Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định )
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN
-HÀ THỊ THU HIỀN
NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TRONG LÊN ĐỒNG CỦA ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM ( QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY- XÃ KIM THÁI -
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU, NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ VỀ PHỦ DẦY 9
1.1 Tổng quan về Đạo Mẫu 9
1.2 Nghi lễ lên đồng của Đạo Mẫu 17
1.3 Giới thiệu về Phủ Dầy 26
1.3.1 Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản 26
1.3.2 Lịch sử phát triển của Phủ Dầy 28
Chương 2: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN CỦA ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY – XÃ KIM THÁI - HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH) 31
2.1 Giải thích khái niệm 32
2.1.1 Nghi lễ 32
2.1.2 Định nghĩa tiền duyên 33
2.2 Bước đầu mô tả về nghi lễ cắt giải tiền duyên ở Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định 34
2.2.1 Giới thiệu về nghi lễ cắt giải tiền duyên 34
2.2.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do thầy pháp sư thực hiện 41
2.2.3 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do đồng thầy Đạo Mẫu thực hiện 44
Chương 3: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TỪ CÁI NHÌN CỦA NHỮNG NGƯỜI TRONG 50
3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên dưới cái nhìn của người đồng thầy 50
3.1.1 Con đường dẫn đến vai trò đồng thầy 50
Trang 33.1.2 Tâm tư, nguyện vọng sau khi tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên
của đồng thầy N 56
3.2 Nguyên nhân tiến hành nghi lễ cùng tâm tư, nguyện vọng của người đi làm lễ 60
3.2.1 Nhân vật thứ nhất 61
3.2.2 Nhân vật thứ hai 67
3.2.3 Nhân vật thứ ba 72
3.3 Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên 77 3.3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được nhìn dưới góc độ một hiện tượng văn hóa xã hội 78
3.3.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được làm xuất phát từ niềm tin tôn giáo của con người 81
3.3.3 Những tác động của nghi lễ cắt giải tiền duyên với xã hội Việt Nam hiện nay 84
PHẦN KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC ẢNH 98
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng dân gian của người Việt và một số dân tộc khác có tục thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ mà ngày nay chúng ta gọi là Đạo Mẫu đang đóng một vai trò và vị trí quan trọng Khi nhắc đến Đạo Mẫu, chúng ta hẳn sẽ nghĩ đến nghi lễ hầu đồng, đây được coi là một nghi lễ tiêu biểu, đặc trưng nhất của tôn giáo này Nhưng rất thiếu xót khi tìm hiểu về Đạo Mẫu mà chúng ta không nhắc đến một vài nghi lễ nhỏ khác như: nghi lễ trả nợ tào quan, trình đồng tiễn căn, cắt giải tiền duyên… Những nghi lễ trên tuy không được nhắc nhiều đến nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng bởi khi tìm hiểu về ý nghĩa của từng nghi lễ này chúng
ta sẽ thấy chức năng của nó chính là giải quyết từng vấn đề trong cuộc sống con người
Do nhận thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu là một sinh hoạt tín ngưỡng của một số ít cá nhân trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên lại đóng một vai trò nhất định về mặt tinh thần và trong chừng mực nào đó là chất kết dính quan trọng
của hệ thống nghi lễ Tứ Phủ bởi vậy chúng tôi đã chọn vấn đề tìm hiểu về Nghi lễ
cắt giải tiền duyên trong lên đồng của Đạo Mẫu ở Việt Nam (Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định) làm đề
tài nghiên cứu của luận văn của mình
2 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Nghi lễ cắt giải tiền duyên được diễn ra trong buổi hầu đồng của Đạo Mẫu Nghi lễ được tiến hành với mục đích là dứt bỏ liên hệ về nhân duyên kiếp trước của con người, làm cho họ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong kiếp sống này Do vậy khi nghiên cứu về nghi lễ này chúng ta phải đặt nó trong ý nghĩa chung của Đạo Mẫu thì mới hiểu cụ thể được
Khi con người tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên sẽ được coi là một phương pháp trị liệu tích cực giúp họ có niềm tin vào cuộc sống Đối tượng của nghi lễ này là người phụ nữ - một nhân tố bảo tồn các giá trị văn hóa, và hiện nay nghi lễ này đang được thực hiện khá phổ biến ở cả nông thôn và thành thị Điều này
Trang 5đã tạo ra những mặt tích cực và tiêu cực luôn đi kèm với nhau do đó việc tìm hiểu
về nghi lễ này là một việc nên làm Cho nên chúng tôi nghĩ rằng đề tài này mang tính thiết thực và cần được quan tâm nghiên cứu hơn nữa
3 Đối tượng nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, tư liệu tham khảo
Đối tượng mà chúng tôi đề cập đến trong luận văn của mình gồm các nhân vật: đồng thầy – người trực tiếp tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên, và những người phụ nữ đi làm lễ cắt giải tiền duyên Chúng tôi nghiên cứu và đề cập đến các nhân vật này dưới góc độ tiểu sử, lý do họ làm nghi lễ, tâm tư tình cảm của họ trước và sau khi đã tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên Bên cạnh đó chúng tôi cũng miêu tả về phương thức tiến hành của nghi lễ cắt giải tiền duyên
Vấn đề tìm hiểu về các nghi lễ của Đạo Mẫu đã được đề cập đến trong một
số nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước Trong đó có nhiều công trình khoa học, tác phẩm viết đầy đủ, chi tiết về nghi lễ lên đồng, hầu bóng của tín
ngưỡng thờ Mẫu Trước cách mạng có Việc thờ cúng các vị thần bất tử ở Việt
Nam xuất bản năm 1944 bằng tiếng Pháp của tác giả Nguyễn Văn Huyên Những năm gần đây, bắt đầu từ năm 1990, khi tín ngưỡng thờ Mẫu gần như được phục hưng trỗi dậy, thì vấn đề này được các nhà học giả Việt Nam chú ý xem xét như vấn đề văn hóa Nhiều công trình ra đời liên quan đến vấn đề này, đáng chú ý là
cuốn Vân Cát thần nữ của GS Vũ Ngọc Khánh xuất bản năm 1990 và cuốn Tứ bất
tử của GS Vũ Ngọc Khánh, GS.TS Ngô Đức Thịnh xuất bản năm 1991 Ngoài ra
còn có các tài liệu khảo sát về Các nữ thần ở Việt Nam của Mai Thị Ngọc Chúc và
Đỗ Thị Hảo bước đầu đã tích hợp thần tích, công trạng, ngọc phả của 75 vị nữ thần
ở Việt Nam Bên cạnh đó tài liệu của tác giả Đặng Văn Lung về Tam tòa Thánh
Mẫu xuất bản năm 1991, các công trình chuyên khảo về đạo Mẫu như Hát Văn, Đạo Mẫu ở Việt Nam do GS.TS Ngô Đức Thịnh chủ biên xuất bản năm 1996,
cuốn sách Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Trung Bộ do tác giả Nguyễn Văn Thông chủ
biên năm 2002 Đặc biệt hơn cả là các bài tham luận của học giả trong, ngoài nước
về tục thờ Mẫu Việt Nam trong hội thảo “Tín ngưỡng thờ Mẫu và Lễ hội Phủ Dầy”
tổ chức tại Hà Nội từ 30/3 đến 2/4/2001 được tập hợp đầy đủ trong cuốn Đạo Mẫu
Trang 6và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á do GS.TS
Ngô Đức Thịnh chủ biên
Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên, Đạo Mẫu đã được tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau một cách đầy đủ và tương đối toàn vẹn Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về những nghi lễ nhỏ của Đạo Mẫu nói chung trong đó có nghi lễ cắt giải tiền duyên nói riêng để thấy đó là một đối tượng ngày nay đang diễn ra hết sức sôi động và nảy sinh nhiều vấn đề Cho nên, trong luận
văn của mình chúng tôi đi vào vấn đề chuyên biệt là Nghi lễ cắt giải tiền duyên
trong lên đồng của Đạo Mẫu ở Việt Nam (Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dầy –
Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định)
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chúng tôi sử dụng chủ yếu là tiếp cận đối tượng bằng phương pháp điền dã dân tộc học nhằm tiếp xúc trực tiếp với các ông, bà đồng và người đi làm lễ cắt giải tiền duyên Bên cạnh đó, chúng tôi còn phải tìm hiểu, cập nhật các tài liệu, văn bản để hiểu rõ hơn về Đạo Mẫu, sử dụng các băng hình, ảnh chụp để làm cơ sở đánh giá, nhận xét về các bước thực hành nghi lễ Từ những điều đã tìm hiểu được bằng phương pháp so sánh, miêu tả, chúng tôi đưa ra các nhận xét để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề cần tìm hiểu Đây là những phương
pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu của mình
5 Đóng góp của luận văn
Vấn đề chúng tôi tìm hiểu trong luận văn của mình tuy không mới mẻ lại ở một góc độ rất nhỏ nhưng điều mà chúng tôi muốn truyền tải đến giúp người đọc
có thể hình dung cụ thể nghi lễ cắt giải tiền duyên qua tâm tư, tình cảm của chính những người trong cuộc Có như vậy chúng ta mới hiểu được ý nghĩa của nghi lễ tôn giáo có tích cực và tiêu cực như thế nào trong đời sống con người hiện nay Từ đây chúng tôi mong muốn sẽ góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam
6 Bố cục luận văn
Trang 7Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tư liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Đạo Mẫu, nghi lễ lên đồng và về Phủ Dầy
Chương 2: Nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu ở Việt Nam (Qua khảo cứu thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định)
Chương 3: Nghi lễ cắt giải tiền duyên từ cái nhìn của những người trong
cuộc
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU, NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ VỀ
PHỦ DẦY
1.1 Tổng quan về Đạo Mẫu
Tục thờ nữ thần và thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trên thế giới Đây là hiện tượng tín ngưỡng tâm linh, đặc trưng của tín ngưỡng này là coi trọng phụ nữ, coi trọng đời sống nông nghiệp
Như vậy truyền thống thờ nữ thần, thờ Mẫu ở Việt Nam thuộc phạm trù của
khái niệm Nguyên lý Mẹ của nền văn hóa Việt Nam 1
, thuộc mẫu hình của Nguyên
lý Mẹ Đối với Việt Nam, cũng như cái nét chung của loài người, kết thúc Mẫu hệ
là bước vào thời kỳ của Phụ hệ Nhưng ngay cả khi làm ra chiếc trống đồng, trong văn hóa Đông Sơn, người phụ nữ cũng là người đánh đầu tiên Vậy sức mạnh của giới nữ, các vị nữ thần nằm ở đâu, mà trong văn hóa Việt Nam hiện tượng này là phổ biến, và tín ngưỡng thờ nữ thần có khắp mọi nơi, và tín ngưỡng Mẫu là nét đặc trưng rất riêng, mà trong đó nổi bật là thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ Thậm chí nét
riêng biệt đặc biệt đó mà có nhiều người gọi đó là Đạo Mẫu 2
1
Đây là khái niệm được GS Trần Quốc Vượng phát biểu trong một bài viết của cuốn sách Văn hóa Việt Nam tìm tòi
và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, Trang 467-472 Trong cuốn sách này, GS đã đặt câu hỏi về Nguyên lý
Mẹ “Thế cho nên tôi nghĩ là nền văn hóa truyền thống Việt Nam đã từng có NGUYÊN LÝ MẸ ” (trang 472) Trong cuốn sách này, GS tìm hiểu và đưa dẫn chứng về quan điểm này, trong lịch sử và vai trò của người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam Cuối bài viết GS, có nhấn mạnh đến 3 câu hỏi về Nguyên lý Mẹ : 1 Vì sao dân gian nói “nhất vợ nhì giời” còn Nho giáo lại là “Vua-quan-dân”, như vậy Vua – con trời chỉ ở thứ ba 2 Kiểu từ ngữ bắt đầu bằng tiếng
“cái”, tức là gọi Mẹ, hay cái gì to tát – sông cái, ngón tay cái, đường cái, cột cái…3 Câu thành ngữ “Giàu con út, khó con út” là tại sao ? vì Nam Trung Bộ tài sản của bố mẹ, thuộc về con gái út
2
Có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về tín ngưỡng Mẫu, trong đó GS Ngô Đức Thịnh cho rằng, việc thờ các Mẫu là
Đạo Mẫu, xin xem Ngô Đức Thịnh, Đạo Mẫu ở Việt Nam, NXB VHTT, Hà Nội, 1996
Trang 8Việt Nam ngoài việc thờ mẫu tự nhiên như Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) là bốn lực lượng tạo ra hạt mưa và Tứ phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa) là bốn miền tạo dựng lên vũ trụ sáng tạo ra bầu trời, mặt đất, rừng, biển còn có các Mẫu nhân thần Hiện tượng đặc biệt trong các vị mẫu phải kể đến Mẫu Liễu Hạnh, bà là vị Mẫu trung tâm của các
vị Mẫu, là vị chủ Mẫu
Đạo Mẫu với hình tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ từ địa đầu Tổ quốc đến Đèo Ngang và từ địa danh này trở vào Nam nó biến đổi kết hợp với tục thờ nữ thần của dân tộc Chăm trở thành một hình thái mới Miền Trung thờ Thánh mẫu Thiên Yana cùng Bà Đen là hai chị em họ của Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở miền Bắc Các vị Thánh Mẫu này cũng có thánh tích giống như Thánh Mẫu Liễu Hạnh với việc lập gia đình, sinh con, có công trạng với nhân dân Ngoài ra ở Nam Bộ còn có tục thờ Bà Chúa Xứ, Bà Thủy, Bà Hỏa… là những vị thần nữ có quyền phép phù trợ cho đời sống hàng ngày của cư dân nơi đây
Khi tìm hiểu về Đạo Mẫu chúng ta có cảm nhận rằng các vị thần linh trong Tam Phủ và Tứ Phủ được sắp xếp giống như mô hình một triều đình nơi trần thế Khi gạt bỏ những sai khác có tính địa phương, chắt lọc những cái chung chúng ta
có thể đưa ra một hệ thống điện thần Đạo Mẫu như sau[36, tr 22]:
- Ngũ vị Hoàng tử (gọi theo từ Đệ nhất đến Đệ ngũ)
- Thập nhị Vương cô (gọi theo thứ tự từ 1 đến 12)
- Thập nhị Vương cậu ( gọi theo thứ tự từ 1 đến 12)
- Quan ngũ Hổ
Trang 9- Ông Lốt
Trong điện thờ Mẫu, hệ thống thần linh cũng được chia ra làm các phủ riêng biệt Và mỗi phủ đó đại diện cho một miền khác nhau của vũ trụ Trong Đạo Mẫu hiện nay tồn tại quan niệm Tam Phủ và Tứ Phủ Tứ Phủ là gồm ba phủ trong Tam Phủ (Thiên, Địa, Thoải) và có thêm Phủ Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) Ngoài ra còn
có các địa điểm thờ Mẫu Liễu Hạnh lớn được gọi là Phủ như Phủ Giầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội) là xuất phát từ sự mô phỏng của dân gian theo cách định danh cung vua, phủ chúa thời vua Lê, chúa Trịnh Trong tín ngưỡng thờ Mẫu còn có một phủ hay được nhắc đến đó là Phủ Trần Triều
Đứng ở phương diện điện thần, Đức Thánh Trần được coi là vị thánh Tứ Phủ Tuy nhiên về hàng bậc cũng như phủ của Ông trong Tứ Phủ lại không dễ xác định Ông không thuộc dòng tiên thánh mà thuộc dòng nhân thần được quy về dòng Long Vương Bát Hải Đại Vương nên được đặt riêng ra thành một phủ Nhân thần, phủ Trần Triều
Tóm lại hệ thống thần linh trong Đạo Mẫu bao gồm cả thiên thần và nhân thần đều là các vị thần linh có nguồn gốc tiên thánh Còn ở tầm vi mô, Tứ phủ lại
mô phỏng như một gia tộc, theo quan niệm truyền thống “nhân thân tiểu thiên
địa” Hơn thế nữa đó là một gia tộc đã được cung đình hóa qua cách thức bài trí, hệ
thống xưng hô, trang phục…
1.2 Nghi lễ lên đồng của Đạo Mẫu
Hầu đồng là nghi lễ chính của thờ Mẫu Tứ phủ cũng như một số dạng thờ Mẫu khác Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tứ phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng là sự tái hiện lại hình ảnh các vị thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo Mẫu
Hầu đồng thường diễn ra vào nhiều dịp trong một năm Với các đồng thầy ngoài việc đảm bảo lễ trong các tiệc trên họ có thể tiến hành hầu đồng quanh năm Trong lễ hầu đó họ kết hợp hình thức lên đồng với các nghi lễ cắt giải tiền duyên,
di cung hoán số, trình đồng tiễn căn… cho người có căn cao số nặng Các bước chuẩn bị cho những nghi lễ này dựa trên nền tảng của nghi lễ hầu đồng
Trang 10Mục đích của chúng tôi khi mô tả lại chi tiết nghi lễ hầu đồng nhằm cho người đọc có cái nhìn sơ lược về nghi thức này Nhưng nghi lễ hầu đồng chỉ là nền tảng căn bản để người hầu thông qua đó thực hiện những nghi lễ riêng như trình đồng, khai căn mở phủ, di cung hoán số, cắt giải tiền duyên Và trong nghi lễ hầu đồng này chúng ta cũng cần phải biết về hầu đồng của thanh đồng, của đồng thầy
có sự khác biệt nhau Trước khi hầu, ông đồng hay bà đồng thông qua người chủ đền phải làm lễ chúng sinh và lễ thánh Cúng xong người ta đốt vàng mã cho chúng sinh và các Thánh Tứ Phủ rồi rắc quanh chùa hay đền
Theo trật tự thời gian có thể phân một buổi hầu đồng của đồng thầy khi làm các nghi lễ kèm theo như:cắt giải tiền duyên, di cung hoán số… thành các bước: thánh giáng, thay lễ phục thắp hương làm phép, múa đồng, làm nghi lễ, ban lộc và nghe văn chầu, thánh thăng Có hai hình thức thánh giáng: giáng trùm khăn (gọi là hầu tráng mạn) và giáng mở khăn Các giá thánh mẫu đều theo hình thức trùm khăn (tráng mạn) Hình thức hầu mở khăn, tức thánh nhập thực sự và xuất hiện trước mặt mọi người là hình thức hầu dành cho hầu hết các Thánh từ Quan trở xuống Khi thánh đã nhập, ông đồng hay bà đồng dùng tay ra hiệu (thánh nam nhập thì ra hiệu bàng tay trái, thánh nữ nhập thì ra hiệu bằng tay phải) và tung khăn phủ diện Lúc này hai người hầu dâng giúp người hầu đồng thay lễ phục cho phù hợp với vị trí và tính cách từng người[36, tr 53]
Sau khi thay đổi lễ phục, ông đồng hay bà đồng làm lễ dâng hương Đó là nghi thức không thể thiếu được của bất cứ sự hiện diện nào của các vị thánh Sự nhập hồn và tái sinh của thánh vào cơ thể các ông đồng, bà đồng được biểu hiện sống động bằng các động tác múa Trong quá trình này người đồng thầy mang bóng thánh sẽ tiến hành các nghi lễ như cắt giải tiền duyên hoặc trình đồng tiễn căn theo quyền năng của mình Đây chính là điểm khác biệt cơ bản về hầu đồng của đồng thầy so với thanh đồng Sau đó, thánh tiến hành nghi lễ dâng rượu và phát lộc cho người dự hầu
Tùy theo từng vị thánh hay sở thích của từng ông đồng, bà đồng mà việc truyền phán, phát lộc nhanh hay lâu rồi sau đó thánh thăng Dấu hiệu thánh thăng
Trang 11thường là lúc ông đồng, bà đồng ngồi yên, khẽ rùng mình, hai tay bắt chéo trước trán hay che quạt lên đỉnh đầu… thì lúc đó người hầu dâng phải nhanh chóng phủ khăn lên đầu ông/ bà đồng, những người cung văn tấu nhạc và hát điệu thánh xe giá hồi cung Cũng từ đó ông đồng và bà đồng lại chuẩn bị nhập đồng vị thánh khác
Nghi lễ lên đồng trong Đạo Mẫu là một hình thức tôn giáo mang tính bản địa sâu sắc bộc lộ được quan niệm của người nông dân Việt Nam về thế giới thần thánh
1.3 Giới thiệu về Phủ Dầy
1.3.1 Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản
Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng Là một huyện của tỉnh Nam Định, Vụ Bản cách thành phố Nam Định 15km về phía Tây Nam Huyện
có 17 xã, 1 thị trấn Diện tích tự nhiên là 14766 ha, dân số là 12700 người Theo
GS.TS Ngô Đức Thịnh: huyện Vụ Bản với hơn chục làng có tên “kẻ” xuất hiện vào
đầu thời Vua Hùng nằm rải rác ở vùng đất ven chân núi hoặc bãi cao, trong đó có
Kẻ Dầy, Kẻ Báng thuộc xã Kim Thái, Kẻ Đội thuộc xã Cộng Hòa Kẻ Dầy sau có tên là An Thái nay là Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái Xã An Thái vẫn còn 4 giáp cũ Năm Tự Đức thứ 14 (1861) xã An Thái đổi tên thành xã Tiên Hương Như vậy Tiên Hương và An Thái đều có chung một cội nguồn là làng Kẻ Dầy xã An Thái
Đến năm 1947 xã Kim Thái được thành lập gồm 3 thôn là Tiên Hương, Vân Cát và Báng Già Theo truyền thuyết, thần tích và những sáng tác dựa trên cơ sở chuyện kể dân gian thì Mẫu Liều Hạnh là một nhân vật vừa lịch sử, vừa hư vừa thực, vừa là nhân thần đồng thời là thiên thần, là tiên cũng là phật thánh
1.3.2 Lịch sử phát triển của Phủ Dầy
Phủ Dầy là tên gọi chung cho một quần thể các di tích kiến trúc tôn giáo ở
xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Ở đây không có một di tích đơn lẻ nào được gọi là Phủ Dầy Theo văn bia, sắc phong và những tài liệu cổ còn lưu giữ, Phủ Dầy được xây dựng vào thời Lê Cảnh Trị (1663 - 1671)
Trang 12Di tích Phủ Dầy gắn liền với sự tích Mẫu Liễu Hạnh Ngoài việc thờ Mẫu, từ
xa xưa ở đây đã có nhiều đền thờ được xây dựng để thờ các danh nhân, những nhân vật lịch sử, những người có công với đất nước, quê hương và được tôn là Thành hoàng làng Nhưng hiện nay các di tích và phủ trên đều trở thành nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh cùng hệ thống thần linh Tam phủ, Tứ phủ
Ngày nay Phủ Dầy có hai phủ lớn là Phủ Tiên Hương và Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu Ngoài ra bao quanh hai phủ là hệ thống các đền, miếu Theo các cụ già trong làng, cách đây 100 năm tại mỗi thôn có một phủ nhỏ hàng năm mở phủ từ 2 – 3 ngày và số lượng người tham gia cũng không ít
Phủ Vân Cát được viên tổng đốc Nam Định là Cao Xuân Dục đứng ra xây dựng từ một ngôi đền nhỏ, xây dựng thành một phủ bề thế Phủ Tiên Hương xây dựng sau Phủ Vân Cát nên quy mô còn to lớn và cao đẹp hơn Phủ Vân Cát do tổng đốc Nam Định là Đoàn Triển đứng ra giúp người thôn Tiên Hương xây dựng Năm
1938, lăng Mẫu được xây bằng đá xanh và đá đỏ trên ngôi miếu đã gây một tiếng vang lớn cho làng Tiên Hương Từ đó khách thập phương đến lễ phủ chính và lăng Mẫu rất nhiều[48, tr 74]
Chương 2: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN CỦA ĐẠO MẪU Ở VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY – XÃ KIM THÁI -
HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH)
2.1 Giải thích khái niệm
2.1.1 Nghi lễ
Theo “Từ điển Tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt” của Rosemary Ellen
nghi lễ (Ritual) có nghĩa chỉ một hành động lễ nghi, nhất là mang mục đích tôn giáo hay thiêng liêng Nghi lễ được hiểu là nghi thức khi hành lễ, hội đủ các yếu tố mang tính văn hóa tâm linh
Yếu tố nghi lễ bao gồm sự đọc nhẩm, niệm thần chú ca hát, cầu nguyện và khẩn cầu, nhảy múa cử động hay tư thế, trang phục hay quần áo đặc biệt, nhang, khói, đèn cầy và lửa, đồ cúng tế hay hiến tế, thức ăn, thức uống (hay trái lại ăn chay), tẩy uế, sử dụng đồ vật, thánh tích, dụng cụ, hình ảnh và biểu tượng thần
Trang 13thánh Những yếu tố này tạo thành sự thay đổi tâm lý và cơ thể với mục đích giúp đạt được mục đích của nghi lễ Điều quan trọng là tất cả yếu tố của nghi lễ phải được cử hành đúng để đảm bảo sự thành công [12, tr 509]
2.1.2 Định nghĩa tiền duyên
Duyên: Có nghĩa là chỉ mối liên lạc từ kiếp trước lưu lại kiếp sau giữa đôi tình nhân hay giữa hai người bạn[1, tr 195] Duyên còn chỉ sự hòa hợp nhau như
vợ chồng gặp nhau hay vua tôi hội ngộ
Tiền: có nghĩa là trước, đi đến trước
Theo như Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh chỉ chung thì “tiền duyên”
nghĩa là có duyên với nhau từ kiếp trước[1, tr 202]
2.2 Bước đầu mô tả về nghi lễ cắt giải tiền duyên ở Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định
2.2.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên
Theo Tiến sĩ Nguyễn Phúc Giác Hải, từ xưa người ta quan niệm những người khó lấy vợ hoặc lấy chồng là do có người âm quá yêu quý, không cho lấy ai,
mà phần nhiều là phụ nữ bị điều này Khi đó, người ta phải đi cắt mối tiền duyên với người âm để họ không theo nữa rồi mới lấy được chồng, vợ Trong các tôn giáo trên thế giới, vấn đề giải thoát cho con người khỏi những điều ám ảnh của
kiếp trước cũng được đặt ra, và trong Đạo Mẫu nghi lễ đó được gọi dưới tên là “cắt
giải tiền duyên”
Nghi lễ này cũng thể hiện cho tư tưởng của Đạo Mẫu là được sống hạnh phúc vẹn toàn trong kiếp này chứ không giống như tư tưởng của Đạo Phật hay bất
cứ tôn giáo nào là phải đợi đến kiếp sau Nghi lễ cắt giải tiền duyên được tiến hành trong những buổi hầu đồng lớn có sự góp mặt của các bóng, các giá và vị thánh được chỉ định làm việc này là Quan Lớn Tuần Tranh Quan Lớn Tuần Tranh còn gọi là Quan Đệ Ngũ, Quan Tuần là vị tôn quan thứ 5 trong Ngũ vị Tôn quan (Ngũ
vị vương quan, ngũ vị tôn ông) trong Đạo Mẫu, Tam phủ, Tứ phủ, sau hàng Tam
vị Thánh mẫu Vai trò Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh là Thanh tra, giám sát nhân gian, trừ tà sát quỷ