Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
672,17 KB
Nội dung
Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** PHẠM NGỌC HÀ TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở LỄ HỘI PHÙ DẦY VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học Người hướng dẫn khoa học : Th.S HOÀNG THANH SƠN HÀ NỘI - 2011 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 2 Lời cảm ơn Trong suốt thời gian làm khoá luận cũng như học tập tại trường, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện của các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị, nhất là các thầy cô trong tổ CNXHKH cùng sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - Thạc sĩ Hoàng Thanh Sơn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp đại học. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, do điều kiện hạn hẹp về thời gian và do sự hạn chế về kiến thức của bản thân nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót khi hoàn thành bài khoá luận, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và của các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2011. Sinh viên Phạm Ngọc Hà Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 3 Lời cam đoan Khoá luận tốt nghiệp được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Th.sĩ Hoàng Thanh Sơn. Tôi xin cam đoan rằng: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2011 Sinh viên Phạm Ngọc Hà Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 4 Mục lục Mở đầu ……………… 5 Nội dung Chương 1: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam 1.1 Khái lược về ín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam………………….11 1.2 Quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam…………………………………………………………………19 1.2.1 Quá trình hình thành của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam… 19 1.2.2 Quá trình phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam………20 1.2.3 Các dạng thức thờ Mẫu đang tồn tại ở Việt Nam…………………22 1.3 Nội dung và nghi thức thờ Mẫu………………………………… 23 1.3.1 Không gian thờ Mẫu…………………………………………….23 1.3.2 Hệ thống lớp lang trong phủ, điện thờ Mẫu……… 24 1.3.3 Hệ thống nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu………………………… 26 Chương 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy 2.1 Vài nét về quê hương Vụ Bản, Nam Định………………………30 2.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy - Nam Định…………… 34 2.1.1 Huyền tích Mẫu Liễu Hạnh……………………………………….34 2.1.2 Lễ hội Phủ Dầy - một hình thức sinh hoạt văn hoá của nhân dân…42 2.1.3 Quần thể Phủ Dầy - trung tâm của tín ngưỡng Mẫu Liễu Hạnh - trung tâm của đạo Tứ phủ……………………………………………………51 Chương 3: Những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống người dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 3.1 Ảnh hưởng tích cực……………………………………….72 3.1.1 Đến đời sống kinh tế……………………………… 72 3.1.2 Đến đời sống chính trị……………………………….74 3.1.3 Đến đời sống văn hoá - xã hội………………………75 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 5 3.2 Ảnh hưởng tiêu cực………………………………………….77 3.2.1 Đến đời sống kinh tế……………………………….77 3.2.2 Đến đời sống chính trị……………………………….77 3.2.3 Đến đời sống văn hoá - xã hội……………………78 3.3 Nguyên nhân và giải pháp…………………………….79 3.3.1 Nguyên nhân…………………………………79 3.3.2 Giải pháp…………………………………….79 Kết luận ………………………………………………….81 Danh mục tài liệu tham khảo…………………………….83 Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Phong tục tập quán lễ hội là một bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hoá xã hội nó gắn bó mật thiết, sâu sắc với mọi tầng lớp người trong xã hội. Nước ta với nền văn minh lúa nước rất đặc trưng thì phong tục, tập quán, tín ngưỡng đã trở thành một bộ phận trong đời sống tinh thần. Hàng ngàn năm xưa từ thời nguyên thuỷ đã hình thành nên các phong tục tập quán đó và phát triển đến tận ngày nay và chúng ta có thể khẳng định rằng không một gia đình người Việt nào lại không có bàn thờ cúng Tổ tiên, không có làng xã nào lại không có một ngôi đình, đền, miếu thờ các vị Hoàng làng, các anh hùng dân tộc hay thờ Mẫu. Cứ đời này qua đời khác các tín ngưỡng phong tục trở thành mảng sinh hoạt tinh hần không thể thiếu trong đời sống người Việt, những giá trị tinh thần này đã khẳng định một bản sắc và sự trường tồn của văn hoá Việt trong văn hoá thế giới. Đặc trưng của tín ngưỡng Việt chính là sự "Nữ hoá" trong các tín ngưỡng dân gian. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng quan trọng trong đời sống người Việt, nó có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời cùng với quá trình thịnh suy của xã hội Việt từ bao đời nay. Nền văn minh lúa nước rất coi trọng bàn tay khéo léo của người phụ nữ, và từ xa xưa người mẹ đã trở thành thân thuộc nhất với con người. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự tôn vinh thờ phụng gắn với các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ như trời, đất, mưa, gió…ngoài ra còn thờ phụng những vị nữ anh hùng dân tộc (về giai đoạn sau này). Tín ngưỡng thờ Mẫu luôn gắn liền với hình thức Tam phủ, Tứ phủ. Tam phủ, Tứ phủ tượng trưng cho các vùng không gian mà các Mẫu cai quản, Tam phủ là vùng trời, đất, nước (Thiên, Địa, Nhạc); Tứ phủ là vùng trời, đất, rừng, nước (Thiên, Địa, Nhạc, Thoải). Trong các Mẫu thì Mẫu Thượng Thiên được ngồi ở vị trí cao nhất rồi mới đến các Mẫu khác. Tương truyền Mẫu Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 7 Thượng Thiên chính là hoá thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh - một trong "Tứ bất tử" của tâm thức dân gian Việt Nam. Phủ Dầy Nam Định được coi là một trong những hình thức thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ đặc trưng nhất ở Việt Nam, cùng với Phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng (Thanh Hoá)…đã làm nên nét khác biệt của một tín ngưỡng do chính người Việt sáng tạo ra, mang đậm bản sắc văn hoá, tâm linh Việt. Phủ Dầy nằm trên địa bàn hai thôn Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam định. Quần thể Phủ Dầy có khoảng gần hai mươi di tích lớn nhỏ, tuy nhiên khách thập phương đến với Phủ Dầy chủ yếu là để lễ Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh), tương truyền đây chính là quê hương Mẫu Liễu, ở đây có lăng Mẫu và đền, phủ thờ các vị thân sinh ra Mẫu. Ngoài ra, trong quần thể di tích phủ đầy còn có đền, phủ thờ Mẫu Thoải, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn, đền Đông Cuông…và hệ thống chùa cổ như chùa Linh Sơn, chùa Cao…đặc biệt hơn cả là đình thờ ông Khổng (Nguyễn Minh Không - ông tổ nghề đúc đồng ở nước ta) cũng nằm trong hệ thống di tích Phủ Dầy. Lễ hội Phủ Dầy diễn ra từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 tháng 3 hàng năm, đây thật sự là một hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân không chỉ mang tính chất địa phương mà nó đã có tầm ảnh hưởng hết sức sâu rộng đến phạm vi cả nước. Tìm hiểu về lễ hội Phủ Dầy chính là tìm hiểu một nét văn hoá truyền thống của con người Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống là vô cùng quan trọng và cần thiết vì vậy thiết nghĩ Phủ Dầy cần được quan tâm hơn nữa để xứng đáng là một trong hai kinh đô của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài. Các công trình nghiên cứu đầu tiên về Nữ thần, Mẫu thần ở Việt Nam đều là các công trình của các nhà khoa học người Pháp như Parmenties, Maspero, Durand, Simond và kế tiếp là các nhà khoa học người Việt như Nguyễn Văn Huyên, Đào Thái Bình… Từ thập niên 1990, nhất là sau hội thảo quốc gia về Thánh Mẫu Liễu Hạnh do Viện nghiên cứu văn hoá Việt Nam tổ chức tại Văn Miếu (Hà Nội), Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 8 không khí học thuật liên quan tới tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng và tín ngưỡng dân gian nói chung diễn ra sôi động, hàng loạt tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được công bố. Từ các nghiên cứu tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hoá được việc tôn thờ đạo Mẫu Việt Nam trên cả phương diện đồng đại và lịch đại. Về phương diện lịch đại, Đạo Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo Giáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ, Tứ Phủ. Tới thế kỷ XVII - XVIII, khi Mẫu Tam Phủ, Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại Tam phủ, Tứ phủ hoá tục thờ Mẫu thần, Nữ thần. Ngay từ thời Hậu Lê, đã có một số ghi chép các sáng tác về Thánh Mẫu Liễu Hạnh của Nguyễn Công Trứ, Đoàn Thị Điểm… Từ cuối thế kỷ XVI, tục thờ Mẫu ở làng Kẻ Dầy đã phát triển với lịch sử sinh sinh hoá hoá của Thánh Mẫu Liễu Hạnh mà dân thường gọi là Chúa Liễu. Trong truyền thuyết dân gian nổi tiếng của đất Vụ Bản, thì Liễu Hạnh công chúa là "Thiên Bản lục kỳ chi đệ nhất", đứng đầu sáu nhân vật kỳ tài của đất Vụ Bản. Cao hơn nữa, trong hệ thống thần linh ở nước ta, Thánh Mẫu Liễu Hạnh còn được tôn là một trong "tứ bất tử" (bốn vị thánh không chết), mà lại là một vị nữ duy nhất trong bốn vị thánh bất tử đó, (Tứ bất tử là: Phù Đổng Thiên Vương, Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh, Thánh Mẫu Liễu Hạnh). Có khá nhiều tài liệu viết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Không kể những truyền thuyết về Mẫu Liễu khá phong phú đa dạng trong dân gian vùng Kẻ Dầy, vùng Vụ Bản và nhiều nơi khác. Tài liệu thành văn xưa nhất được biết đến là tác phẩm "Vân Cát thần nữ truyện" của Đoàn Thị Điểm trong cuốn "Truyền kì Tân Phả" bằng chữ Hán. Bà Đoàn Thị Điểm sinh năm Ất Dậu (1705) tại làng Giai Phạm, huyện Văn Giang (nay là huyện Mỹ Văn tỉnh Hưng Yên). Bà có hiệu là Hồng Hà nữ sĩ mở trường dạy học ở Chương Dương (Hà Tây). Bà nổi tiếng về văn chương, biên soạn nhiều tác phẩm và dich thuật nhiều tác phẩm khác, được nhiều danh sĩ đương thời ca ngợi. Bà Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 9 mất vào năm Mậu Thìn đời Cảnh Hưng năm thứ 9 (1748). Viết "Vân Cát thần nữ truyện", tác giả không cho biết căn cứ vào những tài liệu nào. Đầu thế kỷ XX, trong "Nam Hải Dị nhân" Phan Kế Bính cũng có viết về nữ thần Liễu Hạnh. Gần đây trong khi khảo cứu về Mẫu Liễu Hạnh, tôi đã tìm hiểu được nhiều bản thần tích của Mẫu. Khi nghiên cứu "Các tiên tam thế thực lục" của Phủ Nấp (Quảng Nạp, Yên Đồng, Ý Yên), viết và in bản khắc đời Duy Tân đầu thế kỷ XX, được lưu giữ tại phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát, tôi thấy có chép "Tiên Từ phả ký" trong đó, giống như bản chép tay mà bác sĩ Trần Lê Văn công bố năm 1992 và cũng y hệt cuốn "Tiên Từ phả ký" chép tay do cụ Trần Lê Hiệu, Trần Đình Tùng cung cấp. Năm 1997, trong thư viện Hán nôm Việt Nam tập "Thần tích làng Vân Cát", tổng Đồng Đội, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, kí hiệu AEa 15/18 có dấu của Viễn Đông Bác Cổ. Cuốn này có hai tập. Tập đầu là cuốn "Tiên Từ phả kí" giống như các tư liệu tìm thấy ở trên. Tập thứ hai là "Vân Cát thần nữ lục" chia làm ba phần: Phần đầu (tiền lược): Tóm lược nội dung như "Tiên Từ phả kí", nhưng lại thêm là Tiên Chúa Liễu Hạnh đã sinh với Đào Lang một con gái. Phần giữa (trung lược): Chúa về trời, được phong là Liễu Hạnh công chúa, lại được trở về trần thế tiêu dao, lấy một chàng trai làng Sóc là Mai Sinh chính là hậu thân của chồng cũ. Phần cuối (hậu lược): Nói về "Sòng Sơn đại chiến" Tiên Chúa ở Phố Cát, Sòng Sơn đánh nhau với Tiền quan thánh của Nội đạo tràng bị thua, được Phật Thế Tông cứu giải, theo Phật tu hành, sau lại học đạo ở Nội đạo tràng, được phong là Đại thừa. Năm 1944, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên viết cuốn "Sự phụng thờ các vị thánh bất tử ở Việt Nam", trong đó nữ thần Liễu Hạnh được ông đặc biệt trân trọng. Ông đã viết lịch sử nữ thần giống như "Vân Cát thần nữ truyện" của Đoàn Thị Điểm, lại bổ sung thêm phần "Sòng Sơn đại chiến". Giáo sư còn nhấn mạnh :"Nghiên cứu việc thờ phụng các vị bất tử, một ngày kia người ta có thể lấy vai trò lịch sử của dân tộc Việt Nam ở Đông Nam Ả Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn SVTH: Phạm Ngọc Hà Lớp K33A - GDCD 10 trong việc xây dựng những khái niệm tôn giáo và luận đề văn chương. Dân tộc này không chịu sao chép những gì của Trung Quốc mà tự tạo lấy cuộc sống riêng trong trường kì lịch sử vẫn luôn luôn được thanh xuân hoá" [13, tr. 22]. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. Qua khoá luận tôi muốn tìm hiểu một cách sâu sắc, có hệ thống về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mà cụ thể là tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy và tầm ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ đó chúng ta có phương hướng, biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát huy tín ngưỡng đặc trưng của dân tộc, cũng là bảo tồn phát triển một nét văn hoá mang đậm bản sắc Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, cụ thể là tín ngưỡng thờ Mẫu ở Phủ Dầy Nam Định. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Ở Việt Nam có nhiều địa điểm thờ Mẫu nhưng trong đó có hai trung tâm lơn nhất là Phủ Tây Hồ (Hà Nội) và Phủ Dầy (Nam Định). Trong khoá luận này tôi chỉ tìm hiểu, nghiên cứu trung tâm thờ Mẫu Phủ Dầy (Nam Định). 5. Phương pháp nghiên cứu. Ở đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp như: - Phương pháp khảo sát, phân tích. - Phương pháp điều tra, tổng hợp. 6. Đóng góp của khoá luận. Khoá luận góp phần tìm hiểu một nét văn hoá đặc trưng của dân tộc Việt, nó sẽ là nguồn tài liệu tin cậy cho việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy nói riêng sau này. Cũng như từ đó đưa ra những biện pháp bảo tồn truyền thống văn hoá mang đậm chất Việt Nam. 7. Bố cục của khoá luận. [...]... mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của khoá luận gồm ba chương Chương 1: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Chương 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy Chương 3: Những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống người dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định SVTH: Phạm Ngọc Hà 11 Lớp K33A - GDCD Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thanh Sơn Chương 1: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU... của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam 1.2.1 Quá trình hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Cũng như các loại hình tín ngưỡng khác, tín ngưỡng thờ Mẫu là sự phản ánh đời sống xã hội của con người Đời sống xã hội là yếu tố mang tính khách quan, có vai trò quyết định ảnh hưởng tới quá trình hình thành và tồn tại của tín ngưỡng thờ Mẫu * Điều kiện địa lí tự nhiên ảnh hưởng tới quá tình hình thành tín ngưỡng. .. hương của nhà Trần - một trong những triều đại phong kiến nổi tiếng ở nước ta * Huyện Vụ Bản là một huyện của tỉnh Nam Định, diện tích của huyện 2 là 18 km và dân số 148 000 người (2003) Huyện gồm 17 xã và một thị trấn, trung tâm của huyện là thị trấn Gôi Vụ Bản nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, phía Bắc huyện giáp tỉnh Hà Nam và huyện Mĩ Lộc, phía Đông giáp Thành phố Nam Định và huyện Nam Trực, phía Đông và. .. được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kì xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo * Thờ Mẫu ở Trung bộ: Dạng thức thờ Mẫu này chủ yếu ở khu vực Nam Trung Bộ, đặc trưng cơ bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫu không có sự hiện diện của tín ngưỡng thờ Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ nữ thần như thờ Tứ vị thánh Nương, Bà Ngũ Hành và hình... chung là tín ngưỡng thờ Mẫu Các Mẫu trong xã hội phong kiến được tôn lên như những bà chúa Mà chúa thì ở phủ (phủ chúa Trịnh, phủ chúa Nguyễn), vì thế tín ngưỡng thờ Mẫu với bốn đối tượng trên đây được gọi là Tín ngưỡng Tứ phủ đó là Mẫu Sơn Lâm gọi Nhạc phủ, Mẫu Địa là Địa phủ, Mẫu Thuỷ (Thoải) là Thuỷ phủ, Mẫu Thiên là Thiên phủ Cũng có sách đã kết luận: Tôi thấy người Việt Nam dùng danh từ thờ Mẫu là... ngưỡng thờ Mẫu có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng thờ nữ thần song không phải đồng nhất Mọi Mẫu đều là nữ thần song không phải nữ thần nào cũng là Mẫu Tín ngưỡng thờ Mẫu được tập trung trong tín ngưỡng về Tam toà thánh Mẫu (Mẫu tứ phủ) - chỉ có trong tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ Mẫu mới được tôn thờ làm Thánh Mẫu như: Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu thiên, Mẫu địa, Mẫu thoải, Mẫu thượng ngàn, Mẫu thiên Yana… Việc thờ. .. Chương 2: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở LỄ HỘI PHỦ DẦY 2.1 Vài nét về quê hương Vụ Bản - Nam Định * Tỉnh Nam Định nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ, là một trong những mảnh đất đồng bằng được hình thành từ lâu đời do dòng chảy của sông Hồng Tỉnh Nam Định nằm ở vị trí 19°54' - 20°40' vĩ độ Bắc, 105°55' 106°45' độ kinh Đông với diện tích 1669 km 2 , Nam Định giáp tỉnh Thái Bình về phía Bắc, phía Tây giáp Hà Nam, ... Thánh Mẫu cùng với sự thăng hoa của Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu, đó là niềm tin, sự ngưỡng mộ chân thành vào sự tồn tại và khả năng cứu giúp của Mẫu đối với con người * Cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu Mẫu gọi theo tiếng Hán, tiếng Việt Nam là Mạ, Mệ, Mẹ, tại sao lại có tín ngưỡng thờ Mẹ Đó là từ thời nguyên thuỷ, con người đã có ý thức sâu sắc về sự sinh sản, sự sinh sôi nảy nở, ý thức... thoát Đề cao đạo đức của bà, người đời tôn bà là Mẫu Thoải (Mẹ nước), lập đền thờ ở Tuyên Quang 1.3.3 Hệ thống nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu: Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ và lễ hội hết sức phong phú, đa dạng Điển hình và tập trung nhất là nghi lễ hầu bóng (hầu đồng) và lễ hội "Tháng Tám giỗ cha, Tháng ba giỗ mẹ" * Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh trong Tứ phủ vào thân xác ông... dạng thức thờ Mẫu đang tồn tại ở Việt Nam: Về phương diện đồng đạo, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phương Nam trong qúa trình Nam tiến Đạo Mẫu của người Việt đã giao thoa tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khơ Me từ đó tạo nên các dạng thức địa phương của đạo Mẫu ở Việt Nam ở ba miền Bắc, Trung, Nam * Thờ Mẫu ở Bắc bộ: Bắt nguồn từ tục thờ nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền . sắc, có hệ thống về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mà cụ thể là tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy và tầm ảnh hưởng của nó đối với đời sống nhân dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Từ đó chúng. nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu ……………………… 26 Chương 2: Tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy 2.1 Vài nét về quê hương Vụ Bản, Nam Định ……………………30 2.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy - Nam Định …………. tâm của đạo Tứ phủ …………………………………………………51 Chương 3: Những ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở lễ hội Phủ Dầy đối với đời sống người dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 3.1 Ảnh hưởng tích cực……………………………………….72