Chiết khấu, tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG là phương thức mua hẳn hay mua đứt GTCG theo giá chiết khấu, tái chiết khấu do các bên thỏa thuận. Với phương thức này, KH chuyển giao ngay quyền sở hữu GTCG cho TCTD mà không hề cam kết sẽ mua lại chính các GTCG đó sau một thời hạn nhất định kế từ ngày bán. Kể từ thời điểm KH hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu các GTCG đó, TCTD là chủ sở hữu hợp pháp đối với các GTCG và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ GTCG đó.
1 Điều 48, Điều 57 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
2 Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo QĐ số 1325/2004/QĐ-NHNN và Điều 7,8 Quy chế ban hành kèm theo QĐ 63/2006/QĐ-NHNN
26 TCTD sẽ có quyền sở hữu tuyệt đối và trọn vẹn, nghĩa là không hề bị giới hạn về khả năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với GTCG đã mua. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt với phương thức chiết khấu, tái chiết khấu có thời hạn. Khi đến hạn thanh toán, TCTD sẽ xuất trình GTCG để yêu cầu tổ chức phát hành thanh toán.
Khi tiến hành trả tiền cho KH, số tiền mà TCTD sẽ trả bằng mệnh giá ghi trên GTCG trừ đi lãi chiết khấu và các chi phí khác. Lãi chiết khấu sẽ được tính tương ứng với toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG kể từ khi được TCTD chấp nhận chiết khấu cho đến ngày đáo hạn.
Ví dụ: Nhà đầu tư A mua Tín phiếu kho bạc vào ngày 01/01/2011 mệnh giá 100.000 đ, thời hạn một năm, lãi suất 10%/năm, phát hành theo hình thức chiết khấu với giá phát hành là 90.000. Vào 01/06/2011, nhà đầu tư A quyết định đem tín phiếu này chiết khấu tại TCTD B theo phương thức bán hẳn. Kể từ lúc ký hợp đồng chiết khấu, trong thời hạn 6 tháng còn lại, TCTD B có toàn quyền sở hữu, định đoạt và sử dụng đối với tín phiếu kho bạc. Nhà đầu tư A không có quyền mua lại tín phiếu trên.
Phương thức chiết khấu, tái chiết khấu GTCG toàn bộ thời hạn sẽ là sự lựa chọn tối ưu trong trường hợp cả hai bên đều không có nhu cầu mua lại các GTCG đó.