1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bước đầu tìm hiểu về lễ tang truyền thống của người hà nhì ở huyện mường nhé tỉnh điện biên

49 513 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 575,49 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÒ KHAI NU BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ LỄ TANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ – TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÒ KHAI NU BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ LỄ TANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ – TỈNH ĐIỆN BIÊN CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: Ths. Hoàng Xuân Thành SƠN LA, NĂM 2013 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc sĩ Hoàng Xuân Thành – giảng viên bộ môn lịch sử Việt Nam, các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài. Xin chân thành cảm ơn các bà, các bác, cô, chú ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên, phòng văn hóa huyện Mường Nhé, thư viện trường Đại học Tây Bắc, thư viện tỉnh Điện Biên cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến và cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện Lò Khai Nu MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ sở dữ liệu của đề tài 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.3. Phạm vi nghiên cứu 4 3.4. Phương pháp nghiên cứu 5 3.5. Cơ sở dữ liệu 5 4. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của đề tài 5 4.1. Mục đích nghiên cứu 5 4.2. Ý nghĩa của đề tài 5 4.3. Đóng góp của đề tài 5 5. Cấu trúc của đề tài 6 CHƯƠNG 1. ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ – TỈNH ĐIỆN BIÊN 7 1.1. Khái quát về nguồn gốc lịch sử 7 1.2. Những đặc trưng văn hóa truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé - Điện Biên 8 CHƯƠNG 2. LỄ TANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ – TỈNH ĐIỆN BIÊN 16 2.1. Quan niệm về cái chết của người Hà Nhì 16 2.2. Tang phục và các điều kiêng kị của gia đình chịu tang 16 2.3. Các thủ tục của đám tang 17 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NÉT CẢI BIẾN, HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ BÀI CÚNG TRONG LỄ TANG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ - TỈNH ĐIỆN BIÊN 32 3.1. Một số chuyển biến trong lễ tang hiện nay của người Hà Nhì ở Mường Nhé – Tỉnh Điện Biên 32 3.2. Một số hạn chế trong lễ tang hiện nay của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điên Biên 33 3.3. Một số bài ca sử dụng trong tang lễ hiện nay 35 KẾT LUẬN 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em cùng chung sống. Các dân tộc luôn đoàn kết, gắn bó với nhau và có những đóng góp to lớn vào công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, các phong tục tập quán riêng. Điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống mang sắc thái đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Vùng Tây Bắc là nơi cư trú của đông đảo các dân tộc Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như: Thái, Mường, H’mông, Hà Nhì, Dao, Tày,… Mỗi dân tộc với bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình đã góp phần tạo nên nét độc đáo của văn hóa miền Tây Bắc và làm phong phú thêm kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Trong số các dân tộc ở vùng Tây Bắc có dân tộc Hà Nhì - một dân tộc thiểu số có số dân đáng kể trong số các dân tộc thiểu số của nước ta. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Hà Nhì ở các tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên. Mặc dù là một dân tộc thiểu số và có nhiều hạn chế nhất định trong sự phát triển kinh tế, văn hóa nhưng người Hà Nhì đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc cũng như làm phong phú thêm bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam. Người Hà Nhì sống ở mỗi tỉnh lại có những phong tục, tập quán mang nét đặc trưng riêng. Do vậy, việc tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Hà Nhì là vấn đề cần được quan tâm, nhất là những giá trị văn hóa truyền thống về mặt tinh thần như: Lễ tết, ma chay, cưới xin,… Hiện nay, những hiểu biết về các phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Hà Nhì nói riêng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề tang ma. Vì thế, để khắc phục hạn chế này chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu. Bởi nó không chỉ giúp chúng ta có thêm kiến thức để hiểu rõ hơn về dân tộc này mà còn góp phần nâng cao hiểu biết một cách toàn diện, sâu sắc hơn về dân tộc Hà Nhì nói chung và Hà Nhì ở huyện Mường Nhé nói riêng. 2 Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân tộc Hà Nhì. Nhưng do nhiều lí do khác nhau mà tục tang ma truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé - Điện Biên nói riêng và ở các tỉnh khác nói chung vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới một cách thực sự đầy đủ và sâu sắc. Trong công cuộc đổi mới ngày nay, nền kinh tế nước ta ngày một phát triển hơn. Sự phát triển đó đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là về văn hóa. Sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia cũng ngày càng được mở rộng hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để các dân tộc tiếp thu những nét văn hóa mới, tiến bộ của nhân loại. Song, cũng chính sự giao lưu văn hóa đó đã làm cho những nét văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc có nhiều thay đổi và dần dần bị mai một đi. Vì vậy, vấn đề cần quan tâm hiện nay là bên cạnh việc tiếp thu những nét văn hóa mới, tiến bộ của nhân loại, mỗi dân tộc cần phải giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc mình. Xuất phát từ những lý do trên, cùng với sự ham hiểu biết, tìm hiểu, nghiên cứu của bản thân đã thôi thúc tôi nghiên cứu, tìm hiểu về “lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên.” Với hi vọng góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy các phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Nhé - Điện Biên nói riêng và của các dân tộc Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong những năm qua, bên cạnh việc coi trọng sự phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc phát triển văn hóa. Nhất là việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu về các phong tục, tập quán của các tộc người Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số được đẩy mạnh và thu được những thành tựu đáng kể. Điều này đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc. Cũng vì lẽ đó, việc nghiên cứu về các phong tục, tập quán của dân tộc Hà Nhì - một dân tộc thiểu số, đã thu hút được sự quan tâm, hứng thú của nhiều tác giả, nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về dân tộc Hà Nhì sau: 3 - Nguyễn Văn Huy, Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo Dục (2003). Trong tác phẩm, tác giả có đề cập một cách khái quát về 54 dân tộc Việt Nam. Ở phần viết về người Hà Nhì, tác giả đã giới thiệu đôi nét về nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, các phong tục tập quán của họ. Tuy nhiên, chỉ nêu ra ở khía cạnh rất sơ lược, khái quát. - Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng, Dân tộc học đại cương, NXB Giáo Dục (2008). Trong tác phẩm này, các tác giả chỉ đề cập một cách sơ lược về thành phần và sự phân bố các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. - Vũ Ngọc Khánh, Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Thanh Niên (2004). Tác giả đã đề cập đến truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có dân tộc Hà Nhì. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập đến lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ làng bản của họ… những nghiên cứu đó còn rất khái quát. - Chu Thùy Liên, Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì, NXB Văn hóa Dân tộc (2008). Tác giả đã viết về nguồn gốc, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần, tổ chức xã hội của dân tộc Hà Nhì. Song đó là những phong tục, tập quán,… của người Hà Nhì nói chung. - Bùi Văn Tịnh, Cẩm Trọng, Nguyễn Hữu Ung, Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc (1975). Tác phẩm ngoài việc nói về các tộc người ở Tây Bắc còn đề cập tới một số nét cơ bản về hình thái kinh tế, văn hóa, xã hội cũ ở Tây Bắc nói chung và của người Hà Nhì nói riêng. Tuy nhiên còn rất sơ lược. - Nguyễn Đình Khoa, Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội (1976). Tác giả đã nghiên cứu khá tỉ mỉ về đặc điểm nhân chủng của các dân tộc Việt Nam, trong đó có người Hà Nhì. Nhưng tác phẩm chỉ dừng lại ở đó mà chưa đề cập tới văn hóa của người Hà Nhì. - Trần Mạnh Thường, Almanac kiến thức văn hóa - giáo dục, NXB Văn hóa - Thông tin (2005). Trong phần viết về văn hóa, tác giả đã nói tới nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, hoạt động kinh tế sản xuất, văn hóa ẩm thực của các dân tộc 4 Việt Nam trong đó có dân tộc Hà Nhì. Tuy nhiên, tác giả chỉ đề cập tới một cách khái quát, chung chung. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu của các tác giả, các nhà báo, các cán bộ, ban ngành như: Ban tuyên giáo của huyện, phòng văn hóa huyện, đài truyền thanh truyền hình Mường Nhé, sở văn hóa thông tin tỉnh Điện Biên, Bộ văn hóa… cũng đề cập phần nào đến văn hóa của dân tộc Hà Nhì, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, sơ lược và tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như: Lễ hội, cưới xin hoặc hoạt động sản xuất, chưa tập trung vào vấn đề tang ma. Cho đến nay, chưa có công trình nào đề cập một cách hoàn chỉnh, cụ thể, chi tiết về tục tang ma của người Hà Nhì. Do đó, đây là vấn đề cần được quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu. Chính vì vậy, đề tài “Bước đầu tìm hiểu về lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên” sẽ góp phần tiếp tục làm rõ vấn đề mà chúng ta đang quan tâm. 3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ sở dữ liệu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé - Điện Biên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể về lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên, bao gồm các nghi lễ, thủ tục trong đám tang và ý nghĩa của chúng. - Đánh giá, nhận xét về hiện trạng lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên. - Đề ra những phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp nhằm giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đó, đồng thời bỏ đi những thủ tục lạc hậu, lỗi thời. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu về lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên. 5 3.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 3.4.1. Phương pháp lịch sử 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.4.3. Phương pháp lôgic kết hợp phân tích, tổng hợp 3.4.4. Phương pháp điền dã 3.5. Cơ sở dữ liệu - Các văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước ban hành về văn hóa. - Các chuyên khảo, các bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Các tài liệu nghiên cứu điền dã của tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài. 4. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa và đóng góp của đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở những nguồn tài liệu khác nhau, đề tài nhằm đi sâu nghiên cứu một góc độ cụ thể về văn hóa truyền thống người Hà Nhì: Bước đầu tìm hiểu về tục tang ma truyền thống, để giới thiệu cho bạn đọc cũng như giúp độc giả hiểu rõ hơn về phong tục truyền thống của dân tộc Hà Nhì - một dân tộc thiểu số. - Từ đó đề ra những phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để giữ gìn, bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống đó. 4.2. Ý nghĩa của đề tài - Giữ gìn, bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của của dân tộc Hà Nhì nói riêng và của các dân tộc Việt Nam nói chung. 4.3. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần làm rõ, phong phú thêm sự hiểu biết về một khía cạnh văn hóa truyền thống của người Hà Nhì cũng như nét đẹp văn hóa của dân tộc. - Tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Kích thích tình yêu dân tộc và ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. - Từ những kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy những nghi lễ mang tính riêng biệt, độc đáo và đặc sắc trong lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên. Qua đó, giúp cơ quan chức năng đưa ra những vấn đề và biện pháp nhằm giữ gìn, phát huy nét văn hóa truyền thống đó. [...]... Nhé – tỉnh Điện Biên Chương 2 Lễ tang truyền thống của người ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên Chương 3 Một số chuyển biến của phong tục tang ma hiện nay của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên 6 CHƯƠNG 1 ĐÔI NÉT KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ – TỈNH ĐIỆN BIÊN 1.1 Khái quát về nguồn gốc lịch sử Theo tài liệu lịch sử, người Hà Nhì tên tự gọi là Hà Nhì Già, tiếng Hán (Hãnízú,... thông ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên và đồng thời đề tài cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến văn hóa của người Hà Nhì Đặc biệt là người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên 5 Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần mục lục, đề tài gồm 3 chương: Chương 1 Đôi nét khái quát về dân tộc Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên Chương... 15 CHƯƠNG 2 LỄ TANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ – TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1 Quan niệm về cái chết của người Hà Nhì Đám tang vừa là tình cảm, trách nhiệm, thể hiện sự tiếc thương vô hạn của những người còn sống đối với người chết, vừa là những thủ tục tiễn đưa người chết về với tổ tiên Vì vậy, khi trong nhà có người chết, người Hà Nhì đều tổ chức tang lễ với những thủ tục, nghi lễ nhất định,... như trên, trình tự các bước của lễ tang truyền thống của người hà Nhì nói lên nét đặc sắc và trong đó có cái riêng của dân tộc Hà Nhì ở nơi đây Cùng với thời gian và mức sống ngày càng được cải thiện, việc giữ gìn nét đẹp, đặc sắc của tang lễ người Hà Nhì, đồng thời loại bỏ dần những hạn chế, cổ hủ là việc làm cần thiết và vấn đề quan trọng đối với người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé nói riêng và các cấp ngành... tiếp Song tiếng mẹ đẻ vẫn là ngôn ngữ giao tiếp chính của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé - Điện Biên nói riêng và ở Việt Nam nói chung Tôn giáo - tín ngưỡng: Về tôn giáo, người Hà Nhì không theo tôn giáo nào Về tín ngưỡng, người Hà Nhì quan niệm mọi vật đều có linh hồn, tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng đa thần giáo Tín ngưỡng truyền thống của người Hà Nhì là thờ cúng tổ tiên Tuy nhiên, họ không có tục... tập trung thành từng bản đông đúc, nhiều bản có tuổi trên một 7 trăm năm, đông tới 50, 60 hộ Trước đây, khu vực sinh sống của người Hà Nhì bất khả xâm phạm thì ngày nay trong các bản người Hà Nhì đã có người Thái, người Kinh, người Dao,… Họ có thể là dâu, rể của người Hà Nhì hay thương nhân đến trao đổi hàng hóa, cán bộ đến công tác Mường Nhé là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Điện Biên nằm... Nam Khi biên giới quốc gia hình thành, họ trở thành một thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Qua tìm hiểu truyền thuyết và tài liệu dân tộc học ta thấy trong thành phần người Hà Nhì Việt Nam có lớp người Hà Nhì cư trú lâu đời và có những lớp mới di cư đến cách đây khoảng vài trăm năm Người Hà Nhì quần cư chủ yếu ở các huyện: Bát Xát (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu), Mường Nhé (Điện Biên) Hiện... rượu đã trở thành một nét trong văn hóa ẩm thực Hà Nhì Khách đến nhà khi bước qua cửa thế nào chủ nhà cũng mời một chén Người Hà Nhì làm hai loại rượu: Rượu cái (chí pà chí pê) và rượu chưng cất (chí pà) Nhà cửa: Nhà của người Hà Nhì sắp xếp theo hướng lưng tựa vào núi, cửa quay ra thung lũng, sông suối hoặc một đỉnh núi phía xa Nhà của người Hà Nhì có 3 kiểu chính: Nhà trình tường nền đất, nhà vách... liệu thống kê năm 2004, ở Việt Nam có khoảng 24.718 người Hà Nhì cư trú chủ yếu ở 3 tỉnh: Lai Châu (16.045 người) , Điện Biên (5.255 người) , Lào Cai (3.418 người) , giáp với hai nước láng giềng là Trung Quốc và Lào Căn cứ vào trang phục, tập quán, ngôn ngữ và địa bàn sinh sống, người Hà Nhì được chia làm 3 nhóm: Hà Nhì Cồ Chồ (sinh sống chủ yếu địa bàn tỉnh Lai Châu), Hà Nhì Lạ Mí (sinh sống chủ yếu ở địa... dân ở nhà đất tường trình chắc chắn dày tới 30 - 40cm, thích hợp với khí hậu lạnh vùng núi cao Tùy từng nơi, nhà có hàng hiên phía trước hoặc hàng hiên ở ngay trong nhà để tránh gió rét, Hà Nhì ở huyện Mường Nhé phổ biến với nhà để mái hiên phía trước Song dù là nhà vách đất hay nhà trình tường thì cách bố trí trong nhà cũng gồm hai nửa (lấy theo trục dọc nhà) Tính từ hai cột cái, người ta chia đôi nhà . - Lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé - Điện Biên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể về lễ tang truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh. Chương 2. Lễ tang truyền thống của người ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên Chương 3. Một số chuyển biến của phong tục tang ma hiện nay của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên . BÀI CÚNG TRONG LỄ TANG HIỆN NAY CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở HUYỆN MƯỜNG NHÉ - TỈNH ĐIỆN BIÊN 32 3.1. Một số chuyển biến trong lễ tang hiện nay của người Hà Nhì ở Mường Nhé – Tỉnh Điện Biên 32 3.2.

Ngày đăng: 03/10/2014, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: NXB thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1990
2. Nguyễn Văn Diệu, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp (1998), Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Diệu, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1998
3. Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (2008), Dân tộc học đại cương, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc học đại cương
Tác giả: Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
4. Nguyễn Văn Huy (2003), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Huy
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2003
5. Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: NXB Thanh Niên
Năm: 2004
6. Nguyễn Đình Khoa (1976), Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đình Khoa
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1976
7. Đinh Xuân Lâm (1963), Những trang sử vẻ vang của các dân tộc ít người, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những trang sử vẻ vang của các dân tộc ít người
Tác giả: Đinh Xuân Lâm
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1963
8. Chu Thùy Liên (2008), Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì
Tác giả: Chu Thùy Liên
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 2008
9. Bùi Văn Tịnh, Cầm Trọng, Nguyễn Hữu Ung (1975), Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Tịnh, Cầm Trọng, Nguyễn Hữu Ung
Nhà XB: NXB Văn hóa Dân tộc
Năm: 1975
11. Trần Mạnh Thường (2005), Almanac kiến thức văn hóa- giáo dục, NXB Văn hóa- Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Almanac kiến thức văn hóa- giáo dục
Tác giả: Trần Mạnh Thường
Nhà XB: NXB Văn hóa- Thông tin
Năm: 2005
12. Trần Quốc Vượng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Quốc Vượng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1998
13. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978), NXB Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc ít người ở Việt Nam
Tác giả: Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978
14. Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa VIII (1998), NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa VIII
Tác giả: Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa VIII
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1998
1. Ông Lò Sinh Bầu, 58 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé Khác
2. Chang Tư Hừ, 52 tuổi (tính đến năm 2013), bản Đoàn Kết, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé Khác
3. Bà Chu Pờ Khồ, 88 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé Khác
4. Bà Chu Xè Nu, 71 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé Khác
5. Ông Lò Sinh Phạ, 60 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé Khác
6. Ông Lỳ Xá Phù, 80 tuổi tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé Khác
7. Ông Chang Tự Sinh, 57 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w