Tranh chấp trong các hợp đồng vay tài sản chủ yếu bởi mâu thuẫn lợi ích giữa người đi vay và người cho vay. Lãi suất giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong hợp đồng vay tài sản vì vậy, lãi suất cũng là một trong những nội dung thường xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, việc xử lý các tranh chấp liên quan đến lãi suất trong giai đoạn hiện nay là rất khó khăn. Các quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản còn chưa rõ ràng, thiếu ổn định, một số quy định còn chồng chéo. Điều này dẫn đến việc nhận thức về cách tính lãi suất thường có sự nhầm lẫn, thiếu thống nhất.
Qua bài viết "Cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản" đăng trên tạp chí Toà án nhân dân, số 9 tháng 05/2005 [31], chúng ta sẽ thấy rõ điều này. Theo đó, bài viết đưa ra một vụ án cụ thể và nêu ba quan điểm khác nhau về tính lãi suất: Ngày 30/10/1996, bà Nguyễn Thị A cho ông Trần Văn B vay số tiền 200.000.000đ, lãi suất hai bên thoả thuận là 5%/tháng, khi nào cần báo trước một tháng. Bà A đã nhận lãi đủ và đúng theo thoả thuận đến 30/05/2001. Sau đó, ông B không trả lãi và vốn. Bà A đã khởi kiện yêu cầu xem xét buộcông B trả gốc và lãi chưa trả. Có nhiều quan điểm khác nhau về cách tính lãi suất trong vụ án này:
Quan điểm thứ nhất: Bà A đã nhận lãi của ông B mỗi tháng
sô tiền lãi đã nhận là 510.000.000đ. Lãi suất này được tính lại kể từ ngày 01/07/1996. Như vậy, bà A chỉ được nhận lãi theo thoả thuận đến ngày 01/07/1996. Sau ngày 01/07/1996, lãi suất sẽ được tính đến thời điểm xét xử với mức lãi tại thời điểm xét xử. Cụ thể:
- Từ tháng 2/1996 đến tháng 07/1996 lãi phải trả: 10.000.000đ x 6 tháng = 60.000.000đ.
- Từ tháng 07/1996 đến tháng 05/2004 (thời điểm xét xử) lấy mức lãi suất tại thời điểm xét xử là 0,625%/ tháng để tính: 200.000.000đ x 81 tháng = 101.250.000đ.
- Như vậy, tổng số tiền lãi đến thời điểm xét xử bà A chỉ được nhận là: 161.250.00đ và số vốn là: 200.000.000đ. Bà A đã nhận 510.000.000đ lãi suất nên phải hoàn trả cho ông B số tiền chênh lệch: 510.000.000đ - 361.250.000đ = 148.750.000đ.
Quan điểm thứ hai: số lãi bà A đã nhận không tính lại. Số lãi bà A
chưa nhận từ thời điểm 05/2001 đến thời điểm xét xử được tính lại với lãi suất tại thời điểm xét xử. Cụ thể:
- Lãi suất phải trả: 200.000.000đ x 0,625đ x 36 tháng = 45.000.000đ - Vốn phải trả: 200.000.000đ
Như vậy, ông B phải hoàn trả cho bà A tổng số tiền gốc và lãi là 245.00.000đ.
Quan điểm thứ ba: số lãi đã nhận không tính lại. Lãi suất chưa trả từ
tháng 05/2001 đến thời điểm xét xử được tính theo mức lãi suất tại thời điểm giao dịch và cho phép vượt 50%. Cụ thể: tại thời điểm giao dịch tháng 01/1996 theo Quyết định số 381/QĐ-NHNN1 ngày 28/12/1995 lãi suất loại cho vay trung hạn và dài hạn là 1,7%. Do đó, chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay là 2,55/tháng. Cụ thể ông B phải trả tổng lãi:
- Vốn phải trả: 200.000.000đ
Như vậy, ông B phải trả cho bà A tổng số tiền là 383.600.000đ.
Cách tính lãi khác nhau như trên đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự:
- Quan điểm thứ nhất: nguyên đơn không chỉ không đòi được vốn mà phải bồi hoàn cho bị đơn 148.750.000đ.
- Quan điểm thứ hai: nguyên đơn không chỉ được nhận lại vốn mà còn nhận lãi là 45.000.000đ.
- Quan điểm thứ ba: nguyên đơn nhận lãi lớn gấp nhiều lần so với quan điểm thứ hai.
Tác giả, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản có lãi suất ở ngoài tổ chức tín dụng như thế này Toà án căn cứ vào hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/TTLT, ngày 19/6/1997, như sau:
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 01/7/1996 thì chỉ tính lãi suất chưa trả theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995; đối với số tiền đã trả không tính lại.
- Đối với các hợp đồng vay tài sản giao kết trước ngày 01/07/1996 trở đi thì việc tính lãi phải tuân theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995, số tiền lãi đã trả cũng phải được giải quyết lại, mức lãi suất mà các bên thoả thuân cao hơn mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 1995.
Trở lại vụ án trên, bà A đã cho ông B vay 200.000.000đ từ ngày 30/01/1996, tức là hợp đồng này được giao kết trước ngày 01/07/1996 và theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01 như trên, thì số tiền lãi cho ông B cho bà A: 200.000.000đ x 5%/tháng x 5 tháng = 50.000.000đ không tính lại. Còn số tiền lãi đã trả từ 01/7/1996 phải tính lại (theo khoản 4 mục I Thông tư
liên tịch 01, khoản 1 Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 1995). Tại thời điểm vay, lãi suất cao nhât cho loại vay trung hạn và dài hạn theo Quyết định số 381/QĐ-NHNN1 ngày 28/12/1995 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là 1,7%/tháng. Như vậy, Toà án chỉ chấp nhận mức lãi suất của hợp đồng vay tài sản tính từ 01/7/1996: 1,7% + 1,7% x 50% = 2,55%/tháng. Mức lãi suất này được tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm tháng 05/2004. Cụ thể tiền lãi được tính lại từ 01/07/1996 đến tháng 05/2004 là: 200.000.000đ x 2,55% x 95 tháng = 484.500.000đ.
Số tiền lãi bà A đã nhận từ 01/07/1996 đến 30/05/2001 là: 200.000.000đ x 5%/tháng x 59 tháng = 590.000.000đ. Như vậy, số tiền lãi mà bà A đã nhận là vượt quá số tiền mà bà A được nhận theo quy định của pháp luật: 590.000.000đ - 484.500.000đ = 105.500.000đ. Theo đó, số tiền này cần được khấu trừ vào tiền gốc. Do vậy, số tiền ông B phải trả cho bà A là 200.000.000đ - 105.500.000đ = 94.500.000đ.
Bên cạnh đó, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Việc các ngân hàng cho vay có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ quốc gia và quy định của pháp luật liên quan đến lãi suất. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay càng cao và doanh số cho vay càng lớn, thì ngân hàng càng thu được lãi lớn. Do đó, tuỳ theo nguồn vốn huy động được và các dự án cho vay, chiến lược kinh doanh của từng ngân hàng mà các ngân hàng có thể quy định lãi suất cho vay khác nhau. Chính vì vậy, trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các ngân hàng được tự điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp với điều kiện thực tế và chiến lược kinh doanh của mình. Việc các ngân hàng tự quyết định lãi suất cho vay, lãi suất huy động và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình cũng phù hợp với quy định của Hiến pháp và Luật các
tổ chức tín dụng: các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 cho đến nay, các ngân hàng tỏ ra rất lo lắng về lãi suất cho vay mà mình đã thoả thuận với khách hàng trong các hợp đồng vay vì mặc dù chính sách tiền tệ quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước không hạn chế các ngân hàng ấn định lãi suất cho vay, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định mức tối đa đối với lãi suất vay. Cho nên, có thể có hàng triệu hợp đồng tín dụng bị vô hiệu do vi phạm quy định nói trên của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thực trạng các quy định pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản hiện nay còn đang nóng bỏng, bất ổn, chồng chéo, có chỗ chưa phù hợp nên chưa phát huy được vai trò điều chỉnh đối với đời sống xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản vốn đã đa dạng và phức tạp thì nay lại càng đa dạng và phức tạp hơn. Chính vì thế, cần sớm hoàn thiện các quy định của pháp luật về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, có như thế mới thúc đẩy được các giao lưu dân sự ngày càng phát triển phù hợp.