PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Tính cấp thiết của đề tài Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu không thể thiếu của cuộcsống.Nhu cầu về nước sạch và vệ sinh môi trường đang là vấn đề thu h
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ GIANG SƠN,
HUYỆN GIA BÌNH,TỈNH BẮC NINH
Tên sinh viên : Nguyễn Thị Tân Chuyên ngành đào tạo : Phát triển nông thôn
Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Ngọc Thương
HÀ NỘI – 2015
Trang 2PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là nhu cầu không thể thiếu của cuộcsống.Nhu cầu về nước sạch và vệ sinh môi trường đang là vấn đề thu hút sựquan tâm của toàn nhân loại nói chung và với Việt Nam nói riêng.Đây là vấn
đề liên quan tới nhiều lĩnh vực ,nhiều vùng miền ,nhiều người và có tầm quantrọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia.Trong nền kinh tế thịtrường và hội nhập cùng với sự gia tăng dân số ngày như hiện nay thì nhu cầu
sử dụng nước sạch đã và đang trở thành vấn đề nóng bỏng trong việc bảo vệsức khỏe và cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân
Dân số nông thôn Việt Nam chiếm tới 75% dân số cả nước,hoạt độngsản xuất chủ yếu là nông nghiệp đây là một bộ phận quan trọng nhất trong nềnkinh tế quốc dân Tuy nhiên,hiện nay vẫn còn hơn 60% dân số nông thôn sửdụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.Theo thống kê của Bộ Y tế ,hiệntại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạchqua xử lý ở các nhà máy.Nguồn nước người dân sử dụng trong sinh hoạt chủyếu từ ao,hồ,bể chứa nước mưa và nước ngầm lấy từ giếng khơi,giếng khoan
Do tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh,nhiều nơi nhất là vùng nôngthôn người dân vẫn phải đối mặt với sự khan hiếm nước và ô nhiễm nguồnnước với mức độ nặng nhẹ khác nhau Do đó mục tiêu phát triển nông thôn,cảithiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nông thôn luôn đượcĐảng và Chính phủ đặt lên hàng đầu Nhiều dự án và chương trình của Nhànước về nông nghiệp nông thôn được thực hiện và đạt kết quả cao trong đó tiêubiểu là chương trình Mục tiêu Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh nông thôn
Sử dụng nước sạch là một trong những nhu cầu cơ bản của con người,nhưngcho tới nay nhiều cộng đồng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêngvẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản đó.Theo Bộ Y tế (năm 2002) có hơn1,5 triệu ca bệnh mỗi năm liên quan tới sử dụng nguồn nước không an toàn tạiViệt Nam.Để góp phần thúc đẩy thúc đẩy phát triển bền vững ở khu vực nôngthôn,năm 2002 chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược quốc gia về
Trang 3nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2020(Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn,2000)
Theo thống kê 6 tháng đầu năm 2014,tỉ lệ người dân nông thôn sử dụngnước hợp vệ sinh đạt 92%,tỉ lệ hộ dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh đạt56%.Điều đó cho thấy,sau khi kết thúc 2 giai đoạn thực hiện chương trình đãđạt được nhiều thành tích nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, tồn tại
Tỉ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn quốc giacòn hạn chế,tính đồng đều trong việc cấp nước sạch ở các vùng còn chưacao,tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cung cấpnước tập trung đạt khoảng 80% (tăng 1% so với năm 2013).Tới tháng10/2014 tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh là 93% tăng1% so với 6 tháng đầu năm,số đầu nối sử dụng nước mới trong năm là3.100,tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu và có chuồng trại hợp vệ sinh đạttrên 70%.Đặc biệt,100% trạm y tế và trường học có nước sạch và nhà tiêu hợp
vệ sinh Tuy nhiên ,kết quả thực hiện các chỉ tiêu đạt được còn thấp so với chỉtiêu của năm.Công tác xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu( báo cáocủa Ban điều hành chương trình Nước sạch và VSMT nông thôn,2013)
Những năm qua thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về Nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn,tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư xây dựng 35công trình cấp nước sạch tập trung ,trong đó 25 công trình đã hoàn thành vàđưa vào sử dụng Gần đây nhất là trạm cấp nước thị trấn Chờ ( thuộc huyệnYên Phong )và trạm cấp nước Gia Bình (thuộc huyện Gia Bình ) đã góp phầnthay đổi tập quán sử dụng nước sông ,nước giếng bơm tay,nước mưa và đưa
tỷ lệ người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinhlên tới 90,45%
Giang Sơn là một xã khó khăn của vùng quê chiêm trũng Gia Bình,BắcNinh.Nguồn nước người dân sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu là nguồn nướcgiếng đào và nước giếng khoan nên chất lượng nước không đảm bảo,ảnhhưởng nhiều tới sức khỏe của người dân Trên địa bàn xã việc lắp đặt và sửdụng nước sạch do Nhà máy cấp nước thi trấn Gia Bình cung cấp đã được
Trang 4triển khai trên địa bàn thôn Du Tràng,3 thôn còn lại vẫn chưa được sử dụngnước máy.Số hộ dân sử dụng nguồn nước sạch còn thấp,chất lượng nguồnnước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày chưa đảm bảo, việc huy động cácnguồn lực đầu tư cung ứng nước sạch cho người dân còn hạn chế Tìm hiểuthực trạng sử dụng nước sạch của người dân,nhu cầu sử sụng nước sạch vàcác yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân từ đó đưa
ra các giải pháp nhằm tăng tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch cho sinh hoạt trongthời gian tới
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
”Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn xã
Giang Sơn, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở xác định nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địabàn xã Giang Sơn,huyện Gia Bình,tỉnh Bắc Ninh,từ đó đề xuất các giải phápnhằm tăng cường thu hút người dân tham gia sử dụng nước sạch trên địa bàn
xã Giang Sơn,huyện Gia Bình,tỉnh Bắc Ninh
Trang 51.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề kinh tế - xã hội đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng tớinhu cầu sử dụng nước sạch của người dân
- Nhu cầu của người dân về sử dụng nước sạch trong sinh hoạt trên địabàn xã Giang Sơn đặc biệt là các thôn chưa được lắp đặt và cung cấp nướcsạch
Số liệu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015
Trang 6PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Lý luận về nghiên cứu nhu cầu
2.1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Nhu cầu là sự cần thiết về một cái gì đó,luôn tồn tại trong đời sống củacon người ở mỗi hoàn cảnhvà mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì nhu cầucủa con người cũng khác nhau.Hiện có nhiều khái niệm và có nhiều cách hiểukhác nhau về nhu cầu :
Theo Kinh tế học: Nhu cầu là sự cần thiết của cá thể về một dịch vụhàng hóa nào đó Khi nhu cầu của tổng các cá thể đối với một hàng hóatrong một nền kinh tế gộp lại ta có cầu thị trường Khi nhu cầu của tất
cả các cá thể đối với tất cả các mặt hàng gộp lại ta có tổng cầu
Theo Philip Kotle – chuyên gia Marketing hàng đầu thế giới : ” Nhucầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được
”.Nhu cầu của con người thường rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vàotừng cá nhân,xã hội và điều kiện sống từ những nhu cầu thiết yếu chosinh tồn như ăn,uống,hít thở,mua sắm,an toàn đến những nhu cầu vềtình cảm,tôn trọng,tự thể hiện mình
Nhu cầu hết sức đa dạng,muôn hình muôn vẻ.Đó có thể là nhu cầu vềmặt vật chất (tiền bạc,của cải ) hoặc nhu cầu về mặt tinh thần (giải trí,thưgiãn )
Theo Thonon Armand:Nhu cầu là toàn bộ mong muốn của con người
để có thể có một số của cải vật chất hàng hóa dịch vụ làm giảm bớtkhó khăn hay tăng phúc lợi cho cuộc sống của họ [11].Theo ông nhucầu của con người có thể chia làm hai loại: Nhu cầu về sinh lý và nhucầu về xã hội
Trang 72.1.1.2 Đặc điểm của nhu cầu
Theo Maslow, về căn bản nhu cầu của con người được chia làm 2 nhómchính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao ( meta needs) [20] Nhu cầu cơ bản hay nhu cầu thiết yếu liên quan đến các yếu tố thể lý củacon người như ăn uống ,hít thở,nghỉ ngơi,bài tiết những nhu cầu này đều lànhững nhu yếu không thể thiếu hụt vì nếu không được đáp ứng các nhu cầunày sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của con người
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên của con người được gọi là nhucầu bậc cao Khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng họ sẽ nghĩ và quan tâmtới những nhu cầu cao hơn.Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinhthần như nhu cầu về vẻ đẹp,cảm xúc,tình cảm,sự tôn trọng,sự công bằng
Hình 2.1 Thứ tự sắp xếp nhu cầu của Abraham H.Maslow năm 1943
Cấu trúc tháp nhu cầu gồm 5 tầng,trong đó nhu cầu của con người đượcliệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp
+ Tầng 1: Các nhu cầu căn bản nhất ( nhu cầu tự nhiên ,nhu cầu sinh lý)Đây là các nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người :nhu cầu về ăn,uống,ngủ,nghỉ,
+ Tầng 2 : Nhu cầu an toàn: các mong muốn được an toàn về thân thể,giađình,sức khỏe,việc làm,tài sản được đảm bảo
+Tầng 3 : Nhu cầu xã hội về đời sống tình cảm:mong muốn được trong mộtnhóm cộng đồng nào đó,muốn được yêu thương,tin cậy
Trang 8+Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng: mong muốn được tôn trọng,tintưởng,kính mến.
+ Tầng 5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân: mong muốn được sáng tạo,thể hiệnkhả năng,hoàn thiện bản thân và được công nhận là thành đạt.Đây là nhu cầucao nhất của con người,là cái đích mà mỗi cá nhân trong xã hội đều mongmuốn đạt được ( Đinh Thị Niên,2009)
Nhu cầu và phát triển kinh tế ,văn hóa, xã hội có mối tương tác qua lại vớinhau.Nhu cầu luôn xuất phát trong các hoạt động của mỗi cá nhân,cộng đồngnhằm đáp ứng mong muốn của cá nhân hay cộng đồng
Nhu cầu mang tính đối tượng.Nhu cầu luôn hướng tới một cái gì đó cụthể.Đối tượng của nhu cầu chính là động cơ của hoạt động ( Nguyễn ThịTuyết Mai,2010)
2.1.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhu cầu
Nhu cầu và các quan hệ sản xuất có mối tương tác qua lại với nhau,thúcđẩy nhau cùng phát triển.Nhu cầu của con người là mục tiêu để các chươngtrình,kế hoạch,dự án của Nhà nước ra đời.Xuất phát từ nhu cầu của cá nhân
tổ, tổ chức,cộng đồng mà Đảng và Nhà nước có những chiến lược,chính sáchphát triển kinh tế - xã hội phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ,mong muốn của cánhân,cộng đồng theo hướng nâng cao điều kiện,chất lượng cuộc sống,tăng thunhập và thúc đẩy phát triển kinh tế,văn hóa,xã hội.Tuy nhiên trong thực tếnhiều chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước nhằm phát triển kinh tế nôngnghiệp,nông thôn không đem lại hiệu quả mà nguyên nhân chính là nhiềuchương trình,dự án được lập ra chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của địaphương.Do đó việc nghiên cứu nhu cầu của các cá nhân trong xã hội giúpviệc hoạch định chính sách,dự án ,chương trình phát triển kinh tế - xã hội phùhợp hơn với yêu cầu thực tiễn,đáp ứng được yêu cầu của người dân và mụctiêu Đảng, Nhà nước đề ra
Trang 92.1.2 Các khái niệm liên quan đến cầu
2.1.2.1 Khái niệm
Cầu:” Cầu là số lượng hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng (ngườimua) có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau(mức giáchấp nhận được) trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khicác yếu tố khác không thay đổi” (Trần Văn Đức và Lương XuânChính,2006)
Lượng cầu: là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng có khảnăng và sẵn sàng mua ở mức giá đã cho trong thời gian nhất định,trongđiều kiện các yếu tố khác không đổi
Cầu cá nhân và cầu thị trường:
Cầu cá nhân: là ứng xử của một cá nhân khi muốn mua một hàng hóahay dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định,trong điều kiện cácyếu tố khác không đổi
Cầu thị trường: là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà mọi người sẵnsàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảngthời gian nhất định.Cầu thị trường là tổng hợp của cầu cá nhân
2.1.2.2 Luật cầu
Đường cầu thị trường của các hàng hóa ( ngoại trừ hàng hóa xa xỉ) cóđiểm chung là có xu hướng nghiêng xuống dưới về phía bên phải,có nghĩa làkhi giá của hàng hóa và dịch vụ giảm (tăng) thì lượng cầu tăng (giảm).Nhưvậy,giá và lượng cầu có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với nhau và theo các nhàkinh tế gọi đó là luật cầu
Nhu cầu thể hiện mong muốn của con người về việc sử dụng hàng hóadịch vụ.Nhu cầu của con người là vô hạn vì con người thường mong muốnhơn những gì mà họ đang có mà không thỏa mãn được.Trong khi khả năngthanh toán cho nhu cầu là có hạn vì vậy chỉ có những nhu cầu có khả năngthanh toán mới trở thành cầu của thị trường
Trang 10
Đồ thị 2.1 Đường cầu về hàng hóa,dịch vụ
2.1.2.3 Hàm cầu và các nhân tố ảnh hưởng
Hàm cầu:
Cầu thị trường là một loại hàng hóa dịch vụ phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố.Những yếu tố này thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hànghóa,dịch vụ đó.Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng hàm số được gọi làhàm cầu ( hàm số của cầu ):
Dạng tổng quát của hàm cầu :QD(X,t) = f(Px,t; Py,t; I ;T; N; E)
Trong đó
- QD(X,t) là cầu hàng hóa X trong thời gian t,đóng vai trò là hàm sốcầu
- PX,t là giá hàng hóa X trong thời gian t
- PY,t là giá hàng hóa Y trong thời gian t ( giá hàng hóa thay thế,hànghóa bổ sung)
- I là thu nhập của người tiêu dùng
- T là thị hiếu,sở thích của người tiêu dùng
- N là quy mô dân số
- E là kỳ vọng của người tiêu dùng về sự thay đổi các yếu tố trên
Như vậy,từ hàm cầu dạng tổng quát trên có thể thấy các yếu tố ảnhhưởng trực tiếp đến cầu:
0
P 1
P 3
P
P 2
D
Trang 11 Giá cả chính hàng hóa dịch vụ đó ( hàng hóa X) (PX): Với điềukiện các yếu tố khác không thay đổi,khi giá hàng hóa X tăng thì lượng cầucủa nó giảm và ngược lại.Giá và cầu hàng hóa có mối quan hệ nghịch biến.
Giá cả hàng hóa liên quan (PY): Hàng hóa liên quan bao gồmhàng hóa thay thế và hàng bổ sung.Cầu của hàng hóa dịch vụ nào đó ngoàiviệc phụ thuộc vào giá của hàng hóa dịch vụ đó thì cũng phụ thuộc vào giá cảhàng hóa liên quan:
+ Hàng hóa thay thế: Hai hàng hóa được gọi là thay thế khi người ta
có thể sử dụng hàng hóa này thay thế cho hàng hóa kia và ngược lại mà khônglàm thay đổi giá trị sử dụng của chúng.Vì vậy nếu hàng hóa X và hàng hóa Y
là hai hàng hóa thay thế nhau thì quan hệ giữa giá hàng hóa Y( PY) và cầuhàng hóa X( QD
X) là quan hệ đồng biến
+ Hàng hóa bổ sung: Hai hàng hóa được gọi là bổ sung khi sử dụnghàng hóa này phải đi kèm hàng hóa kia.Khi X và Y là hai hàng hóa bổ sungthì quan hệ giữa giá hàng hóa Y ( PY) và cầu hàng hóa X (QD
X) là quan hệnghịch biến
Thu nhập của người tiêu dùng ( I ):Thu nhập là yếu tố quan trọngxác định cầu.Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mua củangười tiêu dùng.Khi thu nhập của người dân tăng lên đồng nghĩa đời sống vậtchất của người dân cũng được nâng cao khi đó nhu cầu tiêu dùng của họ cũngtăng lên Nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng thông thường và hàng hóa xa xỉtăng,cầu hàng hóa thứ cấp giảm và ngược lại
Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng (T): Đó là ý thích và ýmuốn chủ quan của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hóa dịch vụ.Vì vậy nếumột hàng hóa đang được ưa chuộng thì cầu hàng hóa đó tăng,cầu sẽ giảm khi
sự ưa chuộng hàng hóa đó không còn Nhìn chung yếu tố này ít thay đổi dothị hiếu và sở thích của người tiêu dùng rất đa dạng và phức tạp
Quy mô dân số hay số lượng người tiêu dùng (N): Quy mô dân
số ảnh hưởng tới tổng cầu hàng hóa dịch vụ ( quy mô thị trường) của từngvùng và cả quốc gia
Trang 12 Kỳ vọng của người tiêu dùng:Kỳ vọng được coi như sự mongđợi dự đoán của người tiêu dùng về các yếu tố xác định cầu trong tương lainhưng ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hiện tại.Các hy vọng về thu nhập,thị hiếuhoặc số lượng người tiêu dùng đều tác động đến cầu hàng hóa.
Ngoài ra còn các yếu tố khác như phong tục tập quán,điều kiện tựnhiên,chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước cũng ảnh hưởng tới lượng cầuhàng hóa dịch vụ
2.1.3 Tổng quan về nước sạch
2.1.3.1 Các khái niệm
Nước (water):là một chất không màu ,không mùi,không vị.Là một chấtlỏng thông dụng ,là thành phần quan trọng và cơ bản của môi trường sống.Nước là dạng tài nguyên đặc biệt.Nó vừa là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường,quyết định sự tồn tại,phát triển của xã hội,vừa có thể mang taihọa đến cho con người
Tài nguyên nước: là lượng nước trong sông,ao hồ,biển,đại dương trongkhí quyển và sinh quyển.Trong Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hòaXHCN Việt Nam quy định: ”Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nướcmặt,nước mưa,nước dưới đất,nước biển thuộc lãnh thổ nước Cộng hòa XHCNViệt Nam ”.hay có thể nhận thấy tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộlượng nước có trong đó mà con người có thể khai thác,sử dụng được,xét cả vềmặt lượng và chất,cho sinh hoạt,sản xuất trong hiện tại và tương lai
Khái niệm nước sạch
- Theo quy định của Luật Tài nguyên nước năm 1998: ”Nước sạch” lànước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của Tiêu chuẩn Việt Nam
- Nước sạch là nước không màu,không mùi,không vị và không chứa cácchất tan,các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép và tuyệt đối không có visinh vật gây bệnh( theo quan điểm của WHO)
-Theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế: Nước sạch là nước dùng cho sinh hoạt cánhân và gia đình không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp.Nếu dùng làm
Trang 13nước ăn uống trực tiếp phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống banhành theo Quyết định số 1329/QĐ – BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế.
Khách hàng sử dụng nước: Là các hộ đã thỏa thuận và ký hợp đồng vớiđơn vị cấp nước mà không sử dụng hoặc sử dụng nước ít hơn 4m3/hộ giađình/tháng thì hộ gia đình có nghĩa vụ thanh toán và đơn vị cấp nước đượcphép thu tiền nước theo khối lượng nước sử dụng tối thiểu quy định là 4m3/hộgia đình/tháng,trừ trường hợp tạm ngừng dịch vụ cấp nước theo quy định.Quy định về khối lượng nước sử dụng tối thiểu phải được thông báo cho các
hộ gia đình biết trong quá trình tham vấn,lấy ý kiến cộng đồng và được thểhiện trong Hợp đồng dịch vụ cấp nước ký kết giữa đơn vị cấp nước và hộ giađình
Dịch vụ cấp nước: là các hoạt động có liên quan của tổ chức,cá nhântrong lĩnh vực bán buôn nước sạch,bán lẻ nước sạch
Đơn vị cấp nước: là tổ chức,cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả cáchoạt động khai thác,sản xuất,truyền dẫn,bán buôn và bán lẻ nước sạch
Hệ thống cấp nước: là tổ hợp các công trình liên quan đến việc khaithác nguồn nước,thu nước,xử lý nước,các trạm bơm và mạng phân phối điềuhòa nước sạch
Bệnh liên quan đến nguồn nước: là các dạng bệnh tật sinh ra do sửdụng hoặc tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm bẩn và nhiễm trùng ( Lê AnhTuấn,2007)
Ý nghĩa của nước với đời sống con người
- Nước là thành phần cơ bản và quan trọng của môi trường sống.Toàn
bộ lượng nước trên Trái Đất trong đó khoảng 97% là ở đại dương và biển.Tuynhiên do hàm lượng muối cao nên nước ở đây không sử dụng cho nhu cầusinh hoạt hàng ngày của con người
- Nước chiếm hơn 70% trong cơ thể và mang dinh dưỡng đến tất cảcác tế bào sống.Theo ước tính trung bình mỗi ngày mỗi người cần khoảng
100 – 150 lít nước
Tuy nhiên hiện nay nguồn nước đang trong tình trạng ô nhiễm,nhiềubệnh tật liên quan tới sử dụng nước nhiễm các chất hóa học.Sự có mặt của các
Trang 14hóa chất độc hại, chất hữu cơ clo hóa từ các sản phẩm hóa học công nghiệp,kim loại nặng từ các phân xưởng sản xuất,thuốc trừ sâu diệt cỏ,nồng độ muốikhoáng tăng ở các cánh đồng nông nghiệp,… đã làm xấu đi các tính chất củacác nguồn nước Mặc dù cho đến nay con người đã có nhiều biện pháp tíchcực kiểm soát nguồn nước nhưng vẫn chưa thoát khỏi vấn đề ô nhiễm nước Trong sản xuất nông nghiệp,nuôi trồng thủy hải sản,nước đóng vai tròquyết định tới sự tồn tại và phát triển của cây trồng vật nuôi.Đối với ViệtNam là một quốc gia mà nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp đang ngày mộtphát triển cùng với đó là nguồn lợi thủy sản phong phú thì nước là yếu tố vôcùng quan trọng không thể thiếu.
Tài nguyên nước cùng với các yếu tố môi trường khác như cảnh quanthiên nhiên,danh lam thắng cảnh, là điều kiện cho phát triển du lịch
Vì vậy có thể thấy nước có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống vàtrong sản xuất đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Tuy nhiênhiện nay việc sử dụng nước vẫn còn lãng phí và có nhiều hành động gây ônhiễm nguồn nước.Do việc quản lý còn phân tán,quá trình khai thác và sửdụng chưa hợp lý dẫn tới tình trạng khan hiếm và cạn kiệt nguồn nước
2.1.3.2 Vai trò của nước sạch trong cuộc sống sinh hoạt của người dân
Trong điều kiện nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển như hiện naynhu cầu về nước đặc biệt là nước sạch sử dụng trong sinh hoạt ngày càng tănglên.Nước sạch luôn được coi là mặt hàng thiết yếu và là nhu cầu cơ bản khôngthể thiếu trong cuộc sống của con người
Nhìn tổng quát gần 80 nước chiếm tới 40% dân số thế giới đang trongtình trạng thiếu nước nghiêm trọng,có khoảng 1,1 tỷ người không có nướcsạch an toàn để sử dụng.Nhiều bệnh liên quan tới nước sạch gia tăng,theothống kê ở Việt Nam có gần 80% loại bệnh tật liên quan đến chất lượng nước
và vệ sinh môi trường mà chủ yếu là do chất lượng nước, gây ra các bệnh ềđường ruột như: bệnh tả,bệnh thương hàn,bệnh giun sán,bệnh sốt xuấthuyết và các bệnh về da như : lang ben,nấm móng.Vì vậy nước sạch có ảnhhưởng rất lớn tới sức khỏe người dân.Khi người dân đã quen với sử dụng
Trang 15nước sạch sẽ tạo ra văn hóa trong lối sống sinh hoạt,đảm bảo vệ sinh đồngthời ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao.
Trên thực tế, nước nói chung và nước sạch nói riêng là vấn đề rất đượcquan tâm trong cả hiện tại và tương lai.Liên Hợp Quốc đã đề ra thập kỷ nướcuống vào năm 1980 đã mở nhiều hội nghị để cảnh báo và khuyến cáo cácquốc gia cần quan tâm đến vấn đề nước và nước sạch
Cung cấp nước sạch cho người dân,đặc biệt là những người dân ở vùngsâu vùng xa,vùng nông thôn, sẽ giúp tiết kiệm công lao động do không phải
đi xa để gánh nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.Góp phần phát triển kinh tế
xã hội,xóa đói giảm nghèo.Đặc biệt tạo lòng tin của nhân dân đối với Đảng vàNhà nước.Mặt khác còn thể hiện sự quan tâm trực tiếp của Đảng và Nhà nướctới đồng bào dân tộc thiểu số
2.1.3.3 Nguyên tắc và phương pháp xác định giá nước sạch
- Nhguyên tắc xác định giá tiêu thụ nước sạch
Quy chế tính giá ban hành và hướng dẫn tại thông tư số BTC- BXD-BNN ngày 19/5/2009
Giá tiêu thụ nước sạch phải được tính đúng,tính đủ các yếu tố chi phí củagiá thành toàn bộ và lợi nhuận định mức hợp lý trong quá trình sản xuất,phânphối,tiêu thụ để các doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh nước sạch duy trì vàphát triển.Giá tiêu thụ nước sạch có tác dụng khuyến khích đơn vị cấp nướcsạch nâng cao chất lượng về nước,nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhucầu của khách hàng và phấn đấu giảm chi phí,giảm cấp thất thoát nước,có tácdụng khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm
Giá tiêu thụ nước sạch được xác định theo khối lượng tiêu thụ và mụcđích sử dụng nức như: nước dùng cho sinh hoạt của dân cư,co quan hànhchính,tổ chức sự nghiệp,nước dùng cho sản xuất,kinh doanh dịch vụ,phù hợpvới đặc điểm tiêu dùng nước,nguồn nước và điều kiện sản xuất nước của từngđịa phương,khu vực; giá tiêu thụ nước sạch được quy định không phân biệttheo thành phần kinh tế,người Việt Nam hay người nước ngoài sống tại ViệtNam
Trang 16Giá tiêu thụ nước sạch được quy định theo đúng nguyên tắc,phương phápđịnh giá,đúng thẩm quyền do Nhà nước quy định.Giá tiêu thụ nước sạch sinhhoạt do Nhà nước chỉ đạo theo khung giá phù hợp với địa phương,khu vực Giá tiêu thụ nước sạch bình quân
Gttbq =
Trong đó: Gttbq – Giá tiêu thụ bình quân (đồng/m3)
GTtb – Giá thành toàn bộ sản phẩm nước sạch ( đồng/năm)
SLtp – Sản lượng nước thương phẩm :SLtp = SLsx – KLhh
SLsx – Sản lượng nước hao hụt (m3/năm)
KLhh – Sản lượng nước sản xuất
- Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch
B ng 2.1 H s tính giá tiêu th nảng 2.1 Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch ệ số tính giá tiêu thụ nước sạch ố tính giá tiêu thụ nước sạch ụ nước sạch ước sạch ạchc s chMục đích sử dụng
nước
Lượng nước sạch sử dụng/ tháng Hệ số tính giá
tối đa so với bình quân
Snh hoạt các hộ
dân cư
- Mức 10m3 đầu tiên(hộ/ tháng)
0,81,0
Trang 17Trường hợp xác định được số lượng người sử dụng nước sinh hoạttrong một hộ gia đình( kể cả nhà ở tập thể ) thì có thể áp dụng tính hệ số giátheo định mức sử dụng nước theo( m3/ người /tháng)như sau:
Trường hợp những nơi có nguồn nước và công suất cấp nước dư thừa
so với tiêu dùng thì có thể chưa thực hiện mức giá lũy tiến, nhằm khuyếnkhích người tiêu dùng sử dụng nước sạch, an toàn vệ sinh; mặt khác, cũng tạođiều kiện để các doanh nghiệp cấp nước phát triển mạng phân phối nước,nâng cao hiệu quả sản xuất
Trường hợp đặc biệt đối với địa phương có sản lượng nước sản xuất ratiêu thụ chủ yếu cho sinh hoạt các hộ dân cư mà khi tính giá tiêu thụ nướcsạch không thoả mãn hệ số tính giá tối đa theo quy định thì được phép điềuchỉnh hệ số tính giá vượt hệ số tối đa áp dụng cho SH1 đầu tiên, để bảo đảm
hệ số giá tiêu thụ nước sạch bình quân bằng 1
Đối với các đối tượng sử dụng nước sạch khác như: cơ quan hànhchính, sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ giátiêu thụ nước sạch do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước sạch quy định,nhưng không vượt hệ số tính giá tối đa quy định tại Thông tư này Căn cứbảng hệ số tính giá tối đa so với giá bình quân, tuỳ theo đặc điểm tiêu thụnước sạch, tỷ lệ sử dụng nước sạch giữa các mục đích khác nhau tại địaphương mà xác định hệ số tính giá cho phù hợp
2.1.3.4 Vai trò quản lý của Nhà nước về vấn đề nước sạch
Trang 18Quản lý Nhà nước đối với nước sạch là biện pháp chỉ đạo,tổ chức cáhoạt động nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước đặc biệt là nước sạch thôngqua các việc làm sau:
Xây dựng,ban hành và thực thi pháp luật về tài nguyên nước,các tiêuchuẩn về chất lượng nước
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước,nguồn nước sạch hiệu quả gópphần quan trọng vào quá trình điều tiết và sử dụng tối ưu nguồn tài nguyênnước mà không gây hậu quả nghiêm trọng
Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của nước,nâng cao ý thứctrong khai thác và sử dụng nguồn nước sạch đồng thời hướng dẫn mọi ngườidân thực hiện các chương trình,kế hoạch bảo vệ nguồn tài nguyên nước
Các cơ quan Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng vàđiều tiết quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước cũng như tài nguyênnước sạch
Quản lý Nhà nước về tài nguyên nước là một trong những cách thức quantrọng nhằm phân phối nguồn tài sản chung của toàn dân tới tất cả ngườidân.Hiện nay ở nước ta về quản lý cung cấp nước sạch,phát triển chuyênngành trên cơ sở hình thành dịch vụ người bán – người quản lý và người muanước để dần loại bỏ bao cấp trong vấn đề sử dụng nước sạch và cơ bản hìnhthành thị trường nước sạch nông thôn trên phạm vi toàn quốc vào năm2020,Chính phủ đã có một số chủ trương chính sách ưu đãi,khuyến khích đầu
tư quản lý,khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn,các dự án các côngtrình cấp nước sạch nông thôn phục vụ cho cộng đồng
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Nhu cầu sử dụng nước sạch trên thế giới
Vấn đề nước uống ngày càng trở nên nghiêm trọng do sự biến đổi khí hậutoàn cầu cùng với việc tăng nhu cầu lương thực thực phẩm và các phương tiện
vệ sinh của người dân trên toàn cầu.Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc trongngày Nước thế giới 22/3 vừa qua cho biết sự phân bổ nguồn nước trên các lụcđịa không đồng đều.Châu Á nơi 60% dân số hành tinh sinh sống chỉ sở hữu
Trang 191/3 nguồn nước trên thế giới Theo các chuyên gia cho biết đến năm 2050,nhucầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%.Lúc đó cần huy động đến90% nguồn nước trên thế giới.
Theo báo cáo của Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF) công bốcho biết trên thế giới có 2,5 tỷ người đang khát nước sạch,chiếm 1/3 dân sốtoàn cầu.Đây là con số báo động vì trước đây 2 năm (năm 2011) con số này là
1 tỷ người.Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)nhu cầu về nước năm 2050 sẽ tăng lên 55%.Theo báo cáo tiến bộ về nướcsạch và vệ sinh của WHO/UNICEF năm 2014 có khoảng 1,6 tỷ người đượctiếp cận với nguồn nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung,khoảngcách giữa tỷ lệ tiếp cận nước sạch của người dân nông thôn và thành thị đã có
sự thu hẹp.Vào năm 1990 có hơn 95% người dân thành phố được tiếp cận vớinước sạch ở nông thôn chỉ đạt 62%.Tuy nhiên tới năm 2012 tỷ lệ này thayđổi đáng kể,tỷ lệ người dân thành phố được tiếp cận nước sạch là 96%,trongkhi tỷ lệ người dân nông thôn tiếp cận với nước sạch tăng lên 82%
Tuy nhiên quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trên toàn cầu vẫnđang cản trở những nỗ lực cải thiện tình hình cung cấp nước sạch ở ngườingay cả những thành phố lớn.Trong khi nhu cầu đang tăng thì nguồn cung lạihạn chế.Thực tế 97% nguồn nước dự trữ là nước biển,2% còn lại là ở Namcực và Bắc cực.Nhân loại chỉ còn 1% lượng nước sử dụng được
Tại một số nước,có tới một nửa số bệnh nhân phải vào điều trị tại bệnhviện do không được tiếp cận với những điều kiện vệ sinh phù hợp vì thiếunước và các bệnh liên quan tới nước.Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch lànguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm.Báo cáo của Ngânhàng thế giới (WB) nhấn mạnh các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của conngười và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng.Hiện có 1/6 số dânthế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30% không được tiếp cậncác điều kiện vệ sinh cơ bản
Theo thống kê cho thấy một nửa dân số nhân loại( khoảng 3,3 tỷ người)hiện sinh sống tại các đô thị và quá trình đô thị hóa diễn ra không ngừng Dự
Trang 20báo trong 2 thập kỷ tới gần 60% dân số thế giới ( khoảng 5 tỷ người) sẽ trởthành cư dân đô thị và tất cả sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước nghiêmtrọng và đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn ở những đô thị.
Trang 212.2.2 Nhu cầu sử dụng nước sạch ở Việt Nam
Lượng nước sử dụng cho người dân bao gồm nguồn nước dùng chotắm,rửa,ăn uống,sản xuất nhẹ,chế biến thực phẩm,tưới cây và vệ sinh đườngphố.Tiêu chuẩn dùng nước cho từng đầu người thường tùy thuộc vào mức độphát triển kinh tế của từng vùng và điều kiện cấp nước
Việt Nam là quốc gia có tổng lượng nước mặt cao nhưng không đồng đềugiữa các mùa.Vào mùa khô lượng nước chỉ bằng 30% lượng nước của cảnăm.Trong thời gian tới cùng với sự gia tăng về dân số và sự phát triển kinh
tế xã hội thì nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng mạnh
Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều chiến lược,kế hoạchnhằm đáp ứng về nhu cầu sử dụng nước sạch và vệ sinh cho người dân trong
đó tiêu điểm là chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môitrường nông thôn Năm 2012 Chương trình Mục tiêu quốc gia về nước sạch
và Vệ sinh môi trường ở nhiều tỉnh thành trong cả nước cũng đạt kết quả đángghi nhận, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Nhờ đó, đời sốngngười dân nông thôn ngày càng được cải thiện, số người được sử dụng nước
hợp vệ sinh ngày một tăng Chính phủ đã dành 3.820.868 triệu đồng vốn ưu
đãi cho gần 900 nghìn hộ dân nghèo trong cả nước vay để đầu tư công trìnhnước sạch phục vụ sinh hoạt.Nhờ có nguồn vốn trên, người dân nông thôntrên toàn quốc đã xây dựng được trên 4,2 triệu công trình nước sạch và côngtrình vệ sinh hợp tiêu chuẩn.Góp phần nâng cao chất lượng sống của ngườidân nông thôn.Sau 1 năm(năm 2013) số lượng người dân nông thôn trong cảnước được sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 80%,tăng tỷ lệ số người dân nôngthôn có nước sạch phục vụ sinh hoạt lên tới gần 1,7 triệu người(www.monre.gov.vn,2013)
Bên cạnh việc sử dụng nước sạch cho sinh hoạt thì vấn đề cấp nước cũng cầnđược chú trọng.Theo điều tra cho thấy lượng nước cấp cho quy hoạch ở ViệtNam bao gồm các vùng núi,ven biển,thị trấn,ngoài thành,các thành phố,khucông nghiệp Mỗi khu vực khác nhau có lượng cấp nước cho từng người làkhác nhau
Trang 22B ng 2.2 Lảng 2.1 Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch ượng nước cấp cho quy hoạch ở Việt Namng nước sạch ấp cho quy hoạch ở Việt Namc c p cho quy ho ch Vi t Namạch ở Việt Nam ệ số tính giá tiêu thụ nước sạch
Lượng nước cấp(lít/người- ngày) Vùng
* Cung cấp nước sạch ở nông thôn
Dân số nông thôn chiếm tới 75% dân số cả nước vì vậy việc cấp nước chongười dân sử dụng trong sinh hoạt luôn là vấn đề được quan tâm Trong thực
tế ở các vùng nông thôn nước ta nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sảnxuất không những thiếu mà chất lượng nước cũng chưa được đảm bảo
Ở vùng nông thôn bà con thường sử dụng các dụng cụ nhưbể,chum,vại,xô để chứa nước và nguồn nước sử dụng là nguồn nước giếngkhoan,nước mưa Tại một số địa phương bà con áp dụng một số phươngpháp lọc,xử lý thô sơ như lọc qua cát,than,đánh phèn, làm sạch nguồn nước
để đưa vào sử dụng, nhiều gia đình có điều kiện hơn về kinh tế thì họ sử dụngnước đóng bình hoặc sử dụng hóa chất để lọc nước trước khi sử dụng.Thôngthường người dân lọc nước để phục vụ cho nhu cầu ăn uống Đối với nhu cầu
về sinh hoạt hay với những mục đích sử dụng khác các hộ sử dụng trực tiếpnguồn nước giếng khơi ,giếng đào thậm chí là nước sông,suối.Hiện nay nguồnnước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân đang bị ô nhiễm trầmtrọng bởi các chất thải từ khu dân cư,bệnh viện,chất thải nông nghiệp và thóiquen không tốt trong sinh hoạt gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của ngườidân.Với những địa phương làm nghề truyền thống thì vấn đề ô nhiễm môitrường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề cấp bách và đáng longại hơn trong một vài năm trở lại đây.Nước mặt ở các ao,hồ,sông,suối đãnhiễm bẩn,nhiễm mặn.Trong khi cuộc sống của con người những vùng quêngày một đổi mới và lo ấm hơn thì kéo theo hệ lụy là tỷ lệ người mắc cácbệnh ung thư,bệnh hiểm nghèo ngày một gia tăng do ảnh hưởng của môi
Trang 23trường sống,sinh hoạt trong đó có sự hiện diện của chính nguồn nước mà họđang ngày ngày sử dụng.Tại các vùng núi,vùng thưa dân,tỷ lệ hộ sử dụngnước sạch chỉ đạt con số rất thấp.
Do đó để nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn,tạo điều kiệncho người dân nông thôn tiếp cận được với nước sạch và vệ sinh tốt,Nhà nước
và chính quyền địa phương cần ưu tiên cải thiện cấp nước và vệ sinh chongười dân đặc biệt là các hộ nghèo,vùng sâu vùng xa chưa có nhiều điều kiệntiếp xúc với nước máy
Nhu cầu nước sạch đa dạng,chia làm 4 cấp độ chính:
- Nước cất tinh khiết: công suất nhỏ,sử dụng chủ yếu cho các trung tâm ytế,công suất nhỏ
- Nước sạch dùng cho sinh hoạt: mỗi gia đình cần trung bình khoảng vài
- Bốn là UBND xã làm chủ công trình và tự bảo dưỡng
- Năm là các công ty hcổ phần kinh doanh nước sạch
* Cấp nước thành thị,khu công nghiệp ở Việt Nam
Trong những năm qua,nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng một cách nhanhchóng.Tốc độ phát triển đô triển đô thị ngày càng nhanh,song cơ sở hạ tầngcác đô thị còn yếu kém nhất là giao thông,cấp thoát nước và vệ sinh môitrường
Sau hơn 10 năm thực hiện định hướng phát triển cấp nước,mạng lưới cấpnước đô thị Việt Nam không ngừng mở rộng,dịch vụ cấp nước được cải
Trang 24thiện.Hầu hết các đô thị và tỉnh lỵ đều có các dự án đầu tư xây dựng ,sửachữa,nâng cấp,mở rộng hệ thống cấp nước Nhiều công trình đầu tư từ nguồnvốn hỗ trợ đạt hiệu quả cao.So với khu vực nông thôn nhu cầu cấp nước tạicác đô thị lớn và các khu công ngiệp thường cao hơn và cơ bản đáp ứng đượcyêu cầu.Hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng,Chính phủ đầu
tư cải tạo và xây dựng vì vậy tình hình cấp nước đã được cải thiện đáng kể.Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị cũng còn một số tồn tại :
Tỷ lệ cấp nước còn thấp:trung bình đạt 45% tổng dân số đô thị đượccấp nước.Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế,nhiềunơi thiếu nước nhưng cũng có nơi thừa nước không khai thác hết công suất.Tỷ
lệ thất thoát thất thu nước còn cao,tại nhiều đô thị tỷ lệ thất thoát,thất thu còncao như Thái Nguyên,Hà Nội,Nam Định,Hà Tĩnh,Vinh Chất lượng nướcngầm,nước măt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân( website của Viện Quy Hoạch Thủy Lợi)
2.3 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.Lê Phương Nam(2011),Xác định nhu cầu sử dụng nước sạch của người
dân xã Văn Bình,huyện Thường Tín,thành phố Hà Nội,báo cáo tổng kết đề tài
khoa học và công nghệ cấp trường.Nước sạch luôn giữ vai trò quan trọngtrong cuộc sống,sinh hoạt,sản xuất và môi trường sống của con người.Ở ViệtNam 60% dân số nông thôn chưa được sử dụng nước sạch.Thường Tín làhuyện ngoại thành Hà Nội với dân số 22068 người ( năm 2010).Văn Bình làmột xã thuộc huyện Thường Tín nơi mà người dân chưa được tiếp cận vớinguồn nước sạch.Tác giả sử dụng phương pháptạo dựng thị trường (CVM) đểxác định mức bằng lòng chi trả của người dân đối với việc sử dụng nướcsạch.Kết quả nghiên cứu cho thấy mức sẵn lòng chi trả trung bình của ngườidân xã Văn Bình là 3.825 đồng/m3.Hàm WTP = 2.73745 – 0.02747Ag +0.11442Kno +2839Inc và hàm cầu nước sạch Q= - 0.07P + 15.54.Khi thunhập của người dân tăng 1 triệu đồng/tháng thì sẵn lòng trả thêm 230đồng/m3/tháng.Ngoài ra các yếu tố về giá nước,chi phí lắp đặt,số năm học của chủhộ,tuổi của chủ hộ cũng ảnh hưởng tới mức cầu nước sạch của người dân
2.Phạm Thị Khánh Quỳnh(2012),nghiên cứu nhu cầu sử dụng nước sạch của
người dân trên địa bàn huyện Kim Bảng,tỉnh Hà Nam,luận văn thạc sĩ kinh
Trang 25tế,Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.Nhu cầu nước sạch vẫn chưa đượcđáp ứng một cách đầy đủ nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà các khucông nghiệp,các làng nghề và các công ty ngày một phát triển gây ô nhiễmmôi trường nước,ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.Thông qua việc điều tra
90 phiếu trên địa bàn huyện Kim Bảng bằng phương pháp tạo dựng thịtrường(CVM).Kết quả nghiên cứu cho thấy mức WTP trung bình của một hộgia đình chi trả cho 1m3 nước sạch là 6.200 đồng/m3.,từ đó thiết lập đường cầu
mô tả mức sẵn lòng chi trả của người dân khi sử dụng nước sạch,phân tích cácyếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người dân.Sau đó tính toánlượng quỹ nước sạch năm 2012 của huyện ước tính đạt 9.380 triệu đồng.Đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhu cầu sử dụng nước sạch của ngườidân trên địa bàn huyện
3.Hoàng Thị Hương (2008),Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân vềviệc thu gom xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vựcXuân Mai ,Chương Mỹ,Hà Nội,luận văn thạc sĩ kinh tế,Trường Đại học NôngNghiệp Hà Nội Phương pháp tạo dựng thị trường được sử dụng để tính toánmức sẵn lòng chi trả(WTP) của người dân về việc thu gom rác thải tại khuvực Xuân Mai.Qua điều tra 377 hộ có tới 356 hộ chiếm 94,43% tổng số hộđiều tra đồng ý sẵn lòng chi trả để thu gom và xử lý rác thải.Đối với các hộmức WTP trung bình hộ bằng lòng chi trả là 13.051(đồng/tháng),mứcWTPbình quân của khối cơ quan đơn vị là 516.060 (đồng/tháng).Hàm WTP = -
4,74 + 0,517Gen +0,009Inc - 0,17D1 + 4,632D2 - 1,793D3 – 2,386D4.Nghiêncứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới cầu về chất lượng môi trường.Khi thunhập của hộ tăng thêm 1triệu thì mức WTP tăng thêm khoảng
9.000(đồng).Ngoài ra các yếu tố về nghề nghiệp,trình độ cũng ảnh hưởngtới cầu về môi trường.Đây là cơ sở để có những khuyến nghị về mặt chính
sách đối với vấn đề thu gom và xử lý rác,bảo vệ môi trường
Trang 26PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Giang Sơn nằm cách trung tâm huyện Gia Bình khoảng 7km về phíaBắc với tổng diện tích tự nhiên là 767,97ha.Có địa giới hành chính tiếp giápvới các địa danh:
- Phía Đông giáp xã Song Giang
- Phía Tây giáp xã Lãng Ngâm
- Phía Nam giáp xã Song Giang và xã Đông Cứu
- Phía Bắc giáp xã Chi Lăng và xã Cách Bi,huyện Quế Võ
3.1.1.2 Đặc điểm địa hình
Xã Giang Sơn là xã thuộc vùng đồng bằng đất đai tương đối bằngphẳng,xung quanh được bao quanh bởi hệ thống sông,diện tích sông,ngòi ởđây rất lớn nhưng các sông có tốc độ chảy nhỏ,thuận lợi cho việc nuôi trồngthủy sản.Mức độ chênh lệch địa hình không lớn ,diện tích đồi núi chiếm tỷ lệnhỏ so với diện tích tự nhiên,phân bố tại vùng núi Du Tràng thuộc xã DuTràng.Núi Du Tràng với điểm cao là 409m so với mặt nước biển và có sôngĐuống dài 5,2km chảy dọc theo 3 thôn từ Cổ Thiết qua Tiêu Xá đến thônHữu Ái,thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa đường thủy
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu thủy văn
Giang Sơn là xã nằm trong tiểu vùng khí hậu Đồng bằng sông Hồng nênmang đặc trưng của khí hậu ở vùng này,đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa:nóngẩm,mưa nhiều,chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa.Lượng mưa bình quânhàng năm từ 1100-1400 mm,mưa rào tập trung vào tháng 6-8 và mưa nhỏ vàocác tháng 1-4.Vào mùa mưa lượng mưa lớn,chiếm 80% lượng mưa cảnăm.Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ lớn kèm theo bão gây ngậpúng cục bộ.Thời tiết trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt.Có mùa đônglạnh,mùa hè nóng nực.Mùa đông kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3năm sau với đặc điểm như lạnh,trời khô hanh,mùa hè kéo dài từ tháng 4 đến
Trang 27tháng 10 với nhiệt độ cao nóng bức ,độ ẩm cao.Nhiệt độ trung bình hàng nămvào mùa hè là 270C và vào mùa đông là 14-160C.Đặc biệt vào 2 tháng 6 vàtháng 7 nhiệt độ có thể lên tới 33-360C.Hàng năm có 2 mùa gió chính:gió mùaĐông Bắc thịnh hành từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau và gió mùaĐông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo hơi ẩm,gây mưarào.Bão và úng lụt cũng thỉnh thoảng đe dọa xã và thường xuất hiện vào tháng
Từ bảng 3.1 có thể thấy năm 2012 diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt465,65ha tới năm 2014 diện tích đất nông nghiệp giảm còn 460,93 ha chiếm60,01% tổng diện tích đất tự nhiên.Tuy có xu hướng giảm nhưng diện tích đấtnông nghiệp vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai của xã.Đối vớiđất lâm nghiệp thì một vài năm trở lại đây diện tích đất lâm nghiệp,đồi núi có
xu hướng tăng năm 2014 tỷ lệ đất lâm nghiệp,đồi núi chiếm 1,11% tổng diệntích đất tự nhiên và tăng 0,05% so với năm 2012.Tốc độ tăng bình quân 3năm là 2,12%.Diện tích đất nuôi trồng thủy sản cũng có xu hướng giảmkhông đáng kể do hiện nay nhiều hộ chuyển sang kinh doanh buôn bán nhỏ vàchăn nuôi gia súc gia cầm nhanh thu lợi nhuận hơn
Diện tích đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm thì diện tích đất phinông nghiệp của xã lại có xu hướng tăng lên qua các năm do một phần diệntích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác phục vụcho sự phát triển của xã hiện nay.Với quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân
Trang 28số qua các năm dẫn tới sự gia tăng về diện tích đất ở,từ 99,5ha năm 2012
chiếm 12,96% lên 99,97 ha năm 2014 chiếm 13,02% tổng cơ cấu đất phi nông
nghiệp.Đối với các loại đất phi nông nghiệp khác cũng có xu hướng tăng qua
các năm.Diện tích đất sử dụng cho tôn giáo tín ngưỡng năm 2014 chiếm
0,10% tăng 0,01% so với năm 2013,diện tích đất phục vụ cho xây dựng nghĩa
trang,nghĩa địa năm 2014 đạt 3,07ha chiếm 0,4% tổng cơ cấu đất phi nông
nghiệp và tăng 0,05% sovới năm 2013(chiếm 0,35%) Diện tích đất xây dựng
công trình sự nghiệp và diện tích đất sản xuất vật liệu xây dựng có tốc độ phát
triển cao nhất bình quân 3 năm đạt trên 9%
Nhìn chung qua 3 năm diện tích đất tương ứng với các mục đích sử dụng
khác nhau có sự thay đổi tuy nhiên tốc độ tăng hoặc giảm không nhiều
Trong những năm tới xã cần quan tâm và chú trọng nhiều hơn trong công tác
phân bổ và sử dụng đất đai sao cho hợp lý,tránh lãng phí và đem lại hiệu quả
cho sản xuất cao hơn
B ng 3.1.Tình hình s d ng ảng 2.1 Hệ số tính giá tiêu thụ nước sạch ử dụng đất đai của xã Giang Sơn giai đoạn 2012- ụ nước sạch đấp cho quy hoạch ở Việt Nam đt ai c a xã Giang S n giai o n 2012-ủa xã Giang Sơn giai đoạn 2012- ơn giai đoạn 2012- đ ạch
2014
(ha)
CC (%)
SL (ha)
CC (%)
SL (ha)
CC (%)
13/12 14/13
BQ A.Tổng diện tích tự
Trang 293.1.2.2 Tình hình dân số và lao động
Nhìn chung dân số xã Giang Sơn biến động nhỏ qua các năm,tỷ lệ gia tăng
tự nhiên hàng năm khoảng 1.84%.Hiện nay trên địa bàn xã việc xuất hiện cácxưởng may tư nhân ngày một nhiều thu hút đông đảo lượng lao động từ cáckhu vực khác đến làm việc và sinh hoạt trên địa bàn xã.Tính tới 31/12/2014toàn xã có khoảng 1950 hộ gia đình với 4652 lao động,phân bố ở 4 thôn Giang Sơn là xã mà nền kinh tế chính là sản xuất nông nghiệp do đó laođộng nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của xã Tuynhiên cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong vài năm trở lại đây cơ cấulao động của xã có sự thay đổi theo chiều hướng phù hợp hơn với nền kinh tếthị trường Trong xã việc phát triển ngành nghề công nghiệp ,tiểu thủ côngnghiệp và thương mại dịch vụ đã góp phần chuyển dịch từ lao động nôngnghiệp sang lao động công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp,thương mại dịch vụ
Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2012 có 2540 laođộng chiếm 56,07% năm 2014 tỷ lệ này giảm còn 49,7% tuy nhiên tỷ lệ nàyvẫn ở mức cao.Lao động trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
và thương mại tăng nhanh Năm 2014 lao động ngành công nghiệp – tiểu thủcông nghiệp chiếm 32,71% , lao động trong thương mại – dịch vụ chiếm17,62%,bình quân 3 năm tăng 7,92%.Trong những năm tới số hộ và số laođộng làm nông nghiệp sẽ giảm đi thay vào đó là sự gia tăng của số hộ và sốlao động hoạt động trong các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,kinh doanhthương mại ,buôn bán.Diện tích đất nông nghiệp của xã giảm đi đồng nghĩavới lợi nhuận thu được từ sản xuất nông nghiệp giảm so với các ngành khác.Tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ hoạt động theo hướng đa ngành, đanghề, nhất là nghề may gia công thu hút 350 lao động, các nghề lao động phổthông phát triển
Xã Giang Sơn có nguồn lao động trẻ,dồi dào.Đây là một lợi thế lớn trongquá trình phát triển kinh tế của xã nhưng cũng gây không ít khó khăn trongcông tác giải quyết công ăn,việc làm cho người lao động trên địa bàn xã.Laođộng của xã chủ yếu vẫn là lao động nông nghiệp và một bộ phận lao độngtrình độ còn thấp nên phần nào đã ảnh hưởng tới việc tiếp thu và ứng dụng
Trang 30các tiến bộ kho học kỹ thuật vào sản xuất.Do vậy,để đáp ứng mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới thì việc đào tạo nâng cao trình độ laođộng ,trình độ chuyên môn,tay nghề cho người lao động là việc làm cần thiếthiện nay.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Giang Sơn giai đoạn 2012 -2014
Chỉ tiêu
SL người
CC (%)
SL người
CC (%)
SL người
CC (%)
( Nguồn: Số liệu thống kê xã Giang Sơn)
3.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng,kinh tế - xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là một trong những nhân tố quan trọng chocông cuộc phát triển kinh tế xã hội,phục vụ đời sống cho nhân dân
Hệ thống giao thông
- Xã có 5,2 km đường đê bao chạy dọc theo sườn sông Đuống và có 1,5
km đường giao thông liên xã nối với đường tỉnh lộ 280, bốn thôn có 3,5 kmđường bê tông trong thôn xóm đường mới được xây dựng và nâng cấp thuậnlợi cho việc đi lại và vận chuyển
- Hệ thống đường giao thông nội đồng trên địa bàn xã có tổng chiều dài
là 30,98km,mặt đường rộng 2,0: 4,0m.Trong đó :30,88km đường đất kémchất lượng và 0,10 km đường bê tông ,chất lượng tốt
- Hoàn thành đường trục xã đưa vào khai thác đạt hiệu quả,phối hợp
thực hiện đầu tư nâng cấp cơ đê cạn, bê tông hóa 800m mặt đê Hữu ái; phốihợp đề nghị bê tông hóa tiếp những đoạn đường còn lại của đê Đông Hữu ái
và đề nghị cấp trên sớm khởi công dự án đường cứu hộ Du tràng đi Cổ ThiếtLập Ái đi Tiêu Xá với tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng.Với sự hỗ trợ của nhànước đã xây dựng cứng hóa được đường giao thông nông thôn,tu bổ cầu
Trang 31cống,xây dựng tuyến đường trục xã với khối lượng 3.766,2m3 bê tông,đã đưavào sử dụng Tu sửa,rải cấp phối đường liên thôn với tổng trị giá 228.624.000đồng.
- Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp chính quyền
và các ban ngành hữu quan khác ,hệ thống giao thông của xã một phần đượccải tạo nâng cấp như nhựa hóa,bê tông hóa tạo nên mạng lưới giao thôngđồng bộ đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyểnhàng hóa của người dân Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển trongnhững năm tới một cách tốt nhất thì cần phải cải tạo, mở rộng,nâng cấp một
số tuyến đường chính như đường liên xã,tỉnh lộ 280 và mở những tuyếnđường mới trên đồng ruộng và vùng sản xuất nông nghiệp
Hệ thống thủy lợi
- Trên địa bàn xã hiện có 5 trạm bơm.Các trạm bơm trên địa bàn xãhoạt động tương đối hiệu quả,đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho các cánhđồng toàn xã.Trong giai đoạn tới xã có kế hoạch tu bổ, nâng cấp để đáp ứngnhu cầu sản xuất
- Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài hệ thống kênh mương phục vụsản xuất trên địa bàn xã là 38,63km,chiều rộng từ 0,3 :0,4 m.Trong đó chiềudài kênh mương đã được kiên cố hóa 6,19km chiếm 15,86% tổng chiều dài hệthống kênh mương,còn lại là mương đất với chiều dài là 32,84km,chiếm84,14% tổng chiều dài hệ thống kênh mương.Xã đã chỉ đạo nạo vét kênhmương,khơi thông dòng chảy là 12.356m3
Hệ thống điện – thông tin liên lạc
- Trên địa bàn xã có 8 trạm biến áp tại các thôn.Hệ thống điện phục vụsản xuất trên địa bàn xã Giang Sơn đi chung với hệ thống điện phục vụ sinhhoạt.Điện năng được truyền tải từ các trạm biến áp phục vụ sinh hoạt qua hệthống đường dây hạ thế đến các khu sản xuất tập trung.Trong những năm qua
hệ thống lưới điện hạ thế đã và đang được chú trọng đầu tư kéo mới,nângcấp,cải tạo góp phần làm giảm tổn thất điện năng, đảm bảo phục vụ cho sảnxuất và sinh hoạt
Trang 32- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, phát huy tốt hiệu quảcủa Đài Truyền thanh xã Năm 2014, đã thực hiện 424 tin bài, tiếp âm ĐàiTruyền thanh, phát thanh của Huyện, Tỉnh, Trung ương là 480 buổi
Về giáo dục – đào tạo
- Sự nghiệp giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng,cơ sở vậtchấtđảm bảo tốt.Hiện trong xã có 54 lớp học kiên cố của 3 bậc học; Mầmnon,Tiểu học,Trung học cơ sở và đầy đủ bàn ghế chuẩn đảm bảo tốt cho côngtác dạy và học.Toàn xã đã phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tiến tới phổ cậpTrung học phổ thông
- Sự nghiệp giáo dục đã được coi trọng;thiết thực tổ chức kỷ niệmngày 20/11 tập trung cho thày và trò 3 nhà trường cùng đội ngũ cựu giáoviên,giáo chức,tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến lớp và duy trì sỹ số trong nămhọc đạt 1005.Nâng cao chất lượng dạy và học,tỷ lệ học sinh khá giỏi,đạo đứckhá tốt và giáo viên giỏi tăng hơn so với năm trước Năm học 2013-2014, 03trường đều đạt trường tiên tiến cấp huyện
Về Y tế
- Y tế được quan tâm chú trọng,trạm đạt chuẩn y tế quốc gia,thựchiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,thực hiện tốt côngtác dân số kế hoạch hóa gia đình,tỷ lệ phát triển dân số hàng năm giảm 1,2%
- Sự nghiệp y tế,chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng đã có nhiềuchuyển biến tích cực.Đến nay trong xã có đội ngũ y bác sĩ tận tình chăm sócchữa trị và tuyên truyền các vấn đề về sức khỏe cho người dân trong xã.Thựchiện tiêm phòng mở rộng
- Năm 2014, chăm sóc sức khoẻ khám chữa bệnh cho 5.348 lượt người;chỉ đạo tốt đợt tiêm chủng sởi, Rubela, tiêm phòng các bệnh 837 mũi; tỷ lệ trẻsuy dinh dưỡng 10,9% giảm 0,8% so với năm 2013;tổng số sinh 121;tỷ lệphát triển dân số tự nhiên 13,5%;thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ sinhsản và các biện pháp kế hoạch hoá gia đình cho 320 đối tượng đạt 111% kếhoạch
Công tác văn hóa –xã hội
Trang 33- Làm tốt công tác quản lý hồ sơ giải quyết chế độ chính sách và chi trảlương trợ cấp hàng tháng cho đối tượng kịp thời,đúng kỳ,đủ số lượng,đúngđối tượng;rà soát,xét duyệt và đề nghị cấp trên phong tặng,truy tặng 11 Bà mẹViệt Nam anh hùng trong đó đã có 6 bà mẹ được phong tặng,truy tặng.
- Thực hiện tốt nghị quyết 20,22 của HĐND Tỉnh về thực hiện nếpsống văn minh.Đảng ủy đã chỉ đạo UBND xã tổ chức mừng thọ tập trung tạiTrụ sở UBND xã cho 69 cụ từ tuổi 70 trở lên và quán triệt gia đình không làm
lý theo quy định; đẩy đuổi hàng chục lượt tàu thuyền có biểu hiện trên địabàn; các vụ việc vi phạm pháp luật được giải quyết kịp thời; lực lượng công
an xã thực hiện tốt công tác tuần tra kiểm soát ngăn chặn, phòng chống tộiphạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn, đã bắt và xử lý 01 vụ trộm cắp tài sảncông dân; giải quyết 05 vụ vi phạm trật tự xã hội; thực hiện tốt công tác tuầntra trên địa bàn, đã bắt giữ và xử lý 03 vụ với 15 đối tượng đánh bạc ăn tiền,
đã xử phạt vi phạm hành chính nộp ngân sách 35.450.000 đồng; tổ chức, tuầntra kiểm soát giao thông đường bộ xử lý phạt vi phạm hành chính 13 trườnghợp nộp ngân sách 1.900.000 đồng ,các nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước đềuhoàn thành
Xã có 1 đảng bộ với 221 đảng viên tham gia sinh hoạt ở 8 chi bộ ,4chi bộ nông thôn,3 chi bộ nhà trường và 1 chi bộ Y tế và 1 chi bộ cơ quanxã.Các tổ chức chính trị xã hội tập hợp đông đảo lực lượng các hội viên,đoànviên tham gia,từ đó tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng
bộ đề ra