Một trong những nguyênnhân dẫn đến tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết ở Sơn La còn cao được cho là do trình độ nhận thức của người dân thấp, còn nhiều quan niệm và phong tụclạc hậu nhất
Trang 1NGUYỄN VĂN DŨNG
THùC TR¹NG Vµ NHËN THøC TH¸I §é VÒ T¶O H¤N, KÕT H¤N CËN HUYÕT THèNG CñA NG¦êI D¢N MéT Sè D¢N TéC ÝT NG¦êI T¹I 4 X· HUYÖN MAI S¥N TØNH S¥N LA
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
Trang 2Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bè bạn.Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lýĐào tạo Sau Đại học, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược TháiBình cùng các thầy cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
NGND.PGS.TS Phạm Văn Trọng, trưởng khoa Y tế công cộng,Trường Đại học Y Dược Thái Bình
TS Lê Đức Cường, phó trưởng Phòng Quản lý Đào tạo đại học,Trường Đại học Y Dược Thái Bình Những người thầy đã giành nhiều tâmhuyết, trách nhiệm của mình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiêncứu để tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y tếSơn La và các Trạm y tế của các xã nghiên cứu đã giúp đỡ và tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong thời gian thu thập số liệu và hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tôi
- những người đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Bình, ngày tháng năm 2014
Nguyễn Văn Dũng
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Số liệu,kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
Trang 4CNH-HDDH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Tảo hôn trên thế giới và Việt Nam 3
1.1.1 Khái niệm tảo hôn 3
1.1.2 Thực trạng tảo hôn trên thế giới 4
1.1.3 Thực trạng tảo hôn đáng báo động ở Việt Nam 6
1.1.4 Nguyên nhân của tảo hôn 7
1.2 Tập quán hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt Nam 10
1.2.1 Khái niệm và các tên gọi 10
1.2.2 Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới 10
1.2.3 Tập quán hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam 12
1.2.4 Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết 15
1.3 Một số nghiên cứu về nhận thức, thái độ của người dân về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống 17
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Địa bàn và đối tượng nghiên cứu 20
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu 20
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 22
2.2 Phương pháp nghiên cứu 22
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 22
2.2.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu 22
2.2.3 Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu 24
Trang 62.2.6 Xử lý số liệu 28
2.2.7 Các biện pháp khắc phục sai số 28
2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1 Thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại địa bàn nghiên cứu 29
3.2 Nhận thức, thái độ của người dân về hôn nhân 35
3.3 Nhận thức của cán bộ chính quyền, phụ nữ, dân số và y tế về tảo hôn và hôn nhân cận huyết 46
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 48
4.1 Thực trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc Mông, Thái, Mường tại địa bàn nghiên cứu 48
4.2 Nhận thức và thái độ của người dân về tảo hôn và hôn nhân cận huyết 56
4.2.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 56
4.2.2 Nhận thức của các đối tượng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết .61 KẾT LUẬN 70
KHUYẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7Bảng 3.1 Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi và dân tộc của vợ trong 3 năm 29
Bảng 3.2 Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi và dân tộc của chồng trong 3 năm .30 Bảng 3.3 Tỷ lệ tảo hôn theo dân tộc của người vợ và năm 32
Bảng 3.4 Tỷ lệ tảo hôn theo dân tộc của người chồng và năm 32
Bảng 3.5 Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống theo dân tộc người vợ và năm 34
Bảng 3.6 Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống theo dân tộc người chồng và năm 34 Bảng 3.7 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới 35
Bảng 3.8 Đặc điểm của đối tượng NC theo dân tộc và trình độ học vấn 35
Bảng 3.9 Đặc điểm đối tượng NC theo dân tộc và tình trạng hôn nhân 36
Bảng 3.10 Tỷ lệ trẻ đẻ non 37
Bảng 3.11 Tỷ lệ thai chết lưu qua phỏng vấn đối tượng nghiên cứu là nữ .37 Bảng 3.12 Tỷ lệ sinh con dị tật 38
Bảng 3.13 Kiến thức của đối tượng NC về khái niệm hôn nhân cận huyết 39
Bảng 3.14 Thái độ của người dân về việc duy trì tảo hôn 39
Bảng 3.15 Lý do người dân cho rằng nên duy trì tảo hôn 40
Bảng 3.16 Thái độ của người dân về việc duy trì hôn nhân cận huyết 40
Bảng 3.17 Lý do người dân cho rằng nên duy trì hôn nhân cận huyết 41
Bảng 3.18 Kiến thức của người dân về pháp luật về tảo hôn 41
Bảng 3.19 Kiến thức của người dân về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho những trường hợp tảo hôn và kết hôn cận huyết 42
Trang 8Bảng 3.21 Tỷ lệ các hậu quả của tảo hôn mà người dân biết 43Bảng 3.22 Tỷ lệ các hậu quả của hôn nhân cận huyết mà người dân biết 44Bảng 3.23 Các kênh thông tin mà người dân nghe về hậu quả của tảo hôn
và hôn nhân cận huyết 45Bảng 3.24 Các hoạt động tuyên truyền của xã về giảm tình trạng tảo hôn
và kết hôn cận huyết qua ý kiến của người dân 45
Trang 9Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ tảo hôn theo địa bàn và năm 30Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tảo hôn theo giới tính và năm nghiên cứu 31Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống theo địa bàn và năm 33Biểu đồ 3.4 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về khái niệm tảo hôn 38Biểu đồ 3.5 Kiến thức của người dân về hậu quả của tảo hôn 43Biểu đồ 3.6 Kiến thức của người dân về hậu quả của hôn nhân cận huyết .44
Trang 10ĐẶT VẤN ĐỀ
Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đến thế kỷ XX vẫn luônđược coi là tập quán hôn nhân phổ biến của nhiều dân tộc ở châu Phi, TrungĐông và Nam Á đặc biệt là ở Khu Đông Nam Á trong đó có Việt Nam [16].Hiện nay, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực của các chính phủ và nhiều tổ chức từthiện trong thực hiện các chương trình can thiệp, tảo hôn và kết hôn cận huyếtvẫn còn phổ biến và cần phải giải quyết không chỉ ở một châu lục, một cộngđồng ngôn ngữ, tôn giáo, một xã hội, hay trong một quốc gia [43] Hàng năm,tảo hôn đã và đang làm mất đi quyền được học tập, vui chơi của hàng chụctriệu trẻ em gái trên toàn thế giới Tảo hôn đã làm cho các em gái phải sốngmột cuộc sống bị xâm phạm cả về thể xác và tâm hồn, sống trong sự nghèođói, thiếu hiểu biết gây ảnh hưởng đến chất lượng sống Theo kết quả một sốnghiên cứu cho thấy, các cặp vợ chồng tảo hôn sinh con thường bị nhẹ cân(dưới 2,5kg), còi cọc, phát triển chậm và dị tật bẩm sinh cao hơn so với nhữngđứa trẻ khác [58] Việc mang thai và sinh đẻ khi cơ thể người mẹ phát triểnchưa hoàn thiện, chưa đủ các điều kiện cần thiết để nuôi dưỡng bào thai sẽgây những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người mẹ và sự phát triển bình thườngcủa thai nhi Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tử vongchu sinh và sơ sinh, đẻ non, sơ sinh nhẹ cân, dị dạng, dị tật Tảo hôn vì vậy đãtrở thành nỗi sợ hãi của phụ nữ và trẻ em gái ở các nước đang phát triển [40]
Cùng với tảo hôn, tập quán hôn nhân cận huyết thống đang tạo ranhững hiểm họa cho tương lai giống nòi của hàng chục triệu gia đình tại nhiềucộng đồng Các nghiên cứu đã chứng minh những đứa trẻ sinh ra từ các cặp
vợ chồng hôn nhân cận huyết thống rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền
do sự kết hợp của các gien lặn mang bệnh [37] Trẻ mắc bệnh có thể bị biếndạng xương mặt, bụng phình to, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong Những genlặn bệnh lý ở chồng và vợ kết hợp với nhau còn có thể sinh ra con dị dạng
Trang 11hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá, đặc biệt phổ biến là
căn bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia Vì vậy, người ta gọi các tập quán
hôn nhân như vậy là một vấn nạn của tương lai - cũng là một trong những trởngại lớn đối với sự nghiệp phát triển bền vững của nhân loại [32]
Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc cùng sinh sống và là một trong những tỉnh
có tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết cao Theo thống kê của Cục chăm sóc vàbảo vệ trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội năm 2009, tỷ lệ tảo hôntrong độ tuổi từ 12-19 của nữ lên đến 29,08%, chỉ trong 6 tháng đầu năm
2014 đã thống kê được 255 trường hợp tảo hôn và 26 cặp kết hôn cận huyết.Kết quả điều tra của Trung tâm Truyền thông và sức khoẻ cũng cho thấy dântộc Mông có tỷ lệ tảo hôn cao nhất vùng núi phía Bắc với 33%, dân tộc Tháichiếm 23,1%, dân tộc Mường chiếm 15,8% [12] Một trong những nguyênnhân dẫn đến tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết ở Sơn La còn cao được cho là
do trình độ nhận thức của người dân thấp, còn nhiều quan niệm và phong tụclạc hậu nhất là người dân thuộc các dân tộc thiểu số (DTTS) Để góp phần tìmhiểu tình hình tảo hôn và kết hôn cận huyết cũng như nhận thức và thái độ củangười dân ở một số dân tộc về tảo hôn và kết hôn cận huyết tỉnh Sơn Lachúng tôi đề xuất đề tài “Thực trạng và nhận thức thái độ về tảo hôn, kết hôncận huyết thống của người dân một số dân tộc ít người tại 4 xã huyện MaiSơn tỉnh Sơn La” với hai mục tiêu:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mô tả thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của người dân tại 4 xã của huyện Mai Sơn ở tỉnh Sơn La năm 2011 - 2013.
2 Đánh giá nhận thức, thái độ của của người dân một số dân tộc ít người ở Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Trang 12CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1 Tảo hôn trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Khái niệm tảo hôn
Tảo hôn là hiện tượng kết hôn của hai người nam và nữ khi họ chưa
đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, luật pháp mỗi quốcgia lại quy định về điều kiện kết hôn cũng như tuổi kết hôn khác nhau ỞPháp tuổi kết hôn được pháp luật quy định đối với nam là 18 và với nữ là
16 tuổi, đồng thời pháp luật cũng cấm những người có quan hệ họ hàngtrong phạm vi 3 đời kết hôn với nhau [36] Tại châu Âu luật công giáo quyđịnh tuổi kết hôn cho nữ là 14 tuổi, ở Bắc Mỹ các cô gái có thể kết hôn ởtuổi 15, ở Canada và nhiểu tiểu bang của Hoa Kỳ cho phép kết hôn với trẻ
em dưới sự cho phép của tòa án [43] Còn ở Anh độ tuổi kết hôn đối với cảnam lẫn nữ theo pháp luật là qua tuổi 16 và cấm kết hôn giữa những người
họ hàng trong phạm vi 4 đời Theo Luật Hồi giáo Sharia quy định, các giáo
sĩ Hồi giáo ở mọi nơi đều được kết hôn với những bé gái dưới 15 tuổi LuậtHồi giáo còn khẳng định tính hoàn toàn hợp pháp của việc kết hôn với các
bé gái dưới 12 tuổi [60],[39]
Pháp luật Việt Nam coi tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bênhoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật Căn cứ vào
sự phát triển tâm sinh lý của con người và vào các điều kiện KT-XH ở nướcViệt Nam, tại khoản 4 Điều 8 luật Hôn nhân & gia đình Việt Nam 2000 quyđịnh “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủtuổi kết hôn theo quy định của pháp luật” [35] Cách giải thích của Luật Hônnhân và Gia đình có thể được hiểu theo các quan điểm
Trang 13Quan điểm thứ nhất, tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng có đăng
ký kết hôn nhưng một hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi kết hôn theo quy địnhcủa pháp luật Theo quan điểm này, tảo hôn là một trường hợp của kết hôntrái pháp luật tại Khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 Đây làquan điểm phổ biến nhất hiện nay Với quan điểm này, để được coi là tảo hônphải thoả mãn hai điều kiện: (1) hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn và (2)một hoặc hai bên vi phạm điều kiện độ tuổi quy định tại Khoản 1 Điều 9 LuậtHôn nhân và Gia đình [4]
Quan điểm thứ hai: Tảo hôn là việc nam nữ lấy vợ lấy chồng khôngđăng ký kết hôn và một hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy địnhpháp luật
Quan điểm thứ ba: Tảo hôn bao gồm cả hai trường hợp trên, là việcnam nữ lấy vợ, lấy chồng có đăng ký kết hôn hoặc không đăng ký kết hônnhưng một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật
Theo quy định của pháp luật Việt Nam tuổi kết hôn đối với nam là 20
và đối với nữa là 18, đồng thời cấm kết hôn giữa những người họ hàng trongphạm vi 3 đời [35]
1.1.2 Thực trạng tảo hôn trên thế giới
Tảo hôn trên thế giới đang tạo nên một cảnh báo về phát triển bền vững
và vi phạm nhân quyền của các bé gái Cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc vềquyền của bé gái nhân ngày Quốc tế bé gái (ngày 11/10/2012) cho thấy hiệnnay tình trạng bé gái bị lạm dụng tình dục và tảo hôn đang diễn ra ở rất nhiềunước trên thế giới, chủ yếu là các nước Trung Đông và Nam Á [41] TạiAfghanistan, theo khảo sát của Liên Hợp Quốc có tới 57% nữ giới nước nàykết hôn trước 16 tuổi - là tuổi pháp luật nước này cho phép [46]
Theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), tảo hôn rất phổ biến ởcác nước đang phát triển, có đến 1/3 phụ nữ lấy chồng trước tuổi 18 Thống
Trang 14kê của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) khẳng định ít nhất 1/3 số “emgái” ở Nigeria lấy chồng khi chưa được 15 tuổi (phổ biến là tuổi 13, có trườnghợp chỉ 9 hoặc 10 tuổi) và 75% lấy chồng trước 18 tuổi [56] Theo số liệu củaTrung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ ở Anh (ICRW), năm 2012 có hơn
50 triệu cô dâu trẻ con trên toàn thế giới, và dự kiến sẽ tăng lên đến 100 triệutrong thập kỷ tới Với sự phát triển hiện nay, Liên Hợp Quốc ước tính trongthập kỷ tới có khoảng 1 triệu bé gái sẽ kết hôn trước tuổi 18 Đây là một vấn
đề cảnh báo nghiêm trọng cho nạn tảo hôn trong các cộng đồng các quốc giađang phát triển [45]
Ở Yemen và một số nước khác có tỉ lệ tảo hôn cao, người chồng có thể
là một người đàn ông trẻ tuổi nhưng cũng có thể là những người đàn ông góa
vợ ở tuổi trung niên hoặc thậm chí là những kẻ bắt cóc, cưỡng hiếp cô gáitrước rồi sau đó được quyền tuyên bố nạn nhân là vợ mình Đa số các cô vợtrẻ trong một ngôi làng ở miền Tây Yemen đều kết hôn trong độ tuổi từ 14-16
và chưa từng được đến trường [57], [50]
Ở Afghanistan, Ủy ban nhân quyền độc lập (AIHRC) của nước nàykhẳng định, hơn một nửa số vụ hôn nhân ở tỉnh miền Nam Kandahar là tảohôn Ở Ấn Độ, 46% phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi lấy chồng hoặc sống như vợchồng trước tuổi 18, còn ở những khu vực nông thôn, tỷ lệ này có thể là 55%
Ở Nepal, tỷ lệ tảo hôn là 56%, còn ở Dải Gaza (Palestine), tỷ lệ này cũngchiếm đến 42% Đặc biệt, tại Ấn Độ, ngay từ xa xưa, nhiều cô bé đã bị cha
mẹ bắt ép lấy chồng là những người đáng tuổi cha, tuổi ông của các em [52].Hiện vẫn còn khoảng 40% đám cưới trẻ em trên thế giới đang diễn ra ở nướcnày, nhiều em bé gái 5 tuổi ở làng quê nghèo Ấn Độ bị gọi dậy trong đêm vàđược người thân bồng tới lễ cưới [38],[49]
Trang 15Trong xã hội Hồi giáo, theo một nhà hoạt động xã hội cho biết, hầu hếtcác giáo sĩ Hồi giáo đều kết hôn với các cô bé dưới 12 tuổi Thậm chí, trướcđây nhà tiên tri Muhammad của cộng đồng này đã kết hôn với một bé gái bảytuổi [38] Điều đáng nói ở đây là hầu hết các bé gái sau khi lấy “chồng”thường bị bạo hành và nói cách khác là bị lạm dụng tình dục Đặc biệt lànhiều bé gái đã phải làm vợ ở tuổi từ 8 đến 11 tuổi, khi cơ thể các em vẫnchưa phát triển hoàn thiện, do vậy những bé gái này thường dễ bị tổn thương
cả về thể xác lẫn tinh thần [44], [38]
1.1.3 Thực trạng tảo hôn đáng báo động ở Việt Nam
Tảo hôn là một tập quán khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộcthiểu số (DTTS) ở nước ta Tảo hôn đang diễn ra trên khắp các vùng nôngthôn miền núi, nơi có người DTTS cư trú, đặc biệt là ở vùng núi phía Bắc,Tây Bắc và Tây Nguyên, trong đó, các tỉnh phía Tây Bắc có tỷ lệ tảo hôn caohơn hẳn các vùng khác với trên 30% [1],[6],[18]
Phụ nữ nông thôn ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long nướcViệt Nam, chủ yếu là phụ nữ người DTTS, có trình độ học vấn thấp là đốitượng trọng điểm của nạn tảo hôn và kết hôn sớm ở Việt Nam Bỏ học sớm,kết hôn sớm và đi làm sớm là ba vấn đề có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và là
hệ lụy của nhau [21] Số liệu thống kê về tỷ lệ tảo hôn theo tỉnh trong 3 nămgần đây (2009 - 2012) đã cảnh báo một thực trạng về tảo hôn như sau:
Tỉnh Sơn La: Theo số liệu thống kê của Chi cục DS - KHHGĐ năm2010: tỷ lệ tảo hôn của tỉnh cao vào hàng nhất cả nước: xã (Lóng Luônghuyện Mộc Châu) từ năm 2005 đến nay có khoảng 390 cặp kết hôn thì cóđến 204 cặp vợ chồng tảo hôn ở lứa tuổi từ 12 - 17 tuổi, chiếm gần 52%cặp vợ chồng đã kết hôn; xã Vân Hồ tỷ lệ tảo hôn là 68% so với tổng sốcặp kết hôn, xã Lóng Sập (huyện Mộc Châu) chiếm 49%, các xã Kim Bon,Tân Lang (huyện Phù Yên) có tỷ lệ tảo hôn từ 25,4 đến 39%, xã Tà Xùa
Trang 16(huyện Bắc Yên) là 35% và Muổi Nọi (huyện Thuận Châu) có tỷ lệ thấpnhất là 27% [12],[11].
Tỉnh Lai Châu: Theo số liệu Chi cục DS - KHHGĐ năm 2012, vớikhoảng gần 1/3 dân số nam và nữ 15 – 19 tuổi đã từng kết hôn, đưa con sốtoàn tỉnh có hơn 35% số cặp vợ chồng DTTS kết hôn theo hủ tục tảo hôn[21]
Tỉnh Lào Cai: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2006 - 2010
có 952 cặp tảo hôn Trong đó, huyện Sapa là 36,2% (453/1.251 cặp); Si MaCai: 6,2% (52/826 cặp) Còn tại xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai)
1 năm (2011) có đến 21 cặp vợ chồng tảo hôn, độ tuổi phổ biến từ 14 đến 17tuổi, thậm chí có em 13 tuổi đã lập gia đình Nạn tảo hôn xảy ra ở hầu hết cácthôn, bản, nhiều nhất là ở cộng đồng người Mông, Thái, Phù Lá…nhiềutrường hợp có trẻ chỉ mới học lớp 5 đã phải nghỉ học ở nhà lấy chồng [5]
Tỉnh Kon Tum: Theo báo cáo của xã Rờ Cơi, huyện Sa Thầy, KonTum, thì nhiều em chỉ khoảng 13 tuổi đã lấy chồng, 14 tuổi sinh con đầu lòng.Tình trạng trẻ em bỏ học, tảo hôn chính quyền địa phương không biết và đếnkhi biết thì việc đã lập gia đình riêng Rất nhiều em năm nay mới 19 tuổi đã
có hai đứa con, con đầu chỉ gần 4 tuổi [15]
1.1.4 Nguyên nhân của tảo hôn
Các chuyên gia phân tích, có nhiều nguyên nhân khác nhau và kháphức tạp ở các cộng đồng, dẫn đến vấn nạn tảo hôn ngày càng tăng Tuynhiên, nguyên nhân chủ yếu là tập tục truyền thống và sự thiếu hiểu biết củaphụ nữ ở các nước đang phát triển [2]
1.1.4.1 Trên thế giới
Ở một số quốc gia, tảo hôn là một phong tục truyền thống phổ biến[48] bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác bổ sung làm tăng tỷ lệ tảohôn, đó là:
Trang 17- Tăng cường sức mạnh và vị thế gia đình: ở nhiều gia đình không có vịthế, cuộc hôn nhân của cô con gái nhiều khi sẽ cải thiện được vị thế và củng
cố được liên minh gia đình
- Lý do về kinh tế: thông thường cuộc tảo hôn là cuộc trả nợ, gả bánhoặc bù cho những tổn thất do thiên tai để duy trì sự sống cho cả gia đình
cô dâu Ở hạ Sahara châu Phi, gia đình cô dâu nhận được đồ thách cưới cógiá trị nhiều khi là gia súc từ gia đình chú rể Ở Ấn Độ, nơi những gia đìnhnghèo phải vay nợ để lo một khoản hồi môn cho gia đình chú rể khi chocon gái lấy chồng, số tiền họ phải trả sẽ ít hơn nếu cô gái còn trẻ Một lý dokhác là nhiều gia đình muốn tránh cho con gái họ bị xâm hại tình dục, nênthường cho con gái lấy chồng sớm [47] Chính vì vậy, gả chồng sớm còn là
sự đảm bảo trinh tiết cũng như giá trị của cô dâu cũng như sự bảo vệ giá trị
và danh dự của gia đình [47]
- Nguyên nhân tảo hôn còn do những quan điểm lạc hậu, bất bìnhđẳng giới, có quan niệm con gái chỉ cần đảm nhiệm thiên chức làm mẹ, nuôicon Nếu được gả chồng sớm, người con gái sẽ sớm trưởng thành và thíchnghi tốt hơn với những hoàn cảnh kinh tế nhà chồng [42]
1.1.4.2 Ở Việt Nam
Những nguyên nhân của nạn tảo hôn đã đề cập trên thế giới cũng xuấthiện ở Việt Nam, hay gặp nhất là nguyên nhân do những tập tục của các cộngđồng DTTS [25] Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:
Nghèo đói, thất học, thiếu hiểu biết được coi vừa là nguyên nhân, vừa
là hệ quả của nạn tảo hôn Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp cũng có nhữngtác động đến việc kết hôn sớm nhất là đối với nữ, khi người phụ nữ có họcvấn càng cao thì tỷ lệ kết hôn sớm càng thấp và những phụ nữ có trình độ họcvấn thấp thì tỷ lệ kết hôn sớm càng cao [7]
Trang 18Đối với đồng bào dân tộc miền núi thì nhu cầu về lao động là động cơquan trọng dẫn đến kết hôn sớm Theo kết quả điều tra "Một số đặc điểm vềhôn nhân và gia đình của dân tộc H’Mông và Thái tại Lai Châu và Cao Bằng"
do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện năm 2009 cho thấy lý do nàychiếm tới 54% Báo cáo cũng cho thấy trong hầu hết các trường hợp kết hônsớm tuổi người vợ luôn lớn tuổi hơn tuổi của người chồng Điều này phản ánh
rõ về động cơ cần thêm lao động ở gia đình nhà trai và xuất phát từ thực tếđời sống còn nhiều khó khăn của người dân các DTTS” Như vậy, việc kếthôn sớm có liên quan đến các yếu tố về bỏ học đi làm sớm, nhóm dân tộc ítngười và những trường hợp này rơi vào phụ nữ nhiều hơn [11], [21]
Không có việc làm cũng là yếu tố góp phần làm tỷ lệ kết hôn sớm tăng,những trường hợp có việc làm thì khả năng kết hôn sớm thấp hơn ngườikhông có việc làm, khác biệt này ở nam giới rõ hơn nữ giới [30]
Pháp luật của Việt Nam chưa nghiêm và vấn đề thực thi pháp luật hônnhân và gia đình chưa nghiêm túc Người Kdong và người B’râu ở xã Bờ Yluôn xem chuyện kết hôn của người dân nơi đây là do tổ tiên truyền con nốicháu, chứ không theo luật pháp Do vậy những phụ nữ và nam giới ở đây cứđến tuổi dậy thì là kết hôn [33]
Sự chấp nhận của phụ nữ và sự bao che của cộng đồng Trên thế giới, ởnhiều quốc gia đã xảy ra nhiều sự phản đối của phụ nữ và của cộng đồng đốivới việc tảo hôn Ở việt Nam, sự phản đối này chỉ xuất hiện từ các cơ quanchức năng địa phương và những tổ chức chăm sóc sức khỏe bé gái, cộng đồngthì thường là bao che ủng hộ, còn các cô gái luôn hãnh diện khi lấy đượcchồng sớm hơn người khác Điều này cho thấy trình độ dân trí của người dânthấp, nhận thức pháp luật của người dân về Luật Hôn nhân và Gia đình cònhạn chế, phong tục tập quán lạc hậu, bản thân người dân không vượt qua đượcchính những hủ tục của địa phương [27]
Trang 19Nhiều gia đình chưa quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần củacác bé gái mà phó mặc cho xã hội Một số gia đình cũng chưa quan tâmđến việc giáo dục giới tính cho con nên khi xảy ra sự cố có thai ngoài ýmuốn cha mẹ phải tổ chức đám cưới vì bọn trẻ đã "lỡ yêu nhau"… đâycũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ tảo hôn ở các địaphương hiện nay [15]
1.2 Tập quán hôn nhân cận huyết thống trên thế giới và Việt Nam
1.2.1 Khái niệm và các tên gọi
Hôn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, là hôn nhângiữa các cặp vợ chồng trong cùng một họ hàng, hay nói cách khác là hôn nhângiữa những người có cùng dòng máu trực hệ [61] Đó có thể là hôn nhân anhchị em họ chéo, hôn nhân anh chị em họ song song tức hôn nhân con anh/chịvới con em [55] Vì vậy, trên thế giới còn gọi là hôn nhân bà con hay hônnhân giữa anh em họ (cousin marriage) - đây là cách hôn nhân phổ biến trongcác cộng đồng Hồi giáo từ xưa đến nay Hôn nhân cận huyết thống còn dẫntới loạn luân khi các anh chị em ruột trong gia đình kết hôn lẫn nhau Điềunày cũng đã từng xảy ra từ xa xưa Thời Ai Cập cổ đại, Nữ hoàng Cleopatranổi tiếng cũng lấy em trai ruột làm chồng [45]
1.2.2 Thực trạng hôn nhân cận huyết thống trên thế giới
Hôn nhân cận huyết thống đã từng tồn tại trong đời sống xã hội loàingười từ thời sơ khai Chế độ mẫu hệ từ thời xa xưa và gần đây là nhất chế độphong kiến đã từng coi hôn nhân cận huyết thống như một hiện tượng bìnhthường trong đời sống xã hội Hôn nhân cận huyết cũng là điều phổ biến ở cáchoàng gia từ phương Đông sang phương Tây vào thời xa xưa Hôn nhân theocách đó thường là giữa các anh chị em họ, thậm chí giữa chú cháu kết hôntrong hoàng tộc để duy trì sự nối dõi ngai vàng và bảo vệ uy quyền dòng họvẫn là chuyện không lạ [45],[59]
Trang 20Ở một số triều đại phong kiến, kết hôn trong họ là một cách gìn giữ
sự trong sạch dòng máu hoàng tộc và để duy trì quyền lực Hapsburg làmột triều đại từng thống trị hơn 500 năm ở châu Âu, trên khắp vùng lãnhthổ, các quốc gia lớn như: Áo, Hungary, Bỉ, Hà Lan, Đức ngày nay Tuynhiên, người ta không ngờ rằng chính phong tục cổ hủ này lại là nguyênnhân dẫn tới sự hủy diệt [61],[34]
Các nhà khoa học sau này đã phát hiện ra rằng các thế hệ thừa kế ngaivàng đều lần lượt mắc phải những căn bệnh kỳ lạ, liên quan đến đột biến gen
do quan hệ hôn nhân cùng huyết thống, mà ngày nay đôi khi được gọi là quan
hệ "loạn luân" giữa anh chị em ruột, hoặc giữa cha mẹ và con cái Cha củavua Charles, vua Philip IV đồng thời là chú của mẹ Charles Còn ông nội củaông, vua Philip II đồng thời là chú của bà nội Charles Chính quan hệ hônnhân trong họ đã khiến chứng bệnh này di truyền từ đời này sang đời khác vàngày càng nghiêm trọng [60]
Ở các vương triều Ai Cập cổ đại, anh chị em ruột cũng đã thành vợchồng - chuyện đó lại trở thành câu chuyện loạn luân Xã hội Ai Cập thời cácPharaon không phải là xã hội duy nhất trong lịch sử có hiện tượng loạn luântrong hoàng gia Theo truyền thống của dòng họ Ptolemy, dòng họ củaCleopatra, các nữ hoàng không được phép cai trị một mình mà chỉ được đồngcai trị với một người đàn ông và chỉ đóng vai trò phụ thuộc vào người namgiới đó Chính vì vậy khi vua cha qua đời, Cleopatra đã lên ngôi ở tuổi 18 vàcùng ngồi trên ngai vàng với em ruột mình là Ptolemy 13 với tư cách khi đó
là chồng của Nữ hoàng [46]
Gần đây, khi đi tìm câu trả lời cho những căn bệnh di truyền trong giatộc Darwin, các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra rằng, nó xuất phát từ nhữngcuộc hôn nhân cận huyết giữa các thành viên trong gia tộc này Manh mối đầutiên được tìm thấy là cuộc hôn nhân giữa Charles Darwin với chính người chị
Trang 21họ của ông, Emma Wedgwood Nó mở đầu cho một chuỗi bi kịch gia đìnhông ở các thế hệ sau Đó là tỷ lệ vô sinh và chết non ở những đứa trẻ trong giađình Darwin sau này [60],[53].
Nghiên cứu liên ngành y sinh - xã hội học gần đây cho thấy, hônnhân cận huyết thống còn tồn tại khá phổ biến ở thế giới Hồi giáo và cácnước đang phát triển châu Phi: khu vực Nubia (phía Nam Ai Cập) vẫn lànơi có tỷ lệ hôn nhân cận huyết cao nhất thế giới với mức 80% các cuộchôn nhân hiện nay; Tập tục này cũng rất phổ biến ở một số cộng đồng cácquốc gia Nam Á và Trung Đông khác: ở Pakisstan có tới trên 70% các cuộchôn nhân được coi là cận huyết [46] Đặc biệt, người ta đã ước tính rằng ítnhất 55% người Anh gốc Pakistan đã kết hôn với người anh em họ thứ nhấtcủa mình; Ả Rập Saudi có tới 67% hôn nhân cận huyết; ở Kuwait và Jordan
có tới 64%; 63% ở Sudan, 60% ở Iraq, 54% ở Qatar và Tiểu vương Quốc ẢRập, 48% ở Libya, 47% ở Mauritania, 46% ở cộng đồng Bahrain, 45% ởYemen, 40% ở Syria, 39% ở Tunisia, 34% ở Algeria, 33% 42% ởLebanon…[56] Tuy nhiên, sự kết hôn với một người nào đó trong chínhgia đình gây ra một nguy cơ về rối loạn di truyền gen lặn đối với sự sốngcủa đứa trẻ sinh ra do cận huyết thống [51],[54]
1.2.3 Tập quán hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam
Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đang là một vấn đề đáng lo ngại ởcác tỉnh vùng cao Tại nhiều bản vùng cao ở nước ta, nơi cư trú của đôngđồng bào DTTS, tình trạng hôn nhân cùng, cận huyết thống vẫn còn diễn rakhá phổ biến [1]
Theo thống kê của trung tâm nghiên cứu và phát triển dân số (Tổng cụcDân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế), tại một số dân tộc như Lô Lô, HàNhì, Phù Lá, Chứt, Ê đê, Chu Ru, Chứt… và đặc biệt là các dân tộc Si La(Điện Biên, Lai Châu), Lô Lô, Pu Péo (Hà Giang), Mông Xanh (Lào Cai), Rơ
Trang 22Mân, Brâu (Kon Tum) thì cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp làhôn nhân cận huyết thống [10],[3] Cũng theo tài liệu khảo cứu của trung tâmnày, thì có vùng đồng bào dân tộc vẫn áp dụng hôn nhân cận huyết thống mộtcách triệt để đến mức, chỉ cho phép những người trong cùng họ hàng, huyếtthống lấy nhau, nếu vi phạm sẽ bị phạt [24].
Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng: Tình trạng hônnhân cận huyết thống xảy ra nhiều nhất đối với dân tộc Thái (64%), Mông(61%); ít nhất là dân tộc Tày cũng chiếm 23% nhiều nhất tại ba huyện BảoLạc, Nguyên Bình và Thông Nông, chiếm 45% Ở miền núi phía Bắc và TâyNguyên phổ biến nhất là hôn nhân con cô - con cậu, tức là hôn nhân giữa concủa anh hoặc em trai với con của chị hoặc em gái Theo thống kê của Tổngcục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Trong 5 năm trở lại đây, tại 13 tỉnh miềnnúi, số cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống có xu hướng gia tăng ở các tỉnh
có đông đồng bào DTTS Ước tính, trung bình mỗi năm ở nước ta có thêm ítnhất là hơn 100 cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống Tình trạng này đã vàđang diễn ra tương đối phổ biến tại các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai,Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái Năm 2012, Tổng cục dân số đãthực hiện khảo sát tình trạng hôn nhân cận huyết thống ở 44 xã của 9 huyệnthuộc tỉnh Lào Cai và đã phát hiện 224 cặp kết hôn cận huyết Trong đó, có
221 cặp là con bác lấy con dì; con chị gái lấy con em trai, cháu lấy dì, chú lấycháu, cháu lấy dì/cô/chú [21] Đây là một trong những nguyên nhân làm suythoái chất lượng giống nòi, làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số và nguồnnhân lực của các tỉnh miền núi nước ta Theo báo cáo của Chi cục dân số LàoCai, một cặp có tới 3 con đầu sinh ra đều bị dị dạng bẩm sinh và chết sơ sinh;một cặp khác sinh con ra đều bị bại liệt Tại xã Bản Liền, huyện Bắc Hà,thuộc tỉnh Lào Cai, có một cặp kết hôn trực hệ sinh được 3 con, nhưng 2 cháuđầu sinh ra đều rất yếu ớt và chúng chỉ sống được vài tháng, cháu thứ 3 bị mù,
Trang 23câm và điếc Đó là chưa tính đến một số nơi, trẻ em do các cặp tảo hôn, kếthôn cận huyết khi sinh ra không được làm khai sinh, dẫn đến vô số những hệlụy khác khi các em đến trường [20].
Ở Yên Bái, tại các xã có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống chothấy trình độ dân trí của người Mông ở các xã của huyện Trạm Tấu còn hạnchế, một số phong tục tập quán lạc hậu, thói quen sinh hoạt không phù hợpvẫn chưa được xóa bỏ triệt để, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thốngcòn diễn ra phổ biến, dẫn đến đẻ dày, đẻ nhiều đã làm cho tỷ lệ sinh giảmchậm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giống nòi, tỷ lệ suy dinh dưỡngthể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2011 chiếm tới 45% Vấn đề tảo hôn vàhôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện Trạm Tấu hiện nay vẫn còn rấtphức tạp, từ năm 2011 đến đầu năm 2012, trên địa bàn các xã có 207 cặp kếthôn thì có tới 45 cặp tảo hôn và 4 cặp hôn nhân cận huyết thống [22]
Ở huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, nơi có 90% dân số là người Mường,địa phương vốn là "điểm nóng" của tình trạng hôn nhân cận huyết thống Cótình trạng này, theo một cán bộ dân số của huyện Kim Bôi, là do người dân cứthấy "ưng cái bụng" là nên vợ, nên chồng, không qua cán bộ tư pháp hoặcchính quyền xã để đăng ký kết hôn [29],[23]
Ở các bản làng vùng cao của tỉnh Sơn La, nạn tảo hôn và kết hôn cậnhuyết thống diễn ra khá phổ biến Theo số liệu thống kê của Chi cục Dân số-
Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, trong ba năm (2007 - 2009) có 6.258 cặp
vợ chồng tảo hôn, chiếm 23,3% trong tổng số cặp vợ chồng kết hôn; có 783trường hợp kết hôn cận huyết thống, chiếm 2,7% so với tổng số cặp kết hôntại địa bàn [12] Mặc dù đã có mô hình thí điểm triển khai thực hiện mô hìnhcan thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại địa bàn 26 xã và
11 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (3 năm từ 2009 - 2012) Tuy nhiên, tìnhtrạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn còn ở mức cao Riêng năm
Trang 242012, có 265 trường hợp tảo hôn, 12 trường hợp kết hôn cận huyết thống xảy
ra trong địa bàn các xã đang thực hiện thí điểm mô hình này [17]
1.2.4 Nguyên nhân của hôn nhân cận huyết
Hôn nhân cận huyết thống giữa những người Hồi giáo đã diễn ra từ hơn
1400 năm về trước, cho tới nay đã hơn 50 thế hệ, kể từ khi tiên tri của họ chophép cuộc hôn nhân anh em họ đầu tiên của mình Đối với nhiều người Hồigiáo, hôn nhân được coi như là một sự thực thi nghi thức tôn giáo của họ.Trong nhiều cộng đồng Hồi giáo, hôn nhân cận huyết thống có nguồn gốc từlịch sử xã hội từ xa xưa, khi ông cha họ cũng đã từng quen với việc cho conmình kết hôn với con gái hoặc con trai của một người anh em họ của mình -
và họ cho là câu chuyện xã hội bình thường [38]
- Ở Việt Nam, những người dân tộc có hôn nhân cận huyết thống lýgiải rằng: Hôn nhân theo cách này mới đảm bảo tài sản được lưu giữ trong giađình Tổ tiên nhiều cộng đồng DTTS truyền lại rằng, lấy trong họ tộc đểkhông mang của cải sang họ khác nhiều cộng đồng có phong tục, dù là contrai đi lấy vợ, con gái đi lấy chồng thì gia đình đều phải chia tài sản cho họmang đi Người dân không muốn chia tài sản cho người ngoài nên đành kếthôn với những người anh em, họ hàng để đỡ phải chia tài sản [14]
- Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “Công dâncác dân tộc được hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện nhưng cấm kết hôngiữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họtrong phạm vi ba đời” [35] Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục, việc cấm kếthôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ nhằm duy trì sự cường trángcủa thế hệ sau là cần thiết Nhưng vấn đề kết hôn cận huyết thống khó tiếpcận, quản lý hơn tại các cộng đồng dân tộc thiểu số vì người dân ở đây hầuhết đều sống theo hủ tục này [28] Nó trở thành một phần trong đời sống vănhóa của dân tộc đó nên rất khó để xóa bỏ trong thời gian ngắn Trong quan
Trang 25niệm của họ, vấn đề này được xử lý ở góc độ tình cảm, thói quen chứ không
hề xem xét đến khía cạnh luật pháp [30]
- Đồng bào DTTS ở Việt Nam thường sống ở vùng sâu vùng xa, vùngbiên giới, nơi giao thông đi lại khó khăn nên vấn đề tuyên truyền đến vớingười dân còn hạn chế Vì thế, để chuyển biến nhận thức của dân về tìnhtrạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại thời điểm này là vấn đề rất khókhăn, yêu cầu phải có thời gian nhất định [19]
- Nguyên nhân để người dân vùng sâu vùng xa không biết được những
hệ lụy nghiêm trọng từ cuộc hôn nhân của họ gây ra - một phần lớn thuộc vềthiếu sót của ngành truyền thông Có thể trong kinh tế thị trường, những nhàtruyền thông đã phải dành nhiều quan tâm hơn cho công tác quảng cáo, nơi cóthể thu được những khoản lợi nhuận nhất định cho nên công tác truyền thôngdân số có phần chưa được quan tâm [27]
- Ngoài ra, cán bộ dân số của các địa phương vùng cao còn ít về sốlượng và yếu về chất lượng Cán bộ tại các địa phương vùng cao đang quá sứcthực thi nhiệm vụ này, khi ngân sách cho công tác phí rất eo hẹp, lươngkhông đủ để hàng ngày đường mới đến được bản nhưng không có xăng để đổvào xe, không có cơm nắm để mang theo ăn đường [25]
- Một nguyên nhân nữa là pháp luật hôn nhân gia đình ở nước ta chưađược thực hiện chặt chẽ và cả những người thực thi pháp luật ở các địaphương cũng chưa được nghiêm ngặt Việc quản lý đăng ký kết hôn cho cáccặp vợ chồng đủ tuổi kết hôn theo luật hôn nhân tại các xã chưa thật sự khoahọc, việc tuyên truyền về những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyếtthống cho đồng bào DTTS còn hạn chế, nên vẫn còn rất nhiều trường hợp tảohôn và hôn nhân cận huyết thống xảy ra ở các địa phương Bên cạnh đó, cơchế xử phạt cũng chưa rõ ràng, còn nể nang, bao che vì chạy theo thành tíchcủa tập thể [21]
Trang 26- Cuối cùng, trách nhiệm của các tổ chức xã hội ở địa phương như tổchức thanh niên, phụ nữ, các tổ chức cựu chiến binh cũng ảnh hưởng đến tìnhtrạng hôn nhân cận huyết Có thể họ chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệmcủa mình là cầu nối và người giám sát của việc thực thi chính sách, pháp luậtcủa nhà nước…ở tại các địa phương [15]
1.3 Một số nghiên cứu về nhận thức, thái độ của người dân về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
Theo một nghiên cứu Tại Thổ Nhĩ Kỳ và Ma rốc, khi phỏng vấn nhữngngười có kết hôn cận huyết, khoảng 16% số người được hỏi đồng ý một phầnhoặc đồng ý hoàn toàn với tuyên bố rằng các cặp vợ chồng kết hôn cận huyếtthống không nên có con vì có các nguy cơ bị tật bẩm sinh, 26% không trả lời
và 58% không đồng ý [44]
Nghiên cứu của tác giả Trương Đình Thuận tại tỉnh Sơn La trong giaiđoạn 2008-2011 cho thấy có 75% người dân nhận thức không đúng về tảohôn và hậu quả của tảo hôn Tỷ lệ này giảm dần xuống còn 51% sau 1 năm(năm 2009) và đến năm 2011 tỷ lệ này còn 13% Nhận thức của cán bộchính quyền về tảo hôn có 65,2% cán bộ cho rằng tảo hôn không ảnhhưởng xấu đến cuộc sống của người dân và xã hội đến năm 2011 tỷ lệ hiểubiết về tảo hôn và những ảnh hưởng của tảo hôn đã tăng lên 86%, nhậnthức về hôn nhân cận huyết thống của cán bộ cũng thay đổi năm 2008 có39,1% cán bộ nhận thức không đúng về hôn nhân cận huyết đến năm 2011nhận thức đúng là 86% [27],[13]
Tác giả Lý Thị Thắng nghiên cứu tại tỉnh Lai Châu cho thấy nhận thứccủa chính quyền và các ban ngành đoàn thể tại địa phương về tình trạng tảohôn và hôn nhân cận huyết thống có sự thay đổi năm 2007 có 65,2% cán bộcho rằng tảo hôn và hôn nhân cận huyết không có ảnh hưởng xấu đến năm
2008 đã giảm xuống 52,2% năm 2010 giảm xuống còn 28% Nhận thức của
Trang 27người dân cũng thay đổi theo từng năm năm 2007 có 75% nhận thức khôngđúng về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến năm 2010 tỷ lệ hiểu biếtcủa người dân về vấn đề này tăng lên 49% [25]
Trong nền kinh tế thị trường, con người dần thay đổi để thích nghi đượcvới những điều kiện mới Họ trở nên năng động, sáng tạo, linh hoạt và độc lậphơn trong cách nghĩ cách làm Quan điểm đời sống của họ cũng trở nên cởi
mở hơn, đơn giản hơn, không bị gò bó bởi quan niệm thành kiến đạo đức xưa
Vì vậy, con người dễ dàng thiết lập các mối quan hệ với nhau [26] Một trongnhững hệ lụy đó là việc chung sống như vợ chồng giữa nam và nữ trở nên hếtsức bình thường Điều đó đã dẫn đến những trường hợp phải cưới chui cướilủi khi tuổi đời của đôi nam nữ còn quá trẻ [30]
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Hòa và Hà Tuấn Anh về nhậnthức của người dân tộc Mảng về các quy định liên quan đến tuổi đăng ký kếthôn cho thấy chỉ có 53,5% người dân được hỏi biết đến quy định về tuổi đăng
ký kết hôn của nam và nữ, tỷ lệ này ở những người đã có gia đình và vị thành
niên tương ứng là 59,2% và 47,8% Như vậy, có tới gần 50,0% người dân
được hỏi chưa hề nghe đến quy định về tuổi đăng ký kết hôn Có 46,2% ngườidân được hỏi đồng tình với quy định về tuổi đăng ký kết hôn “Nam từ haimươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” Có sự khác biệt lớn về tỷ lệnày giữa hai nhóm đối tượng có gia đình và vị thành niên, tương ứng là50,0% và 38,8% [5]
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Tấn tại tỉnh Lai Châu và tỉnh CaoBằng thấy có 70,1% người dân tộc Mông và 56,7% người dân tộc Dao biết vềquy định của độ tuổi kết hôn, có một nửa số đối tượng nghiên cứu biết chínhxác về độ tuổi kết hôn của nam và nữ ( 52% và 55,6%), có 13,1% người dântộc Mông và 2,03% người dân tộc Dao độ tuổi kết hôn của nam giới là 13 –
17 tuổi và nữ giới là 14,7% và 4,73% Cũng qua nghiên cứu thấy nguyên
Trang 28nhân của tảo hôn thì có 53,95% cho rằng là do nhu cầu lao động, 26,32% docha mẹ bắt ép, 16,4% do luật tục quy định và 9,2% cho rằng là để lấy của hồimôn, có 46,71% có thái độ bình thường với tảo hôn và hôn nhân cận huyếtthống, nhận thức của người dân về luật hôn nhân và gia đình còn rất nhiềuhạn chế có 37% cho rằng họ chưa từng nghe nói đến luật hôn nhân và giađình bao giờ, 63% số người đã từng nghe đến Luật nhưng đề trả lời là khônghiểu nội dung của luật quy định [21].
Theo báo cáo của Chi cục dân số tỉnh Sơn La năm 2013 về kết quả thựchiện mô hình tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn tỉnh giai đoạn2009-2013 có 80% các bậc cha mẹ, phụ huynh, người cao tuổi tham dự cácbuổi truyền thông về tảo hôn; 95% VTN, TN nhà trường và 70% VTN, TNnông thôn tham gia tích cực các buổi ngoại khoá sinh hoạt về sức khoẻ sinhsản, dân số - KHHGĐ, 80% các bà mẹ, phụ nữ mang thai trước tuổi kết hôn(tảo hôn) được hướng dẫn chăm sóc thai nghén, sinh con tại cơ sở y tế hoặc
có cán bộ y tế giúp đỡ và thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ.80% số phụ nữ kếthôn trước tuổi qui định được quản lý, cung cấp kiến thức về sức khoẻ sinhsản/KHHGĐ [11]
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa bàn và đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Địa bàn nghiên cứu
Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵcách trung tâm tỉnh 30 km về phía Bắc Là trung tâm công nghiệp và là huyệntrọng điểm kinh tế của tỉnh nằm trong cụm tam giác kinh tế Thành phố Sơn
La - Mai Sơn - Mường la
Mai Sơn có tổng diện tích 1410.3 km2, có đường biên giới Việt Lào dài7,8km Có 22 đơn vị hành chính (21 xã và 1 thị trấn) với 452 thôn, bản, tiểukhu Trong số các xã của Mai Sơn, có 4 xã thuộc vùng III, 9 xã thuộc vùng II,
số còn lại là các xã thuộc vùng I Tại huyện Mai Sơn có có nhiều cơ quan,đơn vị xí nghiệp, trường học, bệnh viện đóng trên địa bàn huyện
Địa hình bị chia cắt nhiều, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thunglũng, lòng chảo và cao nguyên Độ cao trung bình so với mực nước biển,trung bình khoảng 800 m - 850 m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núiĐông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theohướng Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhaucho phép phát triển nền kinh tế đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc, bịchia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ caotrung bình khu vực này là 1000m - 1200m so với mực nước biển, phân bố ởphía Đông Bắc và Tây Nam của huyện bao gồm các khu vực thuộc xã TàHộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi ; địahình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 - 700m so với mực nướcbiển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòngchảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công
Trang 30nghiệp , phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6: xã Cò Nòi thị trấn Hát Lót,
xã Hát lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung
Phía Bắc giáp huyện Mường La, thành phố Sơn La Ranh giới chủ yếu làđồi núi, khe suối
Phía Đông giáp huyện Yên Châu, ranh giới chủ yếu là đồi núi, khe suối;giáp huyện Bắc Yên với ranh giới là dòng Sông Đà (chảy qua hai xã ChiềngChăn và Tà Hộc)
Phía Tây giáp huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu Ranh giới chủ yếu làđồi núi, khe suối
Phía Nam giáp huyện Sông Mã, tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) Ranhgiới chủ yếu là đồi núi, khe suối, với chiều dài dường biên giới 6,4 km
Tổng số có 32.210 hộ, 145.470 nhân khẩu Trong đó: Nam 72.182, nữ73.288 người Gồm có 6 dân tộc anh em cùng chung sống dân tộc Kinh chiếm55.6%, dân tộc Thái chiếm 27.2% dân tộc Mông chiếm 10.09%, dân tộcMường chiếm 0.74%, dân tộc Sinh Mun chiếm 3.44%, dân tộc Khơ Múchiếm 1.45% còn lại dân tộc khác chiếm 0.67% Mật độ dân số trung bình99.8 người/km2
Cùng với một số dân tộc khác, dân tộc Mông, Mường và Thái cư trú ởnhững khu vực trọng yếu về an ninh biên giới, sự hiện diện của đồng bào ởkhu vực này có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững an ninh biên giới vàchủ quyền biên giới Quốc gia đặc biệt là 3 dân tộc Mông, Mường, Thái nằmchủ yếu ở 4 xã Chiềng Ban, Chiềng Chăn, Nà Bó, Tà Hộc
Địa bàn cư trú nằm trong khu vực biên giới, dọc sông Đà, không thuậnlợi giao thông, cách xa các khu vực trung tâm và khu vực có điều kiện pháttriển Chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống còn ở mức thấp Tập quánsinh hoạt, sản xuất lạc hậu, phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên
Trang 312.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Các cặp vợ chồng kết hôn lần đầu trong giai đoạn 2011 - 2013 thuộc dântộc Mông, Mường, Thái
Người dân tại các xã nghiên cứu thuộc 3 dân tộc (Mông, Mường, Thái)
Hồ sơ sổ sách theo dõi tình hình kết hôn tại các xã nghiên cứu
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
Tháng 1 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được tiến hành bằng nghiên cứu mô tả với cuộc điều tra cắtngang, kết hợp nghiên cứu hồi cứu
Để phục vụ cho mục tiêu 1: Tiến hành điều tra hồi cứu trên sổ sách tất cảcác trường hợp kết hôn thực tế (cả đăng ký và không đăng ký) tại các thônbản trong địa bàn nghiên cứu Trên cơ sở các số liệu thu thập được, xác định
tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống
Để phục vụ mục tiêu 2: Tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp người dâncũng như cán bộ lãnh đạo và cán bộ các ban ngành về nhận thức, thái độ vềtảo hôn và kết hôn cận huyết thống
2.2.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu
* Chọn mẫu:
Chọn huyện: Chọn chủ định huyện Mai Sơn
Chọn xã: Tại huyện đã chọn, 4 xã được chọn vào nghiên cứu: Xã ChiềngBan, Xã Chiềng Chăn, Xã Nà Nó, Xã Tà Hộc
Chọn đối tượng điều tra về thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết cậnthống của các dân tộc Mông, Mường, Thái: Căn cứ vào sổ sách theo dõi củacán bộ chuyên trách Dân số các xã để lập danh sách toàn bộ những cặp vợ
Trang 32chồng là người dân tộc Mông, Mường, Thái kết hôn trong thời gian từ ngày
01 tháng 01 năm 2011 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
Chọn đối tượng điều tra về nhận thức của các đối tượng về tảo hôn vàhôn nhân cận huyết là người dân trưởng thành tại các xã nghiên cứu theophương pháp cổng liền cổng
* Cỡ mẫu
Cỡ mẫu cho điều tra về thực trạng hôn nhân: là số liệu theo sổ sáchcủa toàn bộ các cặp vợ chồng đã kết hôn từ năm 2011 đến 2013 tại 4 xãnghiên cứu
Cỡ mẫu cho phỏng vấn nhận thức của người dân thuộc 3 dân tộc(Mông, Mường, Thái) về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống được tính theocông thức sau:
2 ) 2 / 1 (
d
p p z
n
Trong đó:
n: là cỡ mẫu điều tra
Z: là hệ số tin cậy lấy ở ngưỡng xác suất α=0,05 (Z(1- α/2)=1,96)
p: tỉ lệ người dân hiểu đúng các quy định về kết hôn, tỷ lệ này đượcước tính là 0,5 (50%)
d: độ sai lệch mong muốn, trong nghiên cứu này chọn e = 0,05
Với các dữ liệu trên chúng tôi tính được n = 384 (cho cả 4 dân tộc).Trên thực tế đã điều tra 400 đối tượng
Xã Chiềng Ban: 100 dân tộc Thái
Xã Tà hộc: 100 dân tộc Mông và 100 dân tộc Mường
Xã Chiềng Chăn: 50 dân tộc Mông
Xã Nà Bó: 50 dân tộc Thái
Trang 332.2.3 Biến số và các chỉ số trong nghiên cứu
Nhóm biến số về thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống của cácdân tộc Mông, Mường, Thái tại Sơn La giai đoạn 2011 - 2013
Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết theo địa bàn nghiên cứu
Tỷ lệ tảo hôn và nhôn nhân cận huyết theo dân tộc
Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết theo nhóm tuổi
Tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết theo giới tính
Nhóm biến số về nhận thức của người dân tại các xã nghiên cứu về tảohôn và kết hôn cận huyết thống
Nhóm biến số về trình độ học vấn và tình trạng kết hôn của các đốitượng nghiên cứu là người dân
Nhóm biến số mức độ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về tảo hôn vàhôn nhân cận huyết
Nhóm biến số mức độ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về hậu quả vàcác phương tiện truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết
Nhóm biến số về mức độ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu là cáccán bộ
2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin
Các thông tin về thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống củacác dân tộc Mông, Mường, Thái được chúng tôi thu thập từ hồ sơ lưu trữtại Uỷ ban nhân dân xã và Biểu mẫu tổng hợp từ Cán bộ dân số xã, y tếthôn bản (Phụ lục 1)
Các thông tin về nhận thức của người dân về tảo hôn và kết hôn cậnhuyết thống được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sử dụng bộ câuhỏi đã được chuẩn bị trước (Phụ lục 2)
Trang 34Các thông tin về nhận thức của cán bộ về tảo hôn và kết hôn cận huyếtthống được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu sử dụng các câu hỏi vàchủ đề phỏng vấn (Phụ lục 3).
2.2.5 Tiêu chuẩn đánh giá
Kết hôn: Là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn (khoản 2, Điều 8, Luậthôn nhân và gia đình năm 2000)
Kết hôn trái pháp luật: Là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký
kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định (Khoản 3,Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủtuổi kết hôn theo quy định của pháp luật (Khoản 4, Điều 8 Luật Hôn nhân vàgia đình năm 2000)
Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn (Khoản 6,Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông,
bà đối với cháu nội và cháu ngoại; (khoản 12, Điều 8 Luật Hôn nhân và giađình năm 2000)
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốcsinh ra: Cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ,cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu,con dì là đời thứ ba; (Khoản 13, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm2000)
Điều kiện kết hôn: Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Nam nữ
kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên
Trang 35Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quyđịnh tại Điều 10 của Luật này
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩmphán Tòa án nhân dân tối cao v/v Hướng dẫn áp dụng một số quy định củaLuật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Theo quy định này thì khôngbắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trởlên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bướcsang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn;
Nếu nam và nữ kết hôn tuy có đủ các điều kiện quy định tại các điểm
1 và 3 Điều 9, nhưng họ không tự nguyện quyết định mà thuộc một trongcác trường hợp sau đây, thì vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 2Điều 9 đó là:
Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặcdùng vật chất ) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn
Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố
mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữphải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn vớinhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau ) buộc người bị cưỡng
ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ
Những trường hợp cấm kết hôn (Điều 10)
Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họtrong phạm vi ba đời; (khoản 3, Điều 10) Giữa những người cùng dòngmáu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháungoại Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những ngườicùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ,
Trang 36cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú,con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000)
Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi vớicon nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêngcủa vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; (Khoản 4, Điều 10)
Hủy việc kết hôn trái pháp luật (Hủy kết hôn trái pháp luật được quyđịnh tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) Nghị quyết số02/2000 quy định cụ thể như sau:
Đối với những trường hợp kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đếntuổi kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm 1 Điều 9 Tuynhiên, tuỳ từng trường hợp mà quyết định như sau:
Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật mà mộtbên hoặc cả hai bên vẫn chưa đến tuổi kết hôn thì quyết định huỷ việc kếthôn trái pháp luật
Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bêntuy đã đến tuổi kết hôn, nhưng cuộc sống của họ trong thời gian đã qua không
có hạnh phúc, không có tình cảm vợ chồng, thì quyết định huỷ việc kết hôntrái pháp luật
Nếu đến thời điểm có yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật cả hai bên
đã đến tuổi kết hôn, trong thời gian đã qua họ chung sống bình thường, đã cócon, có tài sản chung thì không quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật.Nếu mới phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu Toà án giải quyết việc lyhôn thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết ly hôn theo thủ tục chung
Đối với những trường hợp kết hôn thuộc một trong các trường hợp quyđịnh tại Điều 10 là vi phạm điều kiện kết hôn và nói chung là phải quyết địnhhuỷ việc kết hôn trái pháp luật
Trang 372.2.6 Xử lý số liệu
Số liệu thu được được nhập liệu bằng phần mềm Epi Data và xử lýbằng phần mềm SPSS 16.0
Tính tỷ lệ % với các biến định lượng
Kết quả được trình bày, mô tả bằng bảng và biểu đồ
Trước khi tiến hành phỏng vấn, những người tham gia sẽ được đọc mộtđoạn thoả thuận tham gia nghiên cứu giải thích những mục tiêu của nghiêncứu và đảm bảo rằng sự tham gia của họ là hoàn toàn tình nguyện và tất cảcác câu trả lời được tuyệt đối giữ bí mật Nếu người được phỏng vấn đồng ýtham gia điều tra, điều tra viên phải ký tên vào phiếu đồng ý tham gia nghiêncứu để đảm bảo rằng người được phỏng vấn vẫn giữ được là vô danh
2.2.8 Đạo đức trong nghiên cứu.
Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu chỉ nhằm mục đích nghiên cứuchứ không vì mục đích nào khác;
Các đối tượng được mời tham gia phỏng vấn có quyền từ chối nếukhông đồng ý
Những kiến nghị sẽ được phân tích và sử dụng vào mục đích chăm sócsức khỏe cho đối tượng nghiên cứu và được cộng đồng chấp nhận
Trang 38CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.1 Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi và dân tộc của vợ trong 3 năm
Kết quả bảng 3.1 cho thấy trong 3 năm từ 2011 đến 2013, tại địa bàn 4
xã điều tra có tổng số 941 cặp vợ chồng kết hôn, trong đó số trường hợp kếthôn của nữ người dân tộc Thái gặp nhiều nhất chiếm 86,8% (817/941) Tỷ lệcác trường hợp kết hôn của nữ dưới 18 tuổi và người dân tộc Thái chiếm17,7%; tỷ lệ này ở dân tộc Mông là 18,3% và ở người dân tộc Mường là29,7% Tỷ lệ kết hôn khi người vợ trong độ tuổi dưới 18 ở dân tộc Mường caonhất trong cả 3 dân tộc chiếm 29,7% và thấp nhất ở nữ người dân tộc Tháichiếm 17,7%
Trang 39Bảng 3.2 Tỷ lệ kết hôn theo nhóm tuổi và dân tộc của chồng trong 3 năm
Tổng 789 100,0 71 100,0 81 100,0 941 100,0
Số liệu bảng 3.2 cho thấy trong tổng số 941 cặp vợ chồng kết hôn trongthời gian 3 năm từ 2011 đến 2013 có 5,0% các trường hợp kết hôn khi ngườichồng chưa đủ tuổi theo pháp luật quy định (từ 20 tuổi trở lên), trong đó:2,2% là người dân tộc Thái, 21,1% là người dân tộc Mông và 18,5% là ngườidân tộc Mường Các trường hợp kết hôn khi người chồng trong độ tuổi từ 21đến 31 tuổi ở dân tộc Mông và dân tộc Mường có tỷ lệ ngang nhau lần lượt là70,4%, 72,8%, tỷ lệ này ở dân tộc Thái cao hơn chiếm 80,6%
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ tảo hôn theo địa bàn và năm
Xã NC
Trang 40Biểu đồ 3.1 thể hiện tỷ lệ tảo hôn tại 4 xã nghiên cứu trong thời gianđiều tra từ năm 2011 đến năm 2013 tính trên tổng số các trường hợp tảo hôn.Trong cả 3 năm, Tà Hộc là xã có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong 4 xã điều tra:năm 2011 chiếm 31,8%, năm 2012 chiếm 28,1%, năm 2013 chiếm 38,9% Tỷ
lệ này ở xã Chiềng ban năm 2011 chiếm 12,1%, năm 2012 chiếm 25,8%, năm
2013 chiếm 34,8% Chiềng Chăn năm 2011 chiếm 24,6% năm 2012 chiếm25,4%, và năm 2013 chiếm 31,6% Nà Bó năm 2011 chiếm 28,2%, năm 2012
là 23,4%, năm 2013 chiếm 37%
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tảo hôn theo giới tính và năm nghiên cứu
Qua biểu đồ trên cho thấy năm 2011 tỷ lệ nữ tảo hôn là 12,2%; tỷ lệnam tảo hôn là 7,4% Năm 2012, tỷ lệ tảo hôn ở nữ là 15,4%; tỷ lệ tảo hôn
ở nam là 2,9% Năm 2013, tỷ lệ tảo hôn ở nữ là 23,3%; tỷ lệ tảo hôn ở nam
là 4,6%