Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 90/SL, trong đó có đề cập vẫn sử dụng một số luật lệ ở Bắc, Trung, Nam nếu "những luật lệ ấy không trái nguyên tắc độc
lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hoà". Điều đó có nghĩa là
Đến 22/05/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 97/SL về sửa đổi một số chế định trong dân luật. Theo Điều 13 Sắc lệnh số 97/SL quy định nguyên tắc: "khi lập ước mà có sự tổn thiệt do sự bóc lột của một
bên vì điều kiện kinh tế của hai bên chênh lệch thì khế ước có thể bị coi là vô hiệu". Chính Sắc lệnh này đã đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển pháp
luật dân sự mới ở nước ta. Đến năm 1959, thì việc áp dụng các Bộ luật này theo tinh thần của Sắc lệnh 97/SL bị đình chỉ bằng Chỉ thị số 772/CT-TATC của Toà án nhân dân tối cao. Như vậy, từ năm 1959 cho tới trước khi Pháp lệnh Hợp đồng dân sự được ban hành năm 1991, thì các quan hệ về hợp đồng nói chung và quan hệ về hợp đồng vay tài sản nói riêng không có văn bản nào chính thức điều chỉnh. Điều đó có thể thấy pháp luật dân sự trong giai đoạn này có vai trò và vị trí khá mờ nhạt.
Ngày 07/05/1991, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ban hành Lệnh số 52-LCT/HĐNN công bố Pháp lệnh Hợp đồng dân sự 1991 (có hiệu lực từ 01/07/1991). Bước đầu Pháp lệnh đã tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ dân sự trong sự phát triển chung của đất nước. Trong đó, hợp đồng vay tài sản được nhắc đến nhưng thể hiện trong định nghĩa về hợp đồng dân sự dưới dạng liệt kê. Tại Điều 1 của Pháp lệnh này quy định: Hợp đồng dân sự là sự thoả
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản; làm hoặc không làm một việc, dịch vụ hoặc các thoả thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng.
Pháp lệnh này cũng đề ra các nguyên tắc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng,… Nhưng Pháp lệnh chưa có quy định riêng điều chỉnh các hợp đồng dân sự thông thường điều đó đã tạo không ít khó khăn cho các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng. Và chế định về hợp đồng vay tài sản cũng nằm trong những khó khăn đó. Nhận thấy được điều này, từ năm 1980,
Hội đồng Chính phủ thành lập Ban dự thảo Bộ luật Dân sự theo Quyết định số 350/CP ngày 03/11/1980 do Bộ Tư pháp chủ trì.
Ngày 28/10/1995, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự năm 1995, đánh dấu một bước phát triển của pháp luật dân sự. Bộ luật này đã dành mục 4, chương II, phần thứ ba quy định về Hợp đồng vay tài sản từ Điều 467 đến Điều 474. Chế định Hợp đồng vay tài sản đã phát huy được tác động tích cực trong quá trình điều chỉnh các quan hệ vay tài sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, cũng như là bảo đảm sự bình đẳng giữa bên cho vay và bên vay. Tuy nhiên, qua hơn mười năm thi hành, do sự phát triển về mọi mặt của đất nước trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế và khu vực, Bộ luật Dân sự năm 1995 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Ngày 14/6/2005, Bộ luật Dân sự 2005 đã được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 7. Bộ luật này đã thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995. Trong đó, chế định hợp đồng vay tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2005 được quy định tại mục 4, chương XVIII, phần thứ ba, từ Điều 471 đến Điều 479. So với quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 thì Bộ luật Dân sự năm 2005 về chế định này đã có những sửa đổi, bổ sung nhất định.
Hợp đồng vay tài sản là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự. Đây là loại quan hệ dân sự được hình thành, tồn tại lâu đời và phát triển trong đời sống xã hội. Hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tiết, lưu thông tiền tệ trong phạm vi nhà nước và giữa các công dân với nhau. Nó có tác dụng giúp bên vay giải quyết những khó khăn trước mắt, giúp các tổ chức, doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vật chất trong sự tồn tại của con người, tăng tình làng nghĩa xóm, tình bạn bè, tình đoàn kết giữa nhà nước với nhân dân, giữa công
dân với nhau, góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển, nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
Mặc dù ở mỗi thời kỳ, mỗi một giai đoạn thì mức độ quy định của pháp luật có khác nhau nhưng nhìn chung pháp luật về hợp đồng vay tài sản vẫn đã, đang và sẽ ngày càng góp phần tạo điều kiện cho cuộc sống của người dân ngày một an toàn hơn và đầy đủ hơn. Nó sẽ tạo cho mỗi người một tâm lý an tâm khi tham gia quan hệ dân sự nói chung và trong quan hệ hợp đồng vay tài sản nói riêng.
Chương 2