Do đây là huyện thuần nông, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất lại rất hạn chế ,nhất là trong thời điểm hiện nay , sản xuất nông nghiệp đang
Trang 1NGUYỄN THỊ THUYỀN
KHẢO SÁT NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC
HỘ DÂN Ở XÃ HÒA BÌNH THẠNH HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG
CHUYÊN NGHÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
LONG XUYÊN
Trang 2CHUYÊN ĐỀ NĂM 3
KHẢO SÁT NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC
HỘ DÂN Ở XÃ HÒA BÌNH THẠNH HUYỆN
CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG CHUYÊN NGHÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
SVTH: NGUYỄN THỊ THUYỀN
LỚP:DH8KT1.MSSV:DKT073159 GVHD:NGUYỄN THỊ MINH HẢI
Trang 3đồng Chính phủ ( nay là Chính phủ ), về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang
Do đây là huyện thuần nông, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất lại rất hạn chế ,nhất là trong thời điểm hiện nay , sản xuất nông nghiệp đang phải đối phó với hạn hán bất luận người dân ở đây có đất hay không đều có nhu cầu vay vốn để có tiền mua giống cây trồng , phân bón , thuốc trừ sâu
và không kém phần quan trọng là chi tiêu cho tiêu dùng và đây cũng chính là nguyên nhân cho việc phát triển của nguồn tín dụng “đen” đã phải khiến người nông dân phải trắng tay sau vụ mùa Xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành là một điển hình cho vùng đất với truyền thống nông nghiệp từ lâu đời và là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với nguồn tín dụng vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ.Do đó việc cần nguồn tín dụng ngắn hạn để đầu tư sản xuất hay tiêu dùng cho đầu vụ là rất cần thiết ở nơi đây
Đề tài: “Khảo sát nhu cầu tín dụng của người dân nông thôn tại xã Hòa Bình Thạnh,huyện ChâuThành tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu vay vốn của người dân để tạo điều kiện cho cộng đồng nơi đây tiếp cận với tín dụng góp phần cung cấp thêm nguồn vốn cho họ thực hiện mục tiêu cải thiện cuộc sống
Chuyên đề được thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu nhu cầu của người dân về vay vốn và khảo sát những nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của các hộ dân với ý nghĩa
là nhằm tạo điều kiện để tín dụng về địa phương, giúp người dân có thêm nguồn vốn tài chính để đầu tư phát triển nâng cao đời sống cộng đồng nơi đây đồng thời giúp cho ngân hàng biết rõ nhu cầu tín dụng của các hộ dân ở đây để từ có chính sách cho vay đối với các hộ nông dân, thời hạn cho vay là bao lâu là tốt cho hộ dân nơi đây đồng thời vẫn đảm bảo được lợi nhuận mà ngân hàng sẽ đạt được
Đề tài được thực hiện từ đầu tháng 2 đến giữa tháng 5 năm 2010 ở xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành tỉnh An giang
Số liệu thu thập cho đề tài gồm hai phần : phần dữ liệu thứ cấp từ sách báo , internet và phần dữ liệu sơ cấp từ thảo luận tay đôi và những bản câu hỏi chính thức Phần trình bày có đề cập một số lý thuyết liên quan đến nhu cầu và tín dụng
Đi sâu xử lý và phân tích những số liệu thu thập được đã cho ra nhiều kết quả cụi thể như là mong muốn về lãi suất cho vay của các hộ dân là dưới 1.3% , lượng tiền mong muốn nhiều nhất là từ 5-10 triệu đồng, sê được trình bày cụ thể trong chương kết quả nghiên cứu
Phần cuối của chuyên đề này là phần kết luận và kiến nghị mà Tôi rút ra từ kết quả nghiên cứu
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Lý thuyết cơ bản 3
2.1.1 Nhu cầu 3
2.1.2 Mong muốn 4
2.1.3 Yêu cầu 4
2.2 Khái niệm 4
2.2.1 Khái niệm tín dụng 4
2.2.2 Mục đích sử dụng vốn 4
2.2.3 Vai trò tín dụng 4
2.3 Mô hình nghiên cứu 6
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
3.1 Qui trình nghiên cứu 9
3.2 Thiết kế nghiên cứu 9
3.3 Nguồn số liệu 9
3.4 Phương pháp nghiên cứu 9
Trang 54.2 Sự đa dạng về hình thức cho vay 15
4.3 Mong muốn sau khi đã được vay vốn 18
4.4 Đánh giá mức độ hài lòng của các hộ dân về các hình thức cho vay 18
CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN –KIẾN NGHỊ 21
5.1 Kết luận 21
5.2 Kiến nghị 21
5.2.1 Đối với nhà nước 21
5.2.2 Đối với cơ sở tín dụng 21
Trang 6
Trang
Biểu đồ 4.1.1 Thể hiện nghề nghiệp của các hộ dân 12
Biểu đồ 4.1.2 Thể hiện thu nhập của các hộ dân 13
Biểu đồ 4.1.3 Thể hiện mức sống của các hộ dân 13
Biểu đồ 4.1.4 Thể hiện số hộ dân đã và chưa tiếp cận được nguồn vốn cho vay 14
Biểu đồ 4.1.5 Thể hiện nhu cầu vay vốn của các hộ dân 14
Biểu đồ 4.1.6 Thể hiện những lo ngại trong quá trình vay vốn 15
Biểu đồ 4.2.1 Thể hiện mong muốn về phương thức trả nợ 15
Biểu đồ 4.2.2 Thể hiện số lượng tiền vay mong muốn 16
Biểu đồ 4.2.3 Thể hiện thời hạn vay vốn mong muốn 16
Biểu đồ 4.2.4 Thể hiện mong muốn vay vốn ở các ngân hàng 17
Biểu đồ 4.3.1 Thể hiện nhu cầu được vay vốn sau khi đã được vay vốn 18
Biểu đồ 4.4.1 Thể hiện mức độ quan tâm đến lãi suất 18
Biểu đồ 4.4.2 Thể hiện lãi suất mong muốn 19
Biểu đồ 4.4.3 Thể hiện mức độ hài lòng về lãi suất 19
Biểu đồ 4.4.4 Thể hiện phương thức trả lãi mong muốn 20
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài
Huyện Châu Thành được thành lập trên cơ sở tách huyện Châu Thành thành 2 huyện Châu Thành và Thoại Sơn theo Quyết định số 300/CP ngày 23/8/1979 của Hội đồng Chính phủ ( nay là Chính phủ ), về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện và thị xã thuộc tỉnh An Giang
Do đây là huyện thuần nông, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất lại rất hạn chế ,nhất là trong thời điểm hiện nay , sản xuất nông nghiệp đang phải đối phó với hạn hán bất luận người dân ở đây có đất hay không đều có nhu cầu vay vốn để có tiền mua giống cây trồng , phân bón , thuốc trừ sâu
và không kém phần quan trọng là chi tiêu cho tiêu dùng và đây cũng chính là nguyên nhân cho việc phát triển của nguồn tín dụng “đen” đã phải khiến người nông dân phải trắng tay sau vụ mùa Xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành là một điển hình cho vùng đất với truyền thống nông nghiệp từ lâu đời và là một xã thuộc vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với nguồn tín dụng vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ
Do đó việc cần nguồn tín dụng ngắn hạn để đầu tư sản xuất hay tiêu dùng cho đầu
vụ là rất cần thiết ở nơi đây Đề tài: “Khảo sát nhu cầu tín dụng của người dân nông thôn tại xã Hòa Bình Thạnh,huyện ChâuThành tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu nhu cầu vay vốn của người dân để tạo điều kiện cho cộng đồng nơi đây tiếp cận với tín dụng góp phần cung cấp thêm nguồn vốn cho họ thực hiện mục tiêu cải thiện cuộc sống
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu nhu cầu của người dân về vay vốn
Khảo sát những nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn của các hộ dân
1.3 phương pháp nghiên cứu:
Nguồn dữ liệu cho đề tài
Dữ liệu thứ cấp:Tham khảo nguồn thông tin từ sách, báo, internet v.v
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập thông qua thảo luận tay đôi, và bảng câu hỏi chính thức với các hộ dân về nhu cầu vay vốn
Đề tài nghiên cứu được tiến hành qua hai bước:
Nghiên cứu sơ bộ: Là giai đoạn được tiến hành với nghiên cứu định tính, trao đổi trực tiếp với đối tượng nhằm phụ vụ cho việc hiệu chỉnh bảng phát thảo câu hỏi nghiên cứu sao cho hoàn thiện
Nghiên cứu chính thức: Là bước thứ hai trong nghiên cứu cũng là giai đoạn nghiên cứu định lượng, thực hiện thu thập dữ liệu qua bảng câu hỏi chính thức, và dùng phần mềm excel để xử lý dữ liệu đã thu thập được Sau khi xử lý số liệu đã thu thập thì tiến hành phân tích thống kê mô tả về nhu cầu vay vốn nơi đây
Trang 81.4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian : Khu vực xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành tỉnh An Giang
Thời gian :Từ tháng đầu 2 đến tháng giữa tháng 5 năm 2010
Đối tượng : 50 hộ dân ở xã Bình Thạnh
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu :
Khảo sát nhu cầu tín dụng của người dân xã Hòa Bình thạnh huyện Châu Thành tỉnh An Giang nhằm tạo điều kiện để tín dụng về địa phương, giúp người dân có thêm nguồn vốn tài chính để đầu tư phát triển nâng cao đời sống cộng đồng nơi đây
Giúp cho ngân hàng biết rõ nhu cầu tín dụng của các hộ dân ở đây để từ có chính sách cho vay đối với các hộ nông dân, thời hạn cho vay là bao lâu là tốt cho hộ dân nơi đây đồng thời vẫn đảm bảo được lợi nhuận mà ngân hàng sẽ đạt được
Trang 9CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết cơ bản
Để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu đã giới thiệu ở chương 1, ta cần tìm hiểu rõ một số khái niệm sau :
2.1.1 Nhu cầu(Need) : Là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm
nhận được Nhu cầu của con người rất đa dạng và phức tạp Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản ăn mặc, ở, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội, về sự thân thiết gần gũi, cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình Những nhu cầu này được tạo nên là do những phần cấu thành nguyên thủy của bản tính con nguời
Nếu nhu cầu không được thõa mãn thì con nguời sẽ cảm thấy khổ sở bất hạnh
Và nếu nhu cầu đó có ý nghĩa càng lớn đối với con người thì nó càng khổ sở
Nhu cầu của con người của con nguời được xếp theo thứ bậc trong mô hinh thứ bậc của Maslow
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu an tòan Nhu cầu xã hội Nhu cầu được tôn trọng , được công nhận Nhu cầu tự hòan
thiện
Sơ đồ thứ bậc của Maslow
Trang 102.1.2 Mong muốn(Wants): Là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả
mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó Một người Mỹ có nhu cầu thức ăn và mong muốn
có có món hamburger, có nhu cầu về quần áo và mong muốn có bộ đồ Pierrre Cardin,
có nhu cầu về sự quý trọng và muốn có một chiếc xe Mercedes Trong một xã hội khác thì những nhu cầu này lại được thoả mãn theo một cách khác: Những người thổ dân Úc thoả mãn cơn đói của mình bằng chim cánh cụt; Nhu cầu về quần áo bằng mảnh khố;
Sự quý trọng bằng một chuỗi vòng vỏ ốc để đeo cổ Mặc dù nhu cầu của con người thì
ít, nhưng mong muốn của họ thì nhiều
Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các lực lượng và định chế xã hội, như nhà thờ, trường học, gia đình và các công ty kinh doanh
2.1.3 Yêu cầu(Damand): Là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được
hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng Mong muốn trở thành yêu cầu khi có sức mua hỗ trợ Nhiều người mong muốn có một chiếc xe Mercedes, nhưng chỉ
có một số ít người có khả năng và sẵn sàng mua kiểu xe đó Vì thế công ty không những phải định lượng xem có bao nhiêu người mong muốn có sản phẩm của mình, mà điều quan trọng hơn là phải định lượng xem có bao nhiêu người thực sự sẵn sàng và có khả năng mua nó
2.2 khái niệm liên quan
2.2.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hóa, nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn
2.2.2 Mục đích sử dụng vốn
Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa:Là loại tín dụng dành cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa
Tín dụng tiêu dùng:Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ,…Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng, quỹ tiết kiệm, Hợptác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp Bên cạnh hình thức tín dụng bằng tiền còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán hàng trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện
2.2.3 Vai trò của tín dụng
Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế
Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân
phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục
Trang 11Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định cho doanh nghiệp, vì vậy tín dụng động viên hàng hóa đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ vào trong quá trình sản xuất
Riêng trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mất cân đối, lạm phát và thất nghiệp vẫn luôn là khả năng tiềm ẩn, thông qua đầu tư tín dụng góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Mặt khác thông qua hoạt động tín dụng mà sử dụng nguồn lao động và nguyên liệu hợp lý thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế,đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội
Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi,
mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế và từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển
Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn
Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết cho xã hội đang trong quá trình công nghiệp hóa và là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong điều kiện nước ta hiện nay, trong giai đoạn trước mắt Nhà nước phải tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác
Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tín dụng để tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn, mà phát triển các ngành này sẽ tạo cơ sở và lôi cuốn các ngành kinh tế khác phát triển như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí
2.2.4 Các phương thức cho vay
Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng
Trang 12 Cho vay trả góp: Khi vay vốn tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa
thuận số lãi tiềnvay phải trả, cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay, tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi trả đủ nợ gốc và lãi
Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chúc tín dụng cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tổ chức tín dụng vàkhách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ
chức tín dụng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng
Các phương thức cho vay khác phù hợp qui định của nhà nước
2.3 Mô hình nghiên cứu
Nhân tố tác động đến
mức cầu vốn( tiêu dùng ,
mua sắm,phục vụ sản
xuất, đi lại học hành…)
Phương thức thanh tóan
Sự đa dạng về hình thức
cho vay
Nhu cầu vay vốn
Đề xuất, kiến nghị ngân hàng tín dụng, nhà nước
Mô hình nghiên cứu
Trang 13Môn hình được xây dựng trên 3 nhân tố chính :
Một là những nhân tố tác động đến nhu cầu vay vốn như thu nhập , lãi suất cho vay và một số nhân tố khác
Hai là sự đa dạng về hình thức cho vay của các ngân hàng như cho vay theo mùa
vụ , vay theo năm ,vay trả góp
Ba là phương thức thanh tóan có thể thương lựợng tùy theo khả năng chi trả của mõi hộ khác nhau như trả lãi định kỳ , lãi sau , lãi trước , thanh tóan từng lần , một lần vào đáo hạn…
Từ đó hình thành nên nhu cầu về tín dụng của hộ dân ở xã Hòa Bình Thạnh
Qua khảo sát thực tế sau đó phân tích cho ra kết luận về nhu cầu vay vốn nơi đây
Từ những kết quả có được sẽ kiến nghị nhà nước , ngân hàng tín có những chính sách nào cho phù hợp với hộ gia đình nơi đây
Trang 14CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Vấn đề nghiên cứu
Soạn thảo bản câu hỏi nghiên cứu sơ bộ
Trang 153.2 Thiết kế nghiên cứu:
Để dễ dàng hơn cho việc theo dõi đề tài nghiên cứu ta cần có phần thiết kế nghiên cứu trong phần này Tôi sẽ trình bày các bước thu thập dữ liệu về mức cầu vay vốn của hộ dân ở xã Bình Thạnh huyên Châu Thành
3.3 Nguồn số liệu
Có 2 nguồn số liệu chủ yếu:
Số liệu thứ cấp:.Thu thập dữ liệu từ sách báo , sách thống kê huyện châu
thành, tham khảo tạp chí chuyên ngành, từ internet
Số liệu sơ cấp: nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn
trực tiếp đối tượng nghiên cứu thông qua những bảng câu hỏi được thiết lập sẵn
Hình 3.3.1: Bảng số liệu sơ cấp Đối tượng Số lượng Thông tin cần thu thập
Hộ dân ở xã
Hòa Bình
Thạnh
50
Các yếu tố ảnh hửởng đến nhu cầu vay vốn
Mục đích sử dụng vốn của các hộ dân nơi
đây
Mong muốn của các hộ dân về hình thức
cho vay
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu được tiến hành thông qua 2 bước:
Nghiên cứu sơ bộ: Giai đoạn được tiến hành với nghiên cứu định tính Giai
đoạn này được thực hiện thông qua kỷ thuật phỏng vấn thử gồm mười hộ dân(n
= 10) bằng những bản câu hỏi phát thảo được thiết lập trước liên quan đến nhu cầu vay vốn và sẽ được gửi trực tiếp đến từng hộ dân Sau đó những bản câu hỏi phát thảo sẽ được thu lại và những ý kiến trả lời trên bản câu hỏi được ghi nhận lại làm cơ sở cho công việc hiệu chỉnh lại thành bản hỏi chính thức và hiệu chỉnh thang đo sao cho phù hợp với đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu chính thức: Nghiên cứu chính thức là giai đoạn nghiên cứu định
lượng Số liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh với số lượng hộ dân là 50 Bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến từng khóm ấp trong Xã Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành , các hộ dân nhận bản hỏi một cách ngẫu nhiên Những bản câu hỏi sau khi được thu lại, thì các ý kiến trả lời trên bảng câu hỏi sẽ được phân loại, mã hóa, làm sạch và bước tiếp theo là dùng phần mềm execel hỗ trợ cho tiến trình xử lý và phân tích số liệu
Trang 16Hình 3.3.2: Tiến độ các bước nghiên cứu
3.5 Phương pháp phân tích số liệu:
Với mục tiêu của đề tài là nghiên cứu nhu cầu của hộ dân trong việc vay vốn, nên phương pháp phân tích chủ yếu trong đề tài nghiên cứu là thống kê mô tả nhằm phản ánh những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu, sự cần thiết của nguồn vốn
Thang đo: Thang đo sử dụng trong nghiên cứu gồm thang đo nhị phân, thang đo likert, thang đo định danh mức độ, thang đo khoảng
Thang đo nhị phân (Dichotomuos Scale): dùng cho câu hỏi chỉ có một trong 2 lựa
câu 13:Anh/Chị hài lòng với mức lãi suất hiện tại không?
a Hài lòng b Rất không hài lòng
c.Trung hòa c Không hài lòng
e Rất không hài lòng
Thang đo khoảng (Interval scale): cụ thể
Câu 6: Số lượng tiền vay mà anh/Chị mong muốn được đáp ứng?
a 5-10 triệu b 10-15triệu
c 15-20 triệu c Trên 20 triệu
3.6 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: 50 hộ dân trong tòan xã Hòa Bình Thạnh –Châu Thành –An Giang