Hệ thống nghi lễ của tín ngưỡng thờ Mẫu

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ mẫu ở lễ hội phủ dầy và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (Trang 27)

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống nghi lễ và lễ hội hết sức phong phú, đa dạng. Điển hình và tập trung nhất là nghi lễ hầu bóng (hầu đồng) và lễ hội "Tháng Tám giỗ cha, Tháng ba giỗ mẹ".

* Hầu bóng là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh trong Tứ phủ vào thân xác ông đồng, bà đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh cua các vị Thánh nhằm phán bảo, ban phúc lộc cho tín đồ.

Từ "bóng" dùng để chỉ vị thần linh nào đó nhập cái "bóng" (hồn) của mình vào các ông đồng, bà đồng. Ông đồng, bà đồng là người hầu hạ cho cái bóng thần linh ấy.

Hầu bóng còn được gọi là hầu đồng. Đồng là chỉ cậu con trai dưới 15 tuổi còn ngây thơ, trong trắng mà thần linh có thể nhập vào.

Nói đến đồng là phải nói đến cốt - đồng cốt.

Cốt là xương cốt bên trong, sự kín đáo bên trong không thấy được, có nghĩa là cốt Thánh. Còn đồng là phần thể hiện bên ngoài để giao tiếp, do vậy con công đệ tử theo đồng, nghe đồng tức là nghe Thánh, Mẫu dạy.

Nhưng cũng có người cho đồng là hoà đồng và theo kinh dịch hoà đồng là nguyên lý: Trời có ngũ hành "Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ", người có năm hổ tướng là Hoàng Hổ, Xích Hổ, Hắc Hổ, Thanh Hổ, Bạch Hổ, hoà hổ tướng vào ngũ hành Thiên - nhân hợp nhất, mới có xã hội, Thánh thần…Đây là vấn đề khó giải thích, rất phức tạp. Dân gian biết khó vậy nhưng đã làm, cứ làm và sẽ làm vì họ cho đây là "căn mạng", là khoảng trống trong tâm hồn, trong trí não và chỉ có ngồi đồng mới lấy lại trạng thái bình thường, mới siêu thoát. Và tất nhiên không phải ai cũng có "căn mạng", cũng là "ghế đệm" của Thánh, là đồng thực.

Ngồi đồng có nhiều giá như giá các Mẫu đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam, giá Vua cha, giá các Quan đệ Nhất, đệ Nhị, đệ Tam, đệ Tứ, Quan lớn Tuần Chanh, giá các ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bơ. Giá chầu Bà đệ Nhất, chầu Bà đệ Nhị, chầu Bà Thác Bơ, chầu Bà đệ Tứ, đệ Ngũ, đệ Lục, đệ Thất, chầu bà Bát Nàn (Tướng Trưng Vương), chầu Cửu Tỉnh, chầu Mười - Đồng Mỏ, chầu Bà Bắc Lệ.

Lại có các giá chầu 12 Cô trong đó có: Cô Bơ, cô Chín, cô Bé và giá chầu các Cậu: ông Hoàng Ba, cậu Hoàng Quận, cậu Hoàng Bé, rồi Văn Cô Nhất Vân Đình, Cô Nhất Thiên Thanh, cô Đệ Nhị Đại Hoàng, Văn chầu Bé Bắc Lệ, Lê Mại Chúa Tiên…

* Hầu đồng thường được thực hiện vào sau lễ giao thừa, Lễ Thượng Nguyên, Lễ Lập Hạ (tháng tư), Lễ Tán Hạ (tháng bảy), Lễ Tất Niên (tháng Chạp). Đặc biệt vào dịp tháng ba giỗ Mẹ và tháng tám giỗ Cha thì hầu bóng được tổ chức to nhất. Trong hầu đồng người ta thường sử dụng âm nhạc với nhiều hình thức diễn xướng đặc biệt là lối hát chầu văn.

Trang phục dành cho mỗi giá đồng (là ông đồng, bà đồng) cũng rất phong phú. Khi một vị thần linh nào đó xuất hiện trên giá đồng thì phải có trang phục riêng. Vì vậy, ông đồng bà đồng định hầu bao nhiêu giá đồng thì phải có bấy nhiêu bộ trang phục, thường thì có ba mươi sáu giá đồng. Người giúp việc ông đồng, bà đồng là hầu dâng và cung văn. Người hầu dâng giúp

việc thắp hương, dâng lễ vật, thay lễ phục khi ông đồng, bà đồng chuyển giá. Cung văn là những người chơi nhạc cụ như đàn nguyệt, trống, thanh la và hát. Một buổi hầu đồng thường được tiến hành theo các bước: thánh giáng, thay lễ phục, thắp hương làm phép, múa đồng, ban lộc và nghe văn chầu thánh thăng. Để thánh giáng, ông đồng, bà đồng thường trùm chăn phủ diện, hai tay chắp dâng ba nén hương, đầu và thân lắc lư cho tới khi nào thánh giáng (nhập) thì buông hương, rùng mình, tay báo hiệu Thánh thuộc hàng thứ bậc nào. Lúc đó cung văn tấu nhạc và xướng văn chầu phù hợp với vị nào vừa giáng. Sự nhập hồn của các thánh vào cơ thể các ông đồng, bà đồng biểu hiện sống động qua các diễn xướng. Các điệu múa theo âm nhạc, có lối hát phụ hoạ tạo nên không khí lúc thiêng liêng, lúc nhộn nhịp, hào hùng, lúc duyên dáng. Trong hầu đồng, nội dung chữa bệnh, đoán số và ban phúc lộc cho con nhang đệ tử là rất quan trọng. Nhiều người hầu đồng chủ yếu mong muốn được nhiều tài lộc may mắn trong cuộc sống.

Như vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bản địa, là sản phẩm tất yếu của một thời đại lịch sử đang trên đà suy thoái, mặt khác cũng là sự phản ánh trình độ tư duy và tình cảm, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp người trong xã hội, và sự tiếp nối truyền thống trọng âm, tôn trọng phụ nữ của người Việt nam trong lịch sử, là ước nguyện về một cuộc sống bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc của con người nói chung và của người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Do tính phổ biến của nó trong lịch sử cũng như trong xã hội hiện tại, có nhà nghiên cứu cho rằng đây là một tôn giáo (Đạo Mẫu). Song thực ra trong tín ngưỡng thờ Mẫu, các yếu tố đặc trưng cấu thành một tôn giáo chưa phải điển hình. Hoạt động thờ cúng mang tính tự phát, tính tổ chức, hệ thống còn lỏng lẻo. Tín đồ chủ yếu là tin và theo trên cơ sở cảm tính, thói quen chứ ít khi dựa trên cơ sở giáo lí.

Bên cạnh những biểu hiện tiêu cực như gieo rắc những yếu tố mê tín, làm thui chột tính năng động, tích cực sáng tạo của con người…trong tín ngưỡng thờ Mẫu cũng có những yếu tố tích cực nhất định. Nó hướng con

tiếp sức mạnh của con người. Đặc biệt nó gắn liền với các lễ hội dân gian truyền thống, đề cao những người có công với dân, với nước, tôn vinh người phụ nữ, khơi dậy đạo lí uống nước nhớ nguồn. Cũng như Tam giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu đã góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Chương 2: TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở LỄ HỘI PHỦ DẦY 2.1 Vài nét về quê hương Vụ Bản - Nam Định.

* Tỉnh Nam Định nằm ở phía Đông Nam đồng bằng Bắc Bộ, là một trong những mảnh đất đồng bằng được hình thành từ lâu đời do dòng chảy của sông Hồng.

Tỉnh Nam Định nằm ở vị trí 19°54' - 20°40' vĩ độ Bắc, 105°55' - 106°45' độ kinh Đông với diện tích 1669 km2, Nam Định giáp tỉnh Thái Bình về phía Bắc, phía Tây giáp Hà Nam, phía Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, cách Hà Nội 90 km.

Tỉnh Nam Định chia làm ba vùng, vùng đồng bằng thấp trũng gồm các huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc; vùng đồng bằng ven biển gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng và trung tâm công nghiệp - dịch vụ Thành phố Nam Định.

Từ xa xưa Nam Định đã nổi tiếng là mảnh đất " Địa linh nhân kiệt", rất nhiều nhân tài của đất nước đã xuất thân từ đây, đặc biệt đây là quê hương của nhà Trần - một trong những triều đại phong kiến nổi tiếng ở nước ta.

* Huyện Vụ Bản là một huyện của tỉnh Nam Định, diện tích của huyện là 18km2và dân số 148 000 người (2003). Huyện gồm 17 xã và một thị trấn, trung tâm của huyện là thị trấn Gôi.

Vụ Bản nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định, phía Bắc huyện giáp tỉnh Hà Nam và huyện Mĩ Lộc, phía Đông giáp Thành phố Nam Định và huyện Nam Trực, phía Đông và Nam giáp huyện Ý Yên. Theo lịch sử ghi lại, ngày trước huyện có tên là Thiên Bản, nhưng đến thời Nguyễn chuyển thành Vụ Bản. Huyện có nhiều truyền thống văn hoá, có nhiều danh nhân nổi tiếng như trạng nguyên toán học Lương Thế Vinh, nhà thơ Nguyễn Bính, nhà cách mạng Trần Huy Liệu, Nguyễn Đức Thuận, nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Vũ Tú Nam. Huyện có nhiều lễ hội nổi tiếng như hội Phủ Dầy (từ mồng 1 đến mồng 10 tháng 3 Âm lịch, chính hội vào mồng 5), chợ Viềng (đêm mồng 7, ngày mồng 8 Tết Âm Lịch)

Vụ Bản có 18 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thị trấn Gôi, xã Hiển Khánh, xã Minh Thuận, xã Tân Khánh, xã Hợp Hưng, xã Trung Thành, xã Quang Trung, xã Đại An, xã Kim Thái, xã Minh Tân, xã Tam Thanh, xã Liên Minh, xã Thành Lợi, xã Liên Bảo, xã Vĩnh Hào, xã Tân Thành, xã Cộng Hoà, xã Đại Thắng.

Vụ Bản một huyện đồng bằng phía Nam sông Hồng. Cách đây khoảng 6 - 7 nghìn năm, miền đất Vụ Bản mới hình thành do quá trình biển lùi và do sự bồi đắp dần của phù sa sông Hồng và sông Đáy. Từ miền sông Hồng, sông Đáy, miền trung du, vùng rừng núi Hoàng Long, Tam Điệp, người Việt cổ tiến về đồng bằng ven biển này. Những năm gần đây, thành tích khảo cổ học đạt được khi nghiên cứu toàn bộ sáu ngọn núi đất phía Tây huyện Vụ Bản đã chứng minh tất cả những ngọn núi này, trong đó có núi Ngăm, núi An Thái, núi Báng nằm trên đất Kim Thái đều có dấu vết người nguyên thuỷ sinh sống cách đây khoảng gần 4000 năm. Bảo tàng Nam Định còn lưu trữ nhiều công cụ đá mài và đồ gốm của di chỉ sông Lồ (núi Lê) gần Kim Thái. Trên các gò đất dưới chân núi Tiên Hương đã tìm thấy nhiều công cụ đá, trong đó có nhiều cuốc đá khá to mài toàn thân và ở đầu núi Ngăm thuộc đất Tiên Hương cũng như ở hang Đèn núi Báng đều tìm thấy cuốc đá, rìu đá. Dọc chân núi Tiên Hương (tức núi An Thái), núi Báng, các nhà khảo cổ Bùi Liêm, Đào Qúy Cảnh (Viện khảo cổ học Việt Nam) đã tìm thấy nhiều mảnh gốm giống chất liệu và kĩ thuật làm gốm ở di chỉ hang Lồ, xã Tam Thanh.

Người nguyên thuỷ lúc đó sống ở các bãi cao ven chân núi, hoặc các gò đống cao, khi cần tránh bão lũ, họ cư trú trong các hang động. Họ sống theo các công xã nông thôn, dần dần sống thành các bản làng gần nơi sản xuất. Theo các nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh, những tên làng có chữ "kẻ" ở đầu đều xuất hiện vào thời Vua Hùng dựng nước. Huyện Vụ Bản có hơn một chục làng như thế, nằm rải rác ven chân núi hay bãi cao, trong đó có Kẻ Dầy, Kẻ Báng thuộc xã Kim Thái, Kẻ Đội (Nam Đội, Đồng Đội) thuộc xã Cộng Hoà gần kế đó. Kẻ Dầy sau có tên chữ là An Thái nay là hai thôn Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái. Dân làng Kẻ Dầy lúc đầu có thể tụ cư trên gò

Bánh Dầy và các gò đất sát chân núi Tiên Hương, nên gọi là Kẻ Dầy, tức làng Bánh Dầy. Xã An Thái gồm bốn thôn: Vân Cát, Vân Đình, Tây Cầu (Tây La, hay La Hào) và Nham Miếu hay còn gọi là giáp nhất, giáp nhì, giáp ba, giáp tư tương ứng theo thứ tự bốn thôn. Vào thời Cảnh Hưng (cuối thế kỉ XVIII) dân thôn Vân Cát (giáp nhất), phát triển ra phía Bắc ngày càng đông đúc và tách thành một xã mới gọi là xã Vân Cát, thuộc huyện Thiên Bản, xã An Thái vẫn còn bốn giáp cũ. Năm Tự Đức thứ 14 (1861), xã An Thái được đổi tên là xã Tiên Hương. Như vậy Tiên Hương và Vân Cát đều chung một cội nguồn là làng Kẻ Dầy, là xã An Thái.

* Hai làng Tiên Hương và Vân Cát về phía Tây có sông Ba Sát (sông Sắt), ngăn cách với huyện Ý Yên. Phía Bắc chung núi Ngăm (núi Trang Nghiêm) giáp với các làng Ngăm Thượng (xã Minh Tân), làng Thiện Vịnh (xã Cộng Hoà) và làng Bảo Ngũ (xã Quang Trung), phía Nam và phía Đông giáp làng Xuân Bảng cùng xã Kim Thái và cánh đồng làng Cao Phương (xã Liên Bảo).

Xưa và nay, trong lịch trình tiến hoá hai làng Tiên Hương và Vân Cát đều nằm ở vị trí vừa quan trọng về chính trị, kinh tế, vừa đẹp về cảnh sắc thiên nhiên. Sông Sắt chạy ép phía Tây làng vốn là một nhánh của sông Ninh Giang nối liền với sông Châu Giang rồi chảy ra sông Hồng. Thời Lý - Trần, các vua đi kinh lí, đi làm lễ tịch điền vùng Ứng Phong, Kiến Hưng…đều đi thuyền theo sông này. Đường tỉnh lộ 56 nối quốc lộ 10 ở Gôi và đường 21 ở cầu Họ, xưa vốn là con đường địch mã nối trấn lỵ Sơn Nam (ở Hưng Yên) với các trấn thành phía Nam qua đó tiến vào đèo Ba Dội. Điều kỳ thú là cả hai đường thuỷ bộ này đều có thể đi tới hành cung Thiên Trường xưa mà các vua Trần, các vương hầu công chúa còn để lại những dấu ấn hoạt động văn hoá trên đất Vụ Bản này.

Độc đáo hơn, trên đất Kẻ Dầy xưa có hai quả núi thoải dài từ Bắc xuống Nam ở phía Tây làng như hai nàng tiên kề đầu nhau nằm ngắm nhìn bầu trời lộng gió đã tạo nên huyền thoại "mẹ con nhà Ngọc" cứ chiều chiều

Thái. Đó là hai quả núi đất, cây cổ thụ mọc um tùm, dưới chân núi sườn tây có dòng Ba Sát uốn khúc tạo nên cảnh quan hiếm có ở đồng bằng Bắc Bộ.

Dân cư vùng này trồng lúa nước là chủ yếu, trên ruộng trũng chỉ trồng lúa chiêm, nhưng ở đây lại có núi và đất đồng màu, nên nhân dân còn làm nghề nương rẫy, trồng chè, trồng sở, trồng thông và các cây ăn quả trên núi, trồng bông, trồng khoai, ngô, lạc đậu và rau màu ở đồng màu. Khi có công cụ đồ đồng, đồ sắt phát triển, dân cày mở rộng sản xuất, quai đê lấn biển, đào đắp mương phai, làm cho nông nghiệp càng thêm rộng mở. Không phải tự nhiên mà làng Kẻ Dầy thờ đức Khổng Lồ Nguyễn Minh Không ở ngôi đình đồ sộ nhất. Nhà nghiên cứu Lê Xuân Quang sưu tầm ở Kim Thái (Vụ Bản) một bài ca dao trong đó có đoạn nói về Khổng Lồ:

"…Đình to Thánh giỡ lấy ngay Xếp vào túi nhỏ một giây mang về

Dạo tìm khắp chốn cùng quê Được nơi Vân Cát mang bề mở mang

Trông ra đã có già Lam

Mới cho làng ấy dựng đền thờ Ông". [13, tr. 15].

Đình ông Khổng nay nằm trên đất giáp nhất Tiên Hương (An Thái cũ) chính là đất giáp nhất xưa. Điều đáng lưu ý là trên mảnh đất này có nhiều dấu tích của Khổng Lồ: Hang Lồ ở núi Lê tiếp giáp với Kim Thái, vườn Lồ ở giáp tư, cánh đồng ở làng Báng và ngay nơi đình ông Khổng xưa có một ao rộng, tương truyền đó là dấu chân ông Khổng Lồ. Điều làm cho ta suy nghĩ là hội chợ Viềng họp ngày mồng 8 tháng Giêng hàng năm, ngày xưa khu vực bán đồ đồng, đồ sắt lại chính là trước cửa đình ông Khổng. Phải chăng đây là một hình thức ghi nhớ công đức Nguyễn Minh Không - Vị tổ sư của nghề đúc đồng nước ta.

Nghề làm gốm rất phát triển mang tính tự cung, tự cấp, có trình độ kĩ thuật cao trên núi An Thái gồm đền Thượng và chỗ kẽm núi Kẽm La giữa núi An Thái và núi Báng, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều mộ Hán (có niên đại muộn nhất cũng vào thời Tuỳ Đường thế kỷ VI - X), trong đó có hàng vạn

viên gạch nung và nhiều mảnh gốm sành sứ vào đầu Công Nguyên, có loại gạch bìa, gạch múi bưởi để cuốn vòm, mép gạch có vạch ô quả trám kích thước lớn. Có nhiều đồ gốm chôn trong mộ như nồi hông, vịt đất nung, ngói vẩy rồng, bát đàn vv…như vậy chứng tỏ nghề nung gạch ngói ở vùng này đã xuất hiện từ khá sớm.

Nghề dệt vải ở các làng này cũng rất phát đạt, nhiều cánh đồng ở Vân Cát, Tiên Hương xưa là trồng dâu nuôi tằm (Gò Dâu) hay trồng bông kéo sợi dệt vải. Sách "Đại Nam Nhất Thống Chí" triều Nguyễn còn ghi "ở tỉnh Nam Định vải trắng sản xuất nổi tiếng ở mười một làng, trong đó có làng Vân Cát Vụ Bản" [3, tr. 106].

Đời sống kinh tế phong phú ở Kẻ Dầy còn biểu hiện về chợ búa. Giữa hai làng Tiên Hương và Vân Cát có chợ Sại là trung tâm buôn bán nhưng Kẻ Dầy xưa nay vốn nổi tiếng với chợ Viềng vào ngày mồng 8 tháng Giêng hàng

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng thờ mẫu ở lễ hội phủ dầy và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người dân huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)