Truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 36)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.1.Truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ

Khi khảo sát những truyền thuyết về bốn ngôi đình/đền nổi tiếng của Thăng Long – Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, đền Quán Thánh ở Hồ Tây là ngôi đền có khá nhiều truyền thuyết phong phú. Các truyền thuyết nói về Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần được tôn thờ trong ngôi đền này rất đa dạng.

Thần Huyền Thiên hiện nay được thờ ở nhiều nơi, riêng Hà Nội đã có đền Trấn Vũ (Quán Thánh) ở đường Thanh Niên (Ba Đình), đền Trấn Vũ ở Thạch Bàn (Gia Lâm), Huyền Thiên Đại quán ở Thuỵ Lâm (Đông Anh) và Huyên Thiên Cổ quán ở phường Đồng Xuân.

Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần của Đạo giáo, được du nhập từ

Trung Hoa sang nước ta [36, tr.278]. Cuốn Truyền thuyết về thời Bắc thuộc Ngô – Đinh – Tiền Lê, quyển 2 của NXB Khoa học xã hội, 2009 do Viện Nghiên cứu

Vương (bên Bắc Quốc) lập đàn cầu tự. Bấy giờ, đạo sĩ Diệu Lạc Thiên Tôn đem 3 hồn 7 phách Địch Đại Vương đưa vào bụng hoàng hậu, rồi cúng lễ trong vòng một tháng thì hoàng hậu có thai. Thai nằm trong bụng những 3 năm 60 ngày, rồi sinh ra thái tử đặt tên là Huyền Quang. Năm 15 tuổi, ngài lên ngôi trị vì trong 15 năm thì ngài bỏ ngôi rồng đi tu ở núi Linh Giá Sơn”. [19, tr. 275]

Sách Trung Quốc danh nhân đại từ điển có viết về vị thần này: Thái tử

vương quốc Tĩnh Lạc sinh ra đã có phép lạ. Đến lúc lớn lên có chí diệt trừ tà ma. Ông tới bờ biển Đông đất Việt, gặp thiên thần cho gươm báu bèn tới núi Vũ Dương tu luyện. Ông tu luyện hơn 40 năm thì thành công rồi bay về trời. Ông được thượng đế cử trấn giữ trời phương Bắc, đặt tên là Huyền Vũ [10, tr.193].

Về những công lao của thần Huyền Thiên, trong dân gian hiện nay vẫn lưu truyền rất nhiều câu chuyện. Theo truyền thuyết dân gian và các bản sự tích chép bằng chữ Hán, (do Tổng đốc Hà Nội – Hưng Yên là Nguyễn Đinh và Dumoutier, nguyên là thanh tra học chính Bắc Kỳ sưu tầm và biên soạn năm 1888), thì Huyền Thiên Trấn Vũ có rất nhiều công lao với dân vùng Giao Chỉ trước đây và Thăng Long nên được coi là Thành hoàng phía Bắc của thành. Thần đã đánh đuổi giặc ngoại xâm 3 lần. “Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6, quân giặc từ vùng biển tràn vào đánh phá, không tướng nào chống cự lại được. Thần đã hóa thân vào trong cái gậy đá của một gia đình ông bà già ở Tiên Lạt, xứ Việt Thương, rồi biến thành một cậu bé 7 tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, khi nghe vua cầu người tài giỏi đánh giặc, đã một mình đánh tan giặc và sau đó đến ngọn núi Phượng Hoàng (huyện Kim Anh ngày nay) thì hóa. Lần thứ hai vào đời vua Hùng Vương thứ 7, giặc Hán sang xâm lược nước ta do tướng là Thạch Linh dẫn, đến đóng ở bờ sông Thương. Danh tướng nước ta là Lý Công Đạt đem quân đến núi Tam Tùng để chống giữ nhưng bị thua, phải chạy về đến thành Long Đỗ (Thăng Long). Vua cho người tài giỏi giúp nước. Huyền Thiên Trấn Vũ đã đầu thai vào một bà mẹ ở làng Nghĩa Vĩ, tổng Vũ Ninh thành một cậu bé, bỗng chốc lớn lên nhanh chóng, nói với sứ giả rèn cho một con ngựa sắt

nặng nghìn cân và một roi sắt nặng trăm cân rồi cùng ba tướng dẫn ba vạn quân giết sạch quân thù rồi đến núi Vệ Linh hóa đá. Vua Hùng phong tước gọi là Thiên Vương và cho lập đền thờ thần, dân làng nhớ ơn khắc vào bia đá 7 chữ “Đổng Thiên Vương Thánh Mẫu cô trạch” [20, tr. 60, 61]. Truyền thuyết này chứa đựng nhiều sự lắp ghép khá lộn xộn, chẳng hạn, trong bản ghi là đời Hùng Vương thứ 7 nhưng lại có giặc Hán (trong thực tế giặc Hán sang xâm lược nước ta ở thế kỷ 2 trước Công nguyên). Ta có thể thấy rất rõ rằng ở đây thần đã được nhân dân đồng nhất với Thánh Gióng – vị thần có công đánh giặc Ân. Điều này cho thấy đây là một truyền thuyết ra đời khá muộn, và có sự lắp ghép với nhiều tư liệu truyền thuyết khác nhau.

Theo giáo sư Bùi Văn Nguyên trong Sự tích các vị thần Thăng Long Hà Nội (NXB Văn hóa thông tin, H, 2008) thì thần Huyền Thiên Trấn Vũ còn được

đồng nhất với kỳ tích của Lạc Long Quân giết con cáo chín đuôi (Cửu Vĩ Hồ Tinh) ở Hồ Tây và kỳ tích của thánh Khổng Minh Không, ông tổ đúc đồng người Đại Việt. Lại một thuyết khác cho rằng Huyền Thiên Trấn Vũ cũng là vị thần ở núi Sái, làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh có công giúp An Dương Vương trừ ma quỷ quấy rối khi xây thành Cổ Loa. Vì vậy, lễ hội làng Thụy Lôi vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm vẫn có tục rước vua giả đến đền Sái để tạ ơn vị thần. [28, tr.62]

Ngoài ra, còn rất nhiều truyền thuyết khác về những chiến công hiển hách của thần lưu truyền trong dân gian như:

- Thời nhà Chu, thần đã tiêu diệt trong nháy mắt các loại quỷ dữ và giúp dân nhà Chu khỏi bệnh dịch hạch mà chúng tạo ra. [46, tr.149]

- Khi trở lại nước Nam, đến thành Long Đỗ (Hà Nội ngày nay) thần vứt ruột xuống sông Hồng (có bản ghi là sông Nhĩ, sông Nhị Hà…) các thứ đó biến thành rùa, rắn, gây tai họa cho dân, thần lại ra tay diệt trừ chúng rồi bay về trời [46, tr.149]

- Đời Đường Đức Tông, thần diệt trừ con quỷ gieo rắc bệnh tật cho trẻ em bên Trung Quốc và giúp các em khỏi bệnh. [46, tr.148]

- Đời Hùng Vương thứ 14, thần giúp dân giết con Rùa tinh ở làng Bồ Đề cạnh sông Hồng. [46, tr.147]

- Đời vua Đinh, thần biến thành pháp sư diệt trừ lũ quỷ răng vàng làm tổ ở cây ngô đồng nghìn năm chuyên đi làm hại dân lành. [46, tr.148]

- Đời vua Lê Đại Hành, thần hóa thành nguyên soái Thiên Bồng hạ giới xuống làng Lỗ Lâm (nay là xã Định Công) gần thành Long Đỗ để diệt trừ quỷ dữ [46, tr.148].

- Đời Lý Thánh Tông, trên sông Hồng, thần hóa thành một trận giông tố diệt trừ ba con vật là Hổ Tinh, Quy tinh và Xà tinh chuyên phá vỡ đê sông Hồng [46, tr.149]

- Đời Trần, nhiều quỷ dữ xuất hiện ở châu Yên Phú (Bắc Giang), thần đã xuống đánh đuổi chúng rồi bay lên trời, vết chân thần đi nay còn ở các làng Châu Hồ và Nội Trù. [46, tr.149]

- Cuối đời Trần, thần giúp dân tiêu diệt con quỷ cái là “Mẹ ranh cành sát” và một con hổ đế phá hại dân lành rồi lại bay về trời. [46, tr.149]

Một phần của tài liệu Khảo sát truyền thuyết và lễ hội của các di tích Thăng Long tứ trấn (Trang 36)