2.2.1.1. Chính sách đào tạo
Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo đã được Đai hội VII xem là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều đề án, chính sách nhằm hiện thực hóa kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Những chính sách đào tạo đó, được khái quát hóa:
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu mới của hệ thống giáo dục
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu những vấn đề khoa học phục vụ sự nghiệp giáo dục
- Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Cụ thể, trong Nghị quyết số 05-NQ/HNTW và trong mục 2/chương IV/Luật giáo dục 2005 đã quy định những chính sách ưu đãi cho HS SV, GV về chính sách trợ cấp giáo dục, miễn giảm học phí, học bổng khuyến khích, sinh viên ngành sư phạm được miễn học phí.
Thực hiện Nghị quyết số 35/2009/QH12 của Quốc hội về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015, Chính phủ đã có Nghị định số 49, tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đổi mới công tác quản lý tài chính nhằm huy động nhiều nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo, từng bước điều chỉnh kế hoạch thu, chi góp phần điều chỉnh quy mô, gắn phát triển quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo.
Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 1310/QĐ- TTG ngày 21/8/2009 điều chỉnh khung học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010 và Quyết định số 1344/QĐ-TTg ngày 26/8/2009 về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.
Việc mức học phí được điều chỉnh tăng thêm, cùng với việc tăng cường giám sát thực hiện thu, chi đã tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tăng thêm nguồn thu, đồng thời giúp nhà trường quản lý chặt chẽ việc thu, chi, tập trung
đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, phần nào cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên nhà trường.
Bên cạnh đó, với các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đã tạo điều kiện cho con em các gia đình nghèo, con em các dân tộc, con em thuộc các vùng đặc biệt khó khăn đã được vào học ở các trường đại học, cao đẳng. Theo báo cáo của các cơ sở đào tạo, năm học 2009- 2010 toàn ngành đã cấp 2.161tỷ đồng miễn, giảm học phí và hỗ trợ học tập cho các sinh viên thuộc diện chính sách theo Nghị định số 49 của Chính phủ.
Từ ngày 26/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tăng mức cho vay ưu đãi từ 800.000 đ/sinh viên/tháng lên 860.000đ/sinh viên/tháng. Với số tiền 860.000 nghìn đồng/tháng hỗ trợ từ chương trình tín dụng đã giúp cho sinh viên khó khăn về kinh tế yên tâm học tập, đồng thời hỗ trợ cho các trường bảo đảm tốt công tác giảng dạy. Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này, có nhiều sinh viên đang trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế khó khăn vượt qua được nguy cơ phải bỏ học.
2.2.1.2. Công tác hướng nghiệp
Hiện nay, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu xã hội về nhân lực chất lượng cao (đặc biệt là các ngành kinh tế, tài chính, khoa học, cơ khí kĩ thuật cao…), các trường CĐ, ĐH đều cố gắng xây dựng các chuơng trình huớng nghiệp cho các sinh viên. Chương trình hướng nghiệp này được tiếp nối từ chuơng trình hướng nghiệp ở cấp phổ thông.
Tuy nhiên, chương trình hướng nghiệp này lại tùy thuộc vào sự nhanh nhạy và năng động của mỗi truờng, từ đó đưa ra cách thức và hệ thống hướng nghiệp riêng cho HSSV của trường mình. Hệ thống định hướng mang tầm vĩ mô của Nhà nước, từ quan điểm đến phương thức còn thiếu và yếu, thiếu tính thống nhất xuyên suốt để mang lại hiệu quả cao. Một số trường thường xuyên có liên kết với các doanh nghiệp để giới thiệu, tạo cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên; nhưng đây chỉ là thiểu số.
2.2.2.Nguồn lực đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực 2.2.2.1. Về ngân sách đầu tư cho giáo dục
Năm 2010, Đảng và Nhà nước có chính sách đầu tư mạnh cho giáo dục, dành một phần lớn trong ngân sách (17,. 81%) cho giáo dục. Tỷ trọng này là khá lớn so với các chức năng khác như y tế (5,. 71%), quốc phòng (8,. 4%), lương hưu và đảm bảo xã hội (12,. 1%) và đầu tư xây dựng cơ bản (24,. 9%).
BẢNG 11. Ngân sách dành cho giáo dục năm 2001-2010
Năm Ngân sách dành cho GD NSNN Tỷ trọng trong NSNN Tăng 2001 15.609 2010 104.775 588.210 17,. 81 571%
Nguồn: Báo cáo thu chi NS - Bộ Tài chính
Mười năm đầu tiên cả thiên niên kỉ đã chứng kiến mức đầu tư nhảy vọt của Ngân sách nhà nuớc dành cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Cụ thể Chi ngân sách nhà nước năm 2010 cho giáo dục (104. 775 nghìn VNĐ) đã gấp hơn 6,9 so với hồi năm 2001. Sự gia tăng nhanh chóng này tỉ lệ với sự phát triển vượt bậc của kinh tế Việt Nam, GDP tăng đều trong 10 năm qua, Tổng chi ngân sách cũng tăng 5 lần. Mặc dù vậy, nhân tố quan trọng nhất là sự biến chuyển mạnh trong quan điểm về giáo dục của Nhà nước, đã đưa tỉ trọng của chi giáo dục – đào tạo trong NSNN từ 12,. 9% (năm 2001) lên 17,. 81%.
Tỷ lệ chi ngân sách cho GD so với GDP của Việt Nam là tương đối cao so với nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu của World Bank, chi ngân sách cho GD của Việt Nam năm 2009 là 5,2% GDP - cao hơn so với hầu hết các nước trong khu vực ASEAN (Malaysia - dưới 5%; Thái Lan - 4%; Indonesia - 3,5%). Nhưng hệ thống GD lại chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và các doanh nghiệp, cả về số lượng và chất lượng.
2.2.2.2. Cơ sở vật chất
BẢNG 12. Cơ sở vật chất dành cho các cấp đào tạo
Số trường Số HSSV Tỷ lệ HS/trường Tỷ lệ trường công lập Đại học 149 1.358.861 9.119 69,. 1 Cao đẳng 227 576.878 2.541 86,. 8 Trung cấp chuyên 282 685.163 2.430 73,. 4
nghiệp
Nguồn: Thống kê giáo dục – Bộ GDDT và tổng cục thống kê năm 2010
Ở bậc đào tạo cao nhất là đại học, tỷ lệ SV/ trường còn rất cao. Điều này dẫn đến một thực trạng rõ nét ở Việt Nam là thiếu cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong một giảng đường, ở gần như tất cả các môn học, có từ 150 – 250 sinh viên cùng lúc lên lớp, thiếu hệ thống làm mát, chiếu sáng, sẽ làm giảm khả năng tiếp thu của sinh viên. Đồng thời hệ thống cơ sở vật chất cho việc tự học (như thư viện), sinh hoạt thường ngày (kí túc xá, nhà ăn) cũng vô cùng thiếu thốn, ngay cả ở những trường đại học hàng đầu Việt Nam ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Về mặt cơ cấu các trường ĐH – CĐ – TNCN, tỷ trọng các trường công lập chiếm từ 70 – 85%. Ngân sách nhà nước hàng năm phải gánh một khoảng tiền khổng lồ để duy trì hoạt động, đồng thời xây dựng phát triển hệ thống trường học này. Chủ trương xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực của các thành phần trong xã hội là một chủ trương mới mẻ và đúng đắn của Đảng và Nhà nước
Nét mới là hiện nay đã xuất hiện hình thức đào tạo nghề tại các doanh nghiệp, hiện cả nước có khoảng 100 cơ sở dạy nghề thuộc dạng này, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có quy mô lớn. Việc hợp tác giữa các bên tham gia lao động đã có sự đổi mới, dù là phục vụ cho các kế hoạch ngắn hạn, có khoảng 40% doanh nghiệp có nhu cầu liên kết với các cơ sở đào tạo nghề. Trong doanh nghiệp có hợp đồng đào tạo với các trường là 37,15, các doanh nghiệp nhận học sinh thực tập là 28, 6%, doanh nghiệp gửi người đến nâng cao kiến thức là 40%. Một số nơi thành lập các trường đại học cho danh nghiệp như FPT, Điện lực…
Chủ trương xã hội hoá dạy nghề các cơ sở dạy nghề nước ta đã phát triển khá, nếu năm 2001 có 325 cơ sở đào tạo nghề (với 70 cơ sở ngoài công lập) thì năm 2005 con số này là 640 (191), năm 2007 là 950 (308), cũng là năm đầu tiên có 7 trường cao đẳng nghề và 26 trường trung cấp nghề ngoài công lập được thành lập. Ứng với thời gian trên, quy mô dạy nghề của hệ thống này tăng từ
995.500 học sinh sinh viên (ngoài công lập là 174.500) lên 1.409.700 (368.930) và 1.696.500 (528.743).
Tuy nhiên, chủ trương xã hội hóa giáo dục chưa được triển khai sâu rộng. Do đó, tỷ trọng các trường khối công lập còn khá cao, điều này là không phù hợp với xu hướng phát triển của của giáo dục và đào tạo thế giới (19/20 trường ĐH hàng đầu thế giới là trường tư thục. Tỷ trọng trường ngoài công lập ở các nước khác thường trên 95%.
Các nguồn vốn đầu tư để xây dựng tăng cường cơ sở vật chất các trường có bước cải thiện đáng kể.
Năm học 2009-2010, việc thực hiện các nguồn vốn đầu tư như: vốn ngân sách, vốn ODA, các nguồn vốn hợp pháp để xây dựng tăng cường cơ sở vật chất các trường đại học đã có bước cải thiện đáng kể. Môi trường và cảnh quan sư phạm ở nhiều trường được cải thiện, tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về quy mô, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
2.2.2.3. Giáo viên BẢNG 13. Tỷ lệ giáo viên các cấp Số Giáo viên Tỷ lệ HS/GV Tỷ lệ trình độ ĐH CĐ Tỷ lệ Tiến sĩ Đại học 45.961 30 41,. 5 14 Cao đẳng 24.597 23 66 2,. 6 Trung cấp chuyên nghiệp 18.085 37 73 2,. 3
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Xét về số lượng, hệ thống đào tạo sau phổ thông ở nước ta có số lượng giáo viên khá dồi dào. Trung bình có từ 25-40 HSSV/ Giáo viên. Nguồn lực giáo viên này khá phong phú, được đào tạo trong và ngoài nước. Những sinh viên ưu tú sau khi tốt nghiệp, nhận được những ưu tiên, chính sách đãi ngộ để ở lại trường làm giảng viên. Những giảng viên đã có một thời gian công tác giảng dạy cũng được khuyến khích, tạo điều kiện tu nghiệp ở trong và ngoài nước. Sau đó tiếp tục quay về tham gia giảng dạy.
Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm là tỷ lệ giáo viên có trình độ Đại học, cao đẳng (tức là, tương đương với các sinh viên của mình sau khi ra trường) còn rất cao. Những con số trong bảng số liệu trên đã cho thấy, gần một nửa số giảng viên ở Đại học chỉ có bằng Cử nhân/ Kĩ sư.
Lực lượng giáo viên chất lượng cao vừa thiếu lại vừa yếu.
Số lượng giáo viên dạy nghề nước ta hiện tại rất mỏng chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. So tỷ lệ giáo viên trên học viên trước đây là 1/25 thì năm 2008 thiếu 4 ngàn người, nếu theo tỷ lệ 1/20 thì dự báo niên khoá 2009-2010 sẽ thiếu 9 ngàn người, chưa kể là trình độ tay nghề của giáo viên là yếu kém và phương tiện giảng dạy lạc hậu càng không theo kịp nhu cầu đổi mới của xã hội.
Chưa tập hợp và phát huy được trí tuệ tập thể của đội ngũ cán bộ, giảng viên cho sự phát triển của trường, chưa tạo động lực để cán bộ, giảng viên và sinh viên nâng cao trách nhiệm, phát huy sức sáng tạo, xây dựng uy tín của trường. Các tấm gương tiêu biểu trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong trường, trong khoa chưa được biểu dương kịp thời để nhân rộng.
2.2.2.4. Chương trình đào tạo
Hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu và trình độ của người học.
Hệ thống chương trình, giáo trình giảng dạy đã có sự cập nhật, học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, có nhiều cải tiến phù hợp với nhu cầu của người học và đáp ứng nguồn lực của xã hội trong từng thời kỳ phát triển của đất nước
Triển khai rộng khắp hệ thống đào tạo theo tín chỉ trong giáo dục ĐH-CĐ, giúp sinh viên chủ động tiếp cận kiến thức và khả năng tư duy của bản thân.
Tuy nhiên, đĐào tạo ở bậc CĐ, ĐH, trung cấp chuyên nghiệp còn nặng về tính lí thuyết, thiếu thực hành, chưa thực sự gắn với mục tiêu đào tạo nhân lực theo nhu cầu thực tế của xã hội và doanh nghiệp.
Thiếu sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Khi các DN đưa ra yêu cầu về chuẩn chất lượng đối với nhân lực sẽ giúp nhà trường đào tạo sát với yêu cầu.
2.2.2.5. Tài liệu dạy và học
Hệ thống học liệu ngày càng phong phú, đội ngũ giảng viên đang cố gắng liên tục cập nhật thông tin, đổi mới nội dung, hình thức đào tạo.
Tuy nhiên, trên thực tế, tài liệu, giáo trình chuyên ngành còn thiếu và yếu. Các trường đại học tuy có những đặc thù và nhiệm vụ đào tạo khác nhau, nhưng có trường hợp sử dụng giáo trình tài liệu giống hệt nhau, dẫn đến, sự đào tạo thiếu chuyên sâu, đúng với thực tế yêu cầu đào tạo.
Bộ phận biên soạn và xuất bản thiếu và yếu về cả nhân lực và chất lượng. Đồng thời nạn vi phạm bản quyền cũng khiến bộ phận này thiếu nguồn thu để phát triển.
2.3. Đánh giá tổng kết