hƣớng phát triển
Đối với tổ chức tín dụng
Trước hết đó là khoản sinh lợi từ việc chiết khấu mang lại. Bên nhận chiết khấu có thể tận dụng được nguồn vốn dư thừa của mình để tìm được một khoản lãi vừa phải, trong khi đó vẫn có thể đảm bảo được nhu cầu thanh khoản. Đó là do các GTCG đem đi chiết khấu thường là giấy tờ ngắn hạn và thời gian chiết khấu cũng ngắn. Nếu trong trường hợp bên được chiết khấu không có khả năng thanh toán, thì TCTD vẫn có thể mang GTCG đến tổ chức phát hành để nhận lại tiền khi đến hạn. Nói khác đi, điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng của hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu này khá thấp do có nhiều bên phải lãnh trách nhiệm trả nợ hơn.
Đối với khách hàng
Khi doanh nghiệp xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời thì chiết khấu chính là một kênh cung cấp vốn để giúp việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Do các GTCG không phải là tiền mặt, nên không thể dùng để chi trả trong sản xuất kinh doanh, mà phải đợi khi đến hạn, doanh nghiệp mới có thể thu hồi tiền. Trước tình trạng đó,chiết khấu các GTCG giúp doanh nghiệp giải quyết được khó khăn tạm thời về thời về thanh khoản, giúp công việc sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, mà vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp có thể thu hồi lại GTCG của mình (trong trường hợp chiết khấu có thời hạn).
Bên cạnh đó, chiết khấu giúp gia tăng quan hệ tín dụng thương mại giữa các doanh nghiệp vì với nghiệp vụ chiết khấu, doanh nghiệp sẵn lòng bán chịu hơn, do có thể chiết khấu nhận được tiền trước ngày đáo hạn tờ thương phiếu khi cần tiền. Điều
32 này làm cho quan hệ thương mại ngày càng mở rộng, quay vòng vốn nhanh, linh hoạt, hàng hóa sản xuất nhiều, lợi nhuận càng cao.
Đối với nền kinh tế
Chiết khấu các GTCG tạo thêm sự đa dạng cho các hình thức cấp tín dụng. Điều này làm giúp làm linh hoạt các nguồn vốn trong nền kinh tế, bôi trơn các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa đây là một hình thức cấp tín dụng an toàn cho nền kinh tế, vì khi cấp tín dụng bằng chiết khấu thương phiếu sẽ đảm bảo nguyên tắc hàng - tiền do khi tiền tung ra từ NH thì trong nền kinh tế cũng đã có sẵn một lượng hàng hoá tương ứng đang luân chuyển, do đó giảm thiểu áp lực lạm phát.
Nhận xét:
Cùng với nhu cầu ngày càng cao về vốn để sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động cấp vốn của ngân hàng cũng vì thế mà phát triển hơn trước. So với nghiệp vụ cho vay truyền thống, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD nhanh và đơn giản hơn vì đã có sẵn các chứng từ nhận chiết khấu, giấy tờ có giá làm tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, Việt Nam với thị trường mở cửa, là điểm đến lý tưởng của nhiều ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng trong nước đã và đang mở rộng mạng lưới hoạt động của mình trên khắp đất nước. Theo số liệu của NHNN Việt Nam thì đến ngày 31/12/2011 Việt nam có: 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng chính sách, 4 Ngân hàng liên doanh; 35 Ngân hàng thương mại cổ phần; 50 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 5 NH 100% vốn nước ngoài, 18 Công ty tài chính; 12 Công ty cho thuê tài chính; 915 các tổ chức tín dụng hợp tác. Do đó, có thể thấy hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá sẽ ngày càng được áp dụng rộng rãi hơn nữa.