Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43)

Bên cho vay là người có tiền hoặc vật chuyển cho bên vay để bên vay làm chủ sở hữu. Việc chuyển giao này làm phát sinh quyền sở hữu của bên đi vay, đồng thời với việc chuyển giao đó cũng làm chấm dứt quyền sở hữu của

người cho vay đối với số tiền hoặc vật đó. Trong hợp đồng vay tài sản, bên cho vay có các quyền sau:

- Nếu trong hợp đồng, các bên thoả thuận vay có lãi thì khi đến hạn bên vay có quyền được nhận lãi suất, bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi như đã thoả thuận. Nhưng ngược lại nếu trong hợp đồng vay có kỳ hạn, các bên đã thoả thuận kỳ hạn thì bên cho vay không có quyền yêu cầu bên vay phải trả lại trước thời hạn vay đã thoả thuận. Nếu bên cho vay yêu cầu bên vay trả trước thời hạn lúc này bên cho vay đã vi phạm hợp đồng.

- Nếu hợp đồng cho vay có áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng bên vay không thực hiện đúng thời hạn, thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như thoả thuận hoặc theo yêu cầu bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ.

- Tại Điều 475 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "…bên cho vay có

quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn, nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng trái mục đích" [61]. Trong trường

hợp bên cho vay là tổ chức tín dụng thì bên vay phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản vay đúng mục đích mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng, lúc này tổ chức tín dụng có quyền kiểm tra giám sát việc sử dụng tài sản của bên vay.

- Bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn nếu đã đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ nếu cho vay có lãi.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay, bên cạnh việc quy định quyền của bên cho vay thì BLS năm 2005 cũng quy định nghĩa vụ của bên cho vay. Theo quy định tại Điều 473 Bộ luật Dân sự năm 2005:

Bên cho vay có nghĩa vụ sau:

1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận;

2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó;

3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của Bộ luật này [61].

Theo quy định bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và tại thời điểm đã thỏa thuận. Đây là nghĩa vụ luật định. Thông thường việc giao tài sản cho vay được thực hiện tại nơi ở hoặc trụ sở của bên cho vay hoặc tại nơi mà các bên thoả thuận. Khi giao vật cũng phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên cho vay phải bồi thường thiệt hại nếu biết tài sản không đảm bảo chất lượng mà không báo cho bên vay biết. Pháp luật loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại này của bên cho vay khi bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó. Tuy nhiên, có những quan điểm cho rằng quy định như vậy đã vô tình thừa nhận sự bất bình đẳng giữa hai bên trong trường hợp bên vay vì hoàn cảnh khó khăn, bức bách phải chấp nhận nhận tài sản đó. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng nếu bên vay biết tài sản vay không đảm bảo chất lượng mà vẫn nhận tài sản đó thì họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Bởi vì không thể bắt người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường khi lỗi không phải họ gây ra trừ khi hai bên thỏa thuận được với nhau về vấn đề bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)