3.2.1. Đến đời sống kinh tế.
Ngoài những mặt tích cực kể trên thì lễ hội Phủ Dầy cũng mang trong mình những tác động tiêu cực đến đời sống của người dân trong vùng.
Đầu tiên là việc người dân thương mại hoá dịch vụ ăn theo lễ hội một cách tràn lan, không có kế hoạch làm cho tính cạnh tranh của dịch vụ không cao, nạn chèo kéo khách vẫn diễn ra thường xuyên làm mất đi thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đặc biệt là nạn ăn xin, ăn mày lợi dụng nơi cửa Thánh để quấy nhiễu, làm phiền du khách vẫn còn tồn tại.
Nạn đốt vàng hương nghi ngút vừa gây ôi nhiễm môi trường địa phương, gây nguy hiểm trong việc phòng chống cháy nổ, vừa gây tốn kém tiền của của nhân dân.
Nhiều thành phần bất lương đã lợi dụng việc diễn ra lễ hội để nguỵ trang các ổ cờ bạc, lừa lọc, trộm cắp…gây mất niềm tin của du khách khi về với Phủ Dầy.
Việc tổ chức lễ hội quá hoành tráng, tốn nhiều tiền của trong khi nhân dân ta vẫn còn nghèo làm mất dần ý nghĩa thiết thực của lễ hội.
3.2.2. Đến đời sống chính trị.
Lễ hội Phủ Dầy diễn ra với lượng khách trẩy hội khá đông làm cho công tác giữ gìn an ninh trật tự trở nên khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, vì là lễ
hội mang tính chất tín ngưỡng, tôn giáo nên rất dễ bị các thành phần phản động mang danh con công đệ tử lợi dụng với mục đích xấu. Vì vậy ban tổ chức lễ hội phải huy động lực lượng đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng vi phạn pháp luật.
Khu vực diễn ra lễ hội tình hình chính trị hết sức nhạy cảm do mọi nguồn thu nhập của người dân đều dựa vào hoạt động lễ hội là chính. Mọi quyết sách của chính quyền đều liên quan trực tiếp tới đời sống người dân, và niềm tin của quần chúng, điển hình nhất có thể nói đếnviệc ngày 12/10/2008, UBND huyện Vụ Bản phê duyệt đề án"Đổi mới công tác quản lý, khai thác và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử - văn hoá Phủ Dầy” : Bổ nhiệm người về hưu làm thủ trưởng cơ quan nhà nước (ông Vũ Quang Triệu, nguyên Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin, làm Trưởng Ban Quản lý quần thể di tích lịch sử - văn hoá Phủ Dầy); bổ nhiệm các thủ nhang; khoán mức thu tiền công đức cho các thủ nhang để nộp kho bạc; bỏ qua công sức tu bổ, trông nom khu di tích của các dòng họ... Do nhận được sự phản đối hết sức gay gắt của người dân trong vùng, đến ngày 5/9, Uỷ ban nhân dân huyện Vụ Bản ra mắt đề án mới nhưng vẫn tồn tại nhiều thiếu sót.Cụ thể, bản đề án mới này đã bỏ việc Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệm các thủ nhang, nhưng lại “xoay sang” là phải được huyện phê duyệt. Hơn nữa, bản đề án này cho rằng, từ nay không gọi là các thủ nhang nữa mà thay thế bằng tên gọi mới là “người trông nom di tích”. Không dừng lại ở đó, bản đề án vẫn bắt “người trông nom di tích” phải có trách nhiệm nộp mức khoán thu hàng năm theo quy định của Uỷ ban nhân dân huyện về kho bạc. Đề án đã bị dư luận người dân cả nước lên tiếng phản đối.
3.2.3. Đến đời sống văn hoá - xã hội.
Hoạt động lễ hội Phủ Dầy diễn ra, cùng với đó là các dịch vụ nổi lên phục vụ du khách tham quan. Do phải cạnh tranh nhau giữa các gia đình nên tinh thần đoàn kết trong xóm làng không được vững chắc. Trong khoảng thời
xuất của gia đình nên trẻ em ít đến trường, không đảm bảo cho mục tiêu xã hội hoá giáo dục mà Nhà nước đã đề ra.
Đời sống người dân vùng có lễ hội được nâng cao làm cho các tệ nạn xã hội đua nhau mọc lên như hàng quán điện tử, bi a, nghiện hút…
Khi diễn ra hoạt động đồng cốt không tránh khỏi hiện tượng mê tín dị đoan lợi dụng thần thánh, phán truyền lung tung, gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Vì là quê hương của Mẫu Liễu nên dân trong vùng hết sức tín Mẫu, lợi dụng điều này nhiều thành phần xấu đã tuyên truyền nhảm nhí hòng làm mất đi tính chiến đấu, tinh thần bất khuất của dân tộc ta. Làm thui chột tài năng, khiến con người trở nên bị động trước những biến cố của cuộc sống.