Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 80 - 83)

Tại khoản 4 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong

trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận" [61].

Trong hợp đồng vay có thời hạn mà khi đến hạn bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và bên cho vay không đồng ý cho vay tiếp thì bên vay đã vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 305 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: "Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó

chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác" [61].

Trong trường hợp này vì trước đó giữa các bên đã thoả thuận một hợp đồng cho vay có kỳ hạn và không có lãi, nếu khi đến hạn bên vay không trả nợ mà áp dụng lãi suất nợ quá hạn sẽ không tương xứng với việc áp dụng chế tài trong trường hợp các bên đã thoả thuận trước đó hợp đồng vay có thời hạn và có lãi. Do đó, khi đến hạn mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ thì chỉ nên áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả như khoản 4 Điều 474 là hợp lý và đây cũng được coi là trường hợp pháp luật có quy định khác của khoản 2 Điều 305.

Đối với hợp đồng vay có lãi và có kỳ hạn tại khoản 5 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn

bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ" [61]. Quy định như khoản 5 đã dẫn

đến hai cách hiểu khác nhau về cách tính lãi đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi trong trường hợp bên vay không trả hoặc không đầy đủ:

Cách 1:

Lãi = lãi suất thoả thuận x nợ gốc + lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x nợ gốc x thời hạn vay

Cách 2:

Lãi = (nợ gốc lãi) x lãi suất nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố x thời hạn vay.

Cả hai cách hiểu trên là chưa chính xác, bởi vì:

- Tiền lãi về nguyên tắc chỉ được tính trên nợ gốc (Khoản 2 Điều 209 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi

- Nếu tính lãi suất nợ quá hạn thì phải tính theo thời gian chậm trả chứ không được tính trên thời hạn vay.

Có ý kiến cho rằng "tương ứng với thời hạn vay" tức là khoảng thời gian này tương ứng với thời hạn của loại cho vay nào (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định thì áp dụng mức trần lãi suất cho vay của loại vay đó. Ý kiến như vậy là không hợp lý bởi lẽ "tương ứng

với thời hạn vay" phải được hiểu là tương ứng với khoảng thời gian do các bên

thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà trong khoảng thời gian đó bên vay được quyền sở hữu tài sản của bên cho vay. Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 474 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng đã quy định là tính lãi theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả. Như vậy, ngay trong cùng một điều luật, việc quy định đã không có sự thống nhất.

Do đó, Điều 474 Nghĩa vụ trả nợ của bên vay nên quy định như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền hoặc các giấy tờ có giá như tiền, thì phải trả đủ tiền hoặc các giấy tờ có giá như tiền khi đến hạn;

2. Trong trường hợp vay tài sản là vàng, kim khí quý, đá quý hoặc vật, thì phải trả tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

3. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật hoặc các tài sản khác không phải là tiền, thì có thể trả bằng tiền theo giá trị của vật hoặc tài sản đã vay tại thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý;

4. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

5. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi đối với khoanr nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

6. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ, thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vay tài sản theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)