6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Tục thờ thành hoàng làng
Thành hoàng là một phạm trù thần linh bảo hộ thành trì của phong kiến Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ đời Đường rồi tiếp tục phát triển trong các triều đại độc lập của nước ta. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh, hệ thành hoàng kiểu phong kiến Trung Quốc mang ba đặc trưng cơ bản là bảo vệ thành trì, vô nhân xưng, do vua phong. [18, tr. 60]
Khi du nhập vào Việt Nam, tín ngưỡng này có hai dòng riêng biệt: một dòng mang đậm gần như nguyên xi mô hình Đường – Minh: hệ thống thành hoàng cả nước, tỉnh, huyện. Đó là những vị thần vô danh, tối linh, không có thần tích, nhân bản. Dòng thứ hai là Thành hoàng làng Việt Nam. [18, tr.60]
Trong hệ thống truyền thuyết về các vị thần của Thăng Long tứ trấn, ta thấy, cả 4 vị thần đều được phong là thành hoàng. Trước hết, nói về thần Tô Lịch – Long Đỗ - Bạch Mã, vốn được coi là thành hoàng Hà Nội. Trong ý nghĩa thứ 2 của khái niệm thành hoàng thì thành hoàng làng Việt Nam vốn “là thần làng, là tổ tiên làng” [18, tr. 97]. Nguyễn Duy Hinh viết: “Thành hoàng làng người Việt là một vị thần được dân thờ từ trước, sau đó mới được vua phong tước vương với chức danh thành hoàng. Như vậy, vị thần bảo hộ làng được khoác lên chiếc áo tín ngưỡng phong kiến Trung Quốc, hay nói một cách khác, thần bảo hộ làng về mặt văn hóa đã bị Hoa hóa mang chức danh thành hoàng.” [18, tr. 61] Điều này cũng đúng với trường hợp của thần Tô Lịch. Trong truyền
thuyết (theo cuốn Việt Điện u linh) thì Tô Lịch là già làng, vốn là người đức độ,
thương dân. Gặp lúc đói kém thường hay đem hết thóc gạo trong nhà ra giúp dân. Vì thế sau khi mất, Tô Lịch được tôn làm thần của làng. “Tô Lịch làm quan lệnh (tức huyện lệnh NDH) ở Long Độ (Long Đỗ), đời Tấn đã được khen là người có hiếu, đặt tên làng là làng Tô Lịch (nay còn sông Tô Lịch. NDH)” [52, tr. 31] Theo các tài liệu sử sách để lại thì khi Lý Nguyên Gia xây La Thành năm
823 dựng đền thờ Tô Lịch làm Thành hoàng. Năm 866, Cao Biền mở rộng thành lại phong Tô Lịch làm Đô Phủ Thành Hoàng Thần Quân. Đến năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long lại phong Tô Lịch làm Quốc Đô Thăng Long Thành Hoàng Đại Vương. Thời Trần phong thêm các mỹ tự Bảo Quốc, Hiển
Linh, Định Bang cho Thành Hoàng Tô Lịch. [Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Chính biên, quyển 2, tr. 135]
Làng vốn có tên là Long Đỗ, mà nhiều khi thần làng cũng được gọi bằng tên làng, nên Tô Lịch trở thành thần Long Đỗ. Người đứng đầu làng trở thành thần làng, do có con sông chảy qua làng nên mượn luôn tên gọi cho sông, từ đấy sông có tên là sông Tô Lịch [52, tr. 31].
Sách Nhất thống chí nhà Thanh chép: “Sông Tô Lịch từ phía đông bắc
phủ thành Châu Giao chuyển ra phía Tây, chảy thẳng đến Nhuệ Giang (Hà Đông) tục gọi là sông Tô. Xưa có người tên là Tô Lịch ở đây, nên đặt tên là sông Tô Lịch. [18, tr.30].
Ngoài thần Tô Lịch, trong Việt điện u linh còn chép tích truyện của thần
Long Đỗ, nhưng không phải là vị thần sông Tô Lịch (của làng Long Đỗ) như đã nói ở trên mà là Quảng Lợi Thánh Hựu Uy Tế Phu Ứng Đại Vương được thờ ở đền Bạch Mã, số 3 Hàng Buồm – Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu là Quảng Lợi Bạch Mã Đại Vương. Điều này bắt nguồn từ truyền thuyết: Khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long xây thành mãi không được thì được một con ngựa trắng ra giúp mới xây được thành. Nhớ ơn, vua phong Thành Hoàng cho dân Thăng Long thờ, tước phong Quảng Lợi Bạch Mã Tối Linh Thượng Đẳng Thần. Văn bia Trùng tu Bạch Mã miếu bi ký, niên đại Minh Mệnh nguyên niên (1820), hiện còn tại đền cũng ghi rằng: "Ngài (Bạch Mã) là vị Thành hoàng của kinh thành Thăng Long… Thần một thôn, một ấp đều được tôn kính, huống đây là vị thần chủ tể một khu vực ngàn dặm, được hàng trăm đời vua cúng tế. Các công lao ban phúc cho đất nước, giúp đỡ cho nhân dân, trong đó, cả đô thành và
Về sự nhập nhằng trong vấn đề thần Tô Lịch và Long Đỗ là một hay là hai, đó là câu hỏi mà giới nghiên cứu chưa có câu trả lời thống nhất. Ở hướng thứ nhất, 2 vị thần này chỉ là một (như theo quan điểm của Vũ Quỳnh trong
phần mở đầu cuốn Lĩnh Nam chích quái có viết “Tô Lịch là thần đất Long Đỗ”, hay quan điểm của GS. Lê Văn Lan trong bài viết Đền Bạch Mã, di tích và sự tích lịch sử). Ở hướng thứ hai, tách thần Tô Lịch và thần Long Đỗ làm hai vị khác nhau. Đi theo hướng này tiêu biểu là Lý Tế Xuyên, tác giả cuốn Việt điện u linh và nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh, khi ông cho rằng “Tô Lịch có trước,
được Lý Nguyên Gia phong thành hoàng trước khi Cao Biền phong cho Long Đỗ. Có thể Tô Lịch là vị thần có trước và cai quản toàn bộ vùng đất Thăng Long từ xa xưa, còn thần Long Đỗ chỉ có từ khi vùng đất này đã được định hình, đất đai, sông núi ổn định tương đối…” [33, tr.37]. Các quan điểm tách Long Đỗ và Tô Lịch thành 2 vị khác nhau xuất phát do sự phân định rạch ròi giữa một bên là thần sông, một bên là thần đất, do những mĩ tự và sắc phong khác nhau giữa Tô Lịch và Long Đỗ, do dựa vào sự thờ cúng riêng rẽ ở một số di tích hiện nay (tiêu biểu là ở đình Tân Khai, 44 Hàng Vải, Hà Nội). Theo quan điểm của chúng tôi, Tô Lịch và Long Đỗ chỉ là một. Ông Tô Lịch sống ở làng Long Đỗ, có nhiều công lao nên được phong là thần làng Long Đỗ. Làng Long Đỗ lại có dòng sông chảy qua, nên lấy tên gọi của thần làng làm tên sông. Do đó, thần làng Long Đỗ cũng là thần sông Tô Lịch. Tuy hai mà một là như vậy.
Về Linh Lang Đại Vương, theo truyền thuyết, ta thấy xuất hiện hình tượng totem Rắn (khi chàng mất đi biến thành con rắn trắng hay giao long, rồng,
thuồng luồng – như chúng tôi đã trình bày ở phần Motif hóa và Tín ngưỡng thờ tự nhiên). Mà theo nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh thì đây là “cội nguồn nghĩa là dạng sớm nhất, cổ xưa nhất của thành hoàng” [18, tr. 96]. Từ đó có thể
thấy, trong tiềm thức của người dân Việt, khi sáng tạo ra truyền thuyết về vị thần này đã tôn thờ ngài theo tín ngưỡng thờ thành hoàng Việt Nam. Ngoài ra, trong một số bản truyền thuyết có nói, sau khi đánh thắng giặc, ngài đã được phong
Đô Cảnh thành hoàng quốc vương thiên tử Linh thần đại vương; Có bản khác lại ghi, ngài được phong là Linh Lang Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần. Như vậy, xét về chức danh, Linh Lang được tôn thờ như một vị phúc thần hay nhân thần trong hệ thống tín ngưỡng thờ thành hoàng của người Việt. Hiện nay,
Theo cuốn Thần tích Hà Nội và tín ngưỡng thị dân của hai nhà nghiên
cứu Nguyễn Duy Hinh và Nguyễn Vinh Phúc thì thánh Trấn Vũ cũng được thờ là thành hoàng ở các làng như Đông Thành Thị (Hàng Nón), Huyền Thiên (Hàng Khoai) và Yên Quang (cuối phố Quán Thánh) [33, tr. 58 - 59]. Cũng theo cuốn sách này, thần Cao Sơn là một vị thần thành hoàng được thờ ở các đình Kim Liên (làng Kim Liên phố Kim Hoa), đình Đại Lợi (50 Gia Ngư), đình Đồng Lạc (38 Hàng Đào), đình Đồng Nhân (phố Hương Viên), đình Nam Ngư (48 Nam Ngư), đình Đông Hạ (133 phố Huế), đình Đông Tân (87 Triệu Việt Vương), đình Yên Ninh Hạ (45 Nguyễn Khắc Nhu) [33, tr.25]