PHẦN I MỞ ĐẦU ơ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của con người.. Mục tiêu của chương trình này là: - Nâng ca
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội
Trang 2Bộ giáo dục và đào tạo trường đại học nông nghiệp hà nội
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Tác giả luận văn
Phạm Thị Khánh Quỳnh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay Luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ “ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa
bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”đã được hoàn thành
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân Tôi xin bày
tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Văn Song - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Sau đại học, quý thầy cô thuộc Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, tổ bộ môn Kinh tế Tài Nguyên Môi Trường đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo các phòng Tài nguyên môi trường, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, các đồng chí lãnh đạo, cán bộ, xã và những hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài
Xin cám ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn này
Tác giả luận văn
Phạm Thị Khánh Quỳnh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC ĐỒ THỊ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của nghiên cứu nhu cầu 5
2.1.2 Lý luận chung về cầu 7
2.1.3 Tổng quan về nước sạch 11
2.1.4 Nhu cầu nước cho cuộc sống của con người 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch trên thế giới 19
2.2.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Việt Nam 21
2.2.3 Sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề nước sạch ở Việt Nam 24
Trang 6PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
3.1.1 Vị trí địa lý 27
3.1.2 Địa hình, khí hậu và chế độ thủy văn 27
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
3.1.4 Tình hình cấp nước nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng 36
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Khung phân tích 38
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40
3.2.3 Nguồn số liệu 43
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 44
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 54
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56
4.1 Thực trạng nguồn nước sinh hoạt trong sinh hoạt của người dân huyện Kim Bảng 56
4.1.1 Hệ thống cấp nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân huyện Kim Bảng 56
4.1.2 Chất lượng nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng 59
4.2 Nhu cầu về nước sạch của người dân huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 61
4.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của người được điều tra 61
4.2.2 Nhận thức của người dân về nước sạch 63
4.2.3 Nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân qua điều tra 72
4.3 Đánh giá mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân qua điều tra 85
4.3.1 Xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) cho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 85
4.3.2 Lý do về mức sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng 89
Trang 74.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người
dân 92
4.4.1 Ảnh hưởng của độ tuổi hộ điều tra 93
4.4.2 Ảnh hưởng của thu nhập 96
4.4.3 Ảnh hưởng của nghề nghiệp 98
4.4.4 Giới tính và trình độ học vấn 100
4.4.5 Một số yếu tố khác ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân 100
4.4.6 Xây dựng quỹ nước sạch trên địa bàn huyện 102
4.5 Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tại địa bàn nghiên cứu 104
4.5.1 Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2015 của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 104
4.5.2 Các giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng 109
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
5.1 Kết luận 115
5.2 Kiến nghị 117
5.2 1 Đối với cơ quan chính quyền tại huyện Kim Bảng 117
5.2.2 Đối với chính quyền xã, thị trấn 118
5.2.3 Đối với người dân 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 121
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên Trái đất 12
Bảng 2.2: Sự khác nhau giữa bằng lòng trả (WTP) và bằng lòng chấp nhận (WTA) 46
Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện Kim Bảng qua 3 năm 30
Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động huyện Kim Bảng qua 3 năm (2008 - 2010) 32
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Kim Bảng qua 3 năm (2008– 2010) 34
Bảng 4.1: Hệ thống công trình cấp nước sử dụng trong sinh hoạt của người dân huyện Kim Bảng 56
Bảng 4.2: Hiện trạng cấp nước và sử dụng nước từ công trình cấp nước tập trung 58
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của người được điều tra 61
Bảng 4.4: Đặc điểm cơ bản của người được điều tra 62
Bảng 4.5: Thu nhập của người được điều tra 63
Bảng 4.6: Hệ thống nước sinh hoạt của người dân thông qua điều tra 64
Bảng 4.7: Đánh giá của hộ về nguồn nước đang sử dụng của hộ điều tra 66
Bảng 4.8: Tổng hợp ý kiến của người dân về vấn đề nước sạch sử dụng trong trong sinh hoạt 70
Bảng 4.9: Đánh giá chung của người dân về công tác xây dựng và lắp đặt đường ống nước sạch 72
Bảng 4.10: Đóng góp của hộ điều tra cho công tác xây dựng và lắp đặt đường ống nước 75
Bảng 4.11: Tổng hợp ý kiến của hộ điều tra về nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt 78
Trang 9Bảng 4.12: Mối liên hệ giữa khối lượng nước và công suất làm việc của trạm cấp nước qua các hộ điều tra 81 Bảng 4.13: Mong muốn của hộ điều tra đối với trách nhiệm của chính quyền, lãnh đạo địa phương trong việc cung cấp nước sạch 84 Bảng 4.14: Mức sẵn lòng chi trả của người dân về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt tại huyện Kim Bảng 86 Bảng 4.15: Lý do sẵn lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người được điều tra 89 Bảng 4.16: Lý do người dân không đồng ý chi trả 91 Bảng 4.17: Mối quan hệ giữa các mức tuổi khác nhau với mức sẵn lòng chi trả 94 Bảng 4.18: Mối quan hệ giữa các mức thu nhập khác nhau với mức sẵn lòng chi trả 96 Bảng 4.19: Mối quan hệ giữa nghề nghiệp khác nhau với mức sẵn lòng chi trả 98 Bảng 4.20: Hỗ trợ kinh phí cho công tác quản lý, vận hành các trạm cấp nước năm 2011 trên địa bàn huyện 102
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Đánh giá chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ điều tra 70 Biểu 4.2: Đánh giá chất lượng nguồn nước kém của các hộ điều tra phân theo địa bàn 70 Biểu đồ 4.3: Đánh giá về mức đóng góp trong xây dựng và lắp đặt đường ống của các hộ qua điều tra 76 Biểu đồ 4.4: Mong muốn khối lượng nước được sử dụng 83 Biểu đồ 4.5: Mong muốn của hộ điều tra về công suất làm việc của trạm cấp nước 80 Biểu đồ 4.6: Mối liên hệ giữa khối lượng nước và công suất làm việc của trạm cấp nước qua các hộ điều tra 82
Trang 11DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa dịch vụ 8
Đồ thị 2.2 Mức sẵn lòng chi trả (WTP) và thặng dư người tiêu dùng (CS) 45
Đồ thị 4.1: Số hộ bằng lòng chi trả cho việc sử dụng nước sạch 87
Đồ thị 4.2: Đường cầu thể hiện mức sẵn lòng chi trả của người dân 89
Đồ thị 4.3: Mối liên hệ giữa các nhóm tuổi và mức WTP trung bình 96
Đồ thị 4.4: Mối liên hệ giữa mức thu nhập và mức WTP trung bình 97
Đồ thị 4.5: Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và mức WTP trung bình 100
Trang 12DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ BQDT
CC
CN – XD
CN – TTCN CNH – HĐH
CT
DV ĐVT GTSX
LĐ
NN
NL – TS NS&VSMT TMDV UBND WTP
Bình quân Bình quân diện tích
Cơ cấu Công nghiệp – xây dựng Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Công trình
Dịch vụ Đơn vị tính Giá trị sản xuất Lao động Nông nghiệp Nông lâm – thủy sản Nước sạch và vệ sinh môi trường Thương mại dịch vụ
Ủy ban nhân dân Willingness to pay
Trang 13PHẦN I MỞ ĐẦU
ơ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơ bản trong đời sống hàng ngày của con người Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay cùng với nền kinh tế - xã hội đang ngày càng phát triển thì nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân đang trở thành đòi hỏi bức thiết trong việc đảm bảo sức khỏe
và cải thiện điều kiện sinh hoạt
Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống của người dân cũng như đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ phải “Cải thiện việc cấp thoát nước ở đô thị, thêm nguồn nước sạch cho nông thôn”
Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 75% dân số cả nước và nông nghiệp luôn là một bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân, do đó tập trung vào phát triển nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân ở nông thôn luôn được Đảng và Chính phủ Việt Nam đặt lên hàng đầu, là ưu tiên quốc gia Đã có rất nhiều chương trình, dự án được triển khai trong nông nghiệp nông thôn đạt được những kết quả tích cực trong đó có Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Đây là một chương trình mang tính xã hội nhân văn sâu sắc, góp phần cải thiện điều kiện sống, nâng cao nhận thức của người dân khu vực nông thôn Chương trình này bắt đầu được triển khai từ năm 1998, tính đến nay chương trình đã thực hiện được hai giai đoạn (giai đoạn I: 1998- 2005; giai đoạn II: 2006-2010) và đang tiếp tục triển khai giai đoạn III (2011 – 2015) Mục tiêu của chương trình này là:
- Nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh và vệ sinh cá nhân
- Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khỏe của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong cộng đồng
Trang 14Kết thúc giai đoạn II Chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường (2006-2010), tổng số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 52,1 triệu người, tăng 13,26 triệu người so với cuối năm 2005; tỷ lệ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 83% (thấp hơn 2% so với mục tiêu đề ra), trong đó có 42% được sử dụng nước sinh hoạt đạt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế [P.V, 2011] Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình triển khai thực hiện nhưng một số chỉ tiêu trong chương trình đã không đạt được là do phải đối mặt với những khó khăn, thách thức:
- Chất lượng nước và chất lượng xây dựng các công trình cấp nước còn thấp, chưa đạt các yêu cầu đặt ra
- Tính đồng đều trong việc cấp nước sạch ở các vùng, miền còn nhiều hạn chế: Trong 7 vùng kinh tế - sinh thái thì miền núi phía Bắc có 78% dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, Tây Nguyên 74% và là những vùng
có tỷ lệ thấp nhất Đặc biệt, giữa các tỉnh, thành phố đã tồn tại sự chênh lệch lớn, có 10/63 tỉnh đạt tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt đạt trên 90%; 20/63 tỉnh đã đạt 83 - 90%; 20/63 tỉnh đạt 75 - 83%; 13 tỉnh đạt tỷ
lệ dưới 75% [P.V, 2011]
- Tính bền vững của các thành quả đạt được không cao
- Phương pháp, công nghệ xử lý nước thải, rác thải tập trung ở nông thôn chưa có giải pháp hữu hiệu
- Đặc biệt, hiện nay người dân nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt bởi các chất thải: chất thải sinh hoạt, chất thải nông nghiệp, công nghiệp… dẫn đến một bộ phận người dân nông thôn bị nhiễm các bệnh từ việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm
Kim Bảng là một huyện nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà Nam Huyện nằm gần trục quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38B và vùng du lịch nổi tiếng chùa Hương Tích của Hà Nội ở phía Tây Đây là điều kiện thuận lợi tạo cho huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế văn hoá xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực Trong những năm qua thực hiện đường lối,
Trang 15chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực: nhiều công ty đã được thành lập, khu tiểu thủ công nghiệp được xây dựng, sự phát triển một số làng nghề,… đã và đang làm thay đổi đời sống của người dân nơi đây Tuy nhiên, mặt trái của việc phát triển này là tạo ra nhiều rác thải, gây ô nhiễm môi trường làm ô nhiễm nguồn nước
đã gây cản trở trong sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân Đứng trước những vấn đề trên, một số câu hỏi được đặt ra:
- Thực trạng sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân huyện hiện nay như thế nào?
- Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhu cầu của người dân về nước sạch trong sinh hoạt?
- Đề xuất, đóng góp nào có thể được đưa ra nhằm khuyến khích người dân
sử dụng nước sạch trong sinh hoạt
Để trả lời được những câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về nước và nước sạch
- Tìm hiểu tình hình sử dụng nước trong sinh họat và những mong muốn về sử dụng nước sạch của người dân trong sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụngnước sạch của người dân huyện Kim Bảng
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân
Trang 161.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân
- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt trên địa bàn huyện Kim Bảng, đặc biệt ở những xã chưa được cung cấp nước sạch để sử dụng
Thu thập số liệu trong 3 năm: 2008 – 2010
Thời gian thực hiện đề tài: 4/2011 – 3/2012
Trang 17PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của nghiên cứu nhu cầu
2.1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu luôn tồn tại trong đời sống của con người dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, ở mỗi lứa tuổi, giới tính, trình độ,… thì con người lại có những nhu cầu khác nhau Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về nhu cầu và có nhiều cách hiểu khác nhau về nhu cầu:
Theo Kinh tế học: Nhu cầu là sự cần thiết của một cá thể về một dịch vụ hàng hóa nào đó Khi nhu cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại, ta có nhu cầu thị trường Khi nhu cầu của tất cả các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có tổng cầu
Theo Philip Kotler – chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới: “Nhu cầu
là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được Nhu cầu của con người là một tập hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhu cầu có tính chất bản năng sinh tồn như ăn, uống, mặc, ở, an toàn… đến những nhu cầu về tình cảm tri thức, tôn trọng, tự thể hiện mình Những nhu cầu đó gắn liền với tình cảm con người, gắn liền với sự phát triển của xã hội mà mỗi con người sống trong đó” (Nguyễn Nguyên Cự, 2005)
Như vậy, về cơ bản nhu cầu được hiểu là trạng thái tâm lý mà con người cảm thấy thiếu hụt và mong muốn thỏa mãn những điều thiếu hụt ấy
2.1.1.2 Đặc điểm của nhu cầu
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908 – 1970) được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn Theo ông, nhu cầu là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung
- Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ bậc quan trọng từ thấp đến cao, được chia làm 5 bậc:
Trang 18+ Bậc 1: Các nhu cầu căn bản nhất (nhu cầu tự nhiên, nhu cầu sinh lý): đây là các nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người: nhu cầu về ăn, mặc, ở, nghỉ ngơi,…
+ Bậc 2: Nhu cầu an toàn: các mong muốn được an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe,…
+ Bậc 3: Nhu cầu xã hội về đời sống tình cảm: mong muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn được yêu thương, được tin cậy, có cuộc sống yên ấm…
+ Bậc 4: Nhu cầu được quý trọng, kính mến: mong muốn được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng,…
+ Bậc 5: Nhu cầu thể hiện bản thân, tự khẳng định mình: muốn được sáng tạo, mong muốn hoàn thiện bản thân và được công nhận là thành đạt Đây là nhu cầu cao nhất của con người, là đích mà mỗi cá nhân trong xã hội đều mong muốn đạt được (Đinh Thị Niên, 2009)
- Nhu cầu và phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa,… có mối tương tác qua lại với nhau Nhu cầu kích thích các hoạt động trong xã hội phát triển và ngược lại
- Nhu cầu theo quan điểm của Alfred Marshall : “Không có số đếm nhu cầu và ước muốn”(Nguyễn Văn Thủy, 2006)
2.1.1.3 Bản chất của nhu cầu
Về bản chất, nhu cầu là một khái niệm tâm – sinh lý Nhu cầu luôn xuất hiện trong các hoạt động đời sống của mỗi cá nhân, cộng đồng,…và các cá nhân, cộng đồng luôn tìm cách nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó
Khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi của con người là D.N Uznetze – nhà tâm lý học Xô viết đầu tiên nghiên cứu về nhu cầu Theo ông, tương ứng với mỗi kiểu hành vi là một nhu cầu khác nhau Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý đặc trưng giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hành vi Ông quan niệm rằng: nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra tính tích cực, nó xác định xu hướng, tính chất hành vi Và ông cũng cho rằng: dựa vào nhu cầu của con người để phân loại hành vi của con người
Trang 19Nhu cầu có nguồn gốc từ trong hoạt động thực tiễn là kết luận của A.N.Leonchiep Theo ông, nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi mà đối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái mà được nhận biết (được cảm nhận, được hình dung hoặc được tư duy) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động tức là trở thành động cơ Nói cách khác, đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt động (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2010)
2.1.1.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhu cầu
Như đã nói ở trên, nhu cầu và các hoạt động sản xuất có mối tương tác qua lại với nhau, chúng thúc đẩy, kích thích nhau cùng phát triển Nhu cầu của con người sẽ là mục tiêu để Nhà nước đề ra các chương trình, dự án nhằm thỏa mãn các nhu cầu đó của con người Ví dụ, các chương trình xóa đói, giảm nghèo của Đảng, Nhà nước ban hành và triển khai chính là nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn thoát nghèo của các hộ, người nghèo cả nước Tuy nhiên, hiện nay nhiều chương trình, dự án đầu tư của nhà nước nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn triển khai không đem lại hiệu quả, đó là chưa kể có những dự án sau khi kết thúc không thu được kết quả Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân chính là nhiều chương trình, dự án được lập ra chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phương
Do đó, việc nghiên cứu nhu cầu của các cá nhân trong xã hội sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội một cách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng đúng với nhu cầu của người dân, đồng thời đảm bảo thực hiện các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra
2.1.2 Lý luận chung về cầu
2.1.2.1 Các khái niệm
Cầu: “Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng (với tư
cách là người mua) có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau (mức
Trang 20giá chấp nhận được) trong phạm vi và không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi” (Trần Văn Đức và Lương Xuân Chính, 2006)
Lượng cầu: là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có
khả năng và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Cầu cá nhân và cầu thị trường:
Cầu cá nhân: là ứng xử của một cá nhân khi muốn mua một hàng hóa
hay dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
Cầu thị trường: là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người sẵn
sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định Cầu thị trường là tổng hợp cầu cá nhân lại với nhau
2.1.2.2 Luật cầu
Đường cầu thị trường của các hàng hóa (ngoại trừ hàng hóa xa xỉ) có một điểm chung là có xu hướng nghiêng xuống dưới về phía bên phải), có nghĩa là khi giá của hàng hóa và dịch vụ giảm (tăng) thì lượng cầu tăng lên (giảm) Như vậy, giá và lượng cầu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau; và các nhà kinh tế gọi đây là quy luật cầu
Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa dịch vụ
Trang 212.1.2.3 Hàm cầu và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu
- QD(x,t) là cầu hàng hóa X trong thời gian t, đóng vai trò là hàm số cầu
- Px,t là giá hàng hóa X trong thời gian t
- Py,t là giá hàng hóa Y trong thời gian t (giá hàng hóa thay thế, hàng hóa bổ sung)
- I là thu nhập của người tiêu dùng
- T là thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng
- N là quy mô dân số
- E là kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố trên
Như vậy, từ hàm cầu dạng tổng quát trên, ta có thể thấy những yếu tố ảnh hưởng đến cầu:
Giá cả hàng hóa dịch vụ đang xét (hàng hóa X) (P X ): Với điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi, khi giá hàng hóa X tăng thì lượng cầu của nó giảm
và ngược lại Nói cách khác giá và cầu hàng hóa X có mối quan hệ nghịch biến
Giá cả hàng hóa liên quan (P Y ): Hàng hóa liên quan bao gồm hàng
hóa thay thế và hàng hóa bổ sung Cầu của hàng hóa dịch vụ nào đó ngoài việc phụ thuộc vào giá của hàng hóa dịch vụ đó thì cũng phụ thuộc vào giá cả hàng hóa liên quan:
+ Hàng hóa thay thế: Hai hàng hóa được gọi là thay thế khi người ta có thể sử dụng hàng hóa này thay thế cho hàng hóa kia và ngược lại mà không làm thay đổi giá trị sử dụng của chúng Như vậy, nếu hàng hóa X và hàng hóa
Y là hai hàng hóa thay thế thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y (PY) và cầu hàng hóa X (QDX) là quan hệ đồng biến
Trang 22+ Hàng hóa bổ sung: Hai hàng hóa được gọi là bổ sung khi sử dụng hàng hóa này phải đi kèm theo hàng hóa kia Ví dụ: gas và bếp gas, Khi đó, nếu giá gas tăng thì cầu về bếp gas sẽ giảm xuống và ngược lại, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi Như vậy, khi X và Y là hai hàng hóa bổ sung thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y (PY) và cầu hàng hóa X (QDX) là quan hệ nghịch biến
Thu nhập của người tiêu dùng (I): Thu nhập thể hiện khả năng thanh
toán của người tiêu dùng khi mua hàng hóa dịch vụ Do đó, sự thay đổi thu nhập
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa dịch vụ trên thị trường Khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa thông thường tăng, cầu hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại
Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng (T): Đó là những ý thích, ý
muốn chủ quan của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa dịch vụ Vì vậy, thị hiếu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như giới tính, dân tộc, tuổi tác, địa vị xã hội, Nhìn chung, yếu tố này ít thay đổi vì thị hiếu người tiêu dùng vốn rất đa dạng và phức tạp, nó thuộc yếu tố tâm lý, xã hội nên khi nghiên cứu phải chọn mẫu đại diện, từ đó có thể lượng hóa và suy rộng cho tổng thể
Quy mô dân số hay số lượng người tiêu dùng (N): Cầu thị trường
được tập hợp từ cầu của các cá nhân có tham gia thị trường Do đó, khi số lượng người tiêu dùng tăng thì cầu hàng hóa tăng và ngược lại Mối quan hệ giữa N và QDX là mối quan hệ đồng biến
Kỳ vọng của người tiêu dùng (E): Cầu hàng hóa sẽ thay đổi vì nó
phụ thuộc vào các kỳ vọng của người tiêu dùng Kỳ vọng được xem là sự mong đợi, dự đoán của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố xác định cầu trong tương lai nhưng lại ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hiện tại sẽ giảm và ngược lại Các kỳ vọng về thu nhập, thị hiếu, hoặc số lượng người tiêu dùng đều tác động đến cầu hàng hóa đang xét
Ngoài những yếu tố trên thì còn có các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến cầu hàng hóa dịch vụ
Trang 23Toàn bộ lượng nước trên Trái Đất khoảng 14.00×109km3, trong đó, khoảng 97% là ở đại dương và biển Tuy nhiên, do hàm lượng muối cao nên nước ở đây không được sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người Trong phần nước còn lại, phần lớn đóng băng ở 2 đầu cực và trong các tảng băng ( chiếm khoảng 2% tổng lượng nước) Lượng nước này che phủ khoảng 10% bề mặt Trái Đất hiện tại Như vậy, chỉ còn khoảng 0,6% nước ngọt, bao gồm cả nước bề mặt và nước ngầm là có thể sử dụng được Trong tổng lượng nước đó, con người thực sự chỉ được sử dụng khoảng 0,3% dưới dạng nước ngọt phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình Ngoài ra, nước còn được phân bố trong khí quyển dưới dạng hơi nước khoảng 0,001% tổng lượng nước (Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan và Trịnh Thị Thanh, 2009)
- Nước (Water): là một chất lỏng thông dụng, nước là một chất không màu, không mùi, không vị Nước tinh khiết có công thức cấu tạo gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy Dưới áp suất khí trời 1 atmosphere, nước sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC, nước có khối lượng riêng là 100 kg/m3(Lê Anh Tuấn, 2007)
- Nước có mặt trong các cơ thể sống và mang dinh dưỡng đến tất cả các
tế bào sống
Trang 24Bảng 2.1: Phân bố và dạng của nước trên Trái đất
(km 2 )
Tổng thể Tích nước (km 3 )
Tổng lượng nước (%)
Các đại dương và biển
(nước mặn) 361.000.000 1.230.000.000 97.2000 Khí quyển (hơi nước) 510.000.000 12.700 0,0010 Sông, rạch - 1.200 0,0001 Nước ngầm (đến độ sâu
0,8 km) 130.000.000 4.000.000 0,3100
Hồ nước ngọt 855.000 123.000 0,0090 Tảng băng và băng hà 28.200.000 28.600.000 2.1500
(Nguồn: US Geological Survey)
Nước sạch
Có rất nhiều loại nước, nhưng nước sạch là loại nước mà con người luôn có nhu cầu muốn được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày nhằm đảm bảo sức khỏe, hạn chế các dịch bệnh do sử dụng những nguồn nước gây ô nhiễm
Kỹ sư Lê Quốc Hùng – Tổng giám đốc Công ty công nghệ môi trường OBM, chuyên gia trong lĩnh vực xử lý nguồn nước cho biết, hiện nay trên thế giới
cũng như ở nước ta khái niệm về nước sạch có hai quan điểm:
+ Quan điểm thứ nhất: Đã là nước sạch thì càng sạch càng tốt, nghĩa là hàm lượng khoáng càng nhỏ càng tốt (không có các khoáng chất như kim loại nặng, sắt, canxi,…), vì người ta cho rằng, nước chỉ là dung môi hòa tan các chất khác, và nhu cầu mỗi người khác nhau nên không có nước nào có thể bổ sung đầy đủ Hơn nữa, nếu uống sắt thì sẽ giảm lượng hấp thụ canxi…Đối với những người bị bệnh thận thì không thể uống nước có hàm lượng natri, cacbonat cao vì nó làm suy thận, nước có hàm lượng khoáng cao có thể làm bệnh huyết áp thêm trầm trọng
+ Theo quan điểm thứ hai thì nước sạch là phải có khoáng trong phạm
vi cho phép, vì cho rằng cơ thể có nhu cầu cần cung cấp các chất đó thì nước cũng là một giải pháp để cung cấp chất đó
Trang 25Theo quan điểm chữa bệnh của y học thì quan điểm thứ hai được số đông chấp nhận và tán thành vì cho rằng nước cũng là một loại thuốc dùng để chữa bệnh và còn làm dung môi để hòa tan các chất Chất khoáng trong nước chính là một trong các chất dùng để chữa bệnh (Theo Viện y học cổ truyền phương Đông – 2004)(Đoàn Mạnh Linh, 2010)
Như vậy, nước sạch là gì hiện nay vẫn chưa có khái niệm rõ ràng, tuy nhiên chúng ta có thể hiểu: Nước sạch là nước đã qua xử lý vẫn còn các thành phần sinh hóa học bên trong nhưng ở mức giới hạn cho phép Ngoài ra, nước sạch còn được hiểu là: nước được coi là nước sạch khi nó không màu, không mùi, không vị, trong, không có vẩn đục, không có vi trùng và các chất gây bệnh; nước sử dụng đạt yêu cầu vệ sinh và an toàn sức khỏe theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế
Nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân và việc cung cấp nước sạch cho người dân, đặc biệt là đối với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo,… là một điều hết sức cần thiết Được sử dụng nước sạch trong sinh hoạt sẽ góp phần nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống cho người dân Điều này là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Nước thải (Wastewater): nước sau khi sử dụng (nước từ hệ thống
cấp nước, nước mưa, nước mặt, nước ngầm, ,) cho các mục tiêu khác nhau như sinh hoạt, sản xuất,… có trộn lẫn chất thải, mang ít nhiều chất gây ô nhiễm
Nước thải chưa xử lý (Untreated wastewater) là nguồn tích lũy
các chất độc hại lâu dài cho con người và các sinh vật khác Sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải có thể tạo ra các chất khí nặng mùi Thông thường, nước thải chưa xử lý là nguyên nhân gây bệnh do nó chưa các loại độc chất phức tạp hoặc mang lại các chất dinh dưỡng thuận lợi cho việc phát triển cho các loại vi khuẩn, các thực vật thủy sinh nguy hại
Sự ô nhiễm nước (Water pollution) xảy ra khi các chất nguy hại xâm
nhập vào nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của chính bản thân nguồn nước
Trang 26Kỹ thuật cấp nước (Water Supply Techniques): giải pháp đem
nước sạch đến từng hộ gia đình, nhóm dân cư, khu vực sản xuất và các cụm chuyên dùng đảm bảo các yêu cầu về kinh tế kỹ thuật và vệ sinh môi trường
Hệ thống cấp nước (Water Supply System): tổ hợp các công trình
liên quan đến việc khai thác nguồn nước, thu nước, xử lý nước, các trạm bơm
và mạng phân phối điều hòa nước sạch
Hệ thống thoát nước (Sewerage System): hệ thống thu gom tất cả các
loại nước thải, nước mưa ra khỏi khu vực dân cư, sản xuất và sau đó làm sạch và khử trùng ở một mức độ cần thiết trước khi xả trở lại vào nguồn nước chung
Người sử dụng nước (Water User): một hay một nhóm người sử
dụng nước từ công trình cấp nước cho mục tiêu sinh hoạt hoặc sản xuất
Bệnh liên quan đến nguồn nước (Water – related disease): các
dạng bệnh tật sinh ra do sử dụng hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn
và nhiễm trùng (Lê Anh Tuấn, 2007)
2.1.3.2 Tác động của nước đối với môi trường và đời sống con người
Lịch sử nhân loại đã cho thấy, sự cung cấp nước có mối liên hệ rất mật thiết với nền văn minh, với sự phát triển và diệt vong của nhân loại Hàng loạt thành phố và nền văn minh đã bị biến mất do cạn kiệt nguồn nước dẫn đến sự biến đổi khí hậu, bởi:
- Sự phát triển giao thông và đô thị đã làm tăng các cơn lũ lụt, cây xanh
và đất bị thay thế bằng các công trình xây dựng, đường cao tốc,… dẫn đến tăng tốc độ dòng chảy của các dòng nước mưa Nếu mực nước biển tăng cao trong thời gian tới như dự báo thì một số vùng thấp ven biển, các vùng đất ngập nước và một số vùng đất trồng sẽ bị nhấn chìm dưới mực nước biển
- Hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, bị thiệt mạng do các bệnh từ nguồn nước bẩn gây ra Bệnh tật sinh ra theo con đường nước có thể gây chết đến 10% dân số của một thành phố Chất lượng nước kém do ô nhiễm nước ngày càng gia tăng đang đặt ra cho loài người những
Trang 27thử thách nặng nề Nhiều bệnh dịch do vi khuẩn và virus lây nhiễm theo đường nước đã gây ra những thảm họa cho con người như bệnh dịch tả năm 1991 –
1992 ở Nam Mỹ Năm 2002, trận lũ trên sông Ngàn Phố (một nhánh của nhỏ của sông Cả) gây dịch tả làm nhiều trâu bò chết,… Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong vòng 24 giờ có đến 13.000 trẻ em dưới 1 tuổi bị chết do nước bẩn; trên 1,5 tỷ người không có nước sạch để uống (số liệu trước năm 1996)
- Sự có mặt của các hóa chất độc hại, chất hữu cơ clo hóa từ các sản phẩm hóa học công nghiệp, kim loại nặng từ các phân xưởng mạ kim loại, thuốc trừ sâu diệt cỏ, nồng độ muối khoáng tăng ở các cánh đồng nông nghiệp,… đã làm xấu đi các tính chất của các nguồn nước Mặc dù cho đến nay con người đã có nhiều biện pháp tích cực kiểm soát nguồn nước nhưng vẫn chưa thoát khỏi vấn đề ô nhiễm nước
Nước tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên Trái Đất như địa mạo, địa hóa, xói mòn làm cho bề mặt Trái Đất hình thành nên các sông, suối, đồng bằng,… Nước trong khí quyển được coi là lớp áo giáp bảo vệ Trái Đất khỏi bị giá lạnh và điều hòa khí hậu, bởi vì nước có khả năng lưu giữ và ổn nhiệt tốt hơn mặt đất và không khí (Phạm Ngọc Hồ, Đồng Kim Loan và Trịnh Thị Thanh, 2009)
2.1.3.3 Vai trò của nước sạch trong sinh hoạt của người dân
Trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như hiện nay, nhu cầu của con người về nước, đặc biệt là nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng lên Đây là một nhu cầu tất yếu và cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe, hạn chế các bệnh do những nguồn nước không đảm bảo gây ra Có thể thấy, nước, đặc biệt là nguồn nước sạch đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người Một số vai trò của nước sạch được kể đến như:
- Cung cấp nước sạch cho người dân, đặc biệt là những người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo… sẽ giúp tiết kiệm công lao động
do việc phải đi xa để gánh nước phục vụ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất
Trang 28- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ gìn trật tự ở địa phương do tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Đây chính là một trong những sự quan tâm trực tiếp của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số
- Cung cấp đầy đủ và đảm bảo chất lượng nguồn nước sạch sẽ giúp người dân đảm bảo sức khỏe, khi đó nhu cầu học tập, làm việc, sinh hoạt văn hóa… sẽ được nâng cao và đạt hiệu quả cao hơn
- Đối với những địa phương có các khu du lịch thì việc có hệ thống nước sạch đảm bảo sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến với địa phương, phát huy tiềm năng du lịch; từ đó tạo nhiều cơ hội việc làm cho ngươi dân bản địa và nâng cao thu nhập cho người dân
2.1.4 Nhu cầu nước cho cuộc sống của con người
Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hoá đã ban tặng cho hành tinh của chúng ta và chính nó là khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước không thể tồn tại, con người cũng không là ngoại lệ
Trong cơ thể người nước chiếm tới 70% trọng lượng Hàng ngày mỗi người cần tối thiểu 60 - 80, tối đa tới 150 - 200 lít nước hoặc hơn cho sinh hoạt; riêng lượng nước ăn uống vào cơ thể ít nhất cũng tới 1,5 - 2 lít mỗi ngày
Nước còn cần cho các hoạt động khác của con người như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ Lượng nước dùng cho trồng trọt, chăn nuôi rất lớn: trung bình 1 ha mầu cần 0,12 - 0,29 l/s; 1 ha trồng lúa nước cần 1,5 -7 l/s; mỗi đầu vật nuôi như ngựa, trâu bò tiêu tốn 20 - 80 lít nước một ngày, lợn: 15 - 60, gà, vịt, ngan, ngỗng: 1 - 1,25 lít Nhu cầu nước cho sản xuất công nghiệp cũng vậy: để sản xuất 1 tấn thép hay 1 tấn giấy phải dùng 44.000 lít nước; lọc một lít dầu cần 10 lít; sản xuất một lít bia phải có 15 lít nước sạch; lượng nước dùng làm mát máy cũng không nhỏ (động cơ đốt trong: 10 lít /giờ, động cơ dầu: 25 - 50 lít/giờ ) (Trần Minh, Trần Hoàng Thiện và Nguyễn Thị Tâm, 2003)
Trang 29Hình 2.1 Các mục tiêu khai thác nước (Lê Anh Tuấn, 2007)
Theo một báo cáo năm 2007 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện
có tới 1,1 tỷ người không được tiếp cận với nguồn nước sạch tiêu chuẩn, 88% trong số 4 tỷ ca bệnh tiêu chảy hàng năm có nguyên nhân do nước không an toàn và thiếu vệ sinh, và 1,8 triệu người chết vì bệnh tiêu chảy mỗi năm WHO ước tính rằng 94% các ca tiêu chảy có thể ngăn ngừa thông qua việc cải tạo môi trường, bao gồm tiếp cận với các nguồn nước an toàn
Nước sạch là một vấn đề lớn có tính toàn cầu, đặc biệt là đối với những nơi khan hiếm nước như các vùng sa mạc, hải đảo, vùng núi cao, nơi hẻo lánh hay những địa phương có nguồn ô nhiễm nặng
Nhu cầu nước sạch đa dạng, chia làm 4 cấp độ chính:
- Nước cất tinh khiết: dùng cho các trung tâm y tế, công suất nhỏ (một vài lít/ngày)
- Nước sạch uống được: dùng cho các tụ điểm đông người (trường học, cơ quan) cần công suất vài chục đến vài trăm lít/ngày
- Nước sạch dùng cho sinh hoạt: mỗi gia đình cần trung bình khoảng vài m3/ngày
- Nước sạch dùng cho nông nghiệp và sản xuất công nghiệp (Lê Thu Quý và Nguyễn Tuấn An, 2011)
Hiện nay, với sự phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu đã gây tác động xấu và nghiêm trọng tới môi trường, trong đó có môi trường nước Hiện nay, nguồn nước đặc biệt là nguồn nước dùng trong sinh hoạt của người dân tại
Giao thông thủy
Trang 30nhiều quốc gia đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây nhiều nguồn bệnh cho con người, tác động xấu tới kinh tế của mỗi người nói riêng và nền kinh tế nói chung, làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân, dẫn tới khả năng con người lại rơi vào vòng nghèo đói
Nước thiết yếu như vậy, nhưng loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng Trên thế giới hiện có 80 quốc gia và 40% dân số không đủ nước dùng, một phần ba các điểm dân cư phải dùng các nguồn nước
bị ô nhiễm để ăn uống - sinh hoạt, hệ quả là hàng năm có trên 500 triệu người mắc bệnh, 10 triệu người (chủ yếu là trẻ em) bị chết, riêng bệnh tiêu chảy đã cướp đi mạng sống của 2,5 triệu em mỗi năm
Còn ở Việt Nam - một nước đang phát triển, mặc dù được nhà nước đặc biệt quan tâm nhưng cũng chỉ mới có 46 - 50% dân cư đô thị và 36 - 43% dân
cư nông thôn được dùng nước sạch Nhiều người dân ở nhiều vùng còn phải dùng các nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, kéo theo tỷ lệ dân cư mắc bệnh khá cao: 90% phụ nữ nông thôn mắc bệnh phụ khoa, 95% trẻ em nông thôn bị nhiễm giun, hàng năm có trên 1 triệu ca tiêu chảy, lị Nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng tạo nên những nguy cơ tiềm tàng của nhiều bệnh lý ở nhiều địa phương
Cùng với đà gia tăng dân số, đô thị hoá, phát triển kinh tế, nhu cầu nước dùng cho ăn uống - sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ ngày càng tăng Lượng nước cần của năm 2000 là 79,61 tỷ m3/năm, trong số đó có 2,91 (tỷ m3) cho ăn uống - sinh hoạt, 16,2 cho công nghiệp và 60,5 cho nông nghiệp Trong vòng 15 năm, nhu cầu nước đã tăng 1,76 lần (ăn uống - sinh hoạt: 1,65 lần; công nghiệp: 5,62 lần; nông nghiệp:1,49 lần)
Nếu cứ với đà này thì 15 đến 20 năm tới (2015 - 2020) nhu cầu nước sẽ vào khoảng 140 tỷ/m3 năm, tạo nên một sức ép rất lớn, đó là chưa kể đến khi
Trang 31ấy nước ta đã trở thành nước công nghiệp, dân số chừng 120 -150 triệu, mức sống cao hơn đòi hỏi lượng nước dùng lớn hơn: trung bình cư dân đô thị mỗi người mỗi ngày dùng 120 - 150 lít nước chứ không phải mức 80 -100 lít như hiện nay, còn người dân nông thôn dùng 80 - 100 lít thay vì 40 - 60 lít
Nếu tính toán theo dự báo của ủy hội Tài nguyên nước quốc tế nhu cầu nước vào năm 2020 sẽ tăng 6,5 lần so với năm 1990, thì nhu cầu nước của Việt Nam lúc đó sẽ vào khoảng 510 - 520 tỷ m3 /năm, một con số làm giật mình cả những người lạc quan nhất (Trần Minh, Trần Hoàng Thiện và Nguyễn Thị Tâm, 2003)
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch trên thế giới
Theo Liên hiệp quốc, hiện nay có hơn 2,6 triệu người trên toàn cầu không được tiếp xúc với điều kiện vệ sinh cơ bản và gần một tỷ người không được dùng nước sạch Cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh phù hợp Một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới ước tính, tới năm 2030, nhu cầu về
nguồn nước của con người sẽ vượt lượng cung tới 40%
Hiện tại, hơn 80 quốc gia, đại diện cho 40% dân số thế giới, đang trải qua tình trạng thiếu nước nghiêm trọng Các nước Tây Nam Á đối mặt với mối đe dọa lớn nhất với hơn 90% dân số của khu vực thiếu nước trầm trọng Trong khi đó, tiếp cận với nguồn nước sạch hiện vẫn là giấc mơ của hàng triệu người ở những vùng đất khô hạn và bán khô hạn Châu Phi
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết, hiện tại cứ 3 người châu Phi thì có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước và điều kiện vệ sinh phù hợp Tuy nhiên, với mức cầu hiện nay, chỉ trong một hai thập
kỷ tới, số người không có nước sạch và điều kiện vệ sinh hợp lý ở châu lục đen
sẽ là 1/2 người Trong khi đó, với nhu cầu về nước ngày càng gia tăng theo đà tăng trưởng dân số, lượng nước ngầm đang bị khai thác đang vượt xa khả năng
Trang 32phục hồi Chưa hết, với khoảng 2 tỷ tấn rác con người thải vào nguồn nước mỗi ngày, con người còn phải đối mặt với thách thức ô nhiễm nguồn nước ở khắp nơi trên thế giới Mặc dù sự cải thiện về chất lượng nguồn nước có thể thấy ở vài khu vực, ô nhiễm nước vẫn đang gia tăng trên toàn cầu Chính vì điều đó, một tuyên bố đã được 2.500 chuyên gia về nước tại Hội nghị Nước Quốc tế thống nhất đưa ra để: “Đề nghị các bên liên quan trong Hội nghị thượng đỉnh
về MDG nhận thức một cách đầy đủ về vai trò cơ bản của nguồn nước và điều kiện vệ sinh đối với các mục tiêu thiên niên kỷ”
Theo các chuyên gia, mục tiêu thiên niên kỷ về nước là chưa đủ, nước cần được nhìn nhận ở vị trí xứng đáng hơn, với ý nghĩa là thực hiện mục tiêu này
có thể giúp chúng ta xây dựng một thế giới bền vững hơn và dẫn đến sự thành công của tất cả các mục tiêu khác
Các chuyên gia cũng cho rằng quản lý nguồn nước, dịch vụ nguồn nước và điều kiện vệ sinh là phương thức hiệu quả nhất để đạt được MDGs Ngược lại, việc tiếp tục “phớt lờ” nước và điều kiện vệ sinh “sẽ là nguồn cơn cho thảm họa và sự thất bại của tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ”
Bởi lẽ, theo Maude Barlow, chuyên gia của Dự án Hành Tinh Xanh tại Canada, từng là tư vấn cao cấp về nước cho chủ tịch Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nước là trung tâm của mọi thứ: “Không có nước thì không có thực phẩm, không có sức khỏe, không có trường học, không có bình quyền và không có hòa bình” Đồng thời, con đường đến với an ninh nguồn nước cũng đồng thời là “một con đường lớn giúp giải quyết xung đột, khủng hoảng khí hậu, đói nghèo và bất công”
Chính vì vậy, nước và vệ sinh cần được ưu tiên như một mục tiêu thiết yếu mà nếu thiếu nó không mục tiêu nào có thể đạt được Và ngay cả khi MDGs thành công rực rỡ, nếu thiếu các cam kết mới để bảo vệ nguồn nước và phục hồi hệ sinh thái, chúng ta cũng không thể có đủ nước cho tất cả mọi người (www.baohoabinh.com.vn, 2010)
Trang 332.2.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Việt Nam
Báo cáo đánh giá ngành nước Việt Nam cho thấy, tổng lượng nước mặt hằng năm của nước ta vượt tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không đều giữa các mùa Mùa khô ở Việt Nam kéo dài và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng 30% lượng nước của cả năm Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong số 16 lưu vực sông chính bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ
Theo các nhà khoa học, trong thời gian tới, sự gia tăng dân số và
sự phát triển kinh tế - xã hội sẽ làm tăng mạnh nhu cầu dùng nước và tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước Sự gia tăng dân số sẽ kéo theo sự gia tăng
về nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và nước dùng cho sản xuất, đồng thời tác động của con người đến môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên nước nói riêng sẽ ngày càng mạnh mẽ
+) Cung cấp nước sạch ở nông thôn
Hiện nay dân số Việt Nam sống ở nông thôn có trên 60 triệu người, chiếm gần 75% số dân của cả nước Vì vậy việc cấp nước cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt ở nông thôn đang là một vấn đề quan trọng Trên thực tế vùng nông thôn đã thiếu nước về số lượng nhưng chất lượng nước cũng chưa đảm bảo
Lâu nay để giải quyết vấn đề nước ăn uống và sinh hoạt cho vùng nông thôn, các loại dụng cụ chứa nước thường là bể, chum, vại còn nguồn nước cung cấp là giếng, ao hồ nhỏ, nước mưa Tại nhiều nơi, người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô, đánh phèn để làm sạch nguồn nước sinh hoạt của gia đình Nhưng trước tình hình ô nhiễm ngày càng tăng của sông ngòi, môi trường sống, những biện pháp trên dần dần trở nên ít hiệu quả Chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn hiện nay là điều đáng lo ngại
Nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân đang bị ô nhiễm trầm trọng bởi các chất thải, đặc biệt là chất thải sinh hoạt khu dân cư, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp, nông nghiệp và các hành vi, thói quen không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hàng triệu người dân
Trang 34Trước thực trạng đó, việc tìm ra một giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu
sử dụng nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn ở nông thôn trở nên cấp thiết Để tạo điều kịên cho người dân nông thôn tiếp cận đựơc với nước sạch và điều kiện
vệ sinh tốt, Nhà nước và chính quyền địa phương cần phải ưu tiên cải thiện điều kiện cấp nước và vệ sinh cho người nghèo, khu vực nghèo và giải quyết đồng bộ các yếu tố xây dựng, quản lý, công nghệ, nâng cao năng lực cộng đồng và thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức Đồng thời thực hịên chủ trương tiếp cận dựa theo nhu cầu và phân cấp quản lý, thực hiện công tác cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn một cách mạnh mẽ hơn, trong đó đặc biệt chú trọng vào việc trao quyền cho cộng đồng và lấy cộng đồng làm trọng tâm
Hiện tại các tỉnh đang thực hiện 05 mô hình quản lý công trình nước sạch nông thôn Một là Trung tâm Nước sạch & VSMTNT do tỉnh trực tiếp quản lý; hai là các nhà máy nước tư nhân (tự khai thác nước bán cho dân); ba là các hợp tác xã cung cấp các dịch vụ nước sạch; bốn là UBND xã làm chủ công trình và tự bảo dưỡng và năm là các công ty cổ phần kinh doanh nước sạch
Riêng ở tỉnh Vĩnh Long, mô hình quản lý công trình cung cấp nước sạch nông thôn là Trung tâm Nước sạch & VSMTNT thuộc Sở Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn quản lý, tham mưu cho Ban Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khai thác tài nguyên nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt) Phối hợp lồng ghép các chương trình nước sinh hoạt nông thôn do Unicef tài trợ và các chương trình di dân phát triển kinh tế mới, xoá đói giảm nghèo và các chương trình kinh tế xã hội của ngành Y tế,…
Song song đó, Trung tâm Nước sạch &VSMTNT Vĩnh Long đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác truyền thông, vận động người dân sử dụng nước sạch, hướng dẫn mô hình mẫu về cấp nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn; phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố tập huấn cho cán bộ truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường,
Trang 35hướng dẫn thực hiện xây dựng mô hình mẫu cầu tiêu hợp vệ sinh Tổ chức hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý, vận hành cho cán bộ quản lý các trạm cấp nước và kỹ năng truyền thông vận động đối với công tác nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Chương trình nước sạch nông thôn đã đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người dân nên được sự đồng tình ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi để Trung Tâm Nước sạch &VSMTNT Vĩnh Long tiến hành xây mới các công trình Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn tồn tại Đó là việc tổ chức thực hiện các trạm cấp nước trong các cụm dân cư vượt lũ còn chậm do các cụm dân cư vượt lũ chưa hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng và bàn giao mặt bằng để làm mạng lưới đường ống cấp nước Các công trình cấp nước nông thôn đều thuộc dạng nhỏ lẻ, phân tán sâu trong nông thôn, việc triển khai xây dựng gặp nhiều khó khăn Trong khi đó, nhu cầu nước sạch đang tăng mạnh, kinh phí Nhà nước đầu tư các công trình cấp nước sạch lại có hạn, nên số lượng công trình vẫn còn thấp so với nhu cầu
Trung Tâm Nước sạch & PTNT phấn đấu đến năm 2009 sẽ có 85% dân
số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 55% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch qua hệ thống nước tập trung; 75 % số hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% nhà trẻ, trường học, trạm
xá có đủ nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh (Oanh Lê, 2009)
+) Cấp nước đô thị ở Việt Nam
Theo đánh giá của Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), sau hơn 10 năm thực hiện định hướng phát triển cấp nước, mạng lưới cấp nước đô thị Việt nam không ngừng mở rộng phát triển Dịch vụ cấp nước cải thiện đáng kể Hầu hết các đô thị, tỉnh lỵ đều đã và đang có các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước Tính đến năm 2010, cả nước có hơn 440 hệ thống cấp nước lớn nhỏ, tổng công suất thiết kế cấp nước đạt khoảng 6,1-6,2 triệu m3/ngày đêm (tăng gấp 3 lần so với năm 1998), công suất khai thác 5,6 triệu
Trang 36m3/ngày đêm Nhu cầu cấp nước tại các đô thị lớn và khu công nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu Tỷ lệ dân đô thị được cấp nước sạch trung bình khoảng 76% Trong đó có các đô thị đạt tỷ lệ cao như : Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn, Nam Định, Huế…Các đô thị đạt tỷ lệ thấp dưới 60% như : Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Đắc-Nông, Bình Phước, Hà Giang, Kontum Mức
sử dụng nước sạch bình quân 90 lít/người/ngày đêm Nhiều công trình đầu tư
từ nguồn vốn ODA phát huy hiệu quả
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đô thị, trong đó có quan tâm phát triển cấp nước, Chính phủ không ngừng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật đối với lĩnh vực cấp nước Trong đó, xác định rõ Việt nam đã, đang và sẽ ưu tiên đầu tư mạnh hơn vào lĩnh vực cấp nước đô thị theo hướng: Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước, trong đó ưu tiên quy hoạch vùng, liên đô thị, có
sự tham gia của cộng đồng, bảo đảm tính bền vững và lâu dài Đối với các đô thị trực thuộc Trung ương trở lên cần có quy hoạch chuyên ngành về cấp nước Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực cấp nước đô thị, xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực cấp nước Đổi mới
cơ chế chính sách và mô hình tổ chức, hoạt động các doanh nghiệp cấp nước
đô thị theo hướng : cổ phần hóa các doanh nghiệp cấp nước, chuyển dịch từ
cơ chế cấp vốn, giao nhiệm vụ sang cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích nhằm phát huy tính chủ động, nâng cao năng lực, nâng cao chất lượng dịch vụ (Thủy An, 2010)
2.2.3 Sự quan tâm của thế giới đối với vấn đề nước sạch ở Việt Nam
HỖ TRỢ CỦA UNICEF
Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF (2006-2010), Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh môi trường đặc biệt chú trọng vào các hoạt động sau đây:
Trang 37- Thông tin, tuyên truyền và tham gia: UNICEF hỗ trợ Chính phủ rút
ra các bài học và kinh nghiệm thông qua công tác nghiên cứu/đánh giá, ghi chép thành văn bản và triển khai thí điểm các mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động dự án và gia tăng giá trị trong quá trình thực hiện cũng như xây dựng Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn lần thứ II của Chính phủ UNICEF còn khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc lập kế hoạch xây dựng, thực hiện và quản lý các cơ sở cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua các hoạt động truyền thông
- Khuyến khích vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh: Vấn đề vệ
sinh môi trường và nếp sống vệ sinh phải được quan tâm giải quyết khẩn cấp Nhiều cơ quan trong nước và quốc tế, trong đó có UNICEF, đã kêu gọi xây dựng một kế hoạch hành động quốc gia riêng về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh Kế hoạch đó sẽ thu hút sự quan tâm rộng rãi, góp phần huy động thêm nguồn lực trong lĩnh vực vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh, qua đó giúp Việt Nam đạt được các Mục tiêu Phát triển của Việt Nam (VDG)
và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) trong lĩnh vực này Ngoài ra, UNICEF còn hỗ trợ đề ra các phương thức tuyên truyền về vệ sinh môi trường và nếp sống vệ sinh có hiệu quả chi phí và hướng vào cộng đồng
- Xây dựng mô hình: UNICEF hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô
hình tăng cường tiếp cận với nước sạch, nâng cấp các phương tiện vệ sinh môi trường và đẩy mạnh công tác giáo dục về nếp sống vệ sinh cho các gia đình nông thôn nghèo nhất và các dân tộc thiểu số bị thiệt thòi UNICEF còn
hỗ trợ Chính phủ cung cấp các phương tiện nước sạch và vệ sinh môi trường thân thiện với trẻ em cho các nhà trẻ và trường học
- Chất lượng nước và giảm thiểu tình trạng nhiễm thạch tín:
UNICEF hỗ trợ Chính phủ tiến hành các nghiên cứu và điều tra về tình trạng nhiễm thạch tín và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo về các hoạt động thuộc lĩnh vực này, trong đó có
Trang 38việc xây dựng và nhân rộng mô hình giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín, xây dựng công tác theo dõi chất lượng nước ở cấp cộng đồng trên cơ sở áp dụng rộng rãi bộ kiểm tra chất lượng nước thuận tiện cho người sử dụng, đồng thời tăng cường các hoạt động phối hợp trong khuôn khổ Kế hoạch hành động Quốc gia Giảm thiểu nguy cơ nhiễm thạch tín
- Theo dõi và đánh giá: Dựa trên hệ thống theo dõi theo nguyên tắc
lập bản đồ nước (WATER mapper) của riêng mình, UNICEF tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá quốc gia
về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn để theo dõi tiến độ thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn cũng như các chỉ số về MDG/VDG trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường
- Chuẩn bị sẵn sàng và đối phó với thiên tai: UNICEF tiếp tục và
tăng cường hơn nữa các hoạt động lồng ghép vấn đề an toàn trẻ em bằng cách cung cấp các kiến thức và dịch vụ cho các cơ quan/các cấp địa phương và các đối tác tham gia chính
CÁC MỐI QUAN HỆ ĐỐI TÁC
Bên cạnh việc hợp tác với các cơ quan quốc tế, Chương trình Nước sạch, Môi trường và Vệ sinh của UNICEF tại Việt Nam còn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương của Việt Nam như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Cấp nước và Môi trường nông thôn của các tỉnh, các Cơ quan Y tế
dự phòng cấp tỉnh cũng như các tổ chức quần chúng như Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên UNICEF cũng là một thành viên tham gia tích cực trong Nhóm đối tác về Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như trong Nhóm công tác WATSAN (Lê Linh Ngọc, 2010)
Trang 39PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý
Kim Bảng là một trong sáu huyện của tỉnh Hà Nam Huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh trong khoảng tọa độ địa lý từ 20029 đến 20039 vĩ độ Bắc và
105046 đến 105054 kinh độ Đông Huyện bao gồm 19 đơn vị hành chính, gồm
17 xã và 02 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 18662.62 ha, cụ thể:
- Phía Bắc giáp huyện Ứng Hoà - Hà Nội
- Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm
- Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và thành phố Phủ Lý
- Phía Tây giáp huyện Mỹ Đức - Hà Nội và huyện Lạc Thuỷ - tỉnh Hoà Bình Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá xã hội của huyện, nằm ở trung tâm huyện cách thành phố Phủ Lý 7km về phía đông, cách thành phố Nam Định về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía Bắc Huyện nằm gần trục quốc lộ 1A ở phía Đông và vùng du lịch nổi tiếng Chùa Hương của Hà Nội ở phía Tây Từ Đông sang Tây được nối liền bởi sông Đáy
và có các trục 21A, 21B tỉnh lộ 793 (đường 60) và tỉnh lộ 798 (đường Mỹ Kim) Từ Bắc xuống Nam được nối bởi sông Nhuệ, tỉnh lộ 797 (Biên Hoà) và các tuyến đường liên huyện, liên xã Đây là điều kiện thuận lợi tạo cho huyện khả năng phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội, từng bước hoà nhập với nền kinh tế của tỉnh và khu vực
3.1.2 Địa hình, khí hậu và chế độ thủy văn
Địa hình
Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía tây nên có địa hình đa dạng Phía bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét
Trang 40Điều kiện khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng huyện Kim Bảng chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông với những đặc điểm thời tiết khí hậu khác nhau Song
do huyện có nhiều đồi núi nên mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9 trời nắng nóng,
độ ẩm cao, mưa nhiều, mùa đông lạnh khô hanh bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc sớm hơn các vùng khác (tháng 3) Hai mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu đặc điểm khí hậu ôn hoà, ấm áp về mùa Xuân, mát mẻ về mùa Thu Nhiệt độ trung bình năm là 230C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là
160C và cao nhất vào tháng 7 là 290C Lượng mưa trung bình trong năm là
1825 mm, trong đó thấp nhất là 978 mm và cao nhất là 2754 mm
Chế độ thủy văn
Trên địa bàn huyện có hai con sông chính chảy qua là sông Đáy và sông Nhuệ
- Sông Đáy là một phần dòng tự nhiên của sông Hồng, sông Đáy chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đoạn sông chảy qua huyện có chiều dài 29,5km; chiều rộng trung bình từ 100 đến 120m Sông Đáy vừa đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất vừa là tuyến giao thông thuỷ nối liền các danh lam thắng cảnh trong huyện
- Sông Nhuệ là sông đào có cửa từ sông Hồng tại cống Liên Mạc (Hà Nội) chảy vào Kim Bảng theo hướng từ Bắc xuống Nam Đoạn sông qua huyện có chiều dài 10km thuộc địa phận phía Đông của hai xã Nhật Tựu và Hoàng Tây Đây là con sông nằm trong hệ thống thuỷ nông, nông giang sông Nhuệ nên chủ yếu dùng để tưới tiêu và phục vụ sản xuất nông nghiệp
Ngoài ra huyện còn hai con sông nhỏ khác là sông Ngăm và sông Bùi chủ yếu dùng tưới tiêu trong nội huyện
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Tình hình đất đai huyện Kim Bảng
Kim Bảng là huyện thuộc vùng đất đồng bằng chiêm trũng với tổng diện tích tự nhiên là 18.662,62 ha, được phân bổ cho những mục đích sử dụng