Hội đình Kim Liên

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. Hội đình Kim Liên

Nằm ở phía Nam thành phố, đình Kim Liên là di tích còn giữ được nhiều nét cổ truyền nhất trong công tác tổ chức và hoạt động lễ hội so với 3 trấn còn lại của Tứ trấn. Ông Bùi Minh Hoàng, chủ tịch UBND phường Phương Liên, Hà Nội cho chúng tôi được biết: “Những giá trị tinh hoa đẹp đẽ từ nhiều đời để lại

đã được con cháu dân làng Kim Liên bảo lưu và gìn giữ cho đến hôm nay, đồng thời luôn được con cháu tái hiện, phục hồi trong các lễ hội những năm gần đây.” (Tư liệu điền dã ngày 12/3/2012).

Tìm hiểu về lễ hội cổ xưa của làng Kim Liên, chúng tôi đã tham khảo một số thông tin trên trang tin tức điện tử của Ban chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và tìm gặp một số người cao tuổi trong làng để xác nhận thông tin. Theo cụ Bổng, năm nay đã 82 tuổi, một người sống lâu năm ở làng Kim Liên và những tài liệu chúng tôi sưu tầm được thì lịch hội thời xưa như sau:

- Ngày 11/3 âm lịch: dân làng Kim Liên rước kiệu long đình và kiệu ông ra cống Nam Khang (Trường đại học Bách Khoa bây giờ), sau đó, đoàn người đi đò vào đền trong (đền thờ Mẫu ở trên đảo trong công viên Thống Nhất). Đám rước sẽ ở lại sang hôm sau.

- Ngày 12/3 âm lịch: đám rước lấy nước hồ về lễ ở đền ngoài (cũng ở trên đảo), đến chiều, đám rước đi về bằng đò.

- Ngày 14/3 âm lịch: dân làng rước kiệu Bà (kiệu võng) và ngựa trắng xuống đình Phương Liệt (thờ bà Đàm Hoa), đón kiệu bà ở ngã tư Bạch Mai. Trong sắc phong có ghi bà là vợ ngài tên tự là Đàm Hoa, mẹ là Trương Minh Tự.

- Ngày 15/3 âm lịch: là ngày diễn ra phần hội với nhiều trò chơi như: đẩy gậy, đập niêu, chọi chim, cờ người, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước... Hội thi cắt tóc – một hoạt động đặc sắc trong lễ hội truyền thống cổ xưa của đình cũng được tổ chức trong ngày này.

- Ngày 16/3 âm lịch, vốn là ngày sinh của Thần được xem là ngày chính hội. Trong ngày này, sẽ diễn ra các hoạt động tế lễ của các bô lão và đội tế nam, tế nữ, lễ dâng hương của các giáp trạng, lễ dâng cỗ 7 tầng (có năm là thi cỗ)…Đó là những nghi thức truyền thống của lễ hội cổ truyền của đình Kim Liên khi xưa.

Trong các chuyến tham quan, điền dã để viết luận văn này, chúng tôi được Ban Quản lý di tích nhiệt tình cung cấp cho khá nhiều tài liệu. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng, so với truyền thống thì đình Kim Liên còn giữ lại được nhiều nghi lễ cổ truyền như: tiết mục tế nam, dâng hương nữ, múa sênh tiền, múa trống, múa lân, rước kiệu, thi cắt tóc, dâng cỗ 7 tầng... (tất nhiên, những nghi lễ này cũng có một chút thay đổi (ví dụ như hội thi cắt tóc và lễ dâng cỗ 7 tầng - chúng tôi sẽ trình bày sau) nhưng về mặt cơ bản thì vẫn giữ được các tiêu chí và các bước như khi xưa. Về phần hội thì các hoạt động biểu diễn văn hóa văn nghệ trong lễ hội ngày nay đa dạng và phong phú hơn, không chỉ dừng lại ở ca múa hát, đánh cờ mà còn có các trò chơi như: thi đấu bóng bàn, biểu diễn võ thuật, múa quạt .v.v.

Trong các tài liệu được đình Kim Liên cung cấp, chúng tôi chú ý tới một đĩa ghi hình lễ hội làng được tổ chức rất lớn vào ngày 16 tháng 3 âm lịch năm Canh Dần (2010) nhân dịp chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Đây là một lễ hội tái hiện lại khá đầy đủ nhiều nghi thức truyền thống xa xưa, trong đó có phần thi cắt tóc.

Cuốn băng cho biết: Nghề cắt tóc là một nghề truyền thống của làng Kim Liên. Đây là một nghề nằm trong trăm nghề của đất Kẻ Chợ xưa kia. Ở làng Kim Liên khi ấy, nghề cắt tóc được "tôn vinh" như một nghề cao đẹp của làng ven đô thuở bấy giờ. Nghề cắt tóc của làng Kim Liên đến nay đã có tuổi thọ tới hơn 500 năm.

Tuy không có đền thờ ông tổ của nghề, song như thường niên, cứ vào dịp lễ hội, người ta lại tổ chức một cuộc so tài của những đôi tay khéo léo. Trước khi diễn ra cuộc thi, những người tham dự sẽ thực hiện nghi lễ dâng hương để tỏ lòng tri ân ông tổ nghề. Sau đó, các tay thợ trẻ vào cuộc đua tài trước sự "giám sát" kỹ lưỡng và công bằng của một ban giám khảo toàn các bậc cao niên có uy tín và tay nghề trong làng. Trống điểm ba hồi, họ dong gương ghế "vào xới" khoe tài. Từ cách choàng khăn đến cách cầm kéo, khua kéo, những đường cắt

tỉa... và sau cùng là thời gian để hoàn thành một kiểu đầu đều được chấm điểm một cách tỉ mỉ. Trong thời gian 25 phút, các thí sinh phải cắt tóc, cạo mặt xong một đầu, tiêu chuẩn là đẹp, gọn và trong quá trình cắt, người thợ phải biết giao tiếp với khách. Người thắng cuộc không chỉ là người có tay nghề cao, cắt tóc vừa nhanh vừa đẹp mà còn là người thể hiện được những phong thái điệu nghệ của người cầm kéo, thể hiện được tài năng của người cắt tóc qua cả sự hiếu khách cũng như sự đối đãi, nét mặt, mời chào... Những người được giải sẽ được vinh danh và được trao khăn điều.

Hội thi là nơi thể hiện tài nghệ và học hỏi những kỹ năng, tay nghề của các tay kéo. Đằng sau nó là sự vinh danh, ngợi ca nghề cắt tóc, biến nghề kiếm sống bình dị đơn thuần này trở thành một nghề ẩn chứa nhiều nét văn hóa hào hoa của người Tràng An.

Hiện nay, chúng tôi chưa tìm thấy sợi dây liên hệ nào giữa phần thi cắt tóc của lễ hội đình Kim Liên với lễ hội nông nghiệp truyền thống của Việt Nam, tuy nhiên, lễ hội này lại cho thấy rất rõ tính chất “thị” – nét đặc trưng trong lễ hội cổ

truyền Hà Nội. (chúng tôi xin phân tích rõ hơn ở phần Ý nghĩa các lễ hội)

Lễ dâng cỗ 7 tầng của hội đình Kim Liên cũng là một nghi lễ chứa nhiều

độc đáo. Cuốn Lễ hội Thăng Long (NXB Hà Nội, 2001) của Lê Trung Vũ cho

biết: “Một mâm cỗ 7 tầng được xếp theo khuôn gỗ bao quanh, hình vuông. Mỗi cạnh 80cm. Tầng thấp nhất là đế 80cm (đắp bằng xôi). Lên cao hẹp dần (mỗi tầng cao trên dưới 10cm). Trên cùng tầng 7 là tượng người, một nhân vật lịch sử hay văn hóa. Nhìn từ dưới lên thì:Tầng 1 là xôi gấc (5kg gạo);Tầng 2 là bánh chưng (hẹp vào);Tầng 3 là bánh dầy; Tầng 4 là bánh xu xê; Tầng 5 là bánh cốm; Tầng 6 là quả (táo to, dưa lê); Tầng 7 là ông Lã vọng, cấu tạo bằng một con gà. Áo choàng và mũ của nhân vật dùng mỡ chài bọc. Đầu của nhân vật nặn bằng xôi gấc. Mũ (nếu có) cũng vậy. Bọc bằng mỡ chài nhuộm. Ví như nếu nhân vật là Thạch Sanh thì khăn nhuộm đỏ, thắt lưng đỏ. Thân của nhân vật là thân gà dựng đứng. Hai cánh gà là 2 tay, 2 chân gà là chân người.” [48; tr. 537- 538].

Tìm hiểu về lễ hội đình Kim Liên, chúng tôi đã thực hiện một số chuyến điền dã vào tháng 3 năm 2012. Rất tiếc là trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã không tham dự được trực tiếp lễ hội của đình diễn ra đầu năm nay. Những tư liệu trong luận văn chúng tôi có được là trong quá trình điền dã, tiếp xúc với những người dân và một số người làm việc trong đình.

Ông Nguyễn Văn Sĩ, thành viên Ban quản lý di tích đình Kim Liên cho biết: “Hiện nay, lễ hội đình Kim Liên chỉ gói gọn trong 2 ngày 15 và 16/3. Trước lễ hội 1 tuần, Ban tổ chức sẽ thông báo cho người dân trong làng chuẩn bị và mời các trấn khác cùng khách thập phương tới tham dự.” Về các nghi lễ trong lễ hội hiện nay, ông Sĩ cho biết: “Lễ rước kiệu và hội thi cắt tóc thì cứ 5 năm sẽ được tổ chức một lần. Các nghi lễ cũng có một chút thay đổi so với ngày xưa. Chẳng hạn: Trong lễ dâng cỗ 7 tầng ngày nay, sự trình bày có khác nhau cũng như mỗi giáp lại tìm cho mình một sự đa dạng, độc đáo riêng.”

Tìm hiểu về mâm cỗ 7 tầng nổi tiếng của làng Kim Liên, ngoài việc sưu tầm một số thông tin từ Ban quản lý di tích bao gồm các nhân viên trong Ban quản lý, một số người chắp táp (làm công việc giúp đỡ), may mắn chúng tôi được gặp và hỏi chuyện 2 cụ đã sống trong làng Kim Liên lâu năm là cụ Bổng, 82 tuổi, người gốc làng Kim Liên và cụ Nguyễn Thị Nụ, 80 tuổi ở phố Kim Hoa. Cùng với lời kể của 2 cụ và những tư liệu sưu tầm được, chúng tôi được biết như sau:

Ngày nay, mâm cỗ 7 tầng vẫn được xếp theo hình chữ kim. Mâm bày cỗ là chiếc mâm quy (mâm vuông có chân quỳ thấp tựa con rùa). Việc chọn lựa lễ vật trong mâm cỗ cũng khá cầu kỳ.

Lớp dưới cùng xếp xôi gấc đỏ tươi. Xôi được thổi từ nếp cái hoa vàng, không để lẫn tấm, lẫn sạn. Gấc chín vào cuối năm âm lịch, qua tết không còn quả nào trên cây, vậy là phải để dành gấc bằng cách treo gác bếp, vỏ quắt queo nhưng thịt gấc vẫn đỏ au. Cách bảo quản này giữ cho gấc không bị hỏng, nhưng

cũng chỉ được một tháng, rồi phải nạo thịt gấc, chưng cho chín để trong lọ kín, tới ngày đại lễ mới lấy ra trộn với gạo nếp đồ xôi.

Các tầng thứ 2, 3, 4, 5, 6 thì có thể có sự sáng tạo riêng. Có thể ở tầng thứ hai đã bày bánh cốm. Trước kia đồng lúa Kim Liên sẵn lúa nếp, nay đã thành đô thị, dân ở đây phải tới các làng ngoại thành mua cốm trái vụ, nghĩa là lúa nếp cấy sớm hơn, để có cốm về làm bánh. Cốm xào cho dẻo mà không nát, nhân bánh bằng đậu xanh đồ chín giã nhuyễn, trộn thêm dừa nạo, nhào đường kính rồi xào cho mịn mượt. Bánh được gói bằng nhiều lớp lá chuối tươi, buộc bằng lạt đỏ hình chữ thập vuông vức.

Tầng thứ ba bày bánh xu xê, bánh làm khéo để vỏ ngoài thật trong, dù mầu đỏ hay mầu xanh, nhưng phải nhìn rõ khối nhân vàng tươi ở giữa, trông khối bánh như những viên ngọc bích, hồng ngọc khổng lồ.

Tầng thứ tư, thứ năm xếp giò chả. Dân các giáp phải cất công tới những nhà làm giò, chả, gốc làng Ước Lễ để học hỏi bí quyết chế tác loại thực phẩm này. Biết là người ta học để làm cỗ dâng thần, chứ không phải tranh khách nên người Ước Lễ cũng lộ ra một số bí quyết chế được giò vừa giòn, vừa dai, mặt gương giò có nhiều lỗ khí nhỏ. Khi luộc giò phải thắp hương hay bấm giờ cho khớp để mặt gương giò vẫn hồng hồng chút lòng đào. Những vầng chả to như chiếc đĩa lớn vàng sậm, cũng từ thịt giã nhuyễn mà thành nhưng nặn sao cho tròn vành, chần nước thịt đúng độ để chả vừa tái, rồi rán cho ánh lên mầu mật ong hơi sẫm.

Tầng thứ sáu có giáp bày oản, có giáp đúc oản chay, bột nếp ngào nước đường, bọc giấy bóng đỏ lóng lánh, có giáp trưng oản nếp, lòng khuôn chạm cầu kỳ để khi đúc oản nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, đỉnh oản gắn chữ Thọ trổ bằng giấy trang kim ánh vàng.

Tầng trên cùng cao "chót vót", thì đều phải giống nhau. Tầng này phải đến 80cm, và hầu hết đều bày hình ông Lã Vọng đang ngồi buông câu, được tách tỉa, gò uốn từ một chú gà trống đã luộc chín. Hình một ông già gầy còm,

còng lưng, (thân gà) khoác tấm áo tơi xơ xước. Cổ gầy ngẳng, đầu đội chiếc nón mê bé tí xíu (đầu gà), một tay cầm cành câu, một tay đặt nhẹ lên đùi (tay là cánh gà), đôi chân khẳng khiu thõng xuống. Hình ông Lã Vọng ngồi thu lu trên đỉnh tháp cỗ, dáng thanh thản vô tư, nhưng lại như trầm tĩnh nghĩ suy việc thế gian. Nghệ thuật tạo hình bằng thực phẩm thật tài tình.

Bẩy tầng cỗ là sự hài hòa hình khối, sắc mầu, bày đã khéo, nhưng lại chắc, để khi bốn giai kiệu đặt lên vai khiêng trong đám rước không rung rinh, không nghiêng đổ, đó cũng là tài hoa của người trưng bày. Đây là tác phẩm nghệ thuật ẩm thực của nhiều người đóng góp.

Xung quanh mâm cỗ 7 tầng của làng Kim Liên, chúng tôi cũng có một số thắc mắc. Chẳng hạn như: tại sao đình Kim Liên thờ Cao Sơn Đại Vương nhưng ở tầng thứ 7 của mâm cỗ lại không mô phỏng thần Cao Sơn mà lại là ông Lã Vọng? Khi được hỏi, hầu hết những người trong làng đều không lý giải được điều này. Chúng tôi cũng chưa tìm được tài liệu nào giải thích cho sự thắc mắc

của mình. Tuy nhiên, trong cuốn Lễ hội Việt Nam do Lê Trung Vũ và Lê Hồng

Lý đồng chủ biên thì có ghi rằng, ở tầng thứ 7 của mâm cỗ xưa, người ta dùng 1 con gà mô phỏng lại không chỉ nhân vật Lã Vọng mà còn có các nhân vật như: Phật bà Quan Âm, Thạch Sanh, Đường Tăng [49, tr.152] (Trên thực tế, hiện nay, hầu hết tầng thứ 7 của mâm cỗ mô phỏng lại hình ông Lã Vọng). Theo ý kiến của chúng tôi thì có thể điều này không liên quan tới ý niệm tôn giáo mà liên quan tới tính chất tạo hình nghệ thuật. Các nhân vật: Phật bà Quan Âm, Thạch Sanh, Đường Tăng hoặc ông Lã Vọng đều là những nhân vật quen thuộc và ở các sự tích, các nhân vật này đều mang các đặc trưng riêng, mà khi nhắc tới các đặc điểm này người ta có thể hình dung ra ngay nhân vật. Chẳng hạn: Phật bà

Quan Âm mang đặc trưng nghìn mắt nghìn tay đang ngồi tụng niệm, Thạch Sanh mang đặc trưng giết trăn tinh nên bên cạnh hình Thạch Sanh thường có hình ảnh con trăn, Đường Tăng mang đặc trưng nhà tu hành với trang phục áo

mang đặc trưng ông già buông câu nên đi cùng hình ảnh ông Lã Vọng là chiếc

cần câu be bé xinh xinh, chiếc nón mê, cái áo tơi. Trong khi đó, thần Cao Sơn trong truyền thuyết chỉ được kể về nguồn gốc lai lịch, các chiến công mà không hề được đề cập đến các yếu tố như tư thế, được mô tả ngoại hình, hay mang các đặc trưng riêng liên quan đến các vật dụng xung quanh hoặc trang phục (điều quyết định nghệ thuật tạo hình). Đây cũng là điều khác biệt căn bản giữa nghệ thuật khắc họa nhân vật của truyền thuyết với nhân vật của sự tích hay nhân vật của văn học viết sau này. Chính vì có những đặc trưng riêng, nên việc tạo hình các nhân vật kể trên cũng dễ dàng hơn là tạo hình thần Cao Sơn. Chúng tôi cho rằng vì lí do này mà trên tầng thứ 7 của mâm cỗ 7 tầng lại là hình các nhân vật khác mà không phải hình thần Cao Sơn.

Bên cạnh đó, cỗ 7 tầng cũng là một hình thức độc đáo, cho thấy tính chất

của một lễ hội nông nghiệp trong lễ hội đình Kim Liên. Bởi mâm cỗ là sự sáng

tạo, khéo léo, phối hợp chế biến các loại thực phẩm từ sản phẩm nông nghiệp sẵn có như gà lợn, gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, mầu sắc lại chế từ hoa, quả, lá, củ, sản phẩm là loại để nguyên hạt, loại xay thành bột, thức thì đồ, thức lại hấp, luộc. Sự dâng tế những lễ vật nông nghiệp như một hình thức thể hiện sự thành kính với tiền nhân, mặt khác, thể hiện sự suy tôn, kính trọng của con cháu với nghề nông trồng lúa nước của tổ tiên xa xưa. Mâm cỗ 7 tầng cũng gợi nhớ đến truyền thuyết kén rể của Hùng Vương khi ra thử thách cho Sơn Tinh và Thủy Tinh phải tìm được đầy đủ lễ vật mới cưới được công chúa. Kết quả, thần núi Sơn Tinh đã giành được chiến thắng do hoàn thành sớm hơn lễ vật nông nghiệp vua Hùng thử thách. Phải chăng sự ra đời của nghi thức dâng cỗ 7 tầng cũng

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)