5. Cấu trúc của đề tài
3.3. Một số bài ca sử dụng trong tang lễ hiện nay
Những bài ca được sử dụng trong tang lễ của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên có rất nhiều. Những bài ca này vừa bày tỏ tình cảm thương tiếc người đã mất vừa thể hiện những quan niệm của con người về sự hình thành thế giới, về sự ra đời của con người và các kì tích chinh phục thiên nhiên của con người trong buổi đầu lịch sử. Chúng là những bài lễ ca thật sự mang giá trị nhân văn sâu sắc và tín ngưỡng dân gian, có chức năng tiễn hồn người chết về thế giới bên kia.
Các bài ca sử dụng trong tang lễ được chia làm hai loại: Loại thứ nhất nhằm đưa tiễn linh hồn người chết về thế giới bên kia. Đó là các bài tiễn hồn người chết: “Txự cư” (nhập về tổ tiên), “xin phúc”. Thực hiện việc này là thầy cúng, người con trai nối thờ. Loại thứ hai là những bài ca do bà con dân bản đến chia sẻ đau thương của mình với gia chủ, những bài con cái kể công ơn người chết với mình và lời hứa của người con với người đã chết, bộc lộ tình cảm riêng tư của họ.
Sau đây là một số bài ca sử dụng trong tang lễ hiện nay của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé – tỉnh Điện Biên. Các bài ca là những bài được cải biên dựa trên cơ sở của những bài ca truyền thống. Khi hỏi về những bài ca truyền thống người Hà Nhì ở nơi đây, người ta không biết nguyên văn các bài ca truyền thống ấy, bởi lẽ họ kiêng phổ biến những bài ca trong tang lễ cho nhân dân, chỉ những người trưởng họ, con cả mới thông thạo các bài ca ây. Chính vì vậy, đây là một nguyên nhân dẫn tới sự mai một của lễ tang truyền thống của người Hà Nhì. Khi nghe trực tiếp những bài ca này mới cảm nhận được hết giá trị của các bài ca này.
Bài khóc của những người hàng xóm:
“Bác ới, bác từ bỏ thế giới trần gian để đến thế giới khác, thế giới của ông bà cha mẹ, bác sẽ gặp những người đi trước bác, bác đừng có buồn, bà con bạn
bè ai cũng thương nhớ bác...”.[A, 8, tr165]
Bài khóc của con cái:
“Con ra đời, bố (mẹ) nuôi từ lá rau, củ mài, hạt lúa nay con biết cầm cày cuốc đi ruộng, đi nương chưa được bao lâu bố (mẹ) đã về thế giới khác. Bố (mẹ) đi ở với đất, thịt nát xương tan, thịt biến thành đất, xương để mối xông... Quanh con bao nhiêu là kỷ niệm. Sáng con mở mắt thấy nhà cửa, đồ đạc nhưng con gọi bố (mẹ) chẳng thấy bố (mẹ) thưa. Con ra ruộng đi nương về có lỗi lầm chẳng
còn được bố (mẹ) rầy la”.[A, 8, tr165]
Hoặc:
“Con tiễn bố (mẹ) về tổ tiên, bố (mẹ) ơi đừng đi rẽ trái, đó là đường của thú dữ, cũng đừng rẽ phải đó là đường của gió bão, lũ lụt. Bố (mẹ) hãy đi đường
thẳng, đó là đường bình yên, đường về với tổ tiên”.[A, 8, tr165 - tr166]
Bài hát của người con gái khóc mẹ:
“Mẹ sinh con, ôm ấp con như hoa đào ấp nhụy Con bên mẹ mẹ cho con cuộn chỉ xanh, chỉ đỏ Dạy con biết thêu thùa,
Dạy con biết nhặt bông, dệt vải, Mẹ mất đi, con mất nơi nương tựa, Ai giúp con lúc con khó ở
Ai bảo con lúc con vụng dại
Mẹ ơi, mẹ về với tổ tiên”.[A, 8, tr300 - 301]
Bài “nối dây” (dạ p’hứ)
Trị ly há ma dạ mà khà Nó lo pứ ma dạ mà khà U só mí nô dạ mà khà Khó xu pùy pà dạ mà khà Nhúy xùy pùy ma dạ mà khà
A hì à pố dạ mà khà A tư nhì gạ dạ mà khà
Dịch nghĩa :
Dù âm dương cách trở ta vẫn nhìn thấy nhau Anh sáng ban ngày không cản trở ta
Bóng tối đêm đen không cản trở ta Đất trời cũng không che khuất hai ta Tổ tiên nội ngoại không ai làm khó dễ Ông bà cha mẹ không ai cản trở
Vậy nếu chúng ta không sống muôn đời là không nên
[A, 8, tr167- tr168]
Bài “Mời cơm”(hàng bữa):
“Chà gồ gồ nê gô thố nê mô ý Tố gồ gồ nê gồ khà bi hứ í
Mỳ xó già thà nùy”.
Dịch nghĩa:
Ăn chia tay ngày một xa
Uống chia tay ngày một xa
Hồn ơi hãy quên đi đừng nhớ vợ con nữa.
[A, 8, tr168] Bài: “Già mò xẹ”: “Mà bị à chè lạ hé thà ló Khá bị à chò lạ hé ló Mà bị à khá lạ nhẹ chà lí Khá bị à khá lạ nhẹ chà lí Mà bị à chè lạ hé ló Chè xó chè há à ma ù lì khà Mà bị à khá lạ nhè chà ó Khá xu khá há à ma lạ nhẹ khà á”.
Dịch nghĩa :
“Con vật không cho xin người đừng nắm chặt đi Thứ đã cho người hãy cầm chặt tay đi
Vật không cho xin người đừng do dự
Vật đã cho người hãy trông chừng cầm theo Vật không cho thì hãy dành lại
Dành cả phúc tài phúc lộc lại cho đời Vật không cho xin đừng nắm chặt đi
Cho gạo cho thịt người hãy vững vàng mà đi”
[B, 3]
Bài “Nhập về tổ tiên”(txự cư):
“Cư à cư mé thì cứ thà li Nha à nha mé thì cứ thà li Nha lồ xạ à cứ Cứ cứ lộ lố à cứ Gố à gồ mé thì cứ li Ká hu pu pà giù dù cá dú À pố dù cá chà Cừ cứ lồ à cứ Nha cứ lồ xạ à cứ Pù pà xó á cha li Té lạ hí xó ơ thì già
Chồ cư gạ pô lô chí tù a mà pù Chị pụ xó lị thì mó
Ká khố ị chư nhù Chà mà chự mé lá ư”.
Dịch nghĩa:
“Có đường dưới xin đừng đi đường dưới Có đường trên xin đừng đi đường trên Đường trên là đường của gió
Đường dưới là đường của rồng Hãy đi đường cha ông đã đi
Ngày xưa cha ông đã đi đường này Đường dưới là đường của rồng Đường trên là đường của gió Hãy đến nơi ông cha sinh sống Đừng đến chỗ bọn nhà người ở Đường ấy là đường tốt
Đường muôn thưở của dòng họ ta
Hãy đi đường ấy về với tổ tiên họ mình” [B, 9] Bài “Xin phúc”: “Đẹ ne à ta (à ma), khá thóong so ư à ta Khá ma khá po gạ lo ly né cá tò thà lạ Xí ly mò mí khò ó khé gu thà phì Lạ ga ụ, tà khá chxé khá chạ Lạ mí tụ tù khá xè xè chạ” (txé p’hè).
“Sinh thời cha (mẹ) là người làm ra lương thực dồi dào, xin người hãy lấy phần lương thực của mình đi ăn đường và sang thế giới bên kia đủ dùng. Nhưng đừng đóng cửa đường lương thực trần gian. Nếu bàn tay người đã đầy, phần rơi vãi xin hãy để lại cho con cháu” (tung gạo lần thứ nhất).
“Đe ne à ta (à ma) p’ú chxé su ư à ta Púy ma púy to gạ lé lý pong te tạ lu Xí ly mò mí khò ó púy du thà phì
Lạ ga ù tù pong chxé khá chạ lạ mí ù tù pong xe xe chự” (txé 1 thì chú p’hè p’há).
‘‘Sinh thời cha (mẹ) là người gây đàn gia súc. Cha (mẹ) hãy lấy phần gia súc đi ăn đường và mang đủ dùng sang thế giới bên kia, bây giờ về với tổ tiên
cha (mẹ) hãy lấy gia súc của mình nhưng đừng lấy đầu và tay người vãi’’(tung gạo lần thứ hai).
“Đe ne à ta (à ma), chè h’lá xoong ư à ta Chè ma chè to gạ lo lý chè tó tạ lu
Xí ly mò mí khò ó chè gu thù phì lạ
Ga ù tụ chè trxé khá chạ lạ mí ù tù chè xe xe chạ” (txé 1 thì chú p’hè p’há).
‘‘Sinh thời cha (mẹ) sinh nhiều con cháu. Hôm nay con cháu đều đến tiễn đưa người. Xin đừng đóng cửa đường sinh sôi phát triển. Xin người hãy lấy phần mình sang thế giới bên kia, nhưng hãy để lại tay người vãi-tay người nối dòng giống. Hãy để lại đầu người vãi, đầu người gánh vác việc nhà, việc bản cùng họ hàng anh em trên thế gian’’(tung gạo lần thứ ba). [A, 8, tr170 - tr172]
Qua những bài ca trên đây, ta thấy phần nào nét tâm hồn khác nhau trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Hà Nhì. Họ không chỉ là những con người ít nhiều bị ám ảnh bởi lực lượng siêu nhiên là ma quỷ thần thánh và chịu tuân theo khuôn phép nghi lễ của các tục lệ. Họ còn là những con người giàu tình cảm, nặng nghĩa cha con, bản làng… Đó là những tình cảm hồn nhiên mà sâu sắc, bột phát thốt lên từ đáy lòng của những con người đậm đà tình nghĩa cộng đồng với các quy phạm đạo đức khá chặt chẽ.
KẾT LUẬN
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập tài liệu và điều tra thực tiễn về tục tang ma truyền thống của người Hà Nhì ở huyện Mường Nhé - Điện Biên, tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
1. Đất nước Việt Nam là đất nước của 54 dân tộc anh em, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa giàu bản sắc tộc người, đa dạng về sắc thái. Mỗi tộc người đều có những đặc điểm về đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán riêng của mình và tộc người Hà Nhì cũng vậy. Với những nét riêng biệt và độc đáo về phong tục, tập quán nói chung và về tục tang ma nói riêng ở tộc người Hà Nhì Mường Nhé có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
2. Qua những gì đã trình bày ở trên cho ta thấy phong tục tang ma của người Hà Nhì từ xưa đến nay vẫn gìn giữ và phát huy được các thủ tục và nghi lễ truyền thống như: Chuẩn bị quan tài, tắm rửa, mặc quần áo cho người chết, con cái phục hiếu cha mẹ,… Bên cạnh đó, còn tồn tại những thủ tục rườm rà, thậm chí mang tính chất lạc hậu, mê tín cần được cải biến như: Việc ném trứng để chọn đất đào huyệt, quan niệm về cái chết (chết ngoài nhà),…nhưng vẫn thể hiện rõ nét riêng biệt không thể lẫn với tộc người nào khác. Qua đó góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc Hà Nhì nói riêng và kho tàng văn hóa Việt Nam nói chung. Nó thực sự tô thêm màu sắc cho nền văn hóa Việt Nam, với bề dày về những giá trị văn hóa của 54 tộc người anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cần phải chú ý ngang nhau là Chính trị - Kinh tế - Xã hội - Văn hóa”
(Hồ Chí Minh và vấn đề văn hóa - NXB VHTT, 1975). Văn hóa có vai trò quan
trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ V BCH TƯ Đảng khóa VIII xác định: “Việc phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội”.
Nghị quyết chỉ rõ: “… phải xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, mở rộng mạng lưới thông tin ở các vùng dân tộc thiểu số - thực hiện đầy đủ
chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số sớm giảm tỉ lệ đói nghèo, ổn định và cải thiện đời sống, xóa mù chữ, nâng cao dân trí, xóa bỏ hủ tục, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, coi đó là cơ sở để bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hóa của các dân tộc thiểu số trên đất nước ta…”.[A, 14, tr65 - tr66]
3. Trải qua biết bao thăng trầm và biến thiên của lịch sử với nhiều biến động, đời sống văn hóa của người Hà Nhì đã được nâng lên một bước nhưng trong sự phát triển ấy một nguy cơ đang tiềm ẩn. Đó là sự mất dần những giá trị văn hóa độc đáo của cha ông ngàn đời tích lũy được. Ví dụ: Trẻ em không biết nói tiếng dân tộc, ngại mặc quần áo dân tộc và ngại khi mọi người biết mình là dân tộc… Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đó.
Ngày nay, cùng với 53 dân tộc anh em khác trong cả nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng, bà con Hà Nhì đang ra sức xây dựng quê hương giàu mạnh, bản làng no ấm, gia đình hạnh phúc, yên vui. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, đồng bào đã định canh định cư, gia tăng sản xuất, bảo vệ nguồn rừng, xóa bỏ dần những hủ tục nặng nề, lạc hậu. Tinh thần: “Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số”, của nghị quyết V, BCH TƯ Đảng khóa VIII, như một luồng gió mới đem sức sống về tận các làng bản Hà Nhì ở những vùng hẻo lánh xa xôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TƯ LIỆU THÀNH VĂN
1. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB thành phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Văn Diệu, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp (1998), Văn hóa các
dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Giáo Dục.
3. Lê Sĩ Giáo (chủ biên), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (2008), Dân tộc học đại cương, NXB Giáo Dục.
4. Nguyễn Văn Huy (2003), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Giáo Dục.
5. Vũ Ngọc Khánh (2004), Truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, NXB Thanh Niên.
6. Nguyễn Đình Khoa (1976), Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.
7. Đinh Xuân Lâm (1963), Những trang sử vẻ vang của các dân tộc ít
người, NXB Giáo Dục.
8. Chu Thùy Liên (2008), Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì, NXB Văn hóa Dân tộc.
9. Bùi Văn Tịnh, Cầm Trọng, Nguyễn Hữu Ung (1975), Các tộc người ở
Tây Bắc Việt Nam, NXB Văn hóa Dân tộc.
10. TrầnNgọc Thêm (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục. 11. Trần Mạnh Thường (2005), Almanac kiến thức văn hóa- giáo dục, NXB Văn hóa- Thông tin.
12. Trần Quốc Vượng(1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo Dục.
13. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978), NXB Khoa học
xã hội.
14. Nghị quyết Hội nghị Trung ương V khóa VIII (1998), NXB Chính trị
B. TƯ LIỆU ĐIỀN DÃ
1. Ông Lò Sinh Bầu, 58 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé.
2. Chang Tư Hừ, 52 tuổi (tính đến năm 2013), bản Đoàn Kết, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé.
3. Bà Chu Pờ Khồ, 88 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé.
4. Bà Chu Xè Nu, 71 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé.
5. Ông Lò Sinh Phạ, 60 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé.
6. Ông Lỳ Xá Phù, 80 tuổi tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé.
7. Ông Chang Tự Sinh, 57 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé.
8. Bác Lỳ Gạ Xó, 47 tuổi (tính đến năm 2013), bản Lỳ Mạ Tá, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé.
9. Bà Toán Xì Xó, 81 tuổi (tính đến năm 2013), ở bản Sen Thượng, Xã Sen Thượng, huyện Mường Nhé.