6. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Tục thờ các vị thần tự nhiên
Đây là một tập tục mang đậm dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nó được bắt nguồn từ niềm tin của con người về sự tồn tại của các vị thần tự nhiên và sự phù trợ của họ cho cuộc sống con người. Các vị thần tự nhiên thường được thờ là Bà Trời, bà Đất, Bà Nước - những nữ thần cai quản các hiện tượng tự nhiên, quan trọng nhất, thiết thân nhất đối với cuộc sống của người làm
nông nghiệp lúa nước. Ngoài ra còn có thờ thần Mặt Trời, thờ các bà Mây-Mưa- Sấm-Chớp (vào Việt Nam trở thành hệ thống Tứ Pháp), thờ Thần không gian là Ngũ Phương chi thần (coi sóc trung ương và bốn hướng) và Ngũ Đạo chi thần (trông coi các ngả đường), thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển (12 vị thần, mỗi vị coi sóc một năm theo Tí, Sửu, Dần, Mão,...) hay thờ 12 nữ thần có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở là Mười Hai Bà Mụ. Ngoài ra, trong tục thờ các vị thần tự nhiên của người Việt còn có tục thờ Thực vật (phổ biến nhất là cây Lúa) và thờ Động vật như thờ những con thú dữ (chó sói, hổ, chim ưng, đại bàng... – nếp sống trọng sức mạnh của loại hình văn hóa gỗc du mục) hoặc thờ thú hiền (hươu, nai, trâu, cóc... - nếp sống tình cảm, hiếu hòa của loại hình văn hóa nông nghiệp). Riêng loại hình nông nghiệp lúa nước của ta thì còn thờ một số động vật sống ở nước như: chim, nước, rắn, cá sấu… [36, tr.133 -135]
Qua những phân tích các truyền thuyết bên trên, có thể thấy, tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt tại Tứ trấn Thăng Long mang dấu vết rất rõ nét của việc thờ các vị thần tự nhiên và được lưu dấu lại trong các truyền thuyết.
Thực tế, việc thờ ngựa trắng tại đền Bạch Mã chính là tục thờ thần Mặt trời của người Việt. Mặt Trời được coi như một thần quyền thiêng liêng. Hình ảnh mặt trời rất gần gũi với con người. Mặt trời đã ban cho con người ánh sáng và hơi nóng, ban cho sinh khí nuôi sống muôn loài, từ nhân loại đến cầm thú và cây cỏ. Nói cách khác, Thần Mặt Trời là Đấng Thiêng Liêng tối cao. Chính vì vậy, từ thời xa xưa, thần mặt trời rất được dân gian Việt Nam tôn thờ. Đến thời Hậu Lê, nghi thức giết ngựa trắng tế cáo trời đất ở Việt Nam vẫn còn và được sử sách ghi chép lại: “Ngày 15 tháng giêng Giáp Dần (1434), đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Thiệu Bình năm thứ nhất, vua làm lễ yết miếu… tế cáo trời đất, và thần kỳ
núi to sông lớn, giết ngựa trắng uống máu ăn thề.” [Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, chính biên, quyển thứ 16, trang 843] Hình ảnh mặt trời
trống như một chứng tích của văn hóa cổ đại trong tín ngưỡng thờ Mặt trời của dân tộc Việt Nam.
Song, theo nhà nghiên cứu Lê Trung Vũ thì “biểu tượng ngựa trắng” còn là “ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ” [49, tr.134]. Ấn Độ là một trong những nước sớm có nền văn hoá - văn minh cao và có ảnh hưởng lớn đến tôn giáo nước ta. Đạo Bà La Môn giáo của người Aryen - Ấn Độ cổ - hàng năm có tục giết ngựa trắng lễ thần Mặt trời. Ấn Độ tuy ở phía tây, song văn hoá Ấn Độ đã theo thuyền buôn đến nước ta và vào Thăng Long ở phía đông, trong đó thần mặt trời được biểu hiện bằng ngựa trắng. Đường chạy của ngựa thần cũng là đường chuyển động từ đông sang tây của mặt trời là sự chuyển động của vũ trụ đã thành quy luật. Thần Mặt Trời tiếp thu từ văn hoá Ấn Độ được thờ ở phía đông vừa là nơi giao lưu và hội tụ văn hoá tự nhiên, vừa biểu hiện buổi bình minh rạng rỡ mở đầu ngày mới. Lớp văn hoá ấy, sau được lồng vào tín ngưỡng gốc thờ Thổ công
và nâng thành Thành Hoàng của cả kinh thành.
Đối với truyền thuyết về thần Cao Sơn, có thể thấy, thực chất của huyền thoại về việc thần từng giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh, đầu thế kỷ XVI lại giúp vua Lê dẹp loạn giữ yên ngai vàng là lớp văn hoá muộn phủ lên tín ngưỡng gốc của nhân dân về việc thờ thần Núi rất phổ biến ở miền trung du thuộc xứ Đoài, nơi có núi chủ Tản Viên Ba Vì, được khái quát là Cao Sơn đại vương hay
Tản Viên sơn thánh. Theo Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới: Núi vừa tượng
trưng cho chiều cao, vừa là điểm trung tâm. Với những đặc điểm: cao, thẳng đứng, gần trời, núi tham gia vào biểu tượng của các siêu tại, siêu phàm với tính cách là trung tâm của những hiện tượng hiển linh trong khí quyển và rất nhiều sự tích thần hiện, núi thuộc là biểu tượng của cái bản thể biểu hiện…[11, tr. 699] Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh khi nói về các Sơn thần được thờ là
thành hoàng ở Việt Nam đã lý giải:“Sơn thần nước ta thể hiện thành một hệ
tương đối thống nhất. Đó là hệ Sơn Tinh tức là hệ Tản Viên” [18, tr.107]. Rồi
linh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử ký toàn thư. Đến khi Nguyễn Bính biên
soạn lại thần tích trên cơ sở lời khai của dân địa phương đã xuất hiện nhiều tình tiết khác về hệ Sơn thần. Bên cạnh Tản Viên sơn thánh ở ngôi tối cao, còn có Cao Sơn thống lĩnh tả bộ Sơn thần, Quý Minh thống lĩnh hữu bộ sơn thần. Ba vị Sơn thần này gắn với ba đỉnh núi Ba Vì.
Hiện nay, trên cả một vùng xứ Bắc rộng lớn có rất nhiều núi, thánh Tản Viên đã được thờ ở núi Ba Vì, ngoài ra ở những nơi nào có núi ở xứ Bắc thường có di tích thờ Cao Sơn, Quý Minh. Bên cạnh đó còn có một vệt thờ hai nhân vật này nằm rải rác ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở xứ Bắc, tục thờ Thần núi mang đặc trưng riêng, không còn là một hệ thần núi bao gồm bộ ba Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý Minh, mà chỉ gồm có Cao Sơn, Quý Minh.
Trở lại với việc thờ thần núi, trong tâm thức của người Việt, biểu hiện núi, sông luôn rất rõ ràng, trên những dòng sông hung dữ đã ra đời những vị Thuỷ thần, còn trên những ngọn núi cao hùng vĩ đã xuất hiện các vị Sơn thần. Nhà
nghiên cứu văn hoá Ngô Đức Thịnh trong cuốn Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam đã giải thích tục thờ Sơn thần theo vũ trụ luận nguyên sơ
của phương Đông với các cặp tương sinh tương khắc và đối lập với nhau như Sông – Núi, Đất - Nước… Những cặp đối lập này là môi trường sống quen thuộc của con người, đặc biệt là đối với cư dân nông nghiệp lúa nước ở xứ Bắc, họ sống phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và đất, nước có vai trò vô cùng quan trọng. Trong hệ tư duy huyền thoại của người dân luôn quan niệm vạn vật có linh hồn, chính vì vậy họ luôn cầu mong sự phù hộ của các thần tự nhiên và Sơn thần là một dạng thức đó. [26, tr.62]
Có thể nói rằng, từ lâu trong lòng nhân dân ta đã xem thần Cao Sơn như là một vị thần núi linh thiêng. Khi đất nước thực sự phát triển trong kỷ nguyên độc lập thì thần được rước về kinh thành, lại trấn phía nam là vùng đất trũng hướng về đồng bằng được khai thác và mở rộng. Cần nhấn mạnh rằng, tư duy của người Việt rất coi trọng yếu tố âm dương hài hòa, mọi thứ thường ở thế cân
bằng, và “thường đi theo đôi theo cặp” khiến “khi nói đến đất, núi liền nghĩ ngay đến nước, nói đến cha liền nghĩ ngay tới mẹ” [36, tr.57]. Do đó, có thể xem thần núi là thiếu dương nằm trong miền đất thái âm rộng lớn.
Từ truyền thuyết về đền Voi Phục, ta thấy rất rõ tín ngưỡng thờ thủy thần và thờ đá của người Việt thông qua totem con rắn (giao long, rồng, thuồng luồng) xuất hiện trong motif hóa và qua totem hòn đá gối đầu của Linh Lang Đại Vương ở truyền thuyết này.
Trước hết, nói về totem rắn. Rắn là con vật có đời sống dưới nước, dưới đầm lầy. Rắn cũng là con vật rất gần gũi với đời sống của cư dân nông nghiệp.
Hơn thế nữa, theo cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, rắn “là thần của
nước khởi nguyên, nó là thần của tất cả các loại nước” [11, tr. 764]. Rắn còn có nhiều tên gọi khác là thuồng luồng, giao long, và là một biến thể của rồng [21, tr. 94 – 102]. Trong văn hóa Việt Nam, rắn là biểu tượng đa nghĩa, đa diện. Trong nó luôn đồng hành tồn tại các mặt đối lập như những thuộc tính bản thể tự nhiên nhất. Rắn vừa là “hiện thân cho tâm hồn hạ đẳng, cho cái tăm tối” [11, tr. 762] với tính dữ dằn, hung hãn lại vừa là hiện thân cho cái thiện, cái đẹp, với những biểu hiện nhân tính như: biết trả ơn, có tình có nghĩa. Những mặt đối lập của biêu tượng rắn được thể hiện rất rõ trong các truyền thuyết dân gian như:
Rắn báo oán, Ông Dài ông Cộc hay là sự tích thần sông Kỳ Cùng, Rắn cụt đuôi, Cây đa và cây lội… với hình ảnh con vật hung tợn hoặc ác tâm, chuyên làm hại dân lành, phá phách đời sống của nhân dân, hoặc ở một số truyền thuyết như: Sự tích đầm Mực, Họ Hà và con chim quốc, Bà Khó (thằng nghèo), Sự tích lễ hội Bưa lừa… với hình ảnh con rắn nhân từ, xả thân cứu dân lành, đầy tiết nghĩa.
Từ lâu, ở nước ta, tục thờ rắn – thờ thủy thần đã được duy trì và tồn tại ở nhiều địa phương như một sự đảm bảo cho nền văn minh lúa nước.Người Việt thường lập miếu, đền, đình ở gần nguồn nước như: các bến sông, cửa sông, các suối, khe để thờ rắn như một vị thủy thần. Ngay trên đất Thăng Long, “dấu tích
của rắn thấy khắp mọi nơi: ở Lệ Mật phía Đông, ở Dịch Vọng phía bắc và ở Linh Lang ngay chính giữa kinh đô.
Nhà dân tộc học Hoàng Lương trong bài Tín ngưỡng thờ thuồng luồng của các dân tộc nói tiếng Thái ở Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên cứu tôn giáo số
9/2007 trang 55 đã nhận định rằng: “Trong tín ngưỡng và văn học dân gian của các cư dân nói tiếng Thái ở Việt Nam, hình tượng thuồng luồng (tô ngược) là một biểu tượng tiêu biểu, nổi trội mang tính đặc trưng tộc người”. Cũng trong bài viết này, ông viện dẫn ra những chứng cứ minh chứng rằng, thuồng luồng được xem là thần linh hoặc tổ tiên và là một tín ngưỡng của các tộc người nói tiếng Thái ở Việt Nam. Người Thái ở nhiều vùng (Nghệ An, Sơn La, Bắc Kạn, Tuyên Quang…) coi thuồng luồng là thần nước (phí nặm) và cũng là ông tổ của mình. Họ thường tổ chức các nghi lễ thờ cúng định kỳ (theo mùa, theo năm) và khi xảy ra những sự kiện bất thường (trời hạn hán, đói kém, mất mùa…) [24, tr.55]
Trở lại với tín ngưỡng thờ thủy thần trong truyền thuyết về thần Linh Lang, nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền đã từng nhận định: “Linh Lang vừa mang tư cách là thần chống lụt, vừa là thần chống hạn, là thần nông nghiệp kiêm chức năng hộ quốc. Vì thế, vai trò của ngài rất lớn nên ngài đã được cầu viện tới ở các thời sau. Rất tiếc là nhà Mạc đã không giải quyết được yêu cầu truyền đời của nông dân, mà để cho nhà Lê, Trịnh lợi dụng được vai trò của ngài, góp phần khôi phục nhà Lê.” [64] Qua đó, có thể thấy, thực chất của việc thờ Linh Lang là tín ngưỡng thờ thủy thần rất phổ biến ở xứ Bắc. Tuy nhiên, tại sao lại đem một vị thủy thần làm vị thần trấn Tây thành Thăng Long? Điều đó, có thể giải thích rằng, xứ Bắc là quê hương nhà Lý, vương triều Lý đã rước vị thần sông nước ra kinh thành, giao cho trấn phía tây là vùng đất nhiều gò bãi và hướng về trung du
xứ Đoài, nó cũng như hạt nhân thiếu âm trũng thấp của vùng đồi thiếu dương
rộng lớn. Cũng tuân theo triết lý âm dương này, triều đình Đại Việt xây dựng kinh đô Thăng Long với hướng đi phục hưng văn hoá dân tộc, đã đưa hai thần
Cao Sơn và Linh Lang của vùng đất tổ gồm cả địa bàn trung du xứ Đoài và đồng trũng xứ Bắc, về trấn hai phía nam và tây của kinh thành có địa hình ngược lại. Sự kết hợp giữa hai vị thần ở 2 phía Nam và Tây của kinh thành là sự chuyển hoá, bổ sung âm dương cân bằng lẫn nhau theo quan niệm lưỡng nghi là gốc của sự phát triển. Ngay trong chính đình Kim Liên, sự cân bằng âm dương cũng được thể hiện rõ ràng. Ở hậu cung của đình Kim Liên, ngoài thờ thần Cao Sơn, hai bên cạnh thần còn có hai nữ thần thờ phối hưởng đó là Thủy Tinh đệ tam – Tôn nữ Đông Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh công chúa. Điều này cho thấy phần nào ý thức cân bằng âm dương của người Việt.
Trở lại với tập tục thờ thần núi và thần nước của người Bắc xưa, hay tục thờ thần Cao Sơn và Linh Lang trong tứ trấn Thăng Long hôm nay, có thể nói, đó chính là việc gắn kết Cao Sơn với Linh Lang - gắn kết linh khí của núi và của sông, của đất và của nước để tạo nên hình ảnh cụ thể cho khái niệm Tổ quốc thiêng liêng nhất, đồng thời cũng là việc khai thác văn hoá truyền thống để khẳng định bản sắc dân tộc của mình. Đó là một tập tục có ý nghĩa thật sâu sắc, thiêng liêng.
Ngoài ra, trong truyền thuyết về thần Huyền Thiên Trấn Vũ, có bản kể, khi thần đánh thắng các loại yêu tinh xong thì hóa thành tảng đá. Totem đá trong motif hóa của truyền thuyết này cũng phần nào phản ánh tín ngưỡng thờ đá lâu đời của người Việt đã ảnh hưởng đến quá trình lưu truyền trong dân gian của
truyền thuyết này. Cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới viết: “Ở Việt Nam,
các tảng đá dựng đứng được coi là nơi tọa ngự của các thần bảo vệ. Đó là những tấm chắn chống lại, ngăn lại các ảnh hưởng độc hại” [11, tr.269] Với ý nghĩa đó, tục thờ đá xuất hiện ở rất nhiều nơi trên đất nước ta (VD: ở Cổ Loa - Đông Anh, Hà Nội, đền An Dương Vương có thờ tượng đá Mỵ Châu cụt đầu, ở chùa tổ thờ Man Nương có đá Thạch Quang Phật, ở Thanh Hóa có Hòn Trống – Hòn Mái, Nam Định có lăng thờ thần cốt đá ở xã Nam Giang, Nam Ninh, chùa Hương và
chùa Thầy có hòn đá cầu tự .v.v.). Tín ngưỡng thờ đá cũng xuất hiện trong nhiều truyện kể dân gian các vùng như Bình Định, Ninh Thuận...