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và TPHCM. Qua đó cho thấy, 71% trong số 400 người tiêu dùng tham gia khảo sát tin vào nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao. Họ cho biết chọn hàng nội địa vì giá cả phải chăng và chất lượng chấp nhận được. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu và cạnh tranh ngay trên sân nhà, Bộ Chính trị đã ban hành Thông tư Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho chương trình xúc tiến thương mại Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 1 Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên thị trường vào cuối năm 2009. Theo đó, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn sẽ được hỗ trợ 70% kinh phí, phát động chương trình “ Người Việt dùng hàng Việt”… Tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tương lai của người dân thành phố Long Xuyên, qua đó có thể đưa ra một số giải pháp thu hút người tiêu dùng .Đó chính là lí do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu: _ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên trong giai đoạn hiện nay _ Dự đoán xu hướng sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên trong giai đoạn tới _ Đề xuất một số giải pháp thu hút người dân sử dụng hàng Việt 1.3.Phương pháp nghiên cứu: _ Dữ liệu thứ cấp: tham khảo tài liệu liên quan từ sách vở, tài liệu và thông tin trên Internet _ Lấy số liệu sơ cấp bao gồm 3 giai đoạn: quan sát, phỏng vấn thử và phỏng vấn chính thức người tiêu dùng ở một số phường, xã của thành phố Long Xuyên Sau khi quan sát mẫu, đánh giá ban đầu về nhu cầu sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng ở một số nơi như Co.opMart, chợ Long Xuyên, chợ Mỹ Xuyên, tiến hành phát thảo câu hỏi để phỏng vấn thử. Tiếp theo đó, hoàn chỉnh câu hỏi, phỏng vấn chính thức để có được thông tin. Thông tin thu thập sẽ được xử lí và phân tích thống kê mô tả kết quả thu được bằng Microsoft Excel. 1.4.Phạm vi nghiên cứu: _ Không gian: 4 phường của thành phố Long Xuyên bao gồm: Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quí, Mỹ Bình _ Đối tượng nghiên cứu: người dân thành phố Long Xuyên _ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 02 đến tháng tháng 05/ 2010 1.5.Ý nghĩa của đề tài: Là cơ sở để đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu và xu hướng sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên trong thời gian tới Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 2 Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH CỦA NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết: 2.1.1 Một số thuật ngữ: 2.1.1.1 Nhu cầu ( Need): Nhu cầu của con người là trạng thái thiếu hụt phải được thỏa mãn trước hết. Đó là những gì mà con người cần như: ăn, mặc, ở… phát sinh từ tâm lí và bản năng của con người. 2.1.1.2 Mong muốn ( Want): Mong muốn là hình thái nhu cầu của con người ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn. Ước muốn được hình thành dựa trên các yếu tố văn hóa, tôn giáo, nhà trường, gia đình và cả doanh nghiệp; phát sinh từ tâm lí của con người nhưng chưa có ý thức và thường đa dạng hơn rất nhiều so với nhu cầu. 2.1.1.3 Số cầu ( Demands): Số cầu là những mong muốn về những sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng và sự sẵn sàng để mua chúng, Mong muốn sẽ trở thành số cầu khi có sức mua. 2.1.1.4 Hành vi mua hàng của người tiêu dùng: Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là hành vi mua một sản phẩm cụ thể hay một dịch vụ nào đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hoặc của gia đình họ. Hình 2.1.1.4 - Tháp nhu cầu Abraham Maslow 2.1.1.5 Hàng Việt: Mặc dù chương trình “Người Việt dùng hàng Việt” đã được phát động khá lâu nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất chính thức thế nào là hàng Việt, để được gọi là hàng Việt thì phải theo những tiêu chí như thế nào. Sau đây là một số ý kiến của các chuyên gia về định nghĩa hàng Việt: Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 3 Nhu cầu tự khẳng định Nhu cầu được tôn trọng Nhu cầu xã hội ( nhu cầu tình cảm, tình yêu) Nhu cầu sinh lí ( ăn, mặc,uống…) Nhu cầu an toàn (an toàn, được bảo vệ) Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên Theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc BigC Thăng Long (Hà Nội),thì hàng Việt là có nhà máy sản xuất và sử dụng lao động tại Việt Nam Còn theo quan điểm của Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam Diệp Thành Kiệt, gọi là hàng Việt Nam thì cần phải có các tiêu chí: phải được sản xuất trong nước, nghĩa là có nhà máy trong nước; Có giá trị gia tăng tạo ra trong nước đạt tỷ lệ nhất định do cơ quan thẩm quyền của Việt Nam quy định tuỳ theo từng chủng loại và điều kiện cụ thể. 2.2 Mô hình nghiên cứu: Mỗi cá nhân ở những nhu cầu khác nhau, độ tuổi, địa vi khác nhau sẽ đưa ra những quyết định khác nhau cho việc lựa chọn hàng hóa mà mình cần. Vậy nên để tìm hiểu nhu cầu của người dân ở thành phố Long Xuyên về hàng Việt tôi sử dụng mô hình nghiên cứu sau: Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 4 MONG MUỐN SỬ DỤNG HÀNG VIỆT CÁC YẾU TỐ TÂM LÍ ĐẶC TÍNH CÁ NHÂN 1.Nhu cầu về hàng hóa 2.Nhận thức 3.Sự tiếp thu các thông tin nhận được về hàng hóa 4.Niềm tin vào hàng Việt 1.Tuổi 2.Nghề nghiệp 3.Trình độ học vấn 4. Tình trạng kinh tế Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên 2.3 Quy trình nghiên cứu: Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT Dữ liệu thứ cấp do quan sát và tìm hiểu ban đầu Phỏng vấn thử, hoàn chỉnh câu hỏi phỏng vấn chính thức Phỏng vấn chính thức Nhận định ban đầu, đưa ra một số câu hỏi phỏng vấn thử Xử lí số liệu thu thập được Phân tích số liệu Đề xuất một số ý kiến 5 Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu : Với những nhận định ban đầu ở nghiên cứu định tính, tiến hành xây dựng các câu hỏi để phỏng vấn thử. Dùng bảng câu hỏi đã phát thảo điều tra thử trên 10 mẫu Rồi sau đó, xây dựng câu hỏi hoàn chỉnh để tiến hành phỏng vấn chính thức Sau khi có kết quả phỏng vấn chính thức, tiến hành xử lí thông tin bằng Microsoft Excel. Sử dụng Microsoft Excel vẽ các biểu dồ hình cột, hình tròn. Phương pháp thu thập số liệu được tiến hành thông qua 2 bước: • Nghiên cứu sơ bộ: Giai đoạn được tiến hành với nghiên cứu định tính. Giai đoạn này được thực hiện thông qua kỷ thuật phỏng vấn thử (n = 10) bằng bảng câu hỏi phát thảo được thiết lập liên quan đến nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên. Sau đó bảng câu hỏi phỏng vấn thử được thu lại và ghi nhận những ý kiến trả lời trên bảng câu hỏi làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh bảng hỏi chính thức và hiệu chỉnh thang đo sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu. • Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định lượng. Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh với số lượng là 50 mẫu. Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến từng đáp viên một cách ngẫu nhiên. Sau đó, thu hồi bảng câu hỏi, ghi nhận những ý kiến trả lời, tiến hành xử lí thông tin bằng Microsoft Excel. 3.2 Thu thập dữ liệu: _ Dữ liệu thứ cấp: + Tham khảo tài liệu liên quan từ sách vở, tài liệu + Tìm hiểu các nội dung bài báo, internet về “Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân”, các Thông tư hướng dẫn của chính phủ về chương trình “ Người Việt dùng hàng Việt” _Thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm 3 giai đoạn: quan sát, phỏng vấn thử và phỏng vấn chính thức người tiêu dùng ở 04 phường, xã của thành phố Long Xuyên + Quan sát hành vi và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng ở chợ, siêu thị Co.opMart Long Xuyên về hàng Việt + Tiến hành phát thảo câu hỏi để phỏng vấn thử trên 10 mẫu + Tiếp theo đó, hoàn chỉnh câu hỏi, phỏng vấn chính thức để có được thông tin. Thông tin thu thập sẽ được xử lí và phân tích thống kê mô tả kết quả thu được bằng Microsoft Excel. 3.3 Thang đo: - Thang đo định danh: nghề nghiệp, trình độ, tuổi, giới tính VD: Trong tuần, Ông/ Bà thường đi mua sắm bao nhiêu lần? ○ 1 3 ○ 4 7 ○ > 7 - Thang đo thứ tự: VD: Ông/ Bà hãy sắp xếp các tiêu chí sau theo thứ tự tăng dần mức độ quan trọng đối với hàng hóa mà Ông/ Bà chọn: Đánh dấu (x) vào các ô bên dưới: Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 6 Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên (1) (2) (3) (4) (5) (6) Mẫu mã đa dạng Chất lượng cao Khuyến mãi nhiều Quảng cáo hấp dẫn Giá cả hợp lí Khác:………………… - Thang đo khoảng cách: VD: Gia đình của Ông/ Bà sử dụng hết bao nhiêu tiền trong một tháng cho việc mua sắm tiêu dùng? ○ Dưới 500.000 đồng ○ Từ 500.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng ○ Từ 2.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng ○ Từ 3.000.000 đồng trở lên - Thang đo mức độ: nhị phân, nhóm, likert… Ví dụ: 1.Ông/ Bà thường lựa chọn hàng hóa có xuất xứ ở đâu? ○ Việt Nam ○ Nước ngoài ○ Cả 2 2.Ông/ Bà cho rằng hàng hóa nước ngoài có giá cả như thế nào? ○ Quá cao ○ Cao ○ Chấp nhận được ○ Cũng rẻ ○ Rất rẻ 3.4: Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp phân tầng theo vùng dân cư, chọn ngẫu nhiên trong 4 phường của TP. Long Xuyên ( Mỹ Long, Mỹ Phước, Mỹ Quí, Mỹ Bình). Phường Số mẫu Mỹ Long 15 Mỹ Bình 15 Mỹ Phước 10 Mỹ Quí 10 3.5 Cỡ mẫu: 50 mẫu Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 7 Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thông tin đáp viên: Trong tổng số 50 bảng câu hỏi phát ra thì tỉ lệ nam là 44%, còn nữ là 56%. Do chọn ngẫu nhiên nên tỷ lệ giới tính không đồng đều. Đa số những người hay đi mua sắm là phụ nữ, do họ là người nội trợ chăm sóc gia đình. Nên việc mua sắm phụ nữ thừong bỏ thời gian nhiều hơn nam giới. Qua nghiên cứu, số lượng nam giới cũng không thua kém nhiều là do trong quá trình phỏng vấn vì để có cái nhìn toàn diện nên tôi đã tiến hành phát một số phiếu ở một công xưởng làm việc tại khu công nghiệp phường Mỹ Quí. Biểu đồ 4.1.1 – Giới tính đáp viên Kết quả thu được có nhiều lứa tuổi khác nhau, độ tuổi hay đi mua sắm nhiều nhất là từ 20 – 30 tuổi với 32% đáp viên, đây là lứa tuổi năng động, có khả năng tiếp cận những thông tin về thị trường, sản phẩm nhanh hơn, họ có xu hướng thích tìm tòi cái mới. Độ tuổi từ 31 – 40 chiếm 26%, từ 41 – 50 tuổi là 24%, đây là độ tuổi chín chắn và thành đạt, nhu cầu của họ về hàng hóa cũng cao tùy theo tính cấp thiết, ưa thích hay thu nhập mà họ đang có, theo đó, 18% có độ tuổi trên 50 nhu cầu của họ khó tính hơn khi lựa chọn hàng hóa. Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 8 Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên Biểu đồ 4.1.2 – Tỷ lệ tuổi đáp viên Theo kết quả thu được, trình độ học vấn của người dân đã và đang được nâng cao rất nhiều. Với 32 % đạt trình độ trung cấp, đại học; 30% có trình độ cấp 3; con số này chỉ có 8% là biết đọc biết viết, 30% học đến cấp 1 và 2. Trình độ cao tạo nên xu hướng tiêu dùng tiên tiến và hiện đại hơn, có sự chọn lựa nhiều hơn, chú ý nhiều về thẩm mĩ, chất lượng, bao bì, nhãn hiệu, khuyến mãi…; bỏ ra nhiều công sức hơn trong việc tìm tòi các thông tin liên quan đến sản phẩm , so sánh các sản phẩm cùng loại… trước khi ra quyết định tiêu dùng. Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 9 Chuyên đề seminar: Nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên Biểu đồ 4.1.3 – Trình độ học vấn Nghề nghiệp khác nhau với tính chất khác nhau , mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau về hàng hóa lựa chọn. Từ biểu đồ 4.1.4 bên dưới ta thấy, đối tượng công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất với 66%, đây là đối tượng có nhu cầu tiêu dùng rất cao, do thời gian và tính chất công việc căng thẳng, tạo một lượng nhu cầu lớn về những mặt hàng mang tính chất tiện ích cao, dễ sử dụng, dễ mua sắm. Tiếp theo là nghề buôn bán nhỏ với 24%, công việc nhàn hơn, nhu cầu cũng đơn giản hơn. Biểu đồ 4.1.4 – Nghề nghiệp đáp viên Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng, dù có nhu cầu nhưng nếu thu nhập không đủ để trang trải các chi phí thì việc mua hàng phải lựa chọn kĩ và tạm chấp nhận loại hàng hóa cùng loại khác.Theo kết quả nghiên cứu thì số thu nhập từ 2,5 triệu đến 5 triệu là 28%, trên 5 triệu là 16%, còn mức từ 800 nghìn đến 2,5 triệu lên đến 46%, dưới 800 nghìn là 10%. Rõ ràng mức sống của người dân đã được nâng lên rõ rệt, vậy nên việc sẵn lòng chi trả cho nhu cầu tiêu dùng cũng cao hơn. Bùi Trương Như Ý Lớp DH8KT 10 . kiến về việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng của hàng Việt 4.2.2 Dự đoán xu hướng sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên trong giai đoạn. hiểu nhu cầu sử dụng hàng Việt của người dân thành phố Long Xuyên trong giai đoạn hiện nay Theo biểu đồ 4.2.1.1 ta thấy, lượng mua sắm của người dân là